“Khámphánghệthuậttuồng” Nguyên Hưng Trước tiên, cần thay đổi cách nghĩ Nét đặc sắc của một nếp sinh hoạt văn hoá là một trong vài yếu tố chính để biến một địa phương thành một trung tâm du lịch. Bởi vậy, dự án nghệthuật cộng đồng “Khám phánghệthuật tuồng” nhắm đến hai mục tiêu: nó không chỉ góp phần bảo tồn nghệ thuật tuồng hiệu quả hơn, mà còn có thể góp phần vào việc quảng bá hình ảnh địa phương, thúc đẩy du lịch địa phương phát triển. Tuy nhiên, việc vận động cho dự án này không phải là điều dễ. Ngoại trừ với những người lâu năm gắn bó với tuồng, còn lại, phần lớn đều dửng dưng hoặc bế tắc: “Tuồng à? Biết rồi! Muốn gì thì cũng phải diễn hay cái đã! ” Hay: “Bảo tồn tuồng à? Bọn tôi đã xây nhà hát to rồi! đã làm nhiều việc rồi! hiệu quả thế thôi! Có cố cũng chẳng hơn gì đâu! ” v.v và v.v Thật ra, có hai điểm chúng ta cần lưu ý: Thứ nhất, trên thực tế, có khối điều chúng ta tưởng chừng đã biết “đủ”, không thèm nghĩ thêm gì nữa, nhưng thực ra, là chẳng biết gì cả. Và đã hứng chịu đủ thứ hậu quả với hệ lụy từ sự bất cập đó Thứ hai, cũng xin lưu ý rằng, thực tế, có khối điều chúng ta làm không hiệu quả, người khác, chỉ cần làm khác đi một chút, hiệu quả đã khác. Không ngờ Về lưu ý thứ nhất, để khỏi dông dài, tôi xin nêu ví dụ: cuốn vở học sinh. Vở học sinh đang có, như đã thấy, ai cũng bình thản mua về cho con em dùng; các thầy cô giáo ở trường cũng không băn khoăn gì; thậm chí, các chuyên gia ở Bộ Giáo dục hình như cũng vậy Nhưng phải chăng, quanh cuốn vở học sinh của chúng ta là không có vấn đề gì để suy xét? Thật ra có. Có rất nhiều vấn đề. Hãy thử lần theo cách phân tích từ định nghĩa cơ bản “Vở học sinh là gì?” này, hẳn sẽ thấy, cuốn vở học sinh mà các em đang dùng hàng ngày, cũng chứa nhiều “ẩn họa” như thế nào: Một, vở “là để viết”. Viết, là đụng đến tương quan giữa ngòi viết và mặt giấy. Mặt giấy quá láng: không ăn mực. Mặt giấy quá ráp: mau mài mòn ngòi viết. Mặt giấy quá xốp: lem Định nghĩa này dẫn đến yêu cầu thứ nhất: vở học sinh phải thuận lợi cho việc viết. Hai, vở “là để đọc lại cái đã được viết”. Mà đọc, là đụng đến tương quan giữa mắt với mặt giấy. Mắt đọc được chữ trên mặt giấy là nhờ vào ánh sáng. Nhưng, ánh sáng đập vào mặt giấy thì sẽ có phản xạ. Các tia phản xạ dội thẳng vào mắt có thể gây tổn hại thần kinh thị giác dẫn đến cận thị, loạn thị v.v Thực tế này đưa ra yêu cầu: mặt giấy phải giảm thiểu được các tia phản xạ. Như vậy, về nguyên tắc, mặt giấy vở học sinh (sách vở nói chung) phải không được quá trắng, quá láng Ba, vở “tồn tại trong môi trường tập vở”-một người đi học, thường, có rất nhiều vở. Nhiều, nên có nhu cầu phân loại. Để việc phân loại dễ dàng, rất cần đến “màu báo hiệu”-màu đỏ là tập toán, màu xanh là tập lý v.v Như vậy, một ram vở dành cho học sinh, phải đóng với nhiều màu bìa khác nhau Bốn, vở “gần gũi với người đi học và hiện diện trong môi trường học đường”. Trong môi trường tập thể đó, vở của người này, có thể ảnh hưởng đến người khác. Việc in hình ảnh trang trí lấy từ phim ảnh, truyện tranh như Đô-rê- mon, như Hoàng Châu Cách Cách, như Siêu Nhân này nọ có thể là nguyên cớ cho sự phân tán tâm lý nơi các em. Quan trọng hơn, việc in ảnh lên bìa, trước yêu cầu chất lượng hình ảnh khác nhau (cho bắt mắt), dẫn đến giá