Tiếp cận hội họa - từ góc nhìn đương đại - Bài 3 pot

7 251 1
Tiếp cận hội họa - từ góc nhìn đương đại - Bài 3 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiếp cận hội họa - từ góc nhìn đương đại Bài 3: Nhân đọc “Phê bình bị phê bình nhiều nhất” (*), ghi chú về phê bình Nguyên Hưng Về công việc phê bình và nhà phê bình, trong bài viết “Phê bình bị phê bình nhiều nhất” đăng trên tạp chí Tia Sáng số tháng 9-2007(*), Nguyễn Bỉnh Quân đã viết, đại ý: nhà phê bình chỉ là chuyên gia “ẩm thực nghệ thuật” theo kiểu“ ăn món ấy, ở hàng ấy thấy ngon và “giá cả hợp lý” thì phát ngôn ra cho mọi người biết”; tài năng phê bình chủ yếu thể hiện ở “khẩu vị”, ở cảm nhận và chỉ có thể là của “trời cho”, “không học mà có được”…; cách của nhà phê bình, bên cạnh là “tâm giao” của tác giả với một vài bạn đọc còn là nhà giáo dục thẩm mỹ của công chúng. Nói chung, “Phê bình là hoạt động xã hội, là sản phẩm truyền thông, là công cụ marketing cần/và tất có hiệu quả văn hóa, xã hội, kinh tế”… v.v… Có thể nói ngay, cách nhìn về công việc và người phê bình mỹ thuật như vậy là quá lơ mơ và bất cập thực tế. Vấn đề cần phải được nhìn khác. Dưới đây, tôi xin đưa ra một ít ghi chú: Thứ nhất, phê bình theo kiểu chuyên gia “ẩm thực nghệ thuật”, chủ yếu dựa vào “khẩu vị”, vào cảm nhận, và mang tính “tâm giao” như vậy, chỉ là một trong những kiểu phê bình khác nhau. Và, là một trong những kiểu phê bình cũ và bấp bênh nhất. Cũ, bởi nó gắn liền với lối phê bình ấn tượng chủ yếu thịnh hành trong nửa sau thế kỷ 19. Bấp bênh, bởi khi chỉ dựa vào “khẩu vị” vào cảm nhận và diễn dịch từ các thức tỉnh giác quan, kiểu tiếp cận phê bình này, tự nhiên, đã tách rời tác phẩm. Nó dễ dẫn đến những suy diễn viển vông, những phán đoán hàm hồ, và do đó, thường, chỉ có tác dụng gieo rắc ảo tưởng. Thêm nữa, bấp bênh, vì nó chỉ “khả thủ” trước những tác phẩm có cách nhìn, cách thể hiện nghệ thuật quen thuộc - còn nằm trong truyền thống nghệ thuật ước lệ hay biểu hiện. Trước những hình thức nghệ thuật quá mới lạ, nó “tê liệt”. Bao nhiêu năm qua, bởi chính kiểu phê bình này vẫn là “chủ đạo”, mà tuy có lắm phê bình, công chúng, đa số, vẫn cứ lơ ngơ không hiểu gì về mỹ thuật, còn các họa sĩ, sau thoáng phấn chấn ở giai đoạn đầu “đổi mới” lại tiếp tục loay hoay không biết “mình là ai”, hấp thụ năng lượng ở đâu để sáng tạo… Trong bối cảnh chịu sự chi phối, ảnh hưởng tràn lan của rất nhiều khuynh hướng nghệ thuật khác nhau - khó phân biệt “lạc hậu” với “tân tiến”, “tinh túy” với “rác rưởi” - tràn vào từ mọi nơi, cả nền văn hóa mỹ thuật Việt Nam, thực tế, đang rất cần sự tỉnh táo lý trí với cách tiếp cận phê bình biết tận dụng các thành tựu lý thuyết của nhân loại. Nói chung, là cần thứ phê bình có học hơn chứ không chỉ dựa vào “thiên phú” với cảm nhận. Thậm chí, là cần thứ phê bình lạnh lùng mổ xẻ, hướng đến một viễn cảnh rộng lớn, xa xôi hơn chứ không chỉ là chuyện “à ơi ví dầu…” Cuối cùng, cần một lối phê bình có trách nhiệm: nhà phê bình không phải chỉ phát ngôn cái điều mình thích hay không thích mà còn có bổn phận phân tích những điều thích và không thích ấy trước bạn đọc để thuyết phục và tranh cãi với bạn đọc về một quan điểm thẩm mỹ mà mình tin tưởng và muốn cổ vũ. Thứ hai, phê bình đâu phải