Phê bìnhmỹ thuật: mộtchuyệnthừa? Gần 10 năm viết phêbìnhmỹ thuật, càng ngày, tôi càng hiểu ra rằng, ở Việt Nam, viết phêbìnhmỹ thuật trên báo, cho dù viết về cái gì, kiểu gì… cũng rất dễ thành thừa. Và nhảm. Thừa, bởi chẳng mang lại ích lợi gì cho ai. Với người đọc, đọc phêbình mà không xem trực tiếp tác phẩm là điều vô nghĩa. Chẳng thà không đọc. Còn cứ đọc khơi khơi như thế, thực ra, chỉ có tác dụng đắp dày ảo tưởng về sự hiểu biết của mình mà thôi. Tiếp cận mỹ thuật không thể theo cái cách tiếp cận văn học. Tiếp cận văn học, cho dù qua màn hình computer, qua bản photocopy, hay qua bản viết tay… thì cũng là tiếp cận với văn bản gốc. Người ta có thể mà ngồi nhà mà “tiếp xúc” mà “giao lưu”… Với tác phẩm mỹ thuật, không thể tiếp cận thông qua bất cứ hình thức trung gian nào như vậy được. Phải đến tận nơi. Một bức ảnh tranh, cho dù được in ở chất lượng tốt mấy cũng không thể đại diện được cho nguyên tác. Những thông tin về nguyên tác mà nó mang lại, thường, chỉ là một vài ý niệm sơ sài. Thậm chí sai lạc. Lý do dễ hiểu: ở một bức tranh, ngay từ kích thước đến kết cấu bề mặt vật liệu tác phẩm, tự nó, đã là những tín hiệu thẩm mỹ. Có khi, lại là tín hiệu thẩm mỹ chủ yếu. Qua một tấm ảnh thu nhỏ và bóng láng, các tín hiệu này bị tan biến hoàn toàn… Có lẽ ai cũng biết, các cuộc triển lãm mỹ thuật trong nước, thường, rất ít người đến xem. Có, đa số, quanh quẩn cũng là người trong nghề với nhau… Thêm nữa, ngay cả khi người đọc đã xem trực tiếp tác phẩm thì việc đọc phêbình cũng chưa chắc đã có ý nghĩa gì. Nhiều khi, chỉ có tác dụng củng cố cho một mớ những thành kiến, định kiến sẵn có nào đó mà thôi. Lý do cũng dễ hiểu: đàng sau tác phẩm nghệ thuật nào cũng là một quan điểm, một phương pháp sáng tác nhất định. Và, đàng sau một quan điểm một phương pháp sáng tác nào cũng là một hệ thống mỹ học cung cấp những nguyên tắc, những tiêu chuẩn cho sự đánh giá, nhận định… nhất định v.v… Nhưng, ở Việt Nam, cho đến nay, oái oăm, những vấn đề đàng sau này, chưa nói đến chuyện phổ cập, ngay ở tầng “bác học” cũng đang rất… “à ơi!”. Với sự “à ơi!” và bất cập như vậy, chữ nghĩa phêbình trở nên rối rắm và mơ hồ. Một chữ được viết ra, cho dù rõ ràng, nhưng qua người đọc, thường, được hiểu theo kiểu gì đâu đâu!. Người viết nghĩ một đường, người đọc hiểu một nẻo. Ví dụ đơn giản nhất: “đẹp”. Khi viết, mỗi khi quyết định buông xuống một chữ “đẹp”, người viết có ý thức và thận trọng nào cũng đều phải cân nhắc. Cân nhắc không phải chỉ ở sự đánh giá mà còn ở khái niệm, kiểu mở cái ngoặc: “đẹp-hiểu theo nghĩa nào?” Ngay cả khi đã mở cái ngoặc này rồi, cũng chắc chắn, lại phải băn khoăn, lại cảm thấy cần phải mở thêm cái ngoặc nữa: “hiểu theo nghĩa này, có nghĩa là…!”. Cứ thế, các câu hỏi sẽ được đặt ra bất tận. Chẳng lẽ lúc nào cũng phải lôi mấy ông Aristote, ông Kant, ông Hégel, ông Engel, rồi mấy ông “mỹ học gia” hiện đại đến hậu hiện đại ra mà thuyết minh, biện giải. Đó là chưa kể đến chuyện tại sao phải đặt ra những câu hỏi như thế - những câu hỏi đụng đến một loạt vấn đề phức tạp về bản chất của nghệ thuật, về qui luật vận động và phát triển của nghệ thuật… Nói chung, mịt mù… Trong người đọc, giới sáng tác là một thành phần đáng kể. Trước những vấn đề nêu trên, họ có là ngoại lệ không? Tôi ngờ là không. Bao năm qua, thành phần người đọc mà tôi tiếp xúc nhiều, thường xuyên, chính là giới sáng tác. Càng tiếp xúc, tôi càng hiểu, thực ra, không phải không là ngoại lệ, một số khá đông trong họ, thậm chí còn là những biệt lệ không thể đọc nổi phê bình. Với người đọc bình thường, kiến thức về mỹ thuật, có thể là khoảng trống không, nhưng trống không là còn có cơ may… Với người đọc là người trong nghề, cơ may này hết sức nhỏ nhoi. Họ, thường, đã là những sản phẩm bị điều kiện hóa từ lâu rồi, không thể “cựa quậy” gì được nữa, tự mình. Nhìn trên phương diện sáng tác, có vẻ như các họa sĩ Việt Nam đã bước vào ngưỡng hiện đại, thậm chí là cả hậu hiện đại. Thì ở phương Tây có gì, ở Việt Nam có đủ - từ Ấn tượng, Tượng trưng, Biểu hiện, Trừu tượng, Siêu thực… đến Installation, Performance, đến Video art, Body art v.v…Nhưng, ở phương diện nhận thức, dường như, không phải như vậy. Sự tiếp cận nghệ thuật thế giới hiện đại ở Việt Nam, cho đến nay, ở số đông họa sĩ, chủ yếu, cũng chỉ qua sách tranh và qua những câu chuyện, những giai thoại. Mang vác một thứ tâm lý tụt hậu với các ngộ nhận về tính phổ quát của nghệ thuật phương Tây, họ trở nên rất cả tin, đã bắt chước, mô phỏng rất nhanh những gì thấy được. Nhưng bởi, không được sự hậu thuẫn của cả nền văn hóa giáo dục, không thể tiếp cận các vấn đề lý thuyết - không thể ý thức hết các điều kiện nội tại và ngoại tại cấu thành ngôn ngữ và cơ sở mỹ học làm nền tảng cho sự vận động định hình và phát triển của một xu hướng nghệ thuật, một phương pháp sáng tác mới…- nên, trong phần lớn trường hợp, sự bắt chước, mô phỏng kia chỉ còn có ý nghĩa của một sự tha hóa. Hiếm người, có ý thức trọn vẹn về nghệ thuật, về phương pháp sáng tác của mình. Đa số, trở thành con tin của một phong cách nghệ thuật sẵn có nào đó-mỗi người, thủ đắc một số chiêu thức kỹ thuật, tạo ra một vài mô-típ thuần túy hình thức, bấu víu vào ít đề tài v.v… rồi cứ thế mà “nhân bản”. Sáng tác, chỉ còn là một thói quen, một sự nhai lại. Không thể sinh sôi, không thể biến hóa… Thêm nữa, khi đã là con tin của một phong cách nghệ thuật sẵn có, có nghĩa là đang ở trạng thái đứt gãy về mặt tư duy, người ta đồng thời cũng sẽ là con tin của bao nhiêu thứ khác, chẳng hạn, của một số tín điều và ảo tưởng loanh quanh trong cái rọ Lãng mạn hay Hiện thực chủ nghĩa khởi từ thời Pháp thuộc (cùng lắm là mấp mé ngưỡng Tượng trưng hay Biểu hiện chủ nghĩa tiếp xúc sau này) nói chung là đã rất lạc hậu, của cái nhìn số đông, của những giá trị thực dụng hay của những định kiến đồng đại nào đó v.v… Tất cả “quần xà ngầu” với nhau, và mỗi “nghệ sĩ”, thực tế, trở thành “một mớ lộn xộn”. Vô phương cứu chữa. Phêbình đi qua họ, còn lại, ít