thành cuốn vở khác nhau, một cách vô tình, đã kích hoạt cho những mặc cảm phân biệt giàu nghèo là điều tối kỵ trong môi trường học đường v.v Đấy! Vấn đề tưởng như không có gì phải nghĩ lại nữa, nhưng nếu nhìn kỹ lại như trên, hẳn thấy, chỉ qua một cuốn vở học sinh thôi, chúng ta đã mắc không ít sai lầm. Hậu quả như thế nào, có lẽ không cần nói nữa Về lưu ý thứ hai, cũng để khỏi dông dài, tôi xin kể chuyện. Câu chuyện nhập môn cho những ai bắt đầu học làm sự kiện hay truyền thông: Trên một góc phố ở Luân Đôn, có một người mù ăn xin. Hàng ngày, ông ta ra đó ngồi, ăn mặc dơ dáy, râu ria xồm xoàm, tốc tai bù xù, dáng vẻ thảm thương và không ngường kêu than. Khách bộ hành đi qua, thỉnh thoảng có người dừng lại, thảy vào nón cho ông ta vài đồng tiền cắc Một hôm, có một người đàn ông đến, sau một hồi quan sát, ngồi xuống bên cạnh ông ta và nói: “Tôi không cho ông tiền. Tôi cho ông khả năng kiếm tiền nhiều hơn. Với điều kiện, ông phải nghe lời tôi. Hôm nay về, ông cắt tóc, cạo râu cho gọn gàng. Ngày mai ra đây, phải ăn mặc đàng hoàng, ngồi ngay ngắn, không kêu than gì cả. Tôi sẽ thay cho ông câu cầu xin phía trước bằng một câu khác. Tôi bảo đảm, mọi người sẽ cho ông nhiều tiền hơn ”. Người ăn xin bán tín bán nghi, nhưng sau khi biết kẻ khuyên mình là một tên tuổi lừng lẫy trong giới quảng cáo nên đã nghe lời. Y như rằng, ngày hôm sau, người đi qua đã cho tiền nhiều hơn. Không chỉ cho tiền cắc mà cả tiền giấy. Không phải vứt tiền xuống mà cúi xuống bỏ tiền vào nón tử tế Quá ngạc nhiên nên trước khi về, khi người cuối cùng cúi xuống bỏ tiền vào mũ, người đàn ông ăn xin kia đã hỏi: “Này ngài, xin ngài đọc giùm tôi cái câu cầu xin phía trước viết gì vậy?” Hai câu,cũ/mới,khác nhau thế này: cũ, “Hãy thương xót kẻ khốn cùng này!”; mới, “Tôi muốn nhìn thấy ánh sáng mặt trời!”. Bây giờ hãy thử phân tích: Một người mù đi ăn xin là chuyện bình thường. Một người đi ăn xin tạo dáng vẻ thảm thương để đánh động lòng thương hại của người khác cũng là chuyện bình thường. Và, người khác, bố thí cho những người thảm thương như thế cũng là chuyện bình thường. Họ cho mà không nghĩ ngợi, không xúc động gì cả Nhưng, một người mù ăn xin, lại có dáng vẻ đầy tự trọng, là chuyện khác thường. Và, khi một người mù ăn xin, không phải để sống qua ngày, mà để chữa lành đôi mắt, để nhìn thấy được như mọi người, là chuyện khác thường. Trước hình ảnh một con người như vậy, người ta cho tiền, không phải bố thí nữa, mà như một hành động chia sẻ. Bài học ở đây là: Cũng là một sự kiện, nhưng cách diễn dịch khác nhau, sẽ dẫn đến những hiệu quả hoàn toàn khác nhau trở lại với nguyên cớ khiến tôi phải viết mẫu chuyện lưu ý này: Đúng là chúng ta đã làm nhiều việc, nhưng không mang lại hiệu quả như mong muốn. Không mang lại hiệu quả như mong muốn, không có nghĩa là hết cách. Đơn giản, chỉ vì chúng ta đã làm một cách thô thiển. Quan trọng là phải biết lắng nghe v.v và v.v Trong bài tiếp theo, tôi sẽ đề cập đến chuyện chúng ta đã nhìn nhận Tuồng như thế nào và đã làm gì với tuồng. Một cách nhìn khác Tuồng, xét như một thể loại sân khấu, đã lạc hậu. Trong nghệ thuật, thể loại nào cũng mang tính lịch sử. Việc bảo tồn tuồng, theo kiểu kéo dài sự sống cho một thể loại nghệ thuật, do đó, là điều không tưởng. Bao nhiêu năm qua, đã có rất nhiều nổ lực cách tân tuồng, hiện đại hóa tuồng nhưng cả thảy, đều đã thất bại. Tuồng không chuyên chở được các vấn đề đương đại, không đáp ứng được thị hiếu với cảm thức con người đương đại. Nên, dẫu các nhà hát tuồng có được xây to, các vở diễn tuồng có được dàn dựng công phu, cũng không thể nào thu hút được đông đảo công chúng. Với nhu cầu giải trí, công chúng bình dân sẽ không đến với tuồng, và, ngay cả công chúng trí thức, cũng sẽ không đến với tuồng. Khi không có công chúng tự nhiên, tuồng-xét như một thể loại nghệ thuật-sẽ không có đất tồn tại. Và như vậy, sẽ không thể phát triển, sẽ không thể đơm hoa kết trái gì nữa Lâu nay, tuồng đã được bảo tồn trong cách nhìn như thế. Và, do đó, mà cả thảy, đều thấy vô vọng. Đã lạc hậu, tuồng không thể có được lực lượng tác gia mới. Không có công chúng tự nhiên, thì cũng chẳng có mấy ai muốn trở thành diễn viên hay nghệ nhân tuồng nữa Tuy nhiên, có phải như thế mà chỉ còn có cách đứng yên nhìn tuồng mai một dần. Mất dấu dần Không phải. Vấn đề là phải thay đổi cách nhìn về tuồng, thay đổi cách tiếp cận tuồng Trước khi quá muộn. Cụ thể hơn, là phải mở rộng góc nhìn. Để bảo tồn tuồng, như một di sản văn hóa, trước hay đồng thời với việc nghĩ “Tuồng là gì?”, phải nghĩ rộng hơn “thế nào là một di sản văn hóa?”, và “bảo tồn di sản văn hóa để làm gì?”. Có trả lời được những câu hỏi hết sức cơ bản này, mới có thể biết rõ, bảo tồn tuồng là bảo tồn những gì, và bảo tồn như thế nào cho thật hiệu quả Tuồng, xét như một di sản văn hóa, là một hệ thống ký hiệu. Bằng hình ảnh và bằng ý niệm. Qua đó, có thể diễn dịch được bao nhiêu vấn đề khác về lịch sử, về các quan hệ xã hội, về những bí ẩn trong thế giới tâm hồn, và năng lực sáng tạo, năng lực biểu hiện v.v của con người Việt Nam, một thời đã qua. Sự diễn dịch này, luôn là cần thiết, để nuôi dưỡng một mối đồng cảm chung, một niềm tự hào chung, là nền tảng của ý thức về một trách nhiệm chung, một tương lai chung nơi cả cộng đồng. Với “người ngoài”, đó cũng là một trong những đầu mối để khám phá, để trãi nghiệm lại những kinh nghiệm sống khác, ở một nền văn hóa khác. Trong cách nhìn mở rộng này, bảo tồn và phát huy nghệthuật tuồng, không chỉ là bảo tồn những vở diễn và đưa chúng hòa nhập vào cuộc sống xã hội đương đại, mà cơ bản hơn, là bảo tồn cả một hệ thống hình ảnh và ý niệm, cả một hệ thống qui ước thể loại và văn hóa, và cả những câu chuyện chung quanh nó v.v như là những minh chứng cho năng lực chiếm lĩnh thế giới và thể hiện bản thân về mặt thẩm mỹ của con người Việt Nam. Như vậy, nhà hát tuồng, không thể chỉ được xem là một nhà hát thuần tuý nữa. Nó còn phải thực hiện chức năng là một bảo tàng, một trung tâm nghiên cứu, một trung tâm giáo dục, và là một điểm tham quan. Đối tượng mà nó phục vụ, không còn là số đông với nhu cầu giải trí, mà cơ bản hơn là những nhóm thiểu số khác nhau, với nhu cầu tri thức khác nhau. Khi nhắm đến, hay khi có các đối tượng phục vụ này, nghệthuật tuồng, có cơ hội để chắt lọc tinh hoa, để phục hồi các giá trị kinh điển , và có một không gian sống mới, để tồn tại tự lực và phát huy ảnh hưởng Ở Trung Quốc, người ta đã bảo tồn Kinh Kịch thành công trong cách nhìn như vậy. Và, ở Nhật Bản, người ta bảo tồn kịch Noh thành