chỉ lẽo đẽo theo sau sáng tác, và đâu phải chỉ lấy tác phẩm với công việc sáng tác của người nghệ sĩ làm đối tượng. Đối diện với phê bình còn có công chúng với các vấn đề tiếp nhận nghệ thuật - một đối tượng quan trọng làm nên môi trường tồn tại, quyết định nguồn năng lượng nuôi dưỡng của cả nền nghệ thuật. Đằng sau mỗi mắt nhìn công chúng đâu phải là một khoảng trống không. Nếu không chứa tưởng tân tiến, nó sẽ được phủ đầy bởi đủ các loại thành kiến lạc hậu. Và tất cả những thứ đàng sau đó sẽ chi phối, ảnh hưởng đến cách nhìn, cách cảm, cách ứng xử với nghệ thuật. Công chúng xưa nay, thực ra, đâu có thụ động trước nghệ thuật. Họ chỉ ứng xử theo kiểu của mình mà thôi. Tôi có cô bạn họa sĩ. Mấy năm trước, mỗi lần gặp, câu đầu tiên cô hỏi tôi bao giờ cũng là: “Anh bảo em phải làm sao bây giờ?”. Hỏi nhiều lần, nhưng chỉ một câu chuyện: Vợ chồng cô sống với bố mẹ chồng. Giai đoạn đầu, thấy cô cả ngày hí hoáy vẽ, mẹ chồng cô lôi con trai mình ra hỏi “Vẽ có bán được không mà vẽ hoài vậy?”. Chồng cô giải thích cho mẹ “Nhà mình có thiếu tiền đâu mà lo chuyện mua với bán. Vợ con vẽ vì cô ấy có cảm xúc…”. Thế là sau đó, bà mẹ chồng lâu lâu cứ đảo qua dòm ngó con dâu vẽ gì. Có hôm, trước một bức tranh cô vừa mới hoàn thành, bà hỏi “vẽ gì mà trông buồn thế?!”. Cô chưa kịp trả lời, mà cũng không biết trả lời thế nào, bà đã phán một câu xanh rờn: “Làm dâu nhà này chắc khổ lắm hả?!”… Mấy ông/bà tuyên huấn ở Việt Nam , từ trung ương đến địa phương, hình như cũng ứng xử với họa sĩ theo cái kiểu mẹ chồng-nàng dâu như thế! Nền mỹ thuật Việt Nam không phát triển nổi, cơ bản là do DÂN đã không được LÀM MỚI. Và dĩ nhiên, do cả QUAN cũng không được LÀM MỚI… Tiếp theo nữa, đối diện với phê bình, còn là bao nhiêu cách hiểu, cách nghĩ về nghệ thuật. Những thứ đụng chạm đến các vấn đề về ý nghĩa, về giá trị của nghệ thuật, không chỉ ảnh hưởng đến những người sáng tác, phê bình, thưởng ngoạn, quản lý, giáo dục và đào tạo v.v… mà còn thực sự ảnh hưởng đến toàn bộ diện mạo và tính cách của cả nền văn hóa nghệ thuật. Và, hơn nữa… Khi không xem những vấn đề này là đối tượng của phê bình, cả nền văn hóa nghệ thuật, chỉ tự đẩy mình vào tình trạng ao nước đọng. Nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, nếu không tự giác, không tỉnh táo chọn lọc tinh hoa của thiên hạ, thì chắn chắn, sẽ phải hứng lấy bao nhiêu rác rưởi đến từ khắp nơi… Đối với Việt Nam , chuyện này chẳng còn là nguy cơ. Nó đã là thực tế. Bao lâu nay, người trong giới mỹ thuật, đa số rất khó chịu trước nhận định: mỹ thuật Việt Nam chỉ là “bộ phận thoái hóa” của mỹ thuật phương Tây-cho rằng, đó là một nhận định thiếu thiện chí, có hơi hướm “thực dân”! Nhưng, nên bình tỉnh một tí! Hình như nó không sai. Hình như bởi vậy, mà ngay trong môi trường văn hóahội Việt Nam nó cũng đã trở thành một “bộ phận thừa dư”-có cũng được, không có cũng chẳng sao! V.v… và v.v… Thứ ba, để làm phê bình bây giờ - một hệ luận rút ra từ hai ý trên và cũng là hệ quả của xu hướng toàn cầu hoá trong đó các nền nghệ thuật từ các nền văn hoá khác nhau tác động hỗ tương lên nhau- dứt khoát phải gắn liền với việc học tập một cách đàng hoàng và nghiêm túc. Không thể thuần tuý trông cậy vào trực giác, cảm nhận. Đó là một ảo tưởng. Thực