1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập nhận thức (4)

21 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thực tập nhận thức ngành Logistics và chuỗi cung ứng
Tác giả Nguyễn Tâm Anh
Trường học Đại học Điện Lực
Chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Thể loại Báo cáo thực tập nhận thức
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 686,35 KB

Nội dung

Là một sinh viên khoa Quản lý công nghiệp và năng lượng, ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng trường Đại học Điện Lực, em đã rất được tiếp cận và trang bị cho mình những lý luận, cá

Trang 1

Nhận xét của đơn vị và giáo viên hướng dẫn

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2

PHẦN I: NHỮNG KIẾN THỨC ĐƯỢC ĐÀO TẠO TRONG QUÁ TRÌNH

THỰC TẬP 3

1.1 Những kiến thức tổng quan về logistics và chuỗi cung ứng trong thực tế 3

1.1.1 Khái quát về logistics và chuỗi cung ứng 3

1.1.2 Mô hình phân phối 3

1.1.3 Động năng của chuỗi cung ứng 3

1.2 Những vấn đề thực tế trong nghiệp vụ kho hàng 4

1.2.1 Những vấn đề phát sinh trong lưu kho 4

1.2.2 Vận hành kho – Các nghiệp vụ cơ bản 5

1.3 Những vấn đề thực tế trong nghiệp vụ vận tải đường biển và đường hàng Không 6

1.3.1 Các quy trình giao nhận hàng hóa đường biển 1.3.2 Ưu và nhược điểm của hình thức vận tải đường biển 6

1.3.3 Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không 6

1.3.4 Ưu và nhược điểm của vận tải đường hàng không 7

1.4 Những vấn đề thực tế trong nghiệp vụ hải quan 7

1.4.1 Mã hóa hàng hóa – HS code 7

1.4.2 Một số vấn đề thực tế trong nghiệp vụ hải quan 8

PHẦN II: NHỮNG KIẾN THỨC THỰC TẾ THU NHẬN ĐƯỢC TRONG

QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 8

2.1 Những kiến thức thực tế thu nhận được trong quá trình tham quan Công ty Cổ phần Gemadept 8

2.1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Gemadept 8

2.1.2 Nội dung về kho hàng của Gemadept 10

2.1.3 Năng lực lưu trữ của Gemadept 10

2.1.4 Năng lực xếp dỡ của Gemadept 11

Trang 3

2.1.5 Năng lực vận tải của Gemadept 12

2.2 Những kiến thức thực tế thu nhận được trong quá trình tham quan Công ty Cổ phần Sao đỏ 13

2.2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Sao đỏ 13

2.2.2 Nội dung về kho hàng lạnh của Sao đỏ 13

2.2.3 Năng lực lưu trữ của Sao đỏ 14

2.2.4 Năng lực xếp dỡ của Sao đỏ 15

2.2.5 Năng lực vận tải của Sao đỏ 15

PHẦN III: KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế thế giới đang ngày càng phát triển mạnh mẽ với các tiến bộ vượt bậc về khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa Điều này mang đến không ít cơ hội cũng như thách thức cho nền kinh tế Việt Nam

Sự cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt hơn, chính vì vậy mà ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng dần khẳng định được vị thế

và có tiềm năng tăng trưởng to lớn, trở thành một trong những công cụ cạnh tranh đắc lực của Việt Nam trong việc tiếp cận và phát triển các giao dịch quốc tế Phát triển dịch

vụ logistics sẽ đem lại nguồn lợi khổng lồ cho nền kinh tế đất nước

Là một sinh viên khoa Quản lý công nghiệp và năng lượng, ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng trường Đại học Điện Lực, em đã rất được tiếp cận và trang bị cho mình những lý luận, các học thuyết kinh tế và bài giảng của thầy cô về các vấn đề nghiệp vụ như Xuất nhập khẩu, Vận tải và giao nhận cùng với một số vấn đề như tài chính, nhân

sự, marketing, sản xuất Ngoài những bài giảng trên, trường cũng đã tạo điều kiện cho chúng em đi thực tập nhận thức tại kho hàng và cảng biển của Công ty Cổ phần Gemadept và Công ty cổ phần Sao đỏ Thực tập chính là cơ hội cho chúng em được tiếp cận với thực tế, được áp dụng những lý thuyết mình đã học trong nhà trường, phát huy những ý tưởng mà trong quá trình học chưa thực hiện được Trong thời gian nSày, chúng

em được tiếp cận với tình hình hoạt động của doanh nghiệp, cũng như có thể quan sát học tập phong cách và kinh nghiệm làm việc

Sau đây em xin được trình bày nội dung báo cáo thu hoạch thực tập nhận thức ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Do hạn chế về kiến thức của bản thân và thời gian thực tập có bạn, vì vậy trong đề tài này chắn chắn không tránh khỏi sai sót Em kính mong sự chỉ dẫn của quý thầy cô để

đề tài này được hoàn thiện hơn

Báo cáo được kết cấu gồm ba phần chính:

PHẦN I: NHỮNG KIẾN THỨC ĐƯỢC ĐÀO TẠO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

PHẦN II: NHỮNG KIẾN THỨC THỰC TẾ THU NHẬN ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

PHẦN III: KẾT LUẬN

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NVL: Nguyên vật liệu

HUB: Trung tâm logistics là một trung tâm hoặc khu vực cụ thể có vai trò kết nối các hoạt động liên quan đến vận chuyển, tổ chức, tách, điều phối và phân phối hàng hóa cho vận chuyển quốc gia và quốc tế, trên cơ sở thương mại của các nhà khai thác khác nhau NPP: Nhà phân phối

KH: Khách hàng

XNX: Xuất nhập khẩu

Trang 6

NỘI DUNG

PHẦN I: NHỮNG KIẾN THỨC ĐƯỢC ĐÀO TẠO TRONG QUÁ TRÌNH

THỰC TẬP

1.1 Những kiến thức tổng quan về logistics và chuỗi cung ứng trong thực tế

1.1.1 Khái quát về Logistics và chuỗi cung ứng

- Một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản: Nhà cung cấp

nguyên liệu thô Nhà sản xuất Nhà phân phối Đại lý bàn lẻ Khách

hàng

- Vị trí của dịch vụ Logistics trong chuỗi cung ứng: Dịch vụ Logistics diễn ra tại các

hoạt động chuyển giao giữa các bộ phận sản xuất, bán sỉ, bán lẻ và khách hàng hằm phục

vụ nhu cầu cung cấp dịch vụ Logistics cho chuỗi cung ứng (ví dụ như vận tải, kho hàng

, phân phối…)

1.1.2 Mô hình phân phối

Nhập khẩu NVL Nhà máy HUB Dự án

1.1.3 Động năng của chuỗi cung ứng

Nhà cung cấp Nhà máy / Kho tổng Kho trung chuyển /

Khách hàng

Planning warehouse

Trang 7

- Các doanh nghiệp tham gia trong một chuỗi cung ứng bất kì đều phải đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động của mình trong năm lĩnh vực sau: sản xuất, lưu kho, địa điểm/

vị trí, vận tải, thông tin

- Mục tiêu của Chuỗi cung ứng và Logistics: Logistics cùng với Chuỗi cung ứng giải quyết 3 vẫn đề của nền kinh tế trong việc hài hoà giữa

+ Khối lượng sản xuất và khối lượng tiêu thụ

+ Thời gian sản xuất và thời gian tiêu thụ

+ Không gian sản xuất và không gian tiêu thụ

- Cấu trúc chuỗi cung ứng mở rộng:

Thượng nguồn: bao gồm nhà cung cấp cấp độ 1, nhà cung cấp cấp độ 2,… nhà cung cấp cấp độ n Doanh nghiệp trung tâm: nhà sản xuất Hạ nguồn: bao gồm nhà phân phối liên kết với nhà bán buôn, bán lẻ và sau đó hàng hóa đến tay khách hàng

- Các dòng cơ bản trong chuỗi: 3 dòng cơ bản

+ Dòng vật chất (di chuyển của hàng hóa): chảy qua nhiều nhà kho, trung tâm phân phối, nhà bản buôn, bán lẻ,

+ Dòng thông tin: Bao gồm những thông tin như đơn hàng, bảng giá, lịch đặt hàng, yêu cầu thay đổi, khiếu nại chất lượng và báo cáo năng lực vận hành,

+ Dòng tài chính: Dựa trên các hóa đơn từ nhà cung cấp dịch vụ, khi hóa đơn được xác thực, dòng tiền chảy từ người sử dụng về nhà cung cấp tương ứng

- Thấy rõ 4 thách thức chung: Tối ưu chi phí, kiểm soát rủi ro, tăng chất lượng dịch vụ, linh hoạt với thay đổi

- Xu thế của sự thay đổi: tất cả những công ty dẫn đầu trong Chuỗi cung ứng và Logistics nhận thức rõ rằng Công nghệ chính là lợi thế và sức mạnh cạnh tranh

1.2 Những vấn đề thực tế trong nghiệp vụ kho hàng

1.2.1 Những vấn đề phát sinh trong lưu kho:

- Chưa tối ưu diện tích lưu trữ kho

- Không kiểm soát kịp thời vận hành kho

- Lệch tồn kho

Ví dụ những khó khăn đặc thù của doanh nghiệp:

Trang 8

+ Nhà máy sản xuất – kho hàng: Độ chính xác tồn kho thấp, mất mát hàng hóa, phụ thuộc kinh nghiệm nhân công

+ Nhà bán lẻ - quản lý kho hàng: Tối ưu chi phí tồn kho, kiểm soát thất thoát, kiểm soát vận hành

1.2.2 Vận hành kho – Các nghiệp vụ cơ bản

- Các công việc chính của nhân viên quản lý kho:

+ Kiểm tra, lưu trữ các chứng từ

+ Quản lý việc nhập, xuất hàng

+ Nhận các chứng từ giao hàng

+ Quản lý, sắp xếp hàng hóa trong kho hiệu quả và phù hợp nhất

+ Đảm bảo các quy tắc về Phòng cháy chữa cháy

+ Định kỳ hàng tháng kiểm tra lại các kệ để hàng: Kiểm kê ( kiểm tra hàng hóa trong kho: kiểm tra độ bảo quản, chất lượng Hàng hóa phải được kiểm tra theo kích thước, số lượng, nhiệt độ, độc tính, giá trị, mức độ dễ vỡ )

- Các hoạt động nghiệp vụ vận hành kho bãi:

Đầu vào hàng hóa,

CHUẨN BỊ XUẤT HÀNG

- Đóng gói

- Gắn nhãn, mác

- Đặt hàng tại nơi giao để bốc

lên phương tiện vận tải

- Kế hoạch vận chuyển

- Bốc hàng hóa lên phương tiện

- Giao vận đơn, hóa đơn

- Cập nhật dữ liệu

Trang 9

1.3 Những vấn đề thực tế trong nghiệp vụ vận tải đường biển và đường hàng không

1.3.1 Các quy trình giao nhận hàng hóa đường biển

- FCL (Full Container Load): sử dụng mô tả dịch vụ đường biển quốc tế được thiết kế cho các lộ hàng vận chuyển hàng hóa mà một nước xuất khẩu, nhập khẩu sử dụng độc quyền của một container vận tải biển chuyên dụng (thường là một container 20ft hoặc 40ft) Container vận chuyển hàng hóa bằng đường biên thường được nạp và kẹp chì tại gốc và sau đó được vận chuyển bằng sự kết hợp của đường biển, đường sắt và/ hoặc đường bộ đến nơi cuối

- LCL (Less than Container Load) mô tả cách thức vận chuyển hàng hoá khi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container, mà cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác.Khi đó, công ty dịch vụ sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng, hay consolidation 1.3.2 Ưu và nhược điểm của hình thức vận tải đường biển

- Ưu điểm:

+ Có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá

+ Các tuyến đường vận tải đường biển đa số là tự nhiên => Chi phí xây dựng, cải tạo, bảo dưỡng thấp

+ Năng lực chuyên chở của vận tải biển không bị hạn chế như các hình thức vận chuyển khác

+ Giá thành của vận tải đường biển thấp

- Nhược điểm:

+ Có khả năng gặp nguy hiểm cao vì bốn bề là nước, khó có khả năng thoát thân + Chịu ảnh hưởng nặng nề về yếu tố thời tiết, không thể di chuyển được khi bão, sóng thần hay mưa to

+ Thời gian vận chuyển chậm, không thích hợp với những loại hàng hóa đang cần được giao nhanh

1.3.3 Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không

Trang 10

Bước 1: Booking Bước 2: Đóng hàng Bước 3: Thông quan Bước 4: Phát hành B/L Bước 5: Gửi chứng từ Bước 6: Nhận chứng từ Bước 7: Thông báo hàng giao đến Bước 8: Lệnh giao hàng Bước 9: Thông quan Bước 10: Dỡ hàng

1.3.4 Ưu và nhược điểm của hình thức vận tải đường hàng không

- Ưu điểm

+ Ưu điểm lớn nhất của vận tải hàng không là tốc độ cao

+ An toàn hơn so với đường bộ, đường sắt và đường biển

+ Không bị cản trở bởi bề mặt địa hình như đường bộ hay đường thuỷ Do đó có thể kết nối được gần như tất cả các quốc gia trên thế giới

+ Dịch vụ nhanh chóng, đúng giờ, nhờ vào tốc độ bay rất nhanh và phù hợp với hàng hóa có giá trị cao hoặc dễ hư hỏng

- Nhược điểm:

+ Cước vận tải hàng không rất cao, đặc biệt là đối với các tuyến đi quốc tế Những ngày cao điểm như ngày lễ, ngày tết thì cước vận chuyển hàng không có thể cao gấp 3, 4 lần + Vận tải hàng không thường có sự hạn chế về khối lượng và trọng lượng trở hàng Nó cũng không phù hợp với hàng hóa cồng kềnh, hàng hóa có khối lượng lớn hoặc hàng hóa có giá trị thấp

+ Thủ tục hải quan khi vận chuyển hàng hóa cũng khá phức tạp, tốn thời gian

+ Khách hàng luôn phải đến sớm hơn giờ bay so với quy định để đảm bảo đúng tiến độ bay

1.4 Những vấn đề thực tế trong nghiệp vụ hải quan

1.4.1 Mã hóa hàng hóa - HS code

+ HS code: bao gồm 8 ký tự (một số nước áp dụng hệ thống chi tiết tới 10 ký tự)

+ 02 ký tự đầu: mã chương hàng hóa

+ 02 ký tự tiếp theo: mã phân chương nhóm hàng hóa chủ yếu

+ 02 ký tự tiếp theo: mã phân nhóm hàng hóa theo đặc điểm chính

+ 02 ký tự còn lại: mô tả chi tiết hàng hóa

- Mục đích của HS code:

Trang 11

+ Làm cơ sở xây dựng hệ thống phân loại hàng hóa XNK và thuế quan hải quan

+ Thống kê thương mại quốc tế

+ Xác định xuất xứ và đàm phán thương mại giữa các quốc gia

+ Quản lý hàng hóa cần kiểm soát

+ Khai hải quan và nộp thuế XNK tương ứng với từng mặt hàng

1.4.2 Một số vấn đề thực tế trong nghiệp vụ hải quan:

- Thủ tục hải quan phức tạp: Thủ tục hải quan đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ nhiều quy định và điều kiện khác nhau từ việc đăng ký nhập khẩu khai báo hải quan, kiểm tra hàng hóa đến thanh toán thuế và phí

- Thời gian xử lý chậm: Thời gian xử lý hải quan có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần tùy thuộc vào quy mô và loại hàng hóa Điều này có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc quản lý dòng tiền và lập kế hoạch sản xuất

- Chi phí cao: Chi phí hải quan bao gồm các khoản phí và thuế nhập khẩu, phí dịch vụ hải quan và chi phí vận chuyển Các doanh nghiệp cần phải tính toán kỹ chi phí này để đảm bảo lợi nhuận

- Rủi ro về vi phạm quy định: Vi phạm quy định hải quan có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng bao gồm phạt tiền, tịch thu hàng hóa và mất danh tiếng của doanh nghiệp

- Khó khăn trong việc đối phó với thủ tục hải quan của các quốc gia khác: Các quốc gia

có các quy định hải quan khác nhau, điều này có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa

PHẦN II: NHỮNG KIẾN THỨC THỰC TẾ THU NHẬN ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

2.1 Những kiến thức thực tế thu nhận được trong quá trình tham quan Công ty Cổ phần Gemadept

2.1.1 Tổng quan về công ty cổ phần Gemadept

- Gemadept được thành lập vào năm 1990, tồn tại và phát triển 33 năm Gemadept có những thành tựu khá là nổi tiếng phải kể đến đó là công ty đã ký kết hợp đồng với nhiều đối tác lớn trong đó có Viettel 3, 4 năm gần đây Germadept nằm trong top 10 công ty

uy tín về logistics của Viettel

Trang 12

- Gemadept tập trung phát triển 2 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là Khai thác cảng và Logistics

- Doanh nghiệp niêm yết duy nhất sở hữu và khai thác hệ thống cảng và Logistics tích hợp hàng đầu Việt Nam Hệ thống cảng của Gemadept: Nam Hai, Nam Hai Dinh Vu, Nam Dinh Vu, GMD Dung Quat, Binh Duong, Phuoc Long ICD, Gemalink Hệ thống logistics của Gemadept: Nam Hai ICD & Logistics, DCs in Binh Duong, Air cargo Terminal, TT Logistics KGL, Mekong Logistics

- Với mạng lưới hàng trăm nghìn mét vuông trung tâm phân phối, kho hàng quy mô, hiện đại song hành cùng hệ thống cảng; đầu tư các phương tiện, trang thiết bị vận tải đường bộ, đường thủy nhằm đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng; ứng dụng các phần mềm quản lý tiên tiến, mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng, đối tác

- Gemadept là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam khai thác hiệu quả chuỗi cung ứng Logistics toàn diện trên 6 lĩnh vực khác nhau: Logistics Ô tô, Trung tâm phân phối hàng hóa, Cảng hàng hóa hàng không, Logistics hàng lạnh, Vận tải đường biển – thủy, Vận tải hàng siêu trường siêu trọng

- Nhg khách hàng tiêu biểu của Germadept

+ E-goods: LG, Samsung, Toshiba…

+ Food and beverage: Ajinomoto, Abbott, Heineken…

+ Furniture / Material: Jofran INC, Brenntag, COATS…

+ FMCG: Unilever, TH True Milk, Unicharm…

+ Retail: Mega market, BigC, GS25…

+ Others: Mercedes – Benz, Honda, Hyundai…

- Germadept cung cấp các dịch vụ Logistics đa dạng bao gồm:

+ Vận chuyển hàng hóa: Gemadept cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đường bộ và đường hàng không

+ Kho bãi và quản lý kho: Germadept có các kho bãi rộng lớn và hiện đại cung cấp dịch

vụ quản lý kho chuyên nghiệp

+ Dịch vụ hải quan: Gemadept cung cấp các dịch vụ hải quan như khai báo hải quan, giải quyết thủ tục hải quan và tư vấn về hải quan

+ Dịch vụ logistics dự án: Gemadept cung cấp các dịch vụ logistics dành cho các dự án

vụ logistics đa phương thức

Ngày đăng: 06/11/2024, 23:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w