khi là lý lẽ. Thường, chỉ là chút kiến thức, và một ít chữ nghĩa… leng keng. Chẳng phải ngẫu nhiên mà ở Việt Nam các kiểu phêbình leng keng chữ nghĩa lại nhiều và sống dai đến thế (Phê bìnhmỹ thuật mà bí hiểm như viết kinh, viết kệ, mà hư huyễn như viết chuyện thần thoại, truyền kỳ…)-những thứ chỉ làm lộn xộn thêm cái lộn xộn sẵn có. Và, chẳng phải ngẫu nhiên mà giới sáng tác, mỗi khi viết, khi nói, trong phần lớn trường hợp, nếu không nói chuyện sinh hoạt, chuyện thực dụng, mà bàn chuyện “học thuật” thì cứ mãi loay hoay, hoặc với những chuyện cũ xì (mà các họa sĩ Việt Nam ở đầu hay giữa thế kỷ trước đã từng bàn với ý thức tự giác và nhiệt tình cao hơn…), hoặc, với những chuyện gần như là… “ngớ ngẩn”. Có rất nhiều ví dụ có thể kể về sự “ngớ ngẩn” này. Cũng quanh chữ “đẹp”, chẳng hạn. Lắm người-họa sĩ và cả nhà phê bình-vẫn nói: “mới thì mới, nhưng phải đẹp!”. Nghe cởi mở lắm, cấp tiến lắm, nhưng thật ra là “ấm ớ!”. Trước cái mới, anh dựa theo tiêu chuẩn nào mà cho nó đẹp hay xấu?! Sự “ấm ớ” này, không dừng lại ở các suy nghĩ cá nhân. Nó gần như là cách nghĩ chung, đi vào thể chế. Thử xem lại các giải thưởng mỹ thuật quốc gia tổ chức ở cấp khu vực và cấp quốc gia hàng năm, hay, các giải thưởng cấp quốc gia của Giải thưởng mỹ thuật Asean do tập đoàn các công ty Philip Morris tài trợ, hẳn thấy: khi người ta thản nhiên bày và chấm giải cho các tác phẩm ở đủ các khuynh hướng và phương pháp sáng tác khác nhau trên cùng “một mâm” thì người ta căn cứ trên tiêu chuẩn gì? Chưa bao giờ có một tuyên bố nào cho rạch ròi về chuyện này. Làm như chỉ cần một hệ qui chiếu nào đó thôi là có thể soi đủ cả Hiện thực, Lãng mạn, Ấn tượng, Biểu hiện, Trừu tượng, Lập thể, Siêu thực v.v… và v.v… Căn cứ vào “tính sáng tạo” như vẫn hay nói ư? Nói vậy bằng không. Bởi sau chữ sáng tạo còn bao nhiêu cách hiểu, còn bao nhiêu vấn đề thực ra chưa bao giờ được xới lên, biện biệt… Mới đây, Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh tổ chức một cuộc hội thảo về nghệ thuật Việt Nam đương đại. Chưa nói đến những gì được đề cập bên trong, ngay cái tên khái quát chủ đề hội thảo nghe đã “lộ cộ”: “Về tính sáng tạo của nghệ thuật đương đại Việt Nam trong thời đổi mới”. Chẳng lẽ không phải sáng tạo xưa nay vốn là yếu tính của nghệ thuật hay sao - không sáng tạo không có nghệ thuật - mà cần phải nhấn nhá thêm mấy chữ “về tính sáng tạo” ở phía trước? Thêm nữa, chẳng lẽ không phải “đương đại” vốn có nghĩa là “cái đang là”, “cái đang ở thời hiện tại” hay sao mà phải nối thêm cái đuôi “trong thời đổi mới”… Sự “lộ cộ” ở đây, rõ ràng, không đơn giản chỉ là chuyện chữ nghĩa. Chữ nghĩa, chỉ là phần lộ ra của một não trạng, một cách nghĩ bất ổn. Nó để lấp ló cái mặc cảm thiếu “tính sáng tạo” và cái mặc cảm lạc hậu mãn tính. Đặc biệt, nó để thò ra một tình trạng vô ý thức hay loạng choạng, tù mù triền miên trong nhận thức. v.v… và v.v… Nói chung, chúng ta viết hay đọc, bao giờ cũng là viết hay đọc trong cái nhìn liên văn bản, liên