NguyễnHưngTrinh:Vẽhaylộttrầntâm cảnh(*) NguyễnHưng Trinh có lẽ là hoạ sĩ đáng chú ý nhất trong số các hoạ sĩ xuất thân không qua trường lớp lâu nay ở Việt Nam. Anh là người dường như sinh ra để… vẽ. Ở anh không có giai đoạn tập sự. Từ tác phẩm đầu tay đến nay, tác phẩm chồng chất hàng mấy trăm bức, tất cả đều đạt đến sự chững chạc giàu tính biểu cảm với một phong cách nhất quán xuyên suốt. NguyễnHưng Trinh là một hoạ sĩ biểu hiện (expressionist) triệt để. Điều này không có ý nghĩa của một sự lựa chọn mà bộc phát tự nhiên theo cách nhìn của anh về cuộc đời: luôn luôn trực diện; theo cách nghĩ của anh về nghệ thuật: luôn luôn đặt nghệ thuật trên nền tảng siêu hình học, không né tránh những thách thức gai góc của tư tưởng; theo tâm tính của anh: luôn luôn ở trong trạng thái như chịu dồn nén chỉ chực nổ bùng. Nghệ thuật của anh là tiếng lòng ú ớ. Chủ đề tranh NguyễnHưng Trinh, có thể nói, là những cảm nhận khác nhau về thân phận con người, về đời sống thực tại. Anh tỏ ra nhạy cảm với những nỗi đau, những khát vọng của con người đi tìm sự hoà hợp trong cô đơn, tìm vĩnh cửu trong phù du, tìm tự do trong ràng buộc, tìm sự hoàn thiện trong thân phận bất toàn v.v… Hình ảnh con người ở trong tranh NguyễnHưng Trinh, từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, đều được trừu tượng hoá cho nội dung biểu hiện, hoặc như những cành cây khô xao xác, xù xì, hoặc như được nặn ra một cách dở dang từ những nắm đất bùn nhễu nhão. Anh dường như luôn luôn vẽ tranh trong tình trạng tinh thần phấn khích cao độ. Anh không vờn màu mà đập màu. Nét bút của anh đầy vẻ xung động, gấp gáp, căng thẳng. Cái tính chất căng thẳng trong tranh anh còn thể hiện rất rõ qua kết cấu bề mặt tác phẩm, lớp màu mày chồng lên lớp màu kia, chỗ dày, thô, rắn; chỗ mỏng, mịn, sâu…. Anh có một bảng màu đẹp, kết cấu trong từng tác phẩm, tạo thành những không gian luôn luôn gợi ra những cảm xúc khi lạnh lẽo, khi âm u, khi xa xôi, khi rờn rợn ma quái. Tranh anh hoàn toàn không có những yếu tố mang tính chất trang trí thuần tuý – những sự thêm vào có ý nghĩa cân bằng thị giác. Tất cả đều nhắm đến sự biểu đạt cảm xúc, tư tưởng. Bố cục tranh anh, do đó, có khi nặng nề, có khi chông chênh, có khi rậm rịt ứ đầy, có khi gợi cảm xúc về sự lạc loài, bơ vơ… Phong cách nghệ thuật của NguyễnHưng Trinh thực sự đạt đến sự thống nhất ngay từ trong tư duy. Bảng màu, bút pháp của anh rõ ràng là sự lộttrầntâm cảnh, thể hiện những cơn co giật của cảm xúc. Ở đây không thể có sự phân chia tách bạch tác phẩm thành cái biểu đạt với cái được biểu đạt, hay tính chất văn học với ngôn ngữ hội hoạ, v.v… Ý tưởng với hình tượng là một. Hội hoạ biểu hiện với ngôn ngữ biến hình, cường điệu hoá (đối tượng), thường rất dễ sa vào lối khoa trương hay mang tính hoạt kê… trượt ra ngoài cái “ngưỡng” gọi là đẹp… Hội hoạ biểu hiện của NguyễnHưng Trinh đã tránh xa được sự quá đà đó. Tranh anh mặc dù phát ra những tín hiệu “cảm xúc mạnh, gây ấn tượng tức thời” nhưng vẫn chuyển tải một tinh thần sáng tạo nghiêm trang, sâu lắng. Chỉ cần xem qua một vài tác phẩm của anh, người ta dễ dàng nhận ra điều này - giữa cảm xúc, tư tưởng, đôi mắt với bàn tay có sự liền lạc, cân bằng… Tôi nghĩ, với tài năng và thái độ lao động nghệ thuật say mê và nghiêm túc như hiện nay, NguyễnHưng Trinh sẽ còn đi xa hơn trong nghệ thuật. Đó cũng là lý do khiến tôi mạnh dạn và hào hứng viết bài này. . Nguyễn Hưng Trinh: Vẽ hay lột trần tâm cảnh( *) Nguyễn Hưng Trinh có lẽ là hoạ sĩ đáng chú ý nhất trong số các hoạ sĩ xuất. vơ… Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Hưng Trinh thực sự đạt đến sự thống nhất ngay từ trong tư duy. Bảng màu, bút pháp của anh rõ ràng là sự lột trần tâm cảnh, thể hiện những cơn co giật. gai góc của tư tưởng; theo tâm tính của anh: luôn luôn ở trong trạng thái như chịu dồn nén chỉ chực nổ bùng. Nghệ thuật của anh là tiếng lòng ú ớ. Chủ đề tranh Nguyễn Hưng Trinh, có thể nói,