công, cũng với cách nhìn như vậy. Không phải vì người ta giàu. Cũng không phải vì người ta đã có một nền văn hóa quá dày dặn như có nhiều người đã nghĩ và nói như thế. Ở đây, giản dị, là người ta đã biết nghĩ một cách thực tế, sáng suốt. Đã biết hành động bằng sự đồng thuận với sự tập trung cao độ ý chí và nghị lực Chỉ riêng việc nghĩ, ở ta, hình như chưa bao giờ có ai nghĩ đến việc bảo tồn và phát huy nghệthuật tuồng sao cho đến nơi đến chốn. Hay có, mà chẳng có được sự đồng thuận nào, chẳng lay động được ý chí nào ? Văn hóa Việt Nam có lẽ không quá nghèo. Chúng ta hình như đang tự làm mình nghèo đi ! Câu chuyện giải pháp Không gian văn hóa tuồng đã đi vào lịch sử. Tuồng, xét như một thể lọai sân khấu, đã lạc hậu. Do đó, mọi nổ lực bao cấp duy trì họat động sân khấu tuồng như vẫn đang làm, chỉ là giải pháp nhất thời, duy ý chí. Cùng lắm, chỉ duy trì được cái xác, thậm chí, chỉ là những cái tên của tuồng Và, ngay cả những nổ lực đi tìm công chúng cho tuồng, lôi kéo công chúng đến nhà hát tuồng, cũng trở nên cầu âu, vô vọng Không phải ngẫu nhiên mà không ít người biết chuyện, đã tỏ ra nghi ngờ hiệu quả chương trình nghệthuật cộng đồng “Khámphánghệthuật tuồng”. Đưa các thông tin về tuồng lên mạng internet ư? Thì nhà hát tuồng nào chẳng có website Nhưng website, thì cũng như nhà hát tuồng, đâu mấy người dòm ngó đến. Có cũng như không! Ngay ý định đưa sinh họat nhà hát tuồng vào môi trường du lịch cũng chẳng phải là chuyện mới mẻ. Nhiều công ty du lịch cũng muốn đưa du khách đến nhà hát tuồng. Có nơi lên chương trình rồi, nhà hát tuồng cũng đã chuẩn bị sẳn sàng phục vụ, nhưng cuối cùng, du khách không muốn đến, hay đến mà lèo tèo , nên cũng đành thôi. Và, khi mà du khách đã không muốn đến, thì cũng chẳng có ai thiết tha gì chuyện đầu tư sản xuất kinh doanh vật phẩm lưu niệm từ hình tượng nghệ thuật tuồng Như trong hai bài trước tôi đã lưu ý, thực tế, trước cùng một hiện tượng, một sự việc, chỉ cần thay đổi góc nhìn một tí, thay đổi cách diễn dịch một tí, vấn đề có thể sẽ khác hẳn. Nếu chỉ nhìn tuồng như một thể lọai sân khấu, và diễn dịch tập trung vào các tuồng tích, vào các đặc trung ngôn ngữ nghệ thuật, thì như đã nói, mọi cố gắng bảo tồn, phát huy tuồng cũng chỉ là loay hoay trong ngõ hẹp. Khi công chúng ít quan tâm đến tuồng, xem tuồng là xưa cũ, không còn hấp dẫn nữa thì mọi diễn dịch như thế sẽ không còn mấy tác dụng. Mở website giới thiệu nghệthuật tuồng, mà công chúng không có nhu cầu truy cập, không dò tìm “tuồng” trên mạng thì cũng vô hiệu Nhưng, nếu nhìn tuồng như một di sản văn hóa, và diễn dịch tuồng như một đầu mối dẫn vào tâm tư, vào thế giới tinh thần, vào nếp sinh họat văn hóa của người Việt ở những vùng đất khác nhau, qua những quảng thời gian khác nhau v.v thì rõ ràng, cái không gian giao tiếp của tuồng với thế giới bên ngòai trở nên rộng lớn hơn nhiều. Tuồng có thể được xem là một tài nguyên văn hóa du lịch; có thể là đối tượng tiếp cận dân tộc học v.v Các nguồn dữ liệu truyền thông về tuồng trở nên vô củng phong phú. Ngòai các sản phẩm của tuồng-các vở diễn, hệ thống hình tượng còn có cả một tiến trình lịch sử và văn hóa làm bệ đỡ cho tuồng, nuôi dưỡng và thúc đẩy tuồng phát triển Và, các ứng dụng từ tuồng-xét như một hệ thống ký hiệu văn hóa- cũng trở nên vô cùng đa dạng. Tuồng cung cấp chất liệu cho các hình thức nghệthuật thị giác, từ tranh ảnh cho đến việc thiết kế tạo mẫu vật phẩm lưu niệm; những câu chuyện về tuồng là những câu chuyện lịch sử, là những bài học, những tấm gương v.v Trong góc nhìn với cách diễn dịch như vậy, tuồng mặc nhiên có thế đứng vững vàng trong đời sống xã hội đương đại với rất nhiều ảnh hưởng và “giá trị gia tăng” “Khámphánghệthuậttuồng” không chỉ là một chương trình phổ cập kiến thức nghệ thuật tuồng, hay chỉ là một họat động nhằm lôi kéo công chúng đến nhà hát tuồng. Đây là một chương trình họat động tổng hợp nhằm làm nổi bật các đặc trưng và giá trị của tuồng như một hệ thống ký hiệu văn hóa-mở thêm cánh cổng mới lạ đi vào lịch sử và văn hóa Việt Nam-nhằm quảng bá du lịch, kích thích cho sự ra đời những sản phẩm du lịch mới và thu hút du khách. Đó không còn đơn giản là chuyện của tuồng, mà là chuyện cả nền văn hóa-một trong những bệ đỡ của cả nền kinh tế du lịch. “Khámphánghệthuật tuồng”, do đó, không chỉ là một sự kiện truyền thông hay du lịch diễn ra trong vài ngày nhắm đến vài lợi ích ngắn hạn. Với trại sáng tác nhiếp ảnh và đồ họa, “Khámphánghệthuậttuồng” truy xuất một hệ thống hình ảnh và ý niệm đa dạng về tuồng nhằm tạo chất liệu cơ bản cho việc truyền thông về tuồng, cho việc ứng dụng thiết kế vật phẩm lưu niệm và trang trí, đặc biệt, là tạo thế giới hiện vật cho bảo tàng tuồng-như một trung tâm giáo dục, một điểm tham quan thường xuyên. Xưa nay, bởi không quan tâm hay quan tâm không đúng mức đến việc truy xuất này, nên ngay cả việc muốn truyền thông cũng chẳng có mấy chất liệu; muốn tạo mẫu vật phẩm lưu niệm hay trang trí cũng khó tìm ra chuẩn tham khảo; muốn dựng bảo tàng tuồng, biến nhà hát tuồng thành điểm tham quan cũng không biết lấy gì để trưng bày v.v Ngòai ra, những chương trình cộng đồng trong “Khámphánghệthuật tuồng”, như chương trình “cùng nhau vẽ mặt nạ tuồng”, “hội thi thiết kế trang trí diều từ hình tượng nghệthuật tuồng”, triển lãm hội họa và sắp đặt “Từ cảm hứng tuồng”, các buổi giao lưu nói chuyện về nghệthuật tuồng v.v chính là những giải pháp thức thời, thu hút sự chú ý của mọi người, thu hút mọi người đến nhằm kích thích một cách nhìn mới, một cách tiếp cận và khai thác mới các đặc trưng và giá trị của tuồng. Ý nghĩa căn bản của các chương trình này, là tạo ra một cơ hội tiếp xúc và làm thay đổi nhận thức về tuồng nơi quảng đại công chúng. Tóm lại, “Khám phánghệthuật tuồng” đề xuất bảo tồn và phát huy nghệthuật tuồng trong một cách “tu duy” mới. Không phải “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” mà ngược lại: “Trồng cây phải nhớ người ăn quả” . trong “Khám phá nghệ thuật tuồng”, như chương trình “cùng nhau vẽ mặt nạ tuồng”, “hội thi thiết kế trang trí diều từ hình tượng nghệ thuật tuồng”, triển lãm hội họa và sắp đặt “Từ cảm hứng tuồng”, . thành một trung tâm du lịch. Bởi vậy, dự án nghệ thuật cộng đồng “Khám phá nghệ thuật tuồng” nhắm đến hai mục tiêu: nó không chỉ góp phần bảo tồn nghệ thuật tuồng hiệu quả hơn, mà còn có thể góp. thay đổi nhận thức về tuồng nơi quảng đại công chúng. Tóm lại, “Khám phá nghệ thuật tuồng” đề xuất bảo tồn và phát huy nghệ thuật tuồng trong một cách “tu duy” mới. Không phải “Ăn quả nhớ