ngành, liên văn hóa. Mỗi một chữ, một khái niệm được viết ra đều có nghĩa là chiết ra hay trích ra từ một hệ thống nào đó. Và nó được đọc, cũng gắn liền với một hệ thống nào đó cấu thành cách nhìn, quyết định cách hiểu của người đọc. Giữa cái được viết ra và sự đọc nó, nhiều khi có một khoảng lệch hết sức ghê gớm. Nhiều khi không có sự tương đồng nào. Trở lại với chuyện phê bìnhmỹ thuật, những bài viết phêbìnhmỹ thuật trên báo, vốn dĩ là những gì hết sức sơ sài, hết sức dở dang, khi đến với người đọc, sẽ nối kết, sẽ tổng hợp với cái gì? Và, sẽ cho ra kết quả gì? Thực tế như đã nói, nó, nơi số đông người đọc, chỉ được nối kết, tổng hợp với những định kiến, thành kiến, những hoang tưởng, ảo tưởng, ngộ nhận v.v… Và, cuối cùng, chỉ biến mọi nỗ lực phêbình trở thành một cái gì có vẻ như ai cũng cần nhưng lại rất thừa. Không chỉ thừa, nhảm. Thực tế, có lẽ, nhiều người viết phêbình đã hiểu rõ điều này. Hiểu. Một số người thôi, không viết phêbình nữa, chấp nhận làm “chiêng trống làm rộn ràng phiên chợ”. Cho qua ngày. Một số chuyển sang làm… thinh. Hay, làm “nhà phêbình vỉa hè”. Một số loay hoay bức bối. Nhiều người trẻ, muốn viết phê bìnhmỹ thuật, thành tâm nói với tôi: “Chẳng lẽ vô phương sao? Chẳng lẽ thôi không viết phêbình nữa?…”. Tôi không biết góp ý thế nào với họ. Bởi, xét đến cùng, họ cũng đã là sản phẩm của một nền văn hóa, giáo dục có lắm điều bất cập và thái quá “điều kiện hóa” tư duy con người từ lâu rồi. Nói nhiều chỉ làm cho họ hoang mang. Tôi biết vài người suốt ngày lùng sục trên internet tìm đọc, mong thấy “lối ra”. Họ bắt đầu nói chuyện dịch chuyển góc nhìn phê bình, chuyển đối tượng phêbình sang các vấn đề văn hóa mỹ thuật, sang các vấn đề học thuật v.v… Nhưng để hiểu và làm việc đó, họ cần phải có một khối lượng kiến thức liên ngành khổng lồ và mang tính hàn lâm. Xem như họ phải học lại từ đầu. Nhưng học ở đâu? Ai dạy? Đi tìm một danh sách các tài liệu tham khảo cần đọc đã khó lắm rồi. Nhiều khi phải có “duyên” mới gặp bạn, gặp thầy. Mà ngay cả khi có điều kiện, sách hay chất đầy nhà, thì đọc, nhiều khi, cứ như phải “đâm đầu vào tường”. Bao nhiêu trở ngại lù lù trong tư duy. Cách giáo dục đào tạo ở Việt Nam, lâu nay, rất ít chú tâm tạo cho người học khả năng suy nghĩ độc lập, khả năng tự học. Kiến thức lý luận và phương pháp luận của không ít người được gọi là “trí thức” rất kém. Bởi vậy, tiêu hóa là chuyện khó. Dễ “tẩu hỏa nhập ma” lắm. Thêm nữa, còn có bao nhiêu trở ngại, áp lực khác. Ngay cả khi đã tích lũy và làm chủ được khối lượng kiến thức cần thiết, chuyển sang hướng “phê bình lý thuyết”, “phê bình học thuật” như thế, người viết sẽ phải đụng độ với bao nhiêu thành kiến, bao nhiêu tín điều, bao nhiêu mặc cảm, kể cả mưu toan… chi phối sự suy nghĩ và hành xử nơi số đông người trong làng mỹ thuật, và do đó, rất dễ bị xem như những kẻ trịch thượng, những kẻ phá bĩnh, có khi còn là “những kẻ phản bội”, khả nghi… Tôi viết ra tất cả những điều này, không phải để biện minh cho cái việc lâu nay tôi không viết một bài phêbìnhmỹ thuật nào đăng báo trong nước hay để phủ nhận vai trò của phê bìnhmỹ thuật nói chung. Tôi viết, để lẩy ra một số vấn đề khác, đáng quan tâm hơn: Một, đừng hy vọng phêbình sẽ làm cho công chúng yêu thích và hiểu biết về mỹ thuật hơn, nếu như còn tiếp tục phớt lờ việc phổ cập kiến thức về mỹ thuật, về nghệ thuật nói chung đến mọi người dân; đừng hy vọng phêbình sẽ thúc đẩy được sáng tác, sẽ làm cho giới sáng tác đổi mới thực sự - trở nên chuyên nghiệp và bản lĩnh hơn ở tư cách con người tự do sáng tạo - nếu như cả nền văn hóa mỹ thuật vẫn còn dị ứng hay bất cập trước các vấn đề lý thuyết, vẫn còn “đóng cửa” không chịu cập nhật các lý thuyết nghệ thuật mới và cả cơ sở học thuật liên quan của nhân loại ngày nay. Hai, sẽ không giải quyết được vấn đề phổ cập, nếu không, trước hết, giải quyết các vấn đề “bác học”. Không thể “ăn sống nuốt tươi” các lý thuyết ngoại nhập. Cần phải có một hệ thống chuyên gia làm công việc thu thập, chọn lọc và xử lý thông tin -những người có khả năng phê bình lý thuyết và kiến tạo lý thuyết. Không thể tiếp tục quản lý sinh hoạt mỹ thuật theo lối tư duy thời bao cấp mà ở đó, người thủ trưởng sẽ quyết định tất cả. Những cuộc hội thảo gọi là “khoa học” về các vấn đề nghệ thuật đương đại được tổ chức thời gian gần đây, từ trung ương đến địa phương, dường như, là vẫn đang được triển khai theo lối tư duy này. Nhìn vào cách đặt vấn đề và cách tổ chức, có thể thấy, nó có vẻ như là một cuộc vận động dư luận cho một mục đích nào đó khác hơn là nhằm phát hiện và giải quyết các vấn đề học thuật. Cùng một số tiền bỏ ra cho các cuộc hội thảo như thế hàng năm, nếu tập trung đầu tư cho một vài chuyên gia, tổ chức họ thành một bộ máy với các điều kiện làm việc phù hợp…, mọi chuyện có lẽ sẽ hiệu quả hơn. Ba, sẽ không giải quyết được các vấn đề “bác học” nếu không đào xới vào tận nền tảng-cơ sở tồn tại, các yếu tố chi phối sự vận động và phát triển-của cả nền văn hóa mỹ thuật. Như thế, có nghĩa là phải chấp nhận sự phê phán. Thậm chí hơn nữa: sự phủ định. Và sự chấp nhận này, không gì khác hơn, là tạo ra một môi trường dân chủ thực sự cho phê bình… … Ở trên, tôi có nêu vấn đề dịch chuyển góc nhìn phê bình, chuyển đối tượng phêbình sang các vấn đề văn hóa mỹ thuật, sang các vấn đề học thuật v.v…. Do vấn đề khá phức tạp cần phải biện luận dài dòng, tôi xin được đề cập sâu hơn vào một dịp khác. . Phê bình mỹ thuật: một chuyện thừa? Gần 10 năm viết phê bình mỹ thuật, càng ngày, tôi càng hiểu ra rằng, ở Việt Nam, viết phê bình mỹ thuật trên báo, cho dù viết. viết một bài phê bình mỹ thuật nào đăng báo trong nước hay để phủ nhận vai trò của phê bình mỹ thuật nói chung. Tôi viết, để lẩy ra một số vấn đề khác, đáng quan tâm hơn: Một, đừng hy vọng phê. ra và sự đọc nó, nhiều khi có một khoảng lệch hết sức ghê gớm. Nhiều khi không có sự tương đồng nào. Trở lại với chuyện phê bình mỹ thuật, những bài viết phê bình mỹ thuật trên báo, vốn dĩ là