Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
685,5 KB
Nội dung
1 2 Những vấn đề toàn cầu là những vấn đề có tính toàn thế giới và tính toàn nhân loại, có hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đe dọa sự sống còn đối với loài người và là những vấn đề chỉ có thể dựa vào nỗ lực chung của toàn nhân loại mới giải quyết được. Đây là một định nghĩa khá rõ ràng nhưng trên thực tế để chỉ ra được một vấn đề là vấn đề toàn cầu đôi khi gặp rất nhiều tranh cãi. Một số vấn đề mang tính cục bộ được khuyếch trương một cách dụng ý lên thành vấn đề nhân loại trong khi một số khác mang tính phổ biến lại bị giới hạn là vấn đề cho một số khu vực. Vì vậy chứng minh một vấn đề thực sự là vấn đề toàn cầu là một công việc quan trọng vì chỉ khi đó chúng ta mới định hướng được nhận thức và mối quan tâm tương xứng của toàn thế giới từ đó có một sự nghiên cứu đầy đủ để đi tới một giải pháp toàn diện và thích hợp. Trong khuôn khổ tiểuluận của mình, chúng em chọn vấn đề bùng nổ dânsố và sẽ đi vào chứng minh bùng nổ dânsố không chỉ là vấn đề của Châu Phi hay Châu Á, !"#$%thông qua ba bước chính là trình bày thực trạng, tác động và giải pháp cho vấn đề bùng nổ dânsố hiện nay trên thế giới. &'() *+!"#,- *.- là tập hợp những người sinh sống trong một quốc gia, khu vực,vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính. 3 *,- là sự tăng trưởng của mật độ dânsố ở mức cao khiến cho không gian, lương thực, thực phẩm, đất đai, nước uống và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trong khoảng không gian hiện có không đủ để cung cấp cho nhu cầu của tất cả số dân. /&&/&&'(),.&0123$(4$56$7 895$$: Xem xét tình hình dânsố thế giới từ trước đến nay thì dânsố thế giới bùng nổ với một tốc độ khá chóng mặt. Cụ thể là vào thời kỳ đồ đá cũ, số lượng tổ tiên con người hiện đại, chỉ mới là 150 triệu người. Ở giai đoạn tiếp theo- đầu thời kỳ đồ đá mới, dânsố thế giới lúc này đạt 15 triệu người. 1 Và nếu ta đem so sánh khoảng thời gian để dânsố thế giới tăng lên cùng 1 tỷ người qua các thời ký, ta sẽ càng thấy rõ được điều này. Nếu như 1850 dânsố thế giới đạt ngưỡng 1 tỷ người, và sau 80 năm (1930) - đã lên tới 2 tỷ người. Và khoảng cách này càng ngày càng giảm dần: từ 30 năm -1960 với 3 tỷ, giảm xuống còn 14 năm – 1974 với 4 tỷ và cuối cùng là chỉ là 11 năm - 1985 để tăng từ 4 tỷ lên 5 tỷ. 2 Và nếu như nhìn trong tổng thể tiến trình phát triển của lịch sử của loài người từ trước đến nay, thì chỉ có giai đoạn Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra trong khoảng thời gian 1965-1970, tỷ lệ tăng dânsố trên phạm vi toàn cầu cao và đạt đến đỉnh điểm cao nhất hay được gọi là giai đoạn . Mặc dù vậy, trong những giai đoạn phát triển sau, tốc độ tăng dânsố thế giới lại có xu hướng chậm lại. 1 Xem Yu. V. Yakovets. Lịch sử các nền văn minh, M. Vladar 1995. 2 Xem “ The Population Threat” , Foreign Affairs ( Winter, 1992-93, pp 63-67). 4 ;<=&>? dẫn đến tình trạng trên là do: Trong giai đoạn đầu trong lịch sử phát triển của nhân loài người, tỷ lệ sinh còn khá cao cùng với nhu cầu duy trì nòi giống và lực lượng sản xuất nhằm phục vụ cho sự phát triển của xã hội, gắn liền với tỷ lệ sinh cao, là tỷ lệ tử của trẻ sơ sinh cũng như của người có tuổi trong giai đoạn này cũng khá cao bởi cơ sở vật chất kỹ thuật chưa thực sự phát triển, nhiều căn bệnh hiểm nghèo không có khả năng cứu chữa và thiếu sự chăm sóc quan tâm đến sức khoẻ. Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên. Ngược lại, trong giai đoạn “ bùng nổ dân số” tỷ lệ sinh vẫn tiếp tục được duy trì trong khi đó, tỷ lệ tử lại có xu hướng giảm. Bởi cùng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại diễn ra trong thế kỷ XVIII, chất lượng cuộc sống được nâng cao, các nhu cầu cơ bản của con người được chú trọng đến: thức ăn, nước uống, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ…Bên cạnh đó, vào khoảng thế kỷ XVIII, cùng với việc phát minh ra vắc xin, thuốc kháng sinh, và bản đồ gen người,… nhiều căn bệnh hiểm nghèo từ thế kỷ trước đã bị đẩy lùi, nhờ đó mà tuổi thọ trung bình của con người tăng lên, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị chết cũng giảm đáng kể. Chính từ những điều này, đã dẫn đến tình trạng tăng dânsố với tốc độ chóng mặt ở hầu hết khắp nơi trên thế giới trong giai đoạn 1965-1970- giai đoạn bùng nổ dânsố thế giới. Nhưng ở giai đoạn tiếp sau, cùng với nhận thức của con người về vấn đề bùng nổ dânsố đem lại, trình độ khoa học công nghệ hiện đại giúp tăng cường sức khoẻ cho con người, chất lượng cuộc sống cao…mà tốc độ bùng nổ dânsố lại có xu hướng giảm xuống. Một vấn đề khác cũng xuất hiện là sự tăng trưởng dânsố hàng năm ở các khu vực khác nhau trên thế giới cũng khác nhau. Thực tế là dânsố tăng nhanh ở khu vực nước nghèo, kém phát triển, và ngược lại ở những khu vực giàu, phát triển thì tỷ lệ gia tăng dânsố lại ở mức thấp. Điều này có thể thấy qua biểu đồ trên. Hơn 60% dânsố thế giới tập trung ở khu vực châu Á, châu Phi (các vùng màu xanh và tím ) trong khi đó, chỉ có gần 40% dânsố tập trung ở khu vực còn lại- châu Âu, châu Mỹ (các màu còn 5 lại) . Cụ thể hơn nữa qua số liệu sau ta có thể thấy rằng: Trong giai đoạn 2000-2005 ở khu vực châu Phi là 1,4%/năm . Ngược lại, cũng ở giai đoạn này, tại những khu vực phát triển như châu Âu tỷ lệ tăng dânsố chỉ là 0,20%/năm .Thậm chí, ở nước trong khu vực phát triển tỷ lệ tăng dânsố là âm. Ví dụ như Đan Mạch: -0,04%/năm. 3 Sở dĩ dẫn đến tình trạng này là sự chênh lệch giàu nghèo, giữa các khu vực phát triển và kém phát triển. Từ đó một trong những hậu quả kéo theo là trình độ nhận thức của người dân ở những khu vực kém phát triển về tác hại của vấn đề bùng nổ dânsố thấp hơn nhiều so với khu vực phát triển. Thêm vào đó là trình độ khoa học kỹ thuật cũng như điều kiện cơ sở vật chất ở các nước kém phát triển thường thiếu thốn, kém chất lượng hơn nhiều so với các nước phát triển. Hậu quả tất yếu dẫn đến là tốc độ tăng dânsố ở những khu vực này thường cao hơn các khu vực phát triển. @A.'"$B Theo như các con số thống kê mới nhất cho tới nay, thì dânsố thế giới vào khoảng 6,5 tỉ người và ước tình thì con số này sẽ có thể tăng thêm 76 triệu người mỗi năm, nghĩa là vào khoảng 209.000 người mỗi ngày. Còn theo các nhà nhân khẩu học thì dânsố thế giới hiện đang tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao khoảng 1,7% mỗi năm và ước tính cho đến năm 2020 sẽ xấp xỉ là 8 tỷ người. Dự đoán cao nhất hiện nay là dânsố thế giới vào năm 2020 sẽ là 12,5 tỷ người. Nếu lấy số liệu này làm cơ sở thỉ đến năm 2100, sẽ tăng tới 19 tỷ. Hiện nay, các chuyên gia vẫn tiếp tục suy nghĩ, trước khi kết thúc một thế kỷ sau, vấn đề bùng nổ dânsố thế giới cuối cùng nghiêm trọng tới mức độ nào. 3 Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI- Nguyễn Trọng Chuẩn ( chủ biên). Trang 194. 6 Quả thật, chúng ta hiện nay, không thể biết đích xác Trái Đất có thê chịu đựng được sức ép cao nhất của dânsố thế giới là bao nhiêu. Có người cho rằng mức cao nhất là khoảng 20 tỷ đến 30 tỷ. Những cũng có người cho rằng dânsố hiện nay đã mấp mé bên bờ bùng nổ. Nhưng cũng cần nói rõ ở đây rằng, ta không thể giả định dânsố thế giới chỉ mãi tăng không thôi, để cuối cùng khiến Trái Đất chật đến mức không còn chỗ dung thân. Khái quát mà nói, sự tăng trưởng dânsố là kết quả của tỷ lệ sinh sản cao hơn tỷ lệ tử vong. Giả sử hai tỷ lệ tăng giảm bù trừ cho nhau thì dânsố thế giới cũng có xu thế ổn định. Trước đây, nhìn chung là như vậy, trong tương lai đến một ngày nào đó, sẽ có thể có giai đoạn trở lại trạng thái cân bằng như thế. Theo dự đoán của các chuyên gia, có thể sau năm 2020, dânsố thế giới sẽ ngừng tăng mà giảm xuống, và qua 10 năm có thể ổn định ở mức 11 tỷ. Đương nhiên, đây chỉ là suy đoán, tuy vậy sự thật của quá trình phát triển sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố bên ngoài lẫn bên trong, do vậy về cơ bản không thể đưa ra được bất kỳ số liệu chính xác nào . /&&/&)+C;6 Xét về tình hình dânsố ở Việt Nam hiện nay tổng sốdân : vào khoảng hơn 83 triệu, trong đó tỷ lệ các gia đình có hơn 3 con đã tăng lên 20,8% trong năm nay, so với 20,2% trong năm ngoái. Tỉ lệ người dân sống ở khu vực thành thị là 25,9%, ở khu vực nông thôn là 74,1%. Tỷ lệ tăng dânsố hàng năm là 1,44% và mật độ dânsố là 247,9 người/ km 2 7 Theo ý kiến của nhiều chuyên gia dânsố thì sốdân tăng thêm mỗi năm đang có xu hướng giảm dần. Dù vậy, với quy mô và tốc độ tăng dânsố như hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước có sốdân khá đông, đứng thứ 14 trên thế giới. Trong đó, mật độ phân bổ dân cư khá cao : gấp 6 lần so với tiêu chuẩn quốc tế. Như vậy, với thực trạng dânsố Việt Nam như hiện nay, này đòi hỏi sự quan tâm phối hợp giải quyết ở mọi cấp độ nhằm hạn chế tình trạng tăng dânsố với tốc độ chóng mặt, cũng như góp phần đưa dânsố Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng ổn định. . DB"(E6"0$% FA8G61H(IJ Sự bùng nổ dânsốdẫn đến việc con người phải mở rộng phạm vi hoạt động, kéo theo sự biến mất của nhiều loài động thực vật trên thế giới, sự đa dạng sinh học ngày càng giảm. Cùng với đó, con người không ngừng tùy tiện khai thác và tàn phá thiên nhiên như chặt phá rừng đầu nguồn, khai thác khoáng sản đất đá, săn bắt thú quý hiếm… để phục vụ cho đời sống ngày càng phát triển, nhu cầu ngày càng cao và nhiều hơn của mình, gây ra những thiệt hại nặng nề đối với môi trường như xói mòn đất đai, sa mạc hóa, cạn kiệt nguồn nước, mưa axit… chưa kể tới việc lượng rác, khí thải, chất thải độc hại khổng lồ con người thải ra hàng ngày đang gây ra những báo động về tình trạng ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon, sự thay đổi khí hậu toàn cầu… KA;<=&<(6"L&M$ Thế giới hiện có khoảng 2,8 tỷ người sống với mức thu nhập dưới 2 USD/ngày và khoảng 800 triệu người bị suy dinh dưỡng. Điều này ngày càng có nguy cơ tăng cao hơn khi dânsố ở các nước đang phát triển vẫn có xu hướng tăng nhanh. Theo dự đoán của các chuyên gia, sốdân ở 49 nước nghèo nhất thế giới dự kiến sẽ tăng 3 lần. Tỷ lệ dânsố tăng cao nhưng điều kiện sống, cơ sở vật chất về y tế, giáo dục ở các nước nghèo không hề phát triển mà thậm chí còn xuống cấp, thiếu thổn, khiến cho tình trạng đói nghèo trở thành một vấn đề đáng báo động trên toàn thế giới @AN&6&0<= Với hơn 6 tỉ người, dânsố Trái Đất hiện đã lớn đến mức lượng tài nguyên cần có theo nhu cầu đã vượt quá xa khả năng cung cấp hiện có của thiên nhiên. Hơn thế nữa, việc khai thác ồ ạt, sử dụng không hiệu quả cùng với việc không có kế hoạch tái tạo lại những tài nguyên đã khai thác lại càng góp phần đẩy toàn nhân loại vào tình trạng khan hiếm tài nguyên với mức độ ngày càng nặng nề hơn. Thậm chí cả những tài nguyên có nguồn cung cấp tưởng chừng vô hạn như đất, nước cũng đang đặt ra cho con người mối lo ngại về sự cạn kiệt nếu như dânsố vẫn tiếp tục bùng nổ với tốc độ như hiện nay. 8 OA8G66&&01 Sự phát triển dânsố khiến cho chính phủ các nước đông dân phải đau đầu với bài toán giải quyết việc làm, gánh nặng làm trì trệ nền kinh tế và sự quá tải của các dịch vụ công cộng, y tế. Tỷ lệ thất nghiệp cao sẽ gây nên những bất ổn về chính trị và đe dọa nền anh ninh của quốc gia, quốc tế. Bất ổn không chỉ tồn tại ở các nước đông dân mà còn lan sang các quốc gia phát triển bởi tình trạng di dân, tị nạn gây ra rối loạn kinh tế xã hội và chính trị. DB"E6"0P6&CP0 &Q"R<&S5BP0 &/&&&I<$% Như phần trên đã trình bày, ta có thể thấy bùng nổ dânsố thật sự là một vấn đề cần nhận được sự quan tâm của tất cả các cấp, các ngành cũng như các quốc gia, khu vực trên thế giới. Một quốc gia, một khu vực riêng lẻ không thể tự mình giải quyết triệt để vấn đề này. Sự hợp tác liên ngành, liên khu vực, liên quốc gia là một yêu cầu tất yếu. Do vậy, bản thân bùng nổ dân số, một cách tự nhiên, trở thành một trong những nhân tố góp phần thúc đẩy hợp tác toàn cầu. Hợp tác diễn ra trên cả hai cấp độ song phương và đa phương. Ở cấp độ đa phương, khi hiện tượng bùng nổ dânsố bắt đầu xuất hiện vào nửa cuối của của thế kỉ 20, các tác hại của nó bắt đầu rõ rệt và ngày càng sâu rộng cũng là lúc các quốc gia họp bàn nhau lại để bàn giải pháp cho vấn đề này. Có thể kể đến ba cuộc hội nghị toàn cầu về vấn đề dân số: Hội nghị năm 1974 tại Bucharest, Hội nghị năm 1984 tại Mexico city và Hội nghị năm 1994 tại Cairo. Đó là chưa kể hàng loạt các hội nghị dânsố cấp khu vực, cấp châu lục v.v Tất cả các quốc gia, giàu và nghèo, phát triển và đang phát triển cùng đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ… cùng chung sức thảo luận và nỗ lực đưa ra những giải pháp tối ưu nhất mang tính toàn cầu cho vấn đề này. Ở cấp độ song phương, các quốc gia cùng chịu sức ép dânsố tăng cường chia sẻ kinh nghiệm; các nước giàu và các TNC viện trợ cho các chương trình kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng dânsố cho các nước nghèo; các tổ chức phi chính phủ tại các nước phát triển như IOM, UNPFA… khuyến nghị các giải pháp, các chương trình hành động mang tính định hướng, giúp từng quốc gia áp dụng sao cho phù hợp với thực tiễn bùng nổ dânsố ở nước mình. Do tầm ảnh hưởng sâu rộng của bùng nổ dân số, việc tìm giải pháp cho vấn đề này không chỉ là trách nhiệm của riêng một nước nào, nó trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến lợi ích cho cả nước giàu và nước nghèo ở nhiều phương diện và cấp độ khác nhau. Do vậy, hợp tác quốc tế một cách tích cực và thực chất sẽ mang lại kết quả khả quan cho tất cả các bên. Thông qua sự hợp tác toàn cầu nói trên vì một mục đích chung: tìm giải pháp cho bùng nổ 9 dânsố - vấn đề nhức nhối trên toàn cầu, trong cộng đồng quốc tế dần hình thành một hệ thống những nhận thức chung, mang tính tổng quát và phổ biến – mà ta thường gọi là tư duy toàn cầu - bao gồm những nhận thức về chuẩn mực cho vấn đề dân số, tác hại của bùng nổ dân số, trách nhiệm của mỗi quốc gia, khung giải pháp cho vấn đề này v.v Điều này được minh chứng qua một ví dụ cụ thể: chương trình hành động 20 năm được các quốc gia đồng loạt kí kết tại hội nghị Dânsố thế giới tổ chức tại Cairo – 1994 với các chương trình cụ thể như giáo dục kế hoạch hoá gia đình, sức khoẻ sinh sản v.v đã và đang được thực hiện một cách rộng rãi trên toàn thế giới. ,T&0P6&CP0(>=U&V Điều này được lý giải qua các khía cạnh sau: Một trong những mục tiêu mà bất cứ nước nào theo đuổi là đảm bảo chính sách cho công dân nước mình, không chỉ trong hiện tại mà còn cho những thế hệ sau. Dânsố thế giới ngày càng tăng mà tài nguyên thiên nhiên, năng lượng lại có hạn, sự phân bổ tài nguyên thiên nhiên lại không đồng đều giữa các nơi trên thế giới. Có nước được thiên nhiên ưu đãi, nhiều tài nguyên, trữ lượng lớn nhưng ngược lại cũng có những nước hầu như không có hoặc chỉ có rất ít tài nguyên, khiến hầu hết các loại hàng hoá phải nhập khẩu. Vì vậy, tất yếu sẽ dẫn đến sự cạnh tranh giữa các quốc gia về tài nguyên thiên nhiên. Sự cạnh tranh này tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, được biểu hiện ở nhiều cấp độ. Điển hình rõ nhất chính là cuộc tranh giành chủ quyền đối với vùng biển Bắc Cực. “Băng tan” ở Bắc Cực là cụm từ rất hay gặp gần đây. Băng tan không chỉ vì nhiệt độ trái đất tăng lên mà còn vì sức nóng của những cuộc chạy đua nghiên cứu khoa học, tìm kiếm bằng chứng địa chất để chứng minh Bắc Cực thuộc chủ quyền của mình giữa Nga, Mỹ, Canada, Đan Mạch và Na-uy. Sở dĩ các nước ráo riết như vậy là vì vùng biển Bắc Cực sở hữu tới 10 tỉ tấn dầu hoả, khoảng 25% trữ lượng dầu của thế giới. Việc Nga cắm cờ ở độ sâu hơn 4000m ở Bắc Cực (02/08/2007) đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ các nước khác cũng đang tranh chấp. Một ví dụ khác là cuộc chiến Iraq do Mỹ phát động vào năm 2003. Lý do sâu xa của cuộc chiến không gì khác chính là trữ lượng “vàng đen” khổng lồ của Iraq. Tất nhiên lý do này đã được phía Mỹ che đậy bằng những cụm từ lập lại hoà bình, thiết lập nền dân chủ ở Iraq. Dânsố bùng nổ đồng nghĩa với lượng rác thải, khí thải tăng lên với tốc độ chóng mặt. Các quốc gia sớm nhận thức được vấn đề ô nhiễm môi trường tác động sâu rộng thế nào nên nghị định thư Kyoto ra đời như một nỗ lực của các nước để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên có một sự thật là Mỹ là nước đóng góp lớn nhất, chiếm tới gần 40% trong tổng số lượng khí thải nhà kính của 10 [...]... các vấn đề toàn cầu Dânsố là một trong số lĩnh vực đó Các tổ chức này là nguồn quỹ chính cho các dự án về phát triển nói chung và về dânsố nói riêng Có thể kể ra ở đây 2 tổ chức tiêu biểu hướng tới giải quyết 2 thực trạng dânsố toàn cầu Thứ nhất, Quỹ dânsố Thế Giới (WPF) (xuất xừ Hà Lan) – giải quyết vấn đề bùng nổ dânsố và chất lượng dânsố Thứ hai, Tổ chức quốc tế về di dân IOM của Bỉ – giải... không có sự “giới hạn’ số con của mỗi gia đình mà tiêu chỉ đầu tiên là phải “hợp lý để có cuộc sống ấm no hành phục” Rõ ràng, chính sách của Việt Nam đã gắn được dânsố với sự phát triển kinh tế - xã hội Ngoài ra, các cơ quan về dânsố (ví dụ 4 Chiến lược Dânsó Việt Nam Ủy ban Quốc gia Dânsố - Kế hoạch hóa gia đình 12 Ủy ban quốc gia Dânsố - Kế hoạch hóa gia đình và các Phòng Dânsố - Kế hoạch hóa gia... khác, để đảm báo chất lượng cuộc sống gia đình, từ đó đảm bảo chất lượng dân số, biến dânsố trở thành nguồn lực cho sự phát triển của đất nước Hiện nay, trong giai đoạn 2001 – 2010, mục tiêu tổng quát của chính sách dânsố nước ta là “Thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh tiến tới ổn định quy mô dânsố ở mực hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc Nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực... gia, Hà Nội 2006 Tr.7 – 35, Tr.189 – 213, Tr 230 – 257 [2] “Vì sao Vấn đề Dânsố lại quan trọng” Ấn phẩm Quốc tế [3] Những nội dung chủ yếu của chiến lược dân số Việt Nam 2001 – 2010 Ủy ban Quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình; Quỹ dânsố Liên hợp Quốc UNFPA [4] “Chiến lược dân số Việt Nam 2001 – 2010” Ủy ban Quốc Gia dânsố - kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, 2000 [5] “High Stake – Global Population... nào là một mô hình dânsố lý tưởng chung vì điều này phụ thuộc vào từng quốc gia Dânsố cần phải đựoc gắn với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, một khi có sự phù hợp giữa dân số và các yếu tố trên (thể hiện ở chỉ số phát triển con người) thì dânsố gia tăng không những không còn là vấn đề mà còn trở thành nguồn lực của quốc gia đó Như vậy, để có một mô hình dânsố lý tưởng ở tầm... hướng cho quốc gia mình Một số định hướng cơ bản gồm có: nâng cao chất lượng dân số, tạo cơ sởdânsố hợp lý ở các siêu đô thị, gắn phát triển dânsố với phát triển KT-XH và môi trường v.v… Từ những định hướng này, những biện pháp cụ thể mà các quốc gia cần triển khai là - Thực hiện nhiều chương trình tuyên truyền và giảng dạy để nâng cao hiểu biết của người dân về vấn đề dânsố và tầm quan trọng của... tình trạng bùng nổ dânsố tập trung chủ yếu ở các châu lục kém phát triển hơn như châu Á và châu Phi trong khi đó dânsố lại tăng rất chậm ở các quốc gia phát triển như Nhật bản và Mỹ, vì vậy để giải 11 quyết bùng nổ dânsố thì chúng ta phải nhắm đến các quốc gia mà tại đó, tỉ lệ gia tăng dânsố là cao Các quốc gia này, trước hết phải nhận thức được tầm quan trọng của một cơ cấu dânsố hợp lý để từ đó... gia đó Như vậy, dù ở hoàn cảnh nào, dânsố luôn cần phải có mối quan hệ tương quan giữa số lượng với chất lượng (nguồn lực con người) 18 Vấn để bùng nổ dânsố trong tương lai? Một câu hỏi nữa tự đặt ra là liệu trong tương lai, bùng nổ dânsố có còn là một vấn đề mang tính toàn cầu mà chúng ta cần phải đối mặt không? Có nhiều nghiên cứu cho thấy giai đoạn bùng nổ dânsố thế giới thực sự đã trôi qua (đỉnh... gia, đại diện của Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ, công ty xuyên quốc gia để cùng tìm ra giải pháp chung cho vấn đề bùng nổ dânsố 5 Tiểuluận “Bùng nổ dânsố vấn đề toàn cầu” Khóa 31, Học viện quan hệ quốc tế 13 Trong lịch sử, cho đến nay đã có 3 hội nghị về dân số: Hội nghị năm 1974 tại Bucharest, Hội nghị năm 1984 tại Mexico city và Hội nghị năm 1994 tại Cairo Những chiến lược này sẽ là cơ... quyết định sinh con, sẽ rất có nguy cơ dânsố một lần nữa bùng nổ Để khắc phục tình trạng đó, cần phải mở rộng cơ hội cho phụ nữ trẻ Nếu họ được học hành, nâng cao nhận thức, chắc chắn sẽ có những quyết định khác nhau về việc sinh con và đây là một trong những biện pháp để giảm bớt nguy cơ bùng nổ dânsố b Bắc Giúp Nam Thực trạng bùng nổ dânsố hiện nay cho thấy dânsố thế giới gia tăng nhanh nhất tại . lệ người dân sống ở khu vực thành thị là 25,9%, ở khu vực nông thôn là 74,1%. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 1,44% và mật độ dân số là 247,9 người/ km 2 7 Theo ý kiến của nhiều chuyên gia dân số thì số. các cơ quan về dân số (ví dụ 4 Chiến lược Dân só Việt Nam. Ủy ban Quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. 12 Ủy ban quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và các Phòng Dân số - Kế hoạch hóa. quyết 2 thực trạng dân số toàn cầu. Thứ nhất, Quỹ dân số Thế Giới (WPF) (xuất xừ Hà Lan) – giải quyết vấn đề bùng nổ dân số và chất lượng dân số Thứ hai, Tổ chức quốc tế về di dân IOM của Bỉ. –