1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Sắp đặt (installation) ở Việt Nam doc

5 235 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 166,41 KB

Nội dung

Sắp đặt (installation) Việt Nam-Cũng chỉ như là ảo ảnh. Triển lãm mỹ thuật trong nước, cho đến nay, dễ bị dị ứng nhất, vẫn là các triển lãm Sắp đặt (Installation). Không chỉ đối với quảng đại quần chúng, mà ngay cả với số đông các họa sĩ. Trước các tác phẩm Sắp đặt, nhiều người vẫn hỏi “cái gì thế?”, còn các họa sĩ, không kể những người cực đoan gạt phắt, ngay cả những người cởi mở nhất, cũng chỉ lắc đầu độ lượng “thôi cứ để họ làm, trước mắt cũng không thấy hại gì!” v.v… Chỉ có một số ít ủng hộ Sắp đặt, và ít hơn nữa họa sĩ đi làm sắp đặt. Họ có lý của mình. Cái lý đầu tiên, đó là, có cái mới nào mà không tức thời bị dị ứng. tranh Ấn tượng là dễ xem nhất, bây giờ ai cũng thích, có tranh được bán đến hàng chục triệu đô-la Mỹ, phiên bản tranh có mặt khắp mọi nơi, vậy mà, lúc mới ra đời, kéo dài đến mấy mươi năm, đã bị chống đối gay gắt. Đa số các họa sĩ Ấn tượng suốt đời đói nghèo, khốn khổ. Cái lý thứ hai, Sắp đặt thực ra không mới, nó có từ lâu, đến bây giờ đã rất phổ biến. Mình chỉ tiếp thu, ứng dụng. Tiếp thu chỉ có lợi cho mình, giúp mình chuyên chở được bao nhiêu thứ hòa nhập vào làng văn hóa toàn cầu… Cái lý thứ ba, hãy nhìn lại các tác phẩm Sắp đặt “nội địa”, đâu phải là những trò bắt chước vớ vẫn, nhiều người nước ngoài đang vỗ tay khen ngợi, không những thế, còn tài trợ, còn vời đi giao lưu v.v… và v.v… Với những cái lý do đó, những người ủng hộ và những họa sĩ thực hiện, nhìn chung, có đủ cơ sở để tự tin. Dĩ nhiên, những người dị ứng hay phủ định sạch trơn cũng có lý riêng. Có nhiều, nhưng có thể rút lại mấy nội dung: Một, đúng là cái mới nào, tức thời, cũng dễ bị dị ứng, thậm chí phủ định. Tuy nhiên, có những cái mới bị phủ định trước nhưng được đón nhận sau, sống khỏe mạnh và phát huy ảnh hưởng. Ngược lại, có những cái mới bị phủ định trước, về sau, cũng bị chìm luôn vào quên lãng. Sự khác nhau này, rõ ràng, là do, có cái mới có giá trị thật, và có cái mới giả tạo. Sắp đặt bùng nổ Âu-Mỹ những năm 1970, lan qua và trở thành thời thượng châu Á cuối những năm 1980… nhưng mà thử nhìn xem, đến giờ, có cái gì còn lại đâu! Làm Sắp đặt bây giờ chẳng khác nào đi theo những “bóng ma dặt dẹo”… hơn nữa, khi đã cho rằng sáng tạo là phải tiên phong, độc sáng thì sao lại đi theo cái của người ta vốn đã hết thời! Hai, cứ cho sắp đặt Âu-Mỹ là có giá trị thật, nhưng mà, có giá trị với người, không hẳn đã có ý nghĩa với ta. Cái trí phương Tây thấy gì cũng chẻ làm bốn, làm tám, làm trăm, làm triệu chi li… Chẻ như vậy thì có lợi cho khoa học, kỷ thuật, nhưng trong nghệ thuật thì đã chắc gì! Chẳng thấy, nghệ thuật tạo hình phương Tây thế kỷ 20, kéo dài đến giờ là cả một loạt “các cuộc đảo chánh bất thành” hay sao? Người nghệ sĩ càng ngày càng bơ vơ trong những ảo tưởng tách biệt… Theo Sắp đặt như vậy, chẳng phải là đang tự đánh mất mình, đánh mất bản sắc v.v… Nhìn chung, ai cũng có lý. Và, ai cũng an tâm với cái lý của mình. Thực ra Việt Nam, không riêng gì với Sắp đặt bây giờ mà với Biểu hiện, Siêu thực hay Trừu tượng trước đây (và kéo dài đến bậy giờ) cũng vậy. Cũng bên này, bên kia, mỗi bên một lý. Và bên nào cũng an tâm với cái lý của mình. An tâm để rồi nhìn nhau, hoặc gạt phắt, hoặc hứ háy…(Đọc các bài viết phê bình mỹ thuật trong nước bao năm qua có thể thấy rõ điều này) Sự an tâm này là điều kỳ lạ. Bởi cái lý không tự nghi vấn, không được đem ra phân tích, tranh cãi…thì nó không còn là lý nữa. Nó trở thành những tín điều. Và trước các tín điều, con người chỉ còn cần có đức tin. Đó là dấu chấm hết của mọi tư tưởng. Với dấu chấm hết đó, mọi cái đang có chỉ là ảo ảnh. Và với những ảo ảnh, không thể nói đến sự phát triển, sự phủ định, mà chỉ có sự xê dịch, thay đổi v.v… Nền mỹ thuật Việt Nam đương đại, nếu không hầu hết thì cũng phần lớn tồn tại như một ảo ảnh. Điều này giải thích lý do tại sao, tuy có thật nhiều họa sĩ, thật nhiều tác phẩm, thật nhiều cuộc triển lãm v.v… để có thể được nói đến như một nền mỹ thuật, mà cho đến nay, vẫn chưa có được một nền văn hóa mỹ thuật mang bản sắc Việt Nam thực sự. Các giá trị mỹ thuật không được phổ cập hóa, không góp phần làm nên sự vận động phát triển của nền văn minh thị giác Việt Nam. Và do đó, không thể tìm thấy được những giá trị mỹ thuật mới từ ngay nền văn minh của mình. Khi nói đến tính dân tộc, các họa sĩ quay ngay về với nghệ thuật dân gian cổ xưa, say sưa với nồi đồng, chén sành, chiếu cói, chỏng tre…, hay với nhang đèn, cánh sen, mái ngói, bến nước, con trâu v.v… Khi nói đến tính hiện đại, các họa sĩ đánh đu ngay với các khuynh hướng nghệ thuật phương Tây hiện đại-“ừ, thì Tây bây giờ nó cũng vẽ như thế!”v.v… Bất cứ ai, chỉ cần chút xíu thành thật đều dễ dàng thừa nhận điều này: một bộ phận lớn mỹ thuật Việt Nam, đi ra thế giới, chỉ dừng lại trong dáng dấp học trò, thậm chí là trong dáng dấp “những kẻ vay vốn làm ăn nhưng không chịu trả lãi”, và quay về trong nước, thì oái oăm, chỉ được xem như những người xa lạ… Nói chung, không thể chấp nhận sự an tâm. Và để phá vở sự an tâm này, rất cần đến phê bình. Trong bối cảnh chịu nhiều ảnh hưởng từ phương Tây, đang cần, chính yếu, là phê bình lý thuyết. Nói cách khác, là trước từng khuynh hướng, từng trường phái cần phải tiếp cận theo hệ thống các vấn đề từ vấn đề sáng tác, vấn đề cảm thụ đến vấn đề phê bình…, chứ không phải cứ tủn mủn theo từng tác giả, từng tác phẩm, từng giai đoạn…, rồi bình, rồi tán như lâu nay. Chỉ có cách phê bình này, mới có thể xác định lại được các yếu tố khả thủ, phù hợp (với mình) nơi từng khuynh hướng, trường phái. Từ đó, mới tạo ra được những tiền đề, những phản đề cho sự phản tỉnh và sự định hướng nơi mỗi họa sĩ, mỗi người thưởng ngoạn v.v… Tuy nhiên, điều đáng tiếc, là dường như Việt Nam, cho đến nay, vẫn chưa xây dựng được cơ sở học thuật (và xã hội) cho hoạt động phê bình này. Hầu như chưa có nhà phê bình nào được chuẩn bị cho phê bình lý thuyết… Trở lại với câu chuyện về hình thức Sắp đặt Việt Nam. Khi mà các vấn đề lý thuyết và cơ sở tồn tại của nó chưa được đem ra phân tích, chưa trở thành đối tượng của phê bình thực sự thì cái chuyện ai khen cứ khen, ai chê cứ chê, ai làm cứ làm v.v… sẽ tiếp tục kéo dài. Điều đó, có nghĩa Sắp đặt Việt Nam, vẫn cứ tiếp tục tồn tại như những ảo ảnh, thậm chí, chỉ tồn tại trong sự hoang tưởng của các tác giả. Các bài viết về các cuộc triển lãm Sắp đặt, các tác giả Sắp đặt-dù khen hay chê-chỉ còn có ý nghĩa là thổi phồng ảo ảnh, kéo dài hoang tưởng. Bên này, bên kia vẫn cứ tiếp tục gạt phắt hay hứ háy lẫn nhau. Còn đại chúng, vẫn cứ tiếp tục mua ấn phẩm treo tường ngoại nhập-tranh điện của Trung Quốc, ảnh chụp của Thái Lan v.v… về treo trang trí trong nhà, như 10 năm trước, như 20 năm, 30 năm, 40 năm trước…! . nghĩa Sắp đặt ở Việt Nam, vẫn cứ tiếp tục tồn tại như những ảo ảnh, thậm chí, chỉ tồn tại trong sự hoang tưởng của các tác giả. Các bài viết về các cuộc triển lãm Sắp đặt, các tác giả Sắp đặt- dù. Sắp đặt (installation) ở Việt Nam- Cũng chỉ như là ảo ảnh. Triển lãm mỹ thuật trong nước, cho đến nay, dễ bị dị ứng nhất, vẫn là các triển lãm Sắp đặt (Installation). Không. phê bình lý thuyết… Trở lại với câu chuyện về hình thức Sắp đặt ở Việt Nam. Khi mà các vấn đề lý thuyết và cơ sở tồn tại của nó chưa được đem ra phân tích, chưa trở thành đối tượng của phê

Ngày đăng: 29/06/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w