Khái quát về ca dao, tục ngữ ở Kiên Giang Trong kho tàng văn học dân gian Kiên Giang, bên cạnh truyện dân gian còn có ca dao, tục ngữ của người Kinh, Khmer và người Hoa.. Biểu diễn ngh
Trang 1UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tài liệu giáo dục địa phương
Lớp
Trang 2Đồng Chủ biên:
PHẠM THỊ HỒNGNGUYỄN TRỌNG ĐỨCNGUYỄN THỊ THỌCHU THỊ THU HÀNGUYỄN THỊ VŨ HÀDƯƠNG QUANG NGỌC
Thành viên Ban biên soạn:
NGUYỄN ANH TUẤN PHẠM VĂN MẠNH
LÝ NGỌC ĐỊNH PHẠM TẤT THẮNGNGUYỄN ĐỨC THẮNGPHÙNG THỊ PHƯƠNG LIÊNNGUYỄN THỊ HẢO
LÊ VĂN HÙNGTHIỀU VĂN NAMNGUYỄN THANH TÂMHUỲNH VĂN HOÁNGUYỄN THỊ MAI PHAN THỊ CẨM MYNGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG
Lời nói đầu
Các em thân mến!
Kiên Giang là tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lí
và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội Với vị thế là cửa ngõ thông ra vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, Kiên Giang có tiềm năng lớn về kinh tế cửa khẩu, hàng hải và mậu dịch quốc tế Bên cạnh đó, Kiên Giang còn là vùng sản xuất nông nghiệp đa dạng
Là người con của Kiên Giang, các em chính là thế hệ tương lai sẽ xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh Để làm được điều đó, các em cần trang
bị cho mình những kiến thức về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, chính trị – xã hội
và môi trường của Kiên Giang
Tài liệu này sẽ là cầu nối tri thức giúp các em có thêm hiểu biết về Kiên Giang, nuôi dưỡng tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học
để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương Nội dung cuốn sách được hệ thống hoá một cách khoa học cùng những hoạt động lí thú, hình ảnh sinh động, gần gũi sẽ giúp phát triển năng lực của các em một cách hiệu quả
Mong rằng tài liệu này sẽ là cẩm nang hữu ích giúp các em thêm yêu và tự hào
về quê hương Kiên Giang, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp Chúc các em có những trải nghiệm bổ ích và thú vị trên hành trình khám phá mảnh đất quê hương mình!
Trang 3Văn hoá ứng xử của học sinh trong nhà trường
Ứng xử trong quan hệ thầy – trò quan hệ bạn – bèỨng xử trong
Ứng xử với nhân viên trong nhà trường
Ứng xử với khách đến trường
Vận dụng:
Vận dụng kiến thức, kĩ năng vừa học vào thực tế
16
Học xong bài này, em sẽ:
� Trình bày được đặc điểm chung của ca dao, tục ngữ ở tỉnh Kiên Giang.
� Phân tích được nội dung, ý nghĩa của một số bài ca dao, tục ngữ ở tỉnh Kiên Giang.
� Sưu tầm được một số bài ca dao, tục ngữ ở địa phương.
� Có ý thức và hành vi phù hợp trong việc bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp của ca dao, tục ngữ tỉnh nhà
MỞ ĐẦU Đọc bài một ca dao, tục ngữ mà em biết Nêu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao, tục ngữ đó
KIẾN THỨC MỚI
1 Khái quát về ca dao, tục ngữ ở Kiên Giang
Trong kho tàng văn học dân gian Kiên Giang, bên cạnh truyện dân gian còn
có ca dao, tục ngữ của người Kinh, Khmer và người Hoa Ca dao, tục ngữ Kiên Giang có nội dung đa dạng, phản ánh các mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người nơi đây
1 Tìm hiểu thêm một số phong tục, tập quán ở Kiên Giang theo gợi ý sau:
2 Có ý kiến cho rằng một số phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc
ở địa phương không còn phù hợp với xã hội hiện đại ngày nay Em suy nghĩ gì
về ý kiến ấy?
Tìm hiểu thêm
PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI KINH,
NGƯỜI KHMER, NGƯỜI HOA
Phong tục cưới hỏi của người Kinh, người Hoa
Ở Kiên Giang, do cùng chung sống với nhau lâu đời nên phong tục cưới
hỏi của người Kinh và người Hoa có nhiều điểm giống nhau Nghi thức cưới
hỏi của người Kinh và người Hoa gồm:
– Lễ coi mắt: Nhờ người mai mối tìm gặp, dạm hỏi sơ lược về gia đình,
về thân thế của cô gái và xin phép đưa nhà trai đến để biết cô gái.
– Lễ vấn danh: Hỏi ngày tháng năm sinh của cô gái để xem có hợp tuổi
hiểu chuyện gì đã xảy ra Khi về chỗ ngồi, Hà phát hiện cặp sách bị rơi và cuốn sổ
nhật kí không còn trong cặp Lúc này, Hà đã hiểu ra lí do vì sao các bạn lại cười.
Em có đồng ý với việc làm của bạn nam trong tình huống trên không? Nếu em
là Hà, em sẽ ứng xử như thế nào? Vì sao?
Tình huống 2: Cô lao công vừa lau hành lang nên nền gạch vẫn còn ướt Bạn
Tùng vô tư chạy nhảy giẫm giày bẩn lên chỗ cô vừa lau.
Là bạn cùng lớp với Tùng, em sẽ làm gì trong tình huống trên?
Khi đó em ứng xử như thế nào?
Người bạn đó đã biểu lộ thái độ như thế nào trước hành động của em?
Cảm xúc của em khi thực hiện hành động đó.
2 Lập kế hoạch thay đổi bản thân: Em hãy suy ngẫm về hành vi giao tiếp của mình xem hành vi nào em muốn thay đổi và sắp xếp chúng theo đúng thứ tự từ dễ đến khó Ghi lại kết quả và cảm xúc của mình khi thay đổi
Thời gian Mục tiêu thay đổi Hành động/ hành vi giao tiếp có văn hoá thay đổi Kết quả
Tuần 1
Tạo hình ảnh vui tươi, thân thiện, lễ phép với mọi người trong khi giao tiếp.
Luôn mỉm cười khi gặp người khác.
Chào hỏi thân thiện, đúng
từ ngữ xưng hô phù hợp.
?
Trang 4Học xong bài này, em sẽ:
� Kể tên được một số phong tục, tập quán ở tỉnh Kiên Giang
� Nhận biết được giá trị của phong tục tập quán đối với người dân ở tỉnh Kiên Giang
� Giữ gìn, phát huy phong tục, tập quán tốt đẹp ở tỉnh Kiên Giang
MỞ ĐẦU
Phong tục, tập quán là những thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo Phong tục, tập quán là một nét đẹp văn hoá cần được bảo tồn và phát huy Điều đó không chỉ mang ý nghĩa bảo tồn những giá trị truyền thống mà còn là cách để ghi nhớ cội nguồn của dân tộc Kiên Giang là vùng đất hội tụ chủ yếu của ba dân tộc Kinh, Khmer và Hoa Trong quá trình sinh sống cùng nhau, các nền văn hoá, phong tục, tập quán và tín ngưỡng tốt đẹp của các dân tộc có sự pha trộn, đan xen Chính vì thế mà phong tục, tập quán nơi đây rất phong phú và đa dạng
Kể tên một số phong tục, tập quán của người dân Kiên Giang mà em biết.
Trang
VĂN HOÁ, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG
Bài 3 Vùng đất Kiên Giang từ đầu thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVI 22
Bài 4 Di tích lịch sử – văn hoá của tỉnh Kiên Giang 26
ĐỊA LÍ, KINH TẾ, HƯỚNG NGHIỆP
Bài 6 Lao động, việc làm và chất lượng cuộc sống 44
Bài 7 Khái quát chung về kinh tế tỉnh Kiên Giang 49
Bài 8 Lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với ngành nghề của địa phương 54
LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG
Bài 9 Phòng chống bạo lực học đường ở tỉnh Kiên Giang 60
Bài 10 Văn hoá ứng xử trong nhà trường ở Kiên Giang 66
Bài 11 Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng ở tỉnh Kiên Giang 72
Trang 5KIẾN THỨC MỚI
1 Tục thờ cá Ông
Tục thờ cá Ông là nét văn hoá
đặc trưng của ngư dân miền biển
Trong tâm thức ngư dân vùng biển
Kiên Giang, cá Ông hay cá Voi là loài
sinh vật biển hiền lành, thân thiện
và hay giúp đỡ người đi biển vượt
qua sóng to gió lớn Vì vậy, họ xem
cá Ông là vật linh, tôn đặt tước hiệu
Nam Hải Đại tướng quân Loài cá
này bị nạn trôi dạt vào bờ thì cư dân
miền biển nhiệt tình cứu hộ hoặc tổ
chức ma chay long trọng Từ đó hình thành tập quán tín ngưỡng thờ ông Nam Hải,
vị thần phù trợ người đi biển Nhân dân lập miếu thờ để tỏ lòng biết ơn Ông
Ở các vùng ven biển Kiên Giang, người dân thường lập đền, lập miếu thờ cá Ông
2 Tục đua ghe Ngo
Tục đua ghe Ngo của người Khmer theo dân gian tương truyền thì xuất phát
từ một số câu chuyện sau: Thuở xưa, vào một ngày, các vị sư đang đi khất thực thì
trời bỗng đổ một trận mưa dữ dội làm cho các vị sư ướt hết cả cà sa, nước thì dâng
ngày một cao khiến các vị sư không thể nào đi về chùa được Người dân trong vùng
muốn đưa các vị sư về chùa nhưng không biết làm cách nào, nước mỗi lúc một
dâng cao nên cần phải đóng thuyền càng nhanh càng tốt, ai làm nhanh chở được
nhiều sư thì sẽ có nhiều phước Cuối cùng người dân bèn đốn những cây to khoét
lỗ tạo thành một chiếc ghe dài, số ghe đóng ngày một nhiều, mọi người cùng nhau
chở sư về chùa tạo thành một cuộc đua ghe trên sông hết sức độc đáo Để nhớ lại sự
kiện đó, đồng bào Khmer hằng năm đều tổ chức lễ hội đua ghe trên sông rất nhộn
nhịp Có truyền thuyết cho rằng tục đua ghe Ngo của đồng bào Khmer là để ôn lại
kì tích của lực lượng chủ lực hải quân và chiếc thuyền chiến (ghe Ngo) Cũng theo
người Khmer, đua ghe Ngo xuất phát từ đặc điểm cuộc sống của vùng sông nước
nên đã làm chiếc ghe độc mộc để làm phương tiện đi lại, và để đưa nước từ ruộng
đồng ra biển cả, đánh dấu sự kết thúc của một năm đồng áng
Dù bắt nguồn từ đâu thì đua ghe Ngo vẫn luôn mang một ý nghĩa nhân văn
vô cùng sâu sắc Ngày nay, người dân Khmer ở Kiên Giang tổ chức lễ hội đua ghe Ngo như một tục lệ Đó là một ngày hội lớn để mọi người vui chơi, thưởng thức cái đẹp, cái khoẻ mạnh hào hùng, cái tài nghệ tuyệt vời của các tay bơi trên sông nước mênh mông Đặc biệt phong tục đua ghe Ngo thể hiện tình đoàn kết, tạ ơn thần nước một năm qua đã ban nước cho người dân tưới tiêu, trồng trọt và luôn mang đến sự bình yên cho người dân
Theo phong tục, lễ hội đua ghe Ngo được tổ chức vào ngày 15 tháng 10 âm lịch hằng năm tại sông Cái Lớn thuộc huyện Gò Quao Lễ hội diễn ra theo trình tự như sau:
– Trước khi cuộc đua diễn ra thì trụ trì chùa sẽ đến Ban Tổ chức để đăng kí tham gia và cùng họp để đưa ra thể lệ thi
– Tổ chức tập luyện từ 2 đến 3 tuần Tập trên cạn sau đó tập dưới nước
– Trước ngày diễn ra cuộc đua, Ban Quản trị chùa sẽ thực hiện nghi thức hạ thuỷ chiếc ghe Ngo để các vận động viên tập dượt trên ghe cho thành thạo rồi mới đưa ghe đến trường đua
Họ tổ chức đua theo từng đợt một, mỗi đợt đua là một cặp ghe theo bảng đã được bốc thăm từ trước Cuộc đua diễn ra từ vòng loại đến vòng chung kết đến khi chỉ còn 4 ghe Hai ghe thắng đua với nhau để phân nhất, nhì; hai ghe thua đua với nhau để phân ba, tư
Hình 1.2 Lễ hội đua ghe Ngo ở sông Cái Lớn, huyện Gò Quao Hình 1.1 Đền thờ cá Ông ở xã Lại Sơn,
huyện Kiên Hải
Trang 6Dọc hai bên bờ sông là khung cảnh của hàng nghìn người hò reo cùng tiếng
trống, tiếng kèn cổ vũ cho đội ghe của mình làm cho các tay bơi càng có thêm động
lực tiến về đích Dù là thắng hay thua thì trên nét mặt từng vận động viên vẫn nở
những nụ cười Lễ hội đua ghe Ngo kết thúc lúc 4, 5 giờ chiều Tất cả mọi người
vui vẻ chia tay nhau cùng hộ tống ghe về Những ghe đi chung đường thì họ cùng
nhau liên hoan múa hát
3 Tục đón tết Nguyên đán
Ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa ở Kiên Giang sống hoà hợp với nhau thành
một cộng đồng Các ngày lễ hội truyền thống khác vẫn giữ phong tục riêng của
từng tộc người nhưng ngày tết Nguyên đán vẫn coi là tết chung Tết Nguyên đán là
tết chính của người Kinh, người Hoa Người Khmer có tết riêng nhưng họ vẫn tổ
chức để cùng vui với xóm làng
Tết là sự khởi đầu cho một năm mới tốt đẹp Để đón tết, gia đình người
Kinh và người Hoa dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, lau chùi bàn thờ tổ tiên ông bà,
bày các loại hoa mang ý nghĩa phát lộc, phát tài như hoa mai, hoa cúc, hoa thuỷ
tiên, Riêng người Hoa, còn treo các thiệp giấy đỏ chữ vàng như “Cung hạ tân hỷ”,
“Nghênh xuân, tiếp phước”, “Vạn sự như ý”,… và các câu đối như:
– Phúc sinh phú quý Gia đường thịnh;
– Lộc tiến vinh hoa Tử tôn hưng
Hoặc:
– Hoà thuận nhất môn thiêm bách phúc;
– Bình an nhị tự trị thiên kim
Nội dung của các thiệp giấy và câu đối là cầu chúc cho gia đình hạnh phúc,
bình an, vinh hoa, phú quý
Chiều 30 Tết, người Kinh, người Hoa làm lễ cúng ông bà tổ tiên về ăn tết cùng
con cháu Sau đó, mọi người trong gia đình cùng sum họp, ăn bữa cơm đoàn viên
Đêm giao thừa, nhiều gia đình làm lễ cúng giao thừa
Ngày mùng một Tết, gia đình đoàn tụ vui vẻ, con cháu chúc tết ông bà, cha mẹ
Mọi người chúc nhau một năm mới hạnh phúc, gặp nhiều may mắn, làm ăn phát
đạt; con cháu ngoan ngoãn, học giỏi
Ngày mùng hai Tết đi chúc tết bên ngoại
Ngày mùng ba Tết đi thăm thầy cô giáo, những người có ân nghĩa với mình.Hết mùng ba hoặc mùng bảy thì “hạ cây nêu”
Người Kinh, người Hoa vẫn còn giữ một số tập tục trong ngày tết Nguyên đán như lì xì cho trẻ em, xin lộc, xuất hành đầu năm, múa lân
Tết Nguyên đán có một ý nghĩa rất đặc biệt đối với người Kinh, người Hoa Sau một năm lao động vất vả, mọi người trong gia đình có dịp cùng nhau vui chơi trong mấy ngày xuân Do vậy, tết Nguyên đán được xem là tết đoàn viên và đây cũng là dịp để ông bà, cha mẹ giáo dục con cháu giữ gìn, phát huy truyền thống văn hoá dân tộc
Đối với người Khmer, tết đón mừng năm mới gọi là Chol Chnam Thmay diễn
ra trong 3 ngày (14, 15, 16 tháng 4 dương lịch hằng năm) Cứ 4 năm thì có 1 năm nhuận, trong năm nhuận, lễ hội sẽ diễn ra trong 4 ngày (13, 14, 15, 16 tháng 4) Ngày thứ nhất, rước Đại lịch từ chùa đến cuối xóm, rồi trở lại chùa Ngày thứ hai, tín đồ mang nước hoa, dầu thơm đến chùa cho sư sãi tắm “phật” và tắm sư sãi Sau đó, các vị sư thuyết pháp cho tín đồ nghe những lời khuyên dạy của đức Phật Ngày thứ ba, làm lễ cầu siêu cho vong hồn ông bà, tổ tiên Trong ba ngày, đồng bào Khmer tổ chức đắp núi cát để tích đức Có nơi tổ chức đắp núi lúa, núi gạo cũng tổ chức các nghi lễ như trên Lúa và gạo sau đó dâng vào chùa cho các vị sư sãi Suốt
ba ngày tết Chol Chnam Thmay, người dân dâng cơm cho các vị sư sãi rất chu đáo Buổi sáng dâng điểm tâm, trưa dâng cơm, chiều dâng nước ngọt, sữa, trà đường Lễ này gọi là lễ “đặt bát”, nghĩa là để thức ăn vào bình bát cho các vị sư sãi tụng kinh cầu phước cho gia đình
Tết của người Khmer có ý nghĩa cầu bình an, sức khoẻ đồng thời cũng có ý nghĩa chấm dứt thời kì nắng hạn, bước sang mùa nước dồi dào để chuẩn bị cho mùa tới Trong những ngày tết người dân tổ chức biểu diễn nghệ thuật
Trang 7Hình 1.3 Biểu diễn nghệ thuật của người Khmer mỗi dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay
Theo Nhà nghiên cứu Nguyễn Mỹ Hồng
– Xác định những phong tục, tập quán tốt đẹp của tỉnh Kiên Giang được nói
đến trong các thông tin trên
– Nêu yếu tố tác động đến sự hình thành tục thờ cá Ông và tục đua ghe Ngo ở
3 Chia sẻ với các bạn một số việc nên làm để bảo tồn và phát huy những
phong tục, tập quán tốt đẹp của người dân ở Kiên Giang.
1 Tìm hiểu thêm một số phong tục, tập quán ở Kiên Giang theo gợi ý sau:
2 Có ý kiến cho rằng một số phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc
ở địa phương không còn phù hợp với xã hội hiện đại ngày nay Em suy nghĩ gì
về ý kiến đó.
LUYỆN TẬP
Tìm hiểu thêm
PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI KINH,
NGƯỜI KHMER, NGƯỜI HOA
Phong tục cưới hỏi của người Kinh, người Hoa
Ở Kiên Giang, do cùng chung sống với nhau lâu đời nên phong tục cưới hỏi của người Kinh và người Hoa có nhiều điểm giống nhau Nghi thức cưới hỏi của người Kinh và người Hoa gồm:
– Lễ coi mắt: Nhờ người mai mối tìm gặp, dạm hỏi sơ lược về gia đình,
về thân thế của cô gái và xin phép đưa nhà trai đến để biết cô gái
– Lễ vấn danh: Hỏi ngày tháng năm sinh của cô gái để xem có hợp tuổi với người con trai không Sau đó hỏi thăm gia thế, sự nghiệp của hai bên
Trang 8nguyện, lễ xoay đèn, buộc chỉ tay, lạy ông bà, cha mẹ, nhập phòng, Lễ cắt hoa cau được xem là một lễ rất quan trọng, là nghi thức chính cho phép đôi trai gái thành vợ thành chồng Ông chủ lễ đưa chùm hoa cau thứ nhất cho chú rể tặng cô dâu, chùm thứ hai tặng mẹ vợ, chùm thứ ba cho em vợ, để tỏ lòng biết ơn đối với công nuôi dưỡng sinh thành của mẹ vợ và công của người
em đã giúp đỡ vợ mình Sau đó đến lễ buộc chỉ cổ tay Cô dâu và chú rể cùng quỳ trên đôi chiếu hoa, cha mẹ hai bên sẽ dùng sợi chỉ hồng cột hai ngón tay của cô dâu và chú rể vào nhau để mong ước cuộc sống của đôi vợ chồng sẽ gắn chặt vào nhau mãi mãi
Trước khi nhà trai ra về, hai gia đình sẽ cùng nhau dùng một bữa cơm thân mật Trong bữa cơm này, cô dâu và chú rể sẽ dâng cơm cho cha mẹ hai bên để tỏ lòng hiếu thảo
Theo Nhà nghiên cứu Nguyễn Mỹ Hồng
– Lễ hỏi: có nghĩa là hỏi ý kiến cô gái và nhà gái có đồng ý làm sui gia
hay không Nếu hai bên thật sự muốn làm sui gia với nhau thì nhà trai trình
ngày làm lễ đính ước
– Lễ đám nói: Công bố sui gia chính thức, cho phép cô dâu chú rể gọi
cha mẹ
– Lễ nạp tài: Nộp lễ vật theo yêu cầu của nhà gái để làm đám cưới
– Lễ cưới: Giờ rước dâu được nhà trai chọn rất kĩ, phù hợp tuổi hai vợ
chồng Lúc đến rước dâu phải đúng giờ quy định
Sau khi cưới ba ngày, đôi vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà cha mẹ cô dâu gọi là
lễ phản bái (lễ lại mặt) Lễ này thể hiện sự biết ơn của con rể đối với cha mẹ
vợ vì đã gả con gái cho mình
Hiện nay, đám cưới của người Kinh cũng như người Hoa hầu như chỉ có
ba lễ chính, đó là: lễ dạm ngõ (nhà trai đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho
đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kĩ càng hơn trước khi đi đến quyết
định hôn nhân), lễ hỏi và lễ cưới
Phong tục cưới hỏi của người Khmer
Đám cưới của người Khmer ở Kiên Giang gồm có các nghi thức sau:
– Trước lễ nói: nhà trai nhờ người mai mối đến nhà gái để ngỏ lời và tìm
hiểu về ngày, tháng, năm sinh của cô gái Nếu nhà gái chấp thuận thì hai bên
sẽ tiến hành lễ dạm ngõ
– Lễ nói: nhà trai cũng mời người mai mối đại diện thưa chuyện với nhà
gái hai bên cùng thống nhất với nhau ngày tiến hành lễ hỏi
– Lễ hỏi, hai nhà thông báo cho người thân và lối xóm biết họ đã chính
thức là sui gia
– Lễ cưới: Diễn ra tại nhà gái, gồm có các nghi thức: lễ đưa chú rể sang
nhà gái, lễ cúng ông Tà, lễ cắt tóc, lễ cắt hoa cau, mời các nhà sư đến cầu
Trang 9Học xong bài này, em sẽ:
� Trình bày được đặc điểm chung của ca dao, tục ngữ ở tỉnh Kiên Giang
� Phân tích được nội dung, ý nghĩa của một số bài ca dao, câu tục ngữ
ở tỉnh Kiên Giang
� Sưu tầm được một số bài ca dao, câu tục ngữ ở địa phương
� Có ý thức và hành vi phù hợp trong việc bảo tồn và phát huy giá trị tốt
1 Khái quát về ca dao, tục ngữ ở Kiên Giang
Trong kho tàng văn học dân gian Kiên Giang, bên cạnh truyện dân gian còn
có ca dao, tục ngữ của người Kinh, Khmer và người Hoa Ca dao, tục ngữ Kiên
Giang có nội dung đa dạng, phản ánh các mặt đời sống vật chất và tinh thần của
con người nơi đây
a) Ca dao
Kiên Giang nằm trên vùng đất có địa hình đa dạng từ đồng bằng, rừng núi đến
biển đảo, được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều cảnh đẹp tự nhiên, nhiều sản vật quý Con người Kiên Giang thật thà, chất phác, yêu lao động Họ đã gửi gắm tình cảm của mình qua những bài ca dao với nhiều chủ như: lòng tự hào về quê hương,
xứ sở với sự phong phú của các sản vật địa phương; tình yêu lao động; tình cảm gia đình và tình yêu đôi lứa,… Ca dao Kiên Giang được ví như viên ngọc quý góp phần làm phong phú kho tàng văn học dân gian Việt Nam, là kho báu trí tuệ, tâm hồn, tình cảm cao đẹp của nhân dân các dân tộc trên mảnh đất Kiên Giang cần được bảo tồn và gìn giữ cho đến các thế hệ mai sau
Ca dao Kiên Giang ngoài những điểm tương đồng về hình thức và nội dung với các địa phương khác, cũng có một số nét đặc trưng về thể thơ và hình thái ngôn ngữ, thường thể hiện dưới hình thức thơ lục bát (có khi là lục bát biến thể), hay sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, phóng đại, điệp ngữ,…
b) Tục ngữ
Tục ngữ ở Kiên Giang chủ yếu là sản phẩm tinh thần của người Kinh và một phần của người Khmer và người Hoa Các câu tục ngữ sưu tầm được ở Kiên Giang được xếp vào các chủ đề chính như: con người với thế giới tự nhiên và lao động sản xuất; con người với đời sống xã hội và nhân sinh quan
Về hình thức, các câu tục ngữ đều có cấu trúc chặt chẽ, hàm súc, giàu hình ảnh, là một câu hoàn chỉnh nhằm truyền lại một kinh nghiệm hoặc đưa ra một lời nhận xét, khuyên nhủ của các tác giả dân gian đối với cuộc sống Các câu tục ngữ
sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, đậm sắc thái địa phương, được người dân Kiên Giang
sử dụng trong đời sống hằng ngày
Nêu đặc điểm chung của ca dao, tục ngữ ở Kiên Giang theo gợi ý sau:
ĐẶC ĐIỂM CỦA CA DAO/
Trang 102 Tìm hiểu một số bài ca dao, câu tục ngữ ở Kiên Giang.
Mũi Nai4 ai đắp nên ngời biển xanh
b Muốn ăn cháo cá rau cần
Thì về Rạch Giá5 cho gần đường đi
c Thơm nào ngọt bằng thơm Tắc Cậu6
Dưa nào đỏ bằng dưa hấu Mĩ Lâm7
Chiếu Tà Niên8 anh trải em nằm
Phải duyên chồng vợ thì ngàn năm anh vẫn chờ
d Con cá cơm thơm hơn con cá bẹ
Bởi mê nước mắm hòn9 em bỏ mẹ theo anh
e Đường Mong Thọ10 tuy dài mà hẹp
Gái Mong Thọ vừa đẹp, vừa duyên
Anh hùng gặp gái thuyền quyên
Bơi đua, hò hát nên duyên vợ chồng
1 Đông Hồ: Đầm Đông Hồ nằm ở phía Đông thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang Đầm có diện tích 1
384,36 ha.
2 Tô Châu: Dãy núi nằm ở phía tây đầm Đông Hồ.
3 Thạch Động (còn được gọi là Vân Sơn): Núi đá vôi cao khoảng 98 m thuộc phường Mỹ Đức, thành
phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
4 Mũi Nai: Bãi biển thuộc phường Pháo Đài, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
5 Rạch Giá: Nơi đất đai trù phú, có nhiều đặc sản nổi tiếng Ngày nay, Rạch Giá là thành phố lớn –
trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Kiên Giang.
6 Tắc Cậu: Thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, là nơi trồng thơm (dứa, khóm) nổi tiếng.
7 Mĩ Lâm (Mỹ Lâm): Thuộc huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
8 Tà Hiên: Làng Tà Hiên thuộc xã Vĩnh Hoà Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, nổi tiếng
với nghề dệt chiếu từ xưa đến ngày nay.
9 Nước mắm hòn: Loại nước mắm sản xuất ở hòn Sơn Rái hoặc ở Phú Quốc Đây là loại nước mắm
ngon nổi tiếng được làm từ cá cơm.
10 Mong Thọ: Xã Mong Thọ thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.
– Trong các bài ca dao trên, bài nào được viết theo thể thơ lục bát, bài nào được viết theo thể thơ lục bát biến thể?
– Trong bài ca dao a, tác giả dân gian đã ca ngợi vẻ đẹp nào của tỉnh Kiên Giang? – Bài ca dao b, c, d nói về những sản vật nào của tỉnh Kiên Giang?
– Vẻ đẹp của những cô gái, chàng trai ở vùng đất Mong Thọ (tỉnh Kiên
Giang) được hiện lên qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong bài ca dao e? Những
hình ảnh đó gợi cho em những cảm xúc gì về con người Kiên Giang?
b) Tục ngữ
Đọc các câu tục ngữ sau:
a Chó sủa không cắn, sấm đầu mùa không mưa
b Gạo Rạch Giá, cá Hà Tiên11, tiền Phú Quốc12
c Muốn ngon phải kiếm rau, muốn sang giàu phải cực từ nhỏ
d Giận cố gắng nhịn, nghèo cố gắng làm
e Người có kiến thức nhưng thiếu đức như hoa không có mùi hương
g Con người dựa vào chí khí, con hổ dựa vào uy phong
h Nước đục càng lắng càng trong, phải trái càng tranh luận càng rõ
– Trong các câu tục ngữ trên, những câu nào có nội dung về con người với tự nhiên và lao động sản xuất, những câu nào về con người với đời sống xã hội và nhân sinh quan?
– Câu tục ngữ a đã phản ánh kinh nghiệm gì? Kinh nghiệm đó có ích như thế
nào với con người?
– Câu tục ngữ b nêu những nhận xét gì về một số địa danh ở tỉnh Kiên Giang?
Em có nhận xét gì cách gieo vần ở 3 vế của câu tục ngữ này?
– Các câu tục ngữ về con người với đời sống xã hội và nhân sinh quan muốn nhắn gửi những điều gì đến với mọi người?
11 Hà Tiên: Thành phố ở phía Tây Bắc tỉnh Kiên Giang, nằm ở ven biển có nhiều loại địa hình, có
nhiều cảnh quan đẹp
12 Phú Quốc: Hòn đảo thuộc tỉnh Kiên Giang.
Trang 11LUYỆN TẬP
1 Trong các bài ca dao ở mục 2.1, em thích bài ca dao nào nhất? Vì sao?
2 Qua những bài ca dao trên, em cảm nhận như thế nào về tình cảm của tác
giả dân gian với cảnh vật và con người tỉnh Kiên Giang?
3 Theo em, những câu tục ngữ em vừa tìm hiểu trong bài còn có ích trong
cuộc sống ngày nay không? Em chọn 1 hoặc 2 câu tục ngữ và phân tích rõ điều
đó
1 Sáng tác một bài thơ lục bát ca ngợi cảnh đẹp ở nơi em sinh sống (khoảng
2 cặp câu lục bát)
2 Sưu tầm và ghi chép vào sổ tay theo chủ đề một số bài ca dao, câu tục ngữ
của tỉnh Kiên Giang Viết cảm nhận của em về những bài ca dao, câu tục ngữ em
thích và chia sẻ điều đó với các bạn
STT Chủ đề câu tục ngữ Bài ca dao/ Cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của bài ca dao/câu tục ngữ
MỘT SỐ BÀI CA DAO, DÂN CA, ĐỒNG DAO Ở KIÊN GIANG
a Bình An xinh đẹp tuyệt vời
Có hòn Phụ Tử cảnh trời thêm xinh
b Thuyền anh ghé bến Tà Niên Mải xem dệt chiếu mà quên lối về
c Muốn ăn bông súng mắm kho Thì về miệt Thứ khỏi lo đói lòng
d Đồng dao về các hòn ở Kiên Giang Hòn Mấu thấu qua Đô Nai
Đô Nai quay sang Bà Đập
Bà Đập tấp lại Hòn Lò Hòn Lò mò đến Hòn Ngang Hòn Ngang sang hai Hòn Đụng Hòn Đụng cụng lại Hòn Dầu Hòn Dầu chầu về Bỏ Áo
Bỏ Áo tháo lại Hòn Ông Hòn Ông dông về Hòn Dâm Hòn Dâm đâm qua Hòn Tre Hòn Tre de về Hòn Mối Hòn Mối xốc tới Hòn Nhàn Hòn Nhàn tràn qua Hòn Hàn Hòn Hàn quàng lại ba Hòn Nồm
Trang 12Học xong bài này, em sẽ:
� Nêu được những nét chính về tình hình chính trị của vùng đất Kiên
Giang từ thế kỉ X – thế kỉ XVI
� Nhận biết được các dấu tích lịch sử của của vùng đất Kiên Giang trong
khoảng thời gian từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI
� Trình bày được nét chính về đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của cư
dân Kiên Giang từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI
� Có ý thức tìm hiểu về lịch sử hình thành vùng đất Kiên Giang
MỞ ĐẦU
Trong khoảng thời gian từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI, vùng đất Nam Bộ nói chung
và Kiên Giang nói riêng có nhiều biến động to lớn Bởi vì, từ thế kỉ X đến thế kỉ
XIV, vùng đất này vẫn thuộc Vương quốc Chân Lạp, nên còn gọi là Thuỷ Chân Lạp
Trong các thế kỉ XIV – XV, là giai đoạn có nhiều người dân nơi khác di cư đến đây
để khai phá đất hoang, cùng với người dân nơi đây xây dựng quê hương
Trong điều kiện đó, tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá ở vùng đất này đã
có những chuyển biến như thế nào?
KIẾN THỨC MỚI
1 Những chuyển biến về chính trị từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI
Từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIV, vùng đất Kiên Giang xưa nói riêng và cả Nam
Bộ bị Vương quốc Chân Lạp thôn tính, nên gọi Thuỷ Chân Lạp Nhưng thực chất việc cai quản Thủy Chân Lạp là những người thuộc dòng dõi vua Phù Nam Cũng
từ thế kỉ X, biển rút dần, những giồng đất nổi lên thành vùng đất đai màu mỡ, tuy vậy dân cư còn thưa thớt Trong khoảng thời gian từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV, người dân Khmer nghèo ở vùng đất cao di cư xuống đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành ba vùng dân cư lớn là:Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau; vùng Vĩnh Long - Trà Vinhvà vùng An Giang - Kiên Giang (chủ yếu là Vọng Thê, Tri Tôn, Nhà Bàng, sau đến phía Tây Bắc Hà Tiên) Thế kỉ XIV - XV, Chân Lạp suy yếu, không có khả năng quản lý vùng đất Nam Bộ như trước Cuối thế kỉ XVI, những lưu dân người Việt từ miền Trung vào khai phá vùng đất Nam Bộ Họ cư ngụ ở Mô Xoài (Bà Rịa), Đồng Nai, sau xuống Sài Gòn, Mỹ Tho, Hà Tiên,
Em hãy nêu những nét chính về sự chuyển biến chính trị ở vùng đất Kiên Giang
từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI
2 Tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội
Kinh tế chủ yếu của người dân ở Kiên Giang trong giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI là trồng lúa nước kết hợp trồng rau, đậu, hành, ớt, chăn nuôi trâu, bò, heo, Hoạt động đánh bắt thuỷ, hải sản khá phát triển, một số sản phẩm như hải sâm, cá khô, mắm ruốc là những sản phẩm nổi tiếng của trấn Hà Tiên xưa Bên cạnh đó, người dân còn làm nghề thủ công và buôn bán nhỏ
Người Khmer ở Kiên Giang nói riêng và Nam Bộ nói chung, sống trong các đơn vị xã hội cổ truyền là phum, nhiều phum hình thành một sóc Phum, sóc của người Khmer toạ lạc trên giồng đất cao, mỗi gia đình sống trong một ngôi nhà sàn nhỏ
Người Việt (người Kinh) đến đây lập ra các thôn, ấp theo mô hình làng xã truyền thống ở Bắc Bộ và Trung Bộ Các thôn, ấp toạ lạc ở khu đất tương đối cao ven sông, rạch, Cuộc sống của người dân gắn bó, tương trợ nhau trong việc khai hoang, vỡ đất, chống chọi với thiên nhiên
BÀI 3 VÙNG ĐẤT KIÊN GIANG
TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA
THẾ KỈ XVI
Trang 13Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI, vùng đất Nam Bộ chịu ảnh hưởng của nền văn
minh Ăng-co không đậm nét, phần lớn vẫn giữ được những truyền thống văn hoá
thời Phù Nam
Với người Khmer, phum sóc là đơn vị xã hội cổ truyền, ở đây người dân ràng
buộc nhau bởi phong tục, lễ nghi Từ khi Phật giáo ảnh hưởng đến vùng đất Nam
Bộ, người Khmer ở Kiên Giang xưa tiếp thu Phật giáo, họ xây dựng những ngôi
chùa thờ Phật, đồng thời cũng là nơi sinh hoạt văn hoá của cộng đồng dân cư trong
khu vực Nhiều dấu tích như: tượng Phật, phù điêu, triện vàng, mộ táng khẳng
định sự chung sống hoà bình của đạo Phật và tín ngưỡng dân gian, đây là nét
đặcsắc của văn hoá vùng đất Kiên Giang xưa kia
Nếu những nét chính về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng đất Kiên
Giang từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI
LUYỆN TẬP
1 Liên hệ với kiến thức lớp 6, em hãy vẽ trục thời gian về quá trình phát
triển của vùng đất Kiên Giang từ thế kỉ I đến thế kỉ XVI và trình bày những nét
chính về các giai đoạn trên trục thời gian đó.
2 Dựa vào kiến thức đã học trong bài, em hãy hoàn thành bảng hệ thống
kiến thức về vùng đất Kiên Giang từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI theo gợi ý sau đây:
Chùa có kiến trúc theo kiểu cổ truyền chùa Khmer, thể hiện rõ qua các mảng hoa văn trang trí, phù điêu, tượng phật, tất cả đều được sơn son thếp vàng: tượng Ma Ha Prưm bốn mặt, tượng các chim thần Ma Ha Krút, tượng
nữ thần, rồng hổ phù, tượng mãnh thú, tượng khỉ,…
Cũng như các ngôi chùa khác ở Nam Bộ, chùa Phật Lớn ở Rạch Giá, Kiên Giang không chỉ là nơi thờ Phật, nơi tu hành của các vị sư sãi mà còn là nơi sinh hoạt văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, là nơi thể hiện
sự gắn bó keo sơn giữa cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong sinh hoạt, học tập, trong lao động, trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm để xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc từ bao đời nay
Chùa Phật Lớn là nơi sinh hoạt văn hoá tinh thần của cộng đồng người dân tộc Khmer ở phường Vĩnh Quang và các phường, xã lân cận trong thành phố Rạch Giá trong các dịp lễ hội như: Chôl Chnăm Thmây, Lễ Sene Đôn Ta,
Óc Om Bok, truyền thống
(Sưu tầm)
Trang 14Hình 4.1 Chùa Tam Bảo ở Hà Tiên Hình 4.2 Tháp Bốn sư liệt sĩ
KIẾN THỨC MỚI
1 Khái quát về di tích lịch sử – văn hoá ở Kiên Giang
Di tích lịch sử – văn hoá ở Kiên Giang gồm: di tích lưu niệm sự kiện lịch sử, văn hoá tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương; di tích lưu niệm thân thế sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến quốc gia hoặc địa phương trong các thời kỳ lịch sử; di tích kiến trúc nghệ thuật;
di tích khảo cổ đã phát hiện các hiện vật, di vật, có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển của quốc gia hoặc của địa phương
Tính đến cuối năm 2021, toàn tỉnh Kiên Giang có 160 di tích lịch sử – văn hoá và danh thắng, trong đó có 56 di tích được xếp hạng gồm: 01 di tích quốc gia đặc biệt, 22 di tích cấp quốc gia và 33 di tích cấp tỉnh Mỗi di tích đều gắn liền với nhiều di sản văn hoá phi vật thể mang giá trị văn hoá truyền thống lâu đời như: Lễ hội, tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, phong tục tập quán, sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử,
Học xong bài này, em sẽ:
� Nêu được nét khái quát chung về hệ thống di tích lịch sử – văn hoá của
tỉnh Kiên Giang
� Giới thiệu một số di tích lịch sử – văn hoá tiêu biểu của tỉnh Kiên Giang
� Có ý thức và biết hành động để giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị của
di tích lịch sử – văn hoá của quê hương
MỞ ĐẦU
Kiên Giang là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hoá Từ thời Vương
quốc Phù Nam, sự tiếp xúc với văn hoá Trung Hoa, Hin-đu giáo, Phật giáo đã làm
đa dạng, phong phú văn hoá truyền thống và trở thành sức mạnh đoàn kết trong
cuộc đấu tranh bảo vệ quê hương đất nước Những dấu tích của cha ông được lưu
lại qua hệ thống di tích lịch sử – văn hoá ở Kiên Giang hiện nay
Em hãy quan sát hình 4.1; 4.2 và chia sẻ những điều em biết về hệ thống di tích
lịch sử – văn hoá ở quê hương Kiên Giang Theo em, những di tích lịch sử – văn
hoá ở Kiên Giang hiện nay có cần được bảo tồn và phát huy giá trị không?
BÀI 4: DI TÍCH LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
CỦA TỈNH KIÊN GIANG
Trang 15Hình 4.3 Nhà Bia tưởng niệm Anh hùng
lực lượng vũ trang nhân dân Mai Thị Nương Ràng (Tư Phùng) và tượng đài chiến thắng Hình 4.4 Di tích lịch sử mộ chị Phan Thị
– Ở Kiên Giang có những loại di tích lịch sử – văn hoá nào? Hãy kể tên một số
di tích tiêu biểu theo từng loại di tích
– Nêu ý nghĩa của di tích lịch sử – văn hoá ở tỉnh Kiên Giang
2 Một số di tích lịch sử – văn hoá tiêu biểu ở Kiên Giang
a) Chùa Phật lớn
Chùa Phật Lớn được xây dựng vào đầu thế kỉ XVI (1504), đây là ngôi chùa tiêu
biểu cho các ngôi chùa Khmer ở Kiên Giang Hiện nay, chùa toạ lạc tại số 151 Quang
Trung, phường Vĩnh Quang, thành phố Rạch Giá
Hình 4.5 Chùa Phật Lớn ở phường Vĩnh Quang, thành phố Rạch Giá
Chùa Phật Lớn là ngôi chùa có kiến trúc theo kiểu cổ truyền chùa Khmer, các hoạ tiết hoa văn trang trí chính điện, giảng đường, cổng chùa, hàng rào, Với đường nét rất tinh xảo Trong khu vực chùa Phật Lớn có nhiều ngôi tháp cổ và nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi rất quý hiếm
Tại đây đã ghi lại nhiều chiến tích của chiến tranh, đặc biệt là vụ thảm sát ngày
6 – 8 – 1948 Để trả đũa cho trận thắng của quân và dân Kiên Giang ở Sóc Xoài,
Lớn, Rạch Giá đến chùa Phật Lớn sát hại Thi thể của các chiến sĩ cách mạng được các vị sư trong chùa chôn cất ngay phía sau ngôi chùa
b) Di tích Trại giam Phú Quốc
Tháng 5 năm 1953, thực dân Pháp bắt đầu xây dựng lại Trại giam Cây Dừa trên đảo Phú Quốc thành nơi giam giữ những chiến sĩ Cộng sản Từ tháng 12 năm
1953, thực dân Pháp bàn giao Trại giam Cây Dừa (còn gọi là Căng Cây Dừa) cho quân đội Sài Gòn (tay sai của đế quốc Mĩ) Đây là một trong những trại giam tù binh lớn nhất của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ ở Việt Nam và Đông Nam Á Hiện nay, di tích Trại giam Phú Quốc nằm trên phường An Thới, thành phố Phú Quốc.Trại giam Phú Quốc có diện tích là 400 hecta, với gần 500 ngôi nhà, chia thành
12 khu, mỗi khu có các phân khu Trong mỗi phân khu đều có chuồng cọp, có 4 phân khu có nhà biệt giam Các nhà giam xây dựng với vách, mái, cửa đều bằng tôn thiếc, nền bằng đất tráng xi măng để tránh tù binh đào hầm vượt ngục Xung quanh mỗi phân khu có các vọng gác canh giữ Toàn trại được bao bọc bởi dãy kẽm gai dày chằng chịt và ở vùng bao quanh trống trải tạo thành một vành đai trắng bao bọc, cách li với bên ngoài
Trang 16Tháng 7 năm 1953, thực dân Pháp chở chuyến tàu đầu tiên đưa 500 tù binh bị
bắt và đang giam giữ ở nhà tù các tỉnh Nam Bộ ra đảo Phú Quốc, sau đó tiếp tục
đưa tù binh từ miền Bắc rồi tù binh từ Bình – Trị – Thiên ra Phú Quốc Số tù lúc
cao nhất (từ tháng 6 – 1967 đến tháng 3 – 1973), lên tới 40 000 lượt tù binh Số
lượng tù binh bị nhồi nhét trong các phòng giam lúc cao điểm từ 120 – 180 người;
khoảng 4 000 tù binh bị giết hại, hàng chục nghìn người bị thương tật, tàn phế
Hình 4.7 Chuồng cọp ngoài trời ở
trại giam Phú Quốc Hình 4.8 Chuồng cọp bằng sắt dùng để nhốt tù nhân ở Phú Quốc
Cuộc chiến đấu của các chiến sĩ trong nhà lao vẫn diễn ra âm thầm, nhưng
quyết liệt Các chiến sĩ cách mạng trong Trại giam Phú Quốc luôn giữ trọn lời thề
danh dự: “Nếu bị địch bắt, dù trong trường hợp nào cũng giữ vững khí tiết là chiến sĩ
quân đội nhân dân Việt Nam, ”
Chi bộ trong nhà lao được thành lập, tổ chức các cuộc đấu tranh trong trại giam,
đào hầm bí mật để vượt ngục Dụng cụ để đào hầm là muôi, thìa, can đựng, Các
tù binh tại Trại giam Phú Quốc đã tổ chức thành công 45 cuộc vượt ngục dưới
nhiều hình thức: vượt rào, đánh lính áp giải khi ra ngoài làm việc khổ sai, đào hầm
ngầm… đây chính là nguồn cán bộ bổ sung cho cuộc kháng chiến chống Mĩ sau
Hiệp định Pa-ri (1973) về kết thúc chiến tranh của đế quốc Mĩ ở Việt Nam được
ký kết
Với giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích Trại giam Phú Quốc đã được Thủ tướng
Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt năm 2014
Hình 4.9 Mô hình phục dựng cảnh tù nhân trong Nhà giam Phú Quốc Hình 4.10 Dụng cụ tù binh dùng để kéo đất khi đào hầm vượt ngục
c) Di tích lịch sử U Minh Thượng
Di tích lịch sử cách mạng căn cứ U Minh Thượng – một địa danh nằm trải dài trên địa phận các huyện U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, An Minh, An Biên của tỉnh Kiên Giang (thuộc vùng bán đảo Cà Mau) Đây là một trong những căn cứ địa cách mạng lớn nhất của miền Nam
Từ năm 1867, Nguyễn Trung Trực đã lấy U Minh Thượng làm căn cứ chống Pháp Năm 1932, tại U Minh Thượng cơ sở Đảng Cộng sản được thành lập để lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân và địa chủ cường hào đòi giảm tô thuế và chia công điền cho nông dân Căn cứ U Minh Thượng còn là nơi có xưởng chế tạo
vũ khí, lớp bồi dưỡng chính trị cho cán bộ, đảng viên in tài liệu, truyền đơn chuẩn
bị khởi nghĩa Nam Kì (11/1940)
Sau khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai (23 – 9 – 1945), nhiều cán bộ và lực lượng vũ trang của cách mạng rút về U Minh để tiến hành kháng chiến như: Trung đoàn 124, Công binh xưởng 12, công an Nam Bộ, các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể U Minh trở thành khu căn cứ chiến lược bí mật Vì vậy thực dân Pháp đã tìm mọi cách để bao vây cô lập Phong trào kháng chiến ở căn cứ diễn ra quyết liệt, đến tháng 3 năm 1954, từ chi khu Thứ Ba đến căn
cứ Xẻo Rô được giải phóng
Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước vùng căn cứ U Minh Thượng
Trang 17trở thành khu vực tập kết 200 ngày dành cho cán bộ chiến sĩ miền Tây Nam Bộ
trước khi tập kết ra Bắc, đồng thời đây là nơi đón tiếp các phái đoàn quốc tế và
Liên hiệp đình chiến đến làm việc Căn cứ U Minh vừa tiếp tục hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ là căn cứ cách mạng, nơi có những tổ chức, lực lượng vũ trang và cả
những lớp học, vừa trực tiếp chiến đấu chống địch bảo vệ căn cứ, tiêu hao và tiêu
diệt lực lượng của địch Tiêu biểu như cuộc phản công mùa mưa tháng năm 1971,
quân ta đã tiêu diệt trên 2 000 tên địch thuộc sư đoàn 21, diệt và gỡ trên 10 đồn
địch
Đến cuối năm 1974, vùng căn cứ giải phóng U Minh Thượng tiếp tục được mở
rộng tạo hành lang thuận lợi để chủ lực của ta (khu và tỉnh) tiến lên áp sát sào huyệt
địch Cùng với đại thắng mùa Xuân 1975, đến 7 giờ sáng ngày 1 – 5 – 1975 U Minh
Thượng hoàn toàn giải phóng Với những đóng góp của căn cứ U Minh Thượng,
năm 1997 Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp
hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt quan trọng
Hình 4.11 Du kích Vĩnh Thuận tổ chức
sản xuất vũ khí tự tạo năm 1969 Hình 4.12 Lớp học giữa rừng U Minh năm 1973
Giới thiệu và nêu những đóng góp của di tích lịch sử U Minh Thượng
LUYỆN TẬP
1 Lập bảng thống kê các di tích lịch sử – văn hoá tiêu biểu ở Kiên Giang vào vở
theo mẫu sau:
hoặc đóng vai nhà quản lí nhỏ thực hiện một dự án để tuyên truyền về việc bảo tồn
và phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hoá của tỉnh Kiên Giang)
Tìm hiểu thêm
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH THÁP BỐN SƯ LIỆT SĨ
Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí kết đã tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta ở miền Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn Ngày 29 – 3 – 1973, toán lính Mĩ cuối cùng đã rút khỏi nước ta, song Mĩ vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự để chỉ huy lực lượng quân đội Sài Gòn mở những cuộc hành quân bình định – lấn chiếm vùng giải phóng của ta
Châu Thành cũng là một trong những mặt trận mà ta và địch tranh giành nhau từng tấc đất Cuối năm 1973 – đầu năm 1974, tỉnh uỷ Rạch Giá ra Nghị quyết nhấn mạnh: đẩy mạnh tấn công nhằm đánh bại âm mưu lấn chiếm của địch Mỗi tháng mở một cao điểm và giành được nhiều thắng lợi lớn
Trước thất bại ngày càng nặng nề trên các chiến trường và nguỵ quân hao hụt nghiêm trọng, nguỵ quyền Sài Gòn chủ trương tổng động viên nam giới
từ 18 đến 40 tuổi, không phân biệt đạo hay đời, kể cả sư sãi và phật tử của các chùa Khmer trong tỉnh đem đi huấn luyện học tập quân sự tại Cần Thơ Ngoài
ra, chúng còn bắt sư đi lại dọc đường và bắn phá chùa chiền, lấy chùa chiền làm đồn bốt
Trang 18Trước tình hình đó, Ban chỉ đạo đấu tranh chống bắt sư sãi và thanh niên
Khmer đi lính được thành lập với nòng cốt là 4 nhà sư ở bốn chùa: Cù Là cũ,
Cà Lang Ông, Cà Lang Mương, Khoen Cà Tưng Ban chỉ đạo đã vận động
sư sãi 16 chùa trong tỉnh tập trung lại đấu tranh với địch nhằm vạch trần âm
mưu phá hoại và hành động chà đạp tôn giáo của kẻ thù, đòi hoà bình, chấm
dứt chiến tranh, thống nhất Tổ quốc
Trước sự đàn áp dã man của kẻ thù, quần chúng tiếp tục đấu tranh Bốn
vị sư (Danh Tấp, Lâm Hùng, Danh Hoi, Danh Hom) vẫn hiên ngang dẫn đầu
đoàn biểu tình tiến lên, kéo đến dinh quận Kiên Thành tại Rạch Sỏi để đấu
tranh trực diện với địch Chúng đã dùng súng, dùng mìn đàn áp làm bốn vị sư
bị thương nặng rồi hi sinh, 28 người khác bị thương Để nguỵ biện cho hành
động dã man, bọn địch đã chở bốn sư vừa hi sinh đến nhà xác bệnh viện tỉnh
rồi lột áo cà sa, mặc quần áo đen vào, đặt bên cạnh mỗi người một khẩu súng
để vu khống đó là “bốn Việt cộng”
Quần chúng nhân dân kiên quyết đấu tranh đòi trừng trị bọn sát nhân,
đòi bồi thường tính mạng, chữa trị người bị thương, trả áo cà sa cho bốn vị sư
đã bị giết Chiều ngày 10 – 6, nhân dân đưa xác bốn vị sư về chùa Cù Là (Minh
Lương) làm lễ cầu siêu với sự tham gia của hơn 1 000 đồng bào Khmer và sư
sãi của 72 ngôi chùa ở các tỉnh trong vùng
Sau lễ cầu siêu, quần chúng nhân dân tổ chức cuộc đấu tranh chính trị to
lớn kéo dài ba tháng, đồng thời đẩy mạnh hoạt động binh vận, địch vận tạo
điều kiện cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy của nhân dân Kiên Giang, tiến
tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước
Năm 1976, để tưởng nhớ công lao của bốn vị sư đã hi sinh vì độc lập dân
tộc, nhân dân Kiên Giang xây dựng tại phần đất – nơi an nghỉ của các vị sư
một toà tháp gọi là Tháp Cù Là (vì nằm trong khuôn viên thuộc chùa Cù Là
cũ), còn gọi Tháp Bốn sư để tỏ lòng khâm phục, tôn kính sự hi sinh anh dũng
của họ
Nguồn: Di tích lịch sử – văn hoá được xếp hạng tỉnh Kiên Giang
Học xong bài này, em sẽ:
� Trình bày đặc điểm dân số và phân bố dân cư của tỉnh Kiên Giang
� Nêu được đặc điểm chính về đô thị hoá của tỉnh
� Nêu được những thuận lợi, hạn chế của dân cư tỉnh Kiên Giang
� Đọc và khai thác được các thông tin về dân số của tỉnh trên bản đồ, bảng số liệu và biểu đồ
MỞ ĐẦU
Kiên Giang là tỉnh có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời với nhiều dân
tộc anh em cùng nhau sinh sống, xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội Dân cư là
một trong những động lực để phát triển kinh tế địa phương Vậy dân cư tỉnh Kiên Giang có những đặc điểm gì nổi bật và tác động như thế nào đến sự phát triển kinh
tế của tỉnh?
– Chia sẻ một số thông tin về gia đình mình theo gợi ý sau:
PHẦN II
BÀI 5 DÂN SỐ
VÀ SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ
LĨNH VỰC ĐỊA LÍ, KINH TẾ, HƯỚNG NGHIỆP
Trang 19Tổng số người
Số anh chị
em ruột
Số nữ giới, nam giới
Số người dưới
15 tuổi, trên 65 tuổi
Gia đình sống ở đâu
– Hãy cho biết các thông tin trên thể hiện đặc điểm nào về dân cư của một
địa phương
KIẾN THỨC MỚI
1 Quy mô dân số và tình hình gia tăng dân số
Kiên Giang là tỉnh có quy mô dân lớn Năm 2019, dân số trung bình của tỉnh
chiếm gần 1,8% dân số cả nước, lớn thứ 3 trong tổng số 13 tỉnh, thành của vùng
Đồng bằng sông Cửu Long (chỉ sau tỉnh An Giang và Tiền Giang), thứ 15 trong
cả nước
Hình 5.1.Quy mô dân số của tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2009 – 2019
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2019)
Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên nhìn chung giảm nhưng không đồng đều và ở mức thấp, năm 2019 là 0,72%; thấp hơn tỉ lệ chung của cả nước (cả nước là 1,0%) Tỉ lệ này ở mức hợp lí, góp phần duy trì sự ổn định quy mô dân số, đáp ứng các yêu cầu
về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Kiên Giang có số người xuất cư nhiều hơn số người nhập cư
Bảng 5.1 Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2009 - 2019
Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên (%) 1,11 0,77 0,71 0,48 0,72
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2019)
Dựa vào hình 5.1 và bảng 5.1, em hãy nhận xét:
– Quy mô dân số của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2009 – 2019– Tình hình gia tăng dân số thể hiện qua tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh
2 Cơ cấu dân số
Cơ cấu dân số theo giới tính: ở tỉnh Kiên Giang, tỉ lệ dân số nam có xu hướng
tăng và cao hơn tỉ lệ dân số nữ trong tổng dân số của tỉnh
Bảng 5.2 Cơ cấu dân số theo giới tính của Kiên Giang, giai đoạn 2009 – 2019
Trang 20Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi
Tỉnh Kiên Giang đang
ở trong thời kì dân số vàng
với tỉ lệ dân số trong nhóm
15 – 64 tuổi trên 50% và bước
vào quá trình già hoá dân số (tỉ
lệ nhóm 0 – 14 tuổi có xu hướng
giảm, nhóm 65 tuổi trở lên tăng)
Đây là điều kiện thuận lợi để thúc
đẩy phát triển kinh tế với nguồn
lao động dồi dào, chất lượng cao;
góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống
Hình 5.2 Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của
tỉnh Kiên Giang năm 2019
(Nguồn: Kết quả toàn bộ Tổng điều tra
dân số và nhà ở Việt Nam năm 2019)
Nhưng cũng đặt ra những áp lực về giải quyết việc làm, giải quyết các vấn
đề xã hội liên quan đến dân số già (như phúc lợi xã hội, y tế, công tác chăm sóc
người già,…)
Hình 5.3 Cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc
của tỉnh Kiên Giang, năm 2019
(Nguồn: Kết quả toàn bộ Tổng điều tra
dân số và nhà ở Việt Nam năm 2019)
Cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc:
Kiên Giang là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc khác nhau, Trong đó, có ba dân tộc chủ yếu, đó là Kinh, Khmer
và Hoa
Tất cả các dân tộc đã tạo
ra sự đa dạng trong tập quán, văn hoá và sự phát triển của tỉnh
Người Kinh cư trú rải rác toàn tỉnh nhưng tập trung cao ở các đô thị như
thành phố Rạch Giá, thành phố Hà Tiên và ven theo các vùng đồng bằng dọc theo
sông rạch Người Khmer sống ven các kênh rạch hoặc đường giao thông xen kẽ
với người Kinh, tập trung đông ở các huyện Gò Quao, Châu Thành, Giồng Riềng
Người Hoa tập trung đông ở thành phố Rạch Giá và huyện Châu Thành Các dân tộc còn lại sinh sống trên địa bàn tỉnh Kiên Giang chỉ chiếm khoảng 0,1% dân số như cộng đồng người Chăm, người Tày, người Mường,…
Dựa vào bảng 5.2 và hình 5.2, 5.3, nhận xét cơ cấu dân số theo giới tính, theo
độ tuổi và thành phần dân tộc của tỉnh Kiên Giang
3 Phân bố dân cư
Kiên Giang là một trong những tỉnh có mật độ dân số thấp Mật độ dân số của tỉnh là 272 người/km2 (2019), thấp hơn bình quân cả nước (291 người/km2) và thấp hơn nhiều so với mức bình quân của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (423 người/km2) – chỉ cao hơn Cà Mau (229 người/km2) Dân cư phân bố không đều giữa thành phố và các huyện Điều này đã dẫn đến việc sử dụng lao động chưa phù hợp (nơi thừa, nơi thiếu) và ảnh hưởng đến khai thác tài nguyên không hợp lí giữa các địa phương trong tỉnh
Hình 5.4 Bản đồ dân số tỉnh Kiên Giang (thời điểm 01/4/2019)
Trang 21Quan sát bản đồ Phân bố dân cư tỉnh Kiên Giang (hình 5.4), xác định:
– Các huyện, thành phố có mật độ dân số cao
– Các huyện có mật độ dân số thấp
– Mật độ dân số ở huyện, thành phố nơi em sinh sống
4 Đô thị hoá
Trong thời gian gần đây, quá trình đô thị hoá trên địa bàn tỉnh Kiên Giang phát
triển Tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng, nhưng còn chậm Tỉ lệ này cao hơn tỉ
lệ dân thành thị của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (năm 2019 là 25,2%) nhưng
thấp hơn bình quân cả nước (cả nước năm 2019 là 35,05%)
Bảng 5.3 Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn của tỉnh Kiên Giang,
giai đoạn 2009 – 2019 (Đơn vị: %)
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2019)
Mạng lưới đô thị của tỉnh tiếp tục được mở rộng, từng bước hoàn chỉnh phù hợp
với giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, góp phần năng cao đời sống vật
chất và tinh thần của người dân
Năm 2020, tỉnh Kiên Giang có 2 đô thị loại II (thành phố Rạch Giá, Phú Quốc),
1 đô thị loại III (thành phố Hà Tiên), 1 đô thị loại IV (thị trấn Kiên Lương) và 10
đô thị loại V Trong thời gian sắp tới, các đô thị sẽ tiếp tục được đầu tư, phát triển, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
– Dân số và gia tăng dân số
– Cơ cấu dân số – Phân bố dân cư – Đô thị hoá
Hình 5.5 Một góc Thành phố Rạch Giá
hôm nay
Hình 5.6 Một góc thị trấn Kiên Lương hôm nay
Trang 222 Sắp xếp các ô thông tin phù hợp vào bảng thể hiện thuận lợi, hạn chế
của đặc điểm dân cư đến sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Bảng thông tin:
Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên có
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi
đang ở trong thời kì dân số
1 Tìm hiểu và liệt kê các nội dung giáo dục về dân số mà em biết hoặc đã
tham gia trong nhà trường và tại nơi em sống.
4 Mức tăng dân số hợp
lí với sự phát triển kinh tế,
duy trì sự ổn định quy mô
dân số
2 Tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
5 Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân
3 Bản sắc văn hoá và hoạt động sản xuất
đa dạng
Gợi ý:
– Giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản và tình dục vị thành niên
– Tuyên truyền về phòng chống bạo lực học đường, bạo lực gia đình
– Tuyên truyền về bình đẳng giới
– Tuyên truyền về các chính sách, quy định của pháp luật và Nhà nước về hôn nhân, công tác dân số
–
2 Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một số đô thị của tỉnh Kiên Giang.
Hình 5.7 Học sinh trường THCS thị trấn – huyện Vĩnh Thuận tham gia giao lưu Hình 5.8 Học sinh được nghe chuyên đề chăm sóc SKSS do Trung tâm Y tế
huyện Vĩnh Thuận triển khai
Hình 5.9 Học sinh được nghe chuyên đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên –
thanh niên do Trung tâm Y tế Huyện Tân Hiệp triển khai
6 Khai thác tài nguyên chưa hợp lí giữa các địa
tế,