Từchuyệnvõđếnchuyệnvẽ - haychuyện làm thếnàođểtrởthànhmột họa sĩănkhách.(KỳIII) 3. ĐẾNCHUYỆNVẼTrở lại với ông anh họ tôi ở bài đầu(1). Năm 1985, khi chỉ cho tôi mấy chiêu "đánh chết người" đó, anh nói đơn giản, đại khái: "Cơ thể con người có những điểm rất yếu. Ở bụng thì chỗ này, chỗ này, ở cổ thì chỗ này, chỗ này (anh vừa nói vừa chỉ) Dân học võ mấy cậu thì lo né, lo che mấy chỗ đó, còn đám giang hồ như tôi, để tồn tại, thì cứ mấy chỗ đó mà tấn công. Với đám tay ngang, dù khỏe như voi, chỉ một phát vào chỗ này (anh chỉ một điểm ở vùng bụng) là gục. Còn với đám biết chút võ nghệ, đã biết cách che chắn các vùng hiểm, thì cậu phải biết cách đánh lừa để mở khoảng trống. Đã lừa thì phải bất ngờ, với ngay cả dân giỏi võ. Đòn thế phải nghịch thường. Đặc biệt là phải biết giấu ánh mắt. Đây, cậu xem nè, chiêu của tôi chỉ là một loạt đòn liên hoàn (Anh tấn công tôi ). Đó, vô bộ hạ rồi đó " Đêm đó, hai anh em tôi quần nhau đến khuya. Cũng mấy chiêu đó, nhưng lúc anh dùng chân trái, lúc anh dùng chân phải, lúc phối hợp với một cú đảo rồi hạ thấp người nhanh v.v biến báo khôn lường Công chúng nghệ thuật cũng có những yếu huyệt như thế. Rất ít người có cảm nhận và lựa chọn độc lập. Đa số chịu sự chi phối của một thứ định kiến đồng đại, một thứ tâm cảm đương đại nào đó. Trước hội họa, đa số, thường thích những gì thật cụ thể, ưa những thứ triết lý nhẹ nhàng, không cần ngẫm nghĩ và những hình tượng mang sắc thái trữ tình, hay qui chiếu nghệ thuật về hiện thực và những giá trị đã trởthành khuôn mẫu v.v Khái niệm "tranh dễ treo" ở người Việt Nam còn gắn liền với tập quán sinh hoạt theo kiểu "đại gia đình" và thói quen "hòa đồng" Cái phần tỏ ra "cá tính" nhất nơi nhiều người, cũng chính là cái phần bị "trói buộc" nhiều nhất-bị chi phối bởi những ảo ảnh: "cái ghế", "cái bảng hiệu" v.v , nói chung là những cái thời thượng! Hầu hết những họasĩthành công trên thị trường đều là những người đánh trúng vào những yếu huyệt này. Có thể do rạch ròi ý thức-khôn ngoan-nhưng cũng có thể đơn giản chỉ do một sự "đồng điệu" văn hóa.Một thực tế cần phải ghi chú, là ở Việt Nam mấy chục năm nay, không chỉ có đại chúng mới "thất học" về nghệ thuật, mà ngay cả giới làm nghệ thuật cũng đã bị rơi vào tình trạng "thất học" tương tự. Cái quan điểm "trường mỹ thuật chỉ là nơi đào tạo cán bộ mỹ thuật" với các mục tiêu thực dụng (thổi phồng thành "vị nhân sinh") chi phối một thời tuy đã quá lạc hậu và đã trởthành "phản động" cho đến nay vẫn chưa bao giờ được đánh giá lại một cách hệ thống và loại bỏ. Cho đến nay, ở các trường mỹ thuật Việt Nam, sinh viên chủ yếu vẫn chỉ học hình họa, bố cục, trang trí (so với học võ, đây chỉ mới là những bộ môn có tác dụng rèn thể lực và luyện thân pháp mà thôi, chưa phải là học võ). Sự sáng tác vẫn được hướng theo cảm quan nghệ thuật hiện thực và lãng mạn chủ nghĩa với các tiêu chuẩn cân bằng thị giác (ảnh hưởng nghệ thuật Pháp cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20). Tuy vậy, rất ít người đi đến tận cùng các khuynh hướng này. Đa số, khi sáng tác, vẫn sáng tác theo kiểu bắt chước, học lóm cách vẽ ở một giai đoạn nào đó của một danh họanào đó trên thế giới như một sự cách điệu (làm như nội dung và hình thức nghệ thuật là hai phần tách bạch như ruột với vỏ!)-người thì theo Gauguin, người thì theo Matisse, người thì theo Chagall người thì theo Kandinski, người thì theo Picasso, người thì theo Klee, người thì theo De Kooning , sau này thêm vài họasĩ Trung Quốc v.v (So với học võ, thì đây chỉ là học lóm chiêu, "ngón", chứ không phải thực sự học võ). Cách bắt chước, học lóm (vô ý thức) này dẫn đến hậu quả, phần lớn họasĩ Việt Nam không mấy người thực sự hiểu sự vận động, biến đổi của bản thân ngôn ngữ hội họa cũng như các chiều kích khác nhau của sự sáng tạo. Rất nhiều họasĩvẽ tranh trừu tượng mà không hiểu hội họa trừu tượng là gì, cứ nhầm lẫn với sự trừu tượng hóa (theo nghĩa giản lược hóa) theo cái nhìn ấn tượng hay tượng trưng cũ kỹ nào đó Sự thiếu vắng các lý thuyết nghệ thuật đã không cho người đi học có cơ hội nhìn lại, và "vĩnh viễn" không hiểu gì về yếu tính của nghệ thuật, tinh thần của người nghệ sĩ Ý thức sáng tạo, do đó, trở nên mù mờ, và cả tư cách nghệ sĩ, cũng trở nên mơ hồ Họasĩ Việt Nam, đến giờ, nhìn chung, vẫn là cái gì hết sức "dở dang", "non nớt" thậm chí còn có lúc "kỳ khôi"! Tài hoa và sự khôn ngoan bẩm sinh, cùng lắm, chỉ giúp họ trởthành những người giỏi học lóm, giỏi bắt chước , chứ không trởthành những quyền năng sáng tạo thực sự! Bởi vậy mà không có gì đáng ngạc nhiên, khi thành công trên thị trường nghệ thuật, quanh qua quẩn lại, chỉ toàn là những họasĩ "chỉ có vài chiêu" cóp nhặt hay tổng hợp từ đâu đó. Hãy thử nhìn lại một cách hệ thống tác phẩm của những tên tuổi họasĩ "ăn khách" xưa nay như Bùi Xuân Phái, Đặng Xuân Hòa, Đào Hải Phong, Thành Chương, Lê Thiết Cương, Hồng Việt Dũng, Lê Thanh Sơn, Bùi Hữu Hùng, Nguyễn Thanh Bình, Võ Tá Hùng, Lê Kinh Tài, Phương Quốc Trí v.v xem mỗi người thực sự có mấy "chiêu"? Sẽ mất thì giờ vô ích nếu phải bỏ công phân tích những "chiêu vặt" của những họasĩ này như thếnào và lấy từ đâu ra. Mọi người, không cần tinh ý lắm, cũng có thể nhận ra mà! Mỗi khi xem những bức tranh này của Nguyễn Thanh Bình, lần nào, tôi cũng nhớ đến ông anh họ (nói ở trên) của mình. Rất tài hoa. Nhưng sự sáng tạo ở đây là gì? Tất cả chỉ có một "chiêu", còn lại, chỉ là tài biến báo. Khi nói vềchuyệnvõ nghệ, ông anh họ tôi vẫn hay nói: "Võ nghệ gì anh. Cậu Tân nhà cậu mới là võ sĩ. Anh chỉ là vài miếng để tồn tại thôi!". Giá như tôi cũng nghe Nguyễn Thanh Bình (và những người có cách vẽ như anh) nói những điều tương tự như thế, thì có lẽ, từ lâu, mỗi lần gặp anh tôi đã phải cúi đầu bái phục ! Tiếc rằng, cả nền văn hóa mỹ thuật Việt Nam như nói ở trên, xem ra đang tù mù mọi sự. Và, có lẽ, còn tù mù lâu! . Từ chuyện võ đến chuyện vẽ - hay chuyện làm thế nào để trở thành một họa sĩ ăn khách. (Kỳ III) 3. ĐẾN CHUYỆN VẼ Trở lại với ông anh họ tôi ở bài đầu(1) lại, chỉ toàn là những họa sĩ "chỉ có vài chiêu" cóp nhặt hay tổng hợp từ đâu đó. Hãy thử nhìn lại một cách hệ thống tác phẩm của những tên tuổi họa sĩ " ;ăn khách& quot; xưa nay. chỉ có một "chiêu", còn lại, chỉ là tài biến báo. Khi nói về chuyện võ nghệ, ông anh họ tôi vẫn hay nói: " ;Võ nghệ gì anh. Cậu Tân nhà cậu mới là võ sĩ. Anh chỉ là vài miếng để tồn