tế không có SỰ CẢM nào mà không phụ thuộc vào SỰ BIẾT, SỰ HIỂU… Phê bình là đánh giá; đánh giá là so sánh: bất cập kiến thức về lịch sử nghệ thuật của thế giới, không thể biết cái nào là mới và cái nào là cũ, do đó, không thể phê bình chính xác được. Hơn nữa, bất cập về kiến thức lý thuyết, nhà phê bình dẫu được “cấp bằng tiên tri” cũng sẽ mù trước những điều mới lạ. Bao nhiêu năm qua, bởi bất cập lý thuyết, mà ở Việt Nam , không chỉ giới viết báo về mỹ thuật mà cả giới phê bình lẫn giới sáng tác, phần lớn, đều “tù mù mọi sự”. Cái kiểu phê bình cứ thấy xanh xanh đỏ đỏ… là chụp ngay cho cái mũ “Ấn Tượng”, thấy hình thù dị dạng, mắt trợn, miệng há hốc… là chụp ngay cho cái mũ “Biểu Hiện” v.v… là hết sức phổ biến. Làm như những Ấn Tượng, Biểu Hiện kia chỉ là những công thức cách điệu thuần túy hình thức! Thực tế, không ít họa sĩ cũng đã thực hành các khuynh hướng nghệ thuật này theo cách nghĩ đơn giản như vậy. Họ chạy theo cái mới nhất của thiên hạ nhưng cách nghĩ thì chỉ loay hoay ở ngưỡng Tượng Trưng với… minh họa! Và, “nhai đi nhai lại” Cuối cùng, không thể không nói đến, là thái độ trí thức của phê bình. Thái độ trí thức, trước hết, thể hiện ở động cơ và cách thức phê bình. Phê bình, không quảng cáo, không tiếp thị cho ai hết. Nếu phải dùng đến hai chữ quảng cáo với tiếp thị, thì cùng lắm, là cho những cách nhìn, những giá trị nghệ thuật… Phê bình, cũng không phải là chuyện khoe khoang chữ nghĩa, khoe khoang kiến thức. Các lý thuyết mà phê bình mang theo, là thứ ánh sáng giúp soi giải đối tượng - hỗ trợ phát hiện với diễn dịch-chứ không phải là những khung lưới ca-rô cứng ngắt áp vào đối tượng rồi dồn ép hay kéo giản đối tượng sao cho chồng khít Thái độ trí thức, tiếp theo nữa, thể hiện ở cung cách ứng xử trước phê bình phê bình. Điểm tựa, hay quyền lực của phê bình, cơ bản, là ở lý lẽ. Và, do đó, cách ứng xử trí thức trước phê bình phê bình, không gì khác hơn là tranh luận dựa trên lý lẽ. Ở Việt Nam , thê thảm, nhiều người đã chọn cách đi… “xì lốp xe”! Phê bình, luôn là gây hấn. Nhưng, sẽ chẳng có gì đổi mới thực sự nếu không có phê bình. Hơn bao giờ hết, phê bình cần phải được nhận thức lại. Bắt đầu, từ bản thân các nhà phê bình. Phê bình mỹ thuật từ những năm 1980 đến nay, thực chất, chỉ có ý nghĩa thay thế cho kiểu phê bình mang tính “biệt phái” nhân danh cho cái-tôi-chúng-ta bằng kiểu phê bình mang màu sắc ấn tượng chủ nghĩa nhân danh cái-tôi-cá-nhân mà thôi. Và đóng góp của nó, thực chất, chỉ là “phát hiện” lại những tên tuổi đã nổi tiếng từ lâu rồi, là quảng bá cho những giá trị thực ra ai cũng đã biết … . Tiếp cận hội họa - từ góc nhìn đương đại Bài 3: Nhân đọc “Phê bình bị phê bình nhiều nhất” (*), ghi chú về phê bình Nguyên Hưng Về công việc phê bình và nhà phê bình, trong bài. nhau - khó phân biệt “lạc hậu” với “tân tiến”, “tinh túy” với “rác rưởi” - tràn vào từ mọi nơi, cả nền văn hóa mỹ thuật Việt Nam, thực tế, đang rất cần sự tỉnh táo lý trí với cách tiếp cận phê. Bắt đầu, từ bản thân các nhà phê bình. Phê bình mỹ thuật từ những năm 1980 đến nay, thực chất, chỉ có ý nghĩa thay thế cho kiểu phê bình mang tính “biệt phái” nhân danh cho cái-tôi-chúng-ta bằng

Ngày đăng: 29/06/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan