Trở thành nghệ sĩ doc

6 244 0
Trở thành nghệ sĩ doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trở thành nghệ Phan Cẩm Thượng Đại bộ phận họa sĩ, nhà điêu khắc xuất thân từ các trường nghệ thuật, nhưng không có nghĩa là các trường nghệ thuật có thể đào tạo ra nghệ sĩ. Không một chương trình giáo dục nào và không ai có thể khẳng định như vậy, nhưng do đặc thù của sinh hoạt nghệ thuật ở Việt Nam, các trường nghệ thuật là môi trường văn hóa văn nghệ tốt cho sinh viên có cơ hội trở thành nghệ sĩ. Thậm chí, họ trở thành những nghệ tiền phong quá mức, lệch lạc hẳn với những gì được học và có khi đẩy những người thầy của mình trở thành những ông già cổ hủ vẽ lại bức tranh hôm qua một cách nhàm chán. Trong lịch sử nghệ thuật, có lẽ trường học sớm nhất là Hàn lâm họa viện đời Tống (thế kỷ IX- X) ở Trung Hoa. Nhưng lọt được vào đây, họ đã vẽ cừ rồi. Các Hàn lâm viện ở châu Âu còn ra đời muộn hơn, thế kỷ XVII, và các trường nghệ thuật thì còn muộn hơn nữa, thế kỷ XVIII- XIX. Nghệ thuật vẫn nẩy nở và phát triển ở mọi nơi, mọi lúc, không cần có trường sở gì cả. Và trên thực tế, lối đào tạo truyền nghề, xưởng nghệ thuật vẫn ưu việt hơn cả. Sự kiện các họa ấn tượng từ chối thi vào trường Mỹ thuật Paris, kéo nhau ra vẽ tự nhiên và tự học, tạo ra bước tiến dài của chủ nghĩa Hiện đại (Modern Art) trong nghệ thuật, có ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới, bởi số đông trong đó là các họa tự học. Picasso nói: từ Van Gogh, chúng ta là những người tự học. Van Gogh thì cho rằng ở trường nghệ thuật, không học được cái nên theo mà học được cái nên tránh. Picasso còn nói thậm tệ hơn: Trường nghệ thuật Paris chỉ đẽo được những đôi guốc, nhưng không đi được. Thực ra, các bậc thầy dù học ở trường hay tự học đều có nền tảng học thuật (cổ điển) vững vàng, chỉ có cách thức đạt đến trình độ này là khác nhau, và đây chính là lý do để các trường nghệ thuật vẫn có giá trị nhất định. Đây là quá trình thục luyện khả năng thể hiện của bàn tay với bất cứ cái gì con mắt nhìn thấy và cái đầu suy tưởng, kết quả không phải là sự khéo tay hay mắt, mà là sự vụng về một cách có chủ đích. Thất bại của những người được gọi là học giỏi nghệ thuật - chính là ở chỗ này. Hoặc quá tinh khéo, hoặc quá nghiêm chỉnh máy móc trong học thuật có tính phân tích, đến khi ra ngoài đời và cần tổng hợp thì không làm được, hoặc khư khư ôm lấy một tư tưởng học thuật, một học phái (đã lỗi thời). Vài kẻ đi học thì kém, nhưng liều lĩnh, dám dấn thân vào thời cuộc đôi khi lại thăng đài nghệ thuật vẻ vang. Thực ra, sự trở thành nghệ sĩ, kết quả sáng tạo không phụ thuộc vào việc được gì, mất gì, việc khen hay chê, giàu hay nghèo. Kỹ năng tốt cần gắn với lòng nhân thực tại. Chính vốn sống thực tại cung cấp và đòi hỏi kỹ năng ấy như thế nào. Nghệ thuật phản ánh cuộc sống, nhưng chính cuộc sống sẽ mách bảo nghệ thuật nên phản ánh thế nào, cái này không có trong nhà trường. Bất kỳ xã hội nào, ở trình độ phát triển nào, cũng nảy sinh văn hóa nhất định và nghệ thuật nhất định, tức là nảy sinh nghệ nhất định. Phân công lao động có ngay trong trạng thái nguyên thủy, khi hầu hết thành viên bộ lạc đi săn bắn, hái lượm, một, hai người làm thầy phù thủy và vài người vẽ tranh, xăm mình, đục tượng. Có thể những nghệ hoang dã này vẫn tham gia lao động bình thường, nhưng được ưu tiên hoàn toàn trong việc trang hoàng, làm nghi lễ cho hội lễ và tôn giáo. Những người đẽo rìu, làm gốm cũng có vị trí thích đáng như vậy và sau này trở thành các thợ thủ công trong xã hội nô lệ và phong kiến. Truyền nghề theo phường thợ và gia đình là cách đào tạo tốt nhất, trong đó học đi đôi với hành. Trở thành nghệ không gì tốt hơn trong môi trường hoàn toàn là nghệ thuật không vụ lợi, không cần biết danh tiếng của mình đến đâu và niềm tin siêu nhiên bù đắp cho mọi thiếu hụt còn lại. Khi hội họa, điêu khắc (và những nghệ thuật thuần túy nói chung) tách hoàn toàn ra khỏi hoạt động thủ công, cũng như các khoa thiết kế hiện đại, thì việc trở thành một nghệ theo một lối khác, có tính thiên chức, đột phá và trực giác, như là một định mệnh không thể định hướng, cũng như không thể đào tạo. Các trường nghệ thuật hiện đại, buộc phải thay đổi hoàn toàn quan điểm và chương trình của mình để hy hữu đóng góp vào xã hội những nghệ tiền phong. Học cơ bản chỉ giới hạn trong một hai năm đầu, sau đó là tự do chọn thầy, chọn môn và phản bác lại thầy, phủ định tiền đề nghệ thuật, và chỉ có hy vọng nếu như chứng minh được giáo sư của mình đã lỗi thời. Có những trường cấp học bổng cho những học sinh nước ngoài và tuyên bố rằng các bạn đến đây để học, nhưng học bằng cách đem nghệ thuật đặc thù của dân tộc mình dạy lại chúng tôi. Những chuyện trên đây không phải là nói đùa mà là nhu cầu sống còn của các trung tâm nghệ thuật trước sự sáng tạo cái mới toàn diện trong tốc độ phát triển như vũ bão của thế giới, mà cứ 18 tháng thì tri thức nhân loại lại nhân lên gấp đôi. Nghệ thuật, may mắn thay, dường như vẫn ngoài mọi quy luật và sự phát triển. Nghệ thuật luôn cần đến cái mới, nhưng con đường đi đến cái mới nhất có thể lại là rất cũ. Đã qua cái thời, nghệ được coi như một kẻ ngược đời, mơ mộng hão huyền, ngồi trong xó tối bày vẽ những ý tưởng điên rồ, chờ đến 300 năm sau mới có người tri kỷ. Nghệ ngày nay buộc phải gắn bó với sự sống động của đời sống, vừa viển vông vừa thực tế đến tận cùng. Nghệ thuật sống còn bởi thương mại, và không ít nghệ nhảy vào thương mại. Con đường để đưa một nghệ sỹ vào chu trình nghệ thuật - thương mại hoàn toàn khác và mới mẻ so với quan niệm về nghệ thuật và nghệ truyền thống. Có cơ chế đón đầu sinh viên nghệ thuật mới ra trường, đầu tư, buộc họ phải làm việc, rồi triển lãm và đào thải ngay lập tức, cũng như đẩy lên cao ngay lập tức. Nền phê bình độc tài hình thành, phát hiện không ít nhân tài cũng như bỏ sót không ít nhân tài. Thang giá trong hệ thống thương mại nghệ thuật vô hình chung tạo ra đẳng cấp nghệ thuật, bất chấp giá trị thực hay không thực của nó. Nghệ sỹ chuyên nghiệp là người sống được bằng hành nghề nghệ thuật và có đóng thuế. Cái tương lai gần này có thể là một bi kịch, hoặc gây ra những trớ trêu cho sáng tạo, và là cái gì rất tương phản với chủ nghĩa công thần, chủ nghĩa đề tài, và sự ưu tiên quan chức nghệ thuật của thời bao cấp. Biến tướng của nó là, hoặc có người lúc đầu phấn đấu trở thành nghệ sĩ, sau hóa ra lại là nhà buôn, hoặc có người chẳng làm, vẽ vời đôi chút cũng thành nghệ quan trọng, hoặc nghệ thuật chỉ là nhất thời, cần thì làm, không cần thì làm cái khác, nghệ cũng là cái danh nhất thời, có thể nay là họa sỹ, mai là đạo diễn, nay làm điêu khắc, mai làm video art. Tác phẩm cũng mang ý nghĩa nhất thời, xong triển lãm thì vứt bỏ, đối với nghệ thuật thân thể (body art) thì chính nghệ sỹ là tác phẩm và anh ta sẽ có lúc này là tác phẩm, lúc khác là thường dân. Nghệ thuật đã mở ra nhiều nẻo, không giới hạn trong thuần túy vẽ tranh, nặn tượng nữa, định danh nghệ cũng thay đổi hoàn toàn. Nghệ là người thực hành, có khả năng nghiên cứu và thuyết trình, và dùng sáng tạo của mình can thiệp vào đời sống xã hội. Đây là kết quả của hoạt động nghệ thuật Hậu Hiện đại (Post Modern Art), hay nói rộng ra là nghệ thuật từ nửa sau thế kỷ XX. Do vậy, có nhiều con đường để trở thành một nghệ sĩ, không hề có cái chính đạo từ một trường mỹ thuật nào đó. Albert Camus nói: “Không thể chọn được xã hội. Chỉ có thể chọn mình trong xã hội”. Sinh ra ở thời phong kiến, trên đầu ta là ông vua, sinh ở thời hiện đại có tổng thống. Đẻ ở Mỹ thì là người Mỹ, ở Trung Quốc thì là người Tàu. Không ai chọn được bố mẹ, không gian và thời gian ra đời, vì thế định mệnh là một bí ẩn. Vậy thì trở thành nghệ là định mệnh hay sự tự lựa chọn? Nhiều người cho rằng, trở thành nghệ bởi sự đun đẩy của cuộc sống, thiên chức nghệ thuật cứ trỗi dậy trong sâu thẳm tâm hồn, thôi thúc họ chỉ làm nghệ thuật, mà không làm bất cứ việc gì khác. Nếu chỉ là như vậy, chẳng hóa ra đối với đại bộ phận những người yêu thích và theo đuổi nghệ thuật, việc học nghệ thuật là thừa Trở thành nghệ thoạt tiên là một nghề nghiệp, cũng như bất kỳ nghề nghiệp nào khác, sau đó trời xui đất khiến, con người yêu cầu anh ta thay mặt tất cả nói ra cái điều mà mọi người vẫn nghĩ đến nhưng chẳng thốt lên thành lời. Vậy thì làm nghệ khó và cũng dễ, như một sự tự thức cái bản năng Raphael trong mình, còn học hành, đào luyện chỉ là đi tìm chìa khóa mở cái kho tài năng mà thôi. . thù của sinh hoạt nghệ thuật ở Việt Nam, các trường nghệ thuật là môi trường văn hóa văn nghệ tốt cho sinh viên có cơ hội trở thành nghệ sĩ. Thậm chí, họ trở thành những nghệ sĩ tiền phong quá. Trở thành nghệ sĩ Phan Cẩm Thượng Đại bộ phận họa sĩ, nhà điêu khắc xuất thân từ các trường nghệ thuật, nhưng không có nghĩa là các trường nghệ thuật có thể đào tạo ra nghệ sĩ. Không. định mệnh là một bí ẩn. Vậy thì trở thành nghệ sĩ là định mệnh hay sự tự lựa chọn? Nhiều người cho rằng, trở thành nghệ sĩ bởi sự đun đẩy của cuộc sống, thiên chức nghệ thuật cứ trỗi dậy trong

Ngày đăng: 29/06/2014, 06:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan