BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM BÀI TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU TẬN DỤNG KHỔ QUA RỪNG ĐỂ LÀM BỘT KHỔ QUA VÀ SẢN XUẤT THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VIÊN UỐNG K
CHỌN TÊN SẢN PHẨM CỤ THỂ ĐƯỢC SẢN XUẤT TỪ NGUYÊN LIỆU CỤ THỂ
Tổng quan về nguyên liệu
- Tên gọi khác: Ổ qua rừng, mướp đắng rừng, lương qua, cẩm lệ chi.
- Tên tiếng anh: wild bitter melon, wild bitter gourd, wild bitter squash.
- Tên khoa học: Momordica charantia L, Momordica anthelmintica.
- Chi mướp đắng (Momordica) là một Chi của khoảng 60 loài dây leo thân thảo sống một năm hoặc nhiều năm thuộc họ Bầu Bí (Cucurbitaceae) Chi này có nguồn gốc bản xứ ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Châu Phi, Châu Á và ở Úc Loài Khổ qua hay Mướp đắng (Momordica charantin) có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Á hoặc Châu Phi nhưng không rõ có nguồn gốc ở nước nào.
- Khổ qua là một loài dây leo mộc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ Bầu bí, có quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả.
- Cây khổ qua hay mướp đứng mọc hoang được trồng rộng rãi ở Ấn Độ,Pakistan, Nam Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, Châu Phi và vùng Caribe.
- Ở Việt Nam khổ qua mọc hoang hay được trồng ở khắp nơi, nhưng nhiều nhất là ở Miền Nam.
- Khổ qua rừng mọc tự nhiên, là nguồn gốc của các giống (varieties) khổ qua trồng Các bộ phận của dây khổ qua rừng có công dụng làm rau, thực phẩm và được liệu giống như khổ qua trồng, nhưng thân, lá và quả nhỏ hơn, vị đắng hơn.
- Về mặt dược liệu thì khổ qua rừng do sống trong tự nhiên, không có phân bón và thuốc hóa học nên là loại rau sạch tinh khiết và có giá trị dược liệu mạnh hơn khổ qua trồng.
- Cây khổ qua là loại dây leo thân thảo sống hàng trăm, chu kỳ sống 3-4 tháng. + Thân: Cây khổ qua có dạng dây leo bằng tua cuốn Thân có cạnh, dây có thể bò 2-3 mét.
+ Lá: Lá mọc so le, dài 5-10 cm, rộng 4-8m, phiến lá chia thành 5-7 thùy, hình trứng, mép khía răng Mặt dưới lá mầu nhạt hơn mặt trên, Gân lá có lông ngắn.
+ Hoa: Hoa đực và hoa cái mọc riêng ở nách lá, có cuốn dài Cánh hoa màu trắng
+ Quả: Quả hình thoi, dài 8-10cm, mặt ngoài có nhiều u lồi Quả chưa chín có mầu vàng xanh, khi chín mầu vàng hồng.
- Quả mướp đắng chứa 93,8% nước, 0,9% protein ; 0,1% chất béo, 0,2% carbonhydrate Ngoài ra còn chứa nhiều vitamin (A, B1, B2 và C) và chất khoáng (Ca,
K, Mg, Fe…) Mướp đắng có chứa các glucosid triterpen gồm: charatin và hỗn hợp các chất thuộc nhóm stigmastadienol.
- Hạt mướp đắng có chứa các glucosid terpen gồm momordicoid A và momordicoid B Lá và thân mướp đắng có chứa 3 hợp chất momordicin I, II, III.
1.1.5 Tác dụng dược lý, phòng bệnh.
- Mướp đắng có khả năng hạ đường huyết, nhờ các hoạt chất gồm charantin, polypeptid P và vicine, chúng liên kết với các tế bào beta, tân tạo glucose, tăng hấp thụ glucose vào mô, tổng hợp glycogen trong gan và cơ bắp, tạo ra triglyceride trong mô mỡ và giảm cholesterol hạ huyết áp.
- Cao rễ, lá, mướp đắng có tính kháng khuẩn và chóng thụ thai do hoạt tính của chất momorcharin, có tính chống u bướu, ức chế tổng hợp protein, làm tổn thương tính trùng và làm hư thai.
- Ngoài ra, mướp đắng còn có khả năng chữa bệnh ngoài da như nhọt, phỏng, nhiễm trùng, ghẻ, bệnh vẩy nến.
- Trong đông y lẫn tây y, khổ qua rừng được sử dụng nhiều như loại thảo dược quý giá có thể chữa trị đa bệnh nhưng rất ít người có thể biết hết những công dụng sau đây:
+ Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm.
Nhờ vào vị đắng, tính hàn và không độc mầ khổ qua rừng sử dụng lâu rất tốt cho sức khỏe và được đem vào nhiều bài thuốc dân gian như giải độc gan, tiêu đờm và giảm các cơn ho dai dẳng kéo dài.
+ Trị mụn nhọt, rôm sảy.
Với công dụng thanh nhiệt, tiêu độc, khổ qua rừng ngoài việc sử dụng như trà uống thì có thể nấu chung với các nước tắm theo công thưc 10g lá và dây khổ qua rừng cùng 2 lít nước, sau đó pha với ít nước lạnh để tắm sẽ giúp làm sạch và mát da, trị rôm sảy, mụn nhọt hiệu quả.
Chị em phụ nữ có thể dùng khổ qua rừng như loại thảo dược tự nhiên giúp loại bỏ và chống lại hắc tố melanin gây nám, sạm da an toàn nhờ vào dưỡng chất chống gốc tự do và chống oxy hóa có trong khổ qua.
Khổ qua rừng có hàm lượng calo thấp, nhiều chất xơ giúp giảm mỡ trong cơ thể bằng cách ăn hoặc uống Ngoài ra, khổ qua chứa các axit amin có tác dụng trung hòa chất béo, ngăn tích tụ mỡ dưới da, hàm lượng nước cao giảm cảm giác thèm ăn nên đặc biệt được sử dụng làm nước uống giảm cân cực hiệu quả.
+ Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Trong khổ qua rừng có chứa các hoạt chất gồm vicine, polypeptide-p, charantin có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết và hàm lượng protein giúp thúc đẩy phân giải đường dư thừa chuyển hóa thành năng lượng nên dùng lâu dài sẽ ổn định lượng đường huyết trong máu.
+ Điều hòa huyết áp, ngăn xơ vữa động mạch.
Thành phần chứa charantin có trong khổ qua rừng có tác dụng giảm triglycerides và cholesterol phá tan các mảng bám trên thành mạch máu nên ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm mỡ máu, hạn chế đột quỵ, tai biến mạch máu não.
+ Ngăn ngừa ung thư, u bướu.
Tổng quan về sản phẩm
2.1 Tổng quan về bột khổ qua
- Bột khổ qua rừng (mướp đắng) làm từ trái khổ qua được sản xuất theo công nghệ sấy lạnh, giữ nguyên được 99% nguyên chất, nguyên mùi, nguyên xơ, có nhiều công dụng đối với việc nâng cao và bảo vệ sức khỏe.
- Theo Đông y, bột khổ qua rừng mang tính hàn, không độc có vị đắng có công đụng thanh nhiệt giải độc Đây không chỉ là một vị thuốc dân gian tốt cho sức khỏe mà còn là nguyên liệu làm đẹp hiếm có, trong khổ qua rừng có lượng chất chống oxy hóa cực lớn giúp ức chế một phần hưng phấn của trung tâm điều tiết nhiệt trong cơ thể.
- Ngoài ra còn chứa hàm lượng lớn vitamin C cải thiện hỗ trợ miễn dịch cho cơ thể nhằm tăng sức đề kháng… Dùng làm thức uống dinh dưỡng đạt tiêu chuẩnVSATTP Nguồn nông sản Việt tốt cho sức khỏe hoặc làm nguyên liệu chế biến món năn phù hợp cho mội gia đình.
Hình ảnh bột khổ qua rừng
2.1.2 Lợi ích của bột khổ qua rừng
- Hỗ trợ giúp hạ đường huyết.
Khổ qua từ lâu đã được người dân trên khắp thế giới sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến bệnh tiểu đường Một nghiên cứu kéo dài 3 tháng ở người lớn mắc bệnh tiểu đường cho thấy rằng dùng 2.000mg khổ qua mỗi ngày làm giảm lượng đường trong máu và lượng HbA1C Mướp đắng được cho là cải thiện cách thức sử dụng đường trong các mô và thúc đẩy quá trình tiết insulin, hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng đường trong máu.
- Có đặc tính chống ung thư.
Nghiên cứu cho thấy mướp đắng có chứa một số hợp chất có đặc tính chống ung thư Chiết xuất mướp đắng có hiệu quả trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư dạ dày, ruột kết, phổi và vòm họng Báo cáo rằng chiết xuất mướp đắng có thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư vú đồng thời thúc đẩy quá trình chết của tế bào ung thư.
- Giảm cholesterol tăng cường sức khỏe tm mạch.
Mức độ cholesterol cao có thể gây ra mảng bám chất béo tích tụ trong động mạch, buộc tim của bạn phảm làm việc nhiều hơn để bơm máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim Việc sử dụng chiết xuất khổ qua dẫn đến giảm đáng kể mức cholesterol toàn phần, cholesterol LDL “xấu” và chất béo trung tính, làm giảm đáng kể mức cholesterol so với giả dược.
Một bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn kiêng giảm cân, vì nó chứa ít calo nhưng lại giàu chất xơ Chứa khoảng 2 gam chất xơ trong mỗi 100 gam mướp đắng Chất xơ đi qua đường tiêu hóa rất chậm, giúp no lâu hơn và giảm cảm giác đói và thèm ăn Do đó, hoán đổi các thành phần có hàm lượng calo cao hơn có thể giúp tăng lượng chất xơ và cắt giảm lượng calo để thúc đẩy quá trình giảm cân.
- Hỗ trợ điều trị bệnh Gout.
Hoạt chất Etanolic có trong quả khổ qua rừng có hoạt tính chống tăng lipid máu và có khả năng làm giảm axit-uric trong huyết thanh Đây là một nghiên cứu thiết thực từ các hạt khổ qua kết quả sau 25 ngày thu được, hạt khổ qua đã có tác dụng hạ lipid máu, giảm lượng cholesterol đáng kể, cùng với đó là giảm lượng triglycerid và axit- uric Mà nguyên nhân dẫn đến bệnh Gout là do dư thừa axit-uric Vì vậy, sử dụng khổ qua trị bệnh Gout là một cách giảm axit-uric trong máu thực sự hiệu quả.
- Chống viêm: Bột khổ qua có tính chất chống viêm và có thể giúp giảm tình trạng viêm trong cơ thể.
- Cần lưu ý rằng, mặc dù bột khổ qua có nhiều lợi ích cho sức khỏe, việc sử dụng nó nên được thảo luận và hướng dẫn bởi chuyên gia y tế hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Liều lượng và cách sử dụng cụ thể của bột khổ qua cũng cần tuân thủ theo hướng dẫn.
2.2 Tổng quan về viên uống khổ qua rừng (MUDARU)
2.2.1 Viên uống khổ qua rừng
- Viên uống khổ qua rừng Mudaru là dạng viên nang được nghiên cứu và bào chế hoàn toàn từ 100% khổ qua rừng tự nhiên, không chất bảo quản và các chất gây hại cho cơ thể.
- Đối tượng cần được sử dụng Viên uống khổ qua rừng Mudaru:
+ Người bị nóng nhiệt cần thanh lọc thải độc cơ thể.
+ Người bệnh tiền tiểu đường, tiểu đường tuýt và 2.
+ Người bị huyết áp cao, mỡ máu cao.
+ Người muốn có giấc ngủ sâu và ngon hơn.
- Đối tượng không nên sử dung Viên uống khổ qua rừng Mudaru:
+ Không nên dùng cho người đang bị thiếu máu, huyết áp thấp.
+ Không dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang muốn cho con.
+ Trẻ em dưới 2 tuổi nên hạn chế uống.
+ Người có tỳ vị hư hàn, thường bị tiêu chảy, không có thực nhiệt không nên dùng thường xuyên.
Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng khổ qua rừng quá liều:
- Kích thích sẩy thai: Một trong những tác dụng phụ của khổ qua rừng là kích thích sẩy thai Nhiều nghiên cứu đã khẳng định phụ nữ mang thai ăn nhiều khổ qua rừng có khả năng dẫn đến sẩy thai Nguyên nhân vì loại quả này gây kích thích tử cung co bóp, dẫn đến hiện tượng sinh non hoặc sẩy thai.
- Không tốt cho sữa mẹ, ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh: Phụ nữ đang cho con bú không nên ăn khổ qua rừng vì trong loại quả này chứa một số thành phần mang độc tính nhẹ có thể truyền qua sữa mẹ Trong trường hợp khổ qua rừng trồng ở những vùng thổ nhưỡng nhiễm kim loại nặng, rất có thể quả mướp đắng cũng đã bị nhiễm ki loại nên dễ gây độc cho cơ thể sau khi ăn.
- Gây bất lợi cho phụ nữ sau sinh: Trong hạt mướp đắng có chứa Vicine có khả năng gây hội chứng cấp tính như đau thắt bụng, nhức đầu và hôn mê đối với người nhạy cảm Rất bất lợi cho phụ nữ sau sinh Cơ địa của phụ nữ sau sinh lại vô cùng nhạy cảm.
- Gây ra các bệnh về tiêu hóa: Khổ qua rừng có tác dụng tăng tiết mẹn tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa tốt hơn Nhưng nếu những người mắc bệnh đường tiêu hóa, hệ tiêu hóa yếu thì các chất trong khổ qua rừng kết hợp vào sẽ tạo ra sự “quá đà” và gây nên hiện tượng tiêu chảy, lỵ và các bệnh dạ dày.
- Gây hôn mê do hạ đường huyết: Tác dụng phụ của khổ qua rừng là hạ huyết áp, hạ đường huyết Vì thế người có huyết áp thấp hoặc đường huyết thấp không nên ăn quá nhiều Nếu ăn nhiều, người ăn sẽ bị huyết áp thấp, gây đau đầu, chóng mặt hoặc thậm chí hôn mê do hạ đường huyết.
2.2.2 Lợi ích của viên uống khổ qua rừng
(Theo nhiều tài liệu khoa học và YHCT)
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường giúp ổn định đường huyết.
- Hỗ trợ điều trị Gout.
- Hỗ trợ thanh lọc cơ thể.
- Bổ sung vitamin và tăng sức đề kháng.
- Hỗ trợ giảm mỡ trong máu và giảm cân.
PHÂN BIỆT RÕ RÀNG GIỮA MỨC ĐỘ GIA TĂNG GIÁ TRỊ CỦA SẢN PHẨM VÀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
Khái niệm của sản phẩm giá trị gia tăng (SPGTGT)
- Sản phẩm giá trị gia tăng là sản phẩm được chế biến bởi công nghệ được đổi mới, cơ cấu sản phẩm được tạo thành theo hướng chế biến sâu, chế biến tinh, đa dạng hóa sản phẩm, hình thức bao bì, nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm và tỷ trọng các sản phẩm có giá trị tăng cao.
Khái niệm thực phẩm chức năng
- Bộ y tế Việt Nam: Thông tư cũ số 08/2004/TT-BYT về việc hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng, đã đưa ra định nghĩa: “Thực phẩm chức năng dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh”.
Phân tích mức độ gia tăng giá trị gia tăng và thực phẩm chức năng
Bột khổ qua rừng Viên uống khổ qua rừng
Mức độ khác nhau so với nguyên liệu và hiệu quả kinh tế
Vì: Mức độ khác với nguyên liệu ban đầu về cảm quan, cấu trúc, trạng thái Giá bán ra cao hơn so với nguyên liệu ban đầu.
Vì: Quy trình công nghệ sản xuất để tạo ra viên nang sẽ trải qua nhiều công đoạn phức tạp đòi hỏi sự chính xác và máy móc hiện đại.
Giá bán ra cao hơn nhiều so với nguyên liệu ban đầu.
Vì: Không hóa chất và là một nguồn giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa.
Vì: đề ra được viên nang thì phải được tinh chế triệt để hoạt chất charantin để làm tăng giá trị dinh dưỡng cho thực phẩm.
Giá trị cảm quan Trung bình
Màu sắc: màu sẽ không đẹp như lúc khổ qua còn tươi.
Mùi, vị: Mùi khá khó chịu hơn khổ qua tươi, đắng và hơi cay.
Mức độ thay đổi cấu trúc
Vì: Từ nguyên liệu (khổ qua) ban đầu sáu khi được tác động trở thành dạng bột mịn.
Vì: Trải qua nhiều công đoạn phức tạp mới ra được hợp chất mong muốn nên thay đổi cấu trúc nhiều.
Số công đoạn tác động
Loại quá trình công nghệ tác động
- Sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC
Dùng pha chế thức uống
-Bước 1: Chuẩn bị cốc nước ấm 50 đến 80ml có nhiệt độ khoảng 50 o C Sau đó lấy một thìa bột 3g khổ qua rừng,
- Về cách dùng: sản phẩm được sử dụng bằng đường uống.
- Về liều dùng: Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lầ 1-2 viên, uống trước khi ăn Nên sử dụng sản phẩm cho bột vào nước rồi khuấy đều là có thể dùng được.
- Bước 2: Để dễ uống hơn, có thể tăng thêm lượng nước lọc, cũng có thể cho một số thành phần khác như nước cam, mật ong hay bột gừng để át đi vị đắng.
Chú ý: Những người đang mang thai hoặc đang sử dụng một số loại thuốc – đặc biệt là thuốc giảm lượng đường trong máu- nên thao khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêu thụ lượng nhiều mướp đắng, vì chúng có thể gây hạ đường huyết. đều đặn hàng ngày và liên tục trong 2-3 tháng để đạt được kết quả cao nhất.
Chú ý: không dùng sản phẩm cho người đang bị thiếu máu, phụ nữ đang mang thai hoặc đang muốn có con.
- Không dùng sản phẩm cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
- Hạn chế dùng sản phẩm cho trẻ em dưới 2 tuổi.
- Không nên dùng thường xuyên ở người có cơ địa máu hàn hoặc hay bị tiêu chảy.
Kết luận - Mức độ giá trị gia tăng cao vì sản phẩm có thể dùng làm đồ uống, chăm sóc da mặt, chống viêm nhiễm hiệu quả, sử dụng thêm vào khẩu phần ăn của các bé.
- Mức độ giá trị tăng cao vì trải qua nhiều công đoạn tinh chế kĩ lưỡng và được phối trộn nhiều chất khác nên công dụng sản phẩm mang lại rất cao.
TRA CỨU QUY ĐỊNH TRONG NƯỚC ĐỐI VỚI SẢN PHẦM GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
Quy định trong nước đối với sản phẩm giá trị gia tăng
- Quyết định về Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch, số 1003/QĐ-BNN-CB (13/05/2014) của Bộ NN-PTNT.
- Quyết định kèm theo quyết định về kế hoạch hành động thực hiện Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và gảm tổn thất sau thu hoạch, số 1016/QĐ-BNN-CB (13/05/2014) do Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và PTNT ban hành ngày 13/05/2014.
1) Tổ chức sản xuất theo hướng tăng cường liên kết sản xuất nguyên liệu – chế biến – tiêu thụ.
+ Triển khai Quyết định 62/2013/QD-TTg của Thủ tướng chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất ngắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn để tăng cường liên kết các doanh nghiệp – nôn dân, nông dân - nông dân, doanh nghiệp – doanh nghiệp.
+ Thực hiện Quyết định 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, trên cơ sở liên kết sản xuất, giảm thiểu đầu mối trung gian, tổ chức hệ thống kiểm tra, giám sát ATTP theo chuỗi sản xuất sản phẩm.
+ Tiếp tục đẩy mạnh dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất, đồng bộ với việc cải tạo đồng ruộng, đầu tư cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, điện, …), để áp dụng cơ giới hóa, tổ chức sản xuất hàng hóa lớn, cung cấp cho chế biến và xuất khẩu.
+ Hình thành các doanh nghiệp “đầu tàu” và doanh nghiệp vệ tinh, tập trung hỗ trợ đầu tư để đổi mới công nghệ và thiết bị cho các doanh nghiệp thực sự có năng lực và hiệu quả Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như HACCP, SSOP, ISO… trong chế biến, nhằm kiểm soát tốt nhất chất lượng và ATTP
+ Nhân rộng các mô hình sản xuất tiên tiến, thông qua:
Ưu tiên các dự án khuyến nông nhằm nâng cao chất lượng lượng nguyên liệu cho chế biến, xây dựng các mô hình liên kết doanh nghiệp – nông dân.
Hỗ trợ tập huấn về công nghệ thông tin, xây dựng và áp dụng chứng chỉ FSC, CoC, ISO … cho doanh nghiệp chế biến và nguyền sản xuất nguyên liệu.
Ưu tiên phổ biến các công nghệ phù hợp, tạo ra các sản phẩm có GTGT cao cho các doanh nghiệp chế biến.
2) Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chế biến theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm có GTGT cao, nâng cao chất lượng ATTP, hạ giá thành sản phẩm.
+ Trên cơ sở thị trường, đầu tư, tổ chức sản xuất theo hướng:
Chuyển dịch hợp lý cơ cấp sản phẩm theo hướng chế biến sâu, chế biến tinh, nâng cao chất lượng và ty trọng các sản phẩm có GTGT cao, hạn chế đến mức thập nhất việc xản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thô.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình sản xuất tiên tiến đối với từng loại sản phẩm, đảm bảo chất lượng, giảm tỷ lệ tiêu hao vật tư, nguyên liệu và quản lý tốt ATTP.
Xử lý nghiêm các cơ sở chế biến không đảm bảo các điều kiện theo Quy chuẩn kỹ thuật về ATTP và xử lý ô nhiễm môi trường.
Cải tiến, đa dạng hàng hóa, hình thức bao bì, mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị trường người tiêu thụ.
3) Giảm tổn thất sau thu hoạch
+ Thực hiện đồng bộ các giải pháp vầ triển khai có hiệu quả Quyết định 68/3013/
QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
4) Nâng cao hiệu quả sử dụng phế phụ phẩm và phát triển công nghiệp hỗ trợ. + Đầu tư công nghệ, thiết bị nhằm xử lý và vận dụng triệt để các phụ phế phẩm nông nghiệp tạo sản phẩm có GTGT cao, phát triển công nghiệp hỗ trợ đê nâng cao hiệu quả sản xuất.
+ Phát triển hạ tầng thương mại.
6) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
+ Thực hiện tốt Chương trình đào tạo nghề theo Quyết định số 1956/2009/QQ- TTg.
+ Đối với các sản phẩm chủ lực, bảo quản giảm tổn thất sau thu hoạch, sử dụng phế phụ phẩm; đa dạng hóa sản phẩm chế biến theo hướng naanng cao GTGT sản phẩm, áp dụng sản xuất sạch và sạch hơn, bảo vệ môi trường.
+ Có tính ứng dụng cao, gắn kết quả nghiên cứu với sản phẩm cuối cùng.
+ Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho hoạt động:
Chính sách của từng ngành hàng.
Chính sách tài chính, ứng dụng.
- Cơ quan tổ chức thực hiện:
Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối.
Các Tổng cục, Cục, Vụ và các đơn vị liên quan.
Các hiệp hội và doanh nghiệp.
Quy định trong nước đối với thực phẩm chức năng
Thông tư Quy định về Quản lý thực phẩm chức năng, sô 43/2014/TT-BYT (ngày 24/11/2014) của Bộ y tế.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/01/2015 Bãi bỏ thông tư cũ số 08/2004/TT-
BYT về việc hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng, kể từ ngày Thông tư 43/2014/TT-BYT có hiệu lực. Điều 3: Công bố hợp quy và phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
1 Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ y tế (Cục an toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
2 Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phụ hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ y tế (Cục an toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
3 Trình tự, hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với ản phẩm thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước thực hiện theo quy định tại điều 6, điều 7 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và các điều 4,5,7 và 9 Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng bộ y tế hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Điều 4: Yêu cầu về cáo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng
1 Sản phẩm phải thử nghiệm hiệu quả về công dụng đối với sức khỏe con người bao gồm: a) Sản phẩm công bố khuyến cáo có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. b) Sản phẩm công bố công dụng mới chưa được công nhận tại các quốc gia khác trên thế giới. c) Sản phẩm có chứa hoạt chất mới chưa được cho phép sử dụng. d) Sản phẩm bảo vệ sức khỏe có công thực khác với sản phẩm đã có bằng chứng khoa học chứng minh, lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường. đ) Sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật lần đầu tiên đưa ra thị trường có thành phần cấu tạo khác với thành phần cấu tạo của các sản phẩm y học cổ truyền cổ phương, cổ phương gia giảm đã được đăng tải trên các tạp chí khoa học. e) Thực phẩm dinh dưỡng y học và thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt chưa được cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan được ủy quyền hoặc pháp luật cuẩ nước xuất xứ cho phép, nước xuất khẩu xác nhận về công dụng, đối với sử dụng và cahs dùng được phép ghi trên nhãn hàng hóa.
2 Việc thử nghiệm hiệu quả về công dụng đối với sức khỏe con người phải được thực hiện tại các tổ chức có chức năng nghiên cứu khoa học về y học Riêng đối với sản phẩm công bố khuyến cáo có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh phải được thực hiện tại các nệnh viện có chức năng nghiên cứu khoa học từ tuyến tỉnh trở lên.
3 Trong trường hợp đánh giá thử nghiệm hiệu quả về công dụng đối với sức khỏe con người được thực hiện tại nước ngoài, việc thử nghiệm phải được thực hiện ở đơn vị được cơ quan có thẩm quyền nước sở tại thừa nhận hoặc kết quả thử nghiệm được đăng tả trên các tạp chí khoa học.
4 Cục an tòa thực phẩm (Bộ Y tế) thành lập Hội đồng khoa học gồm các chuyên gia thuộc lĩnh vực phù hợp để tham gia thẩm định báo cáo thủ nghiệm hiệu quả về công dụng sản phẩm hiệu quả về công dụng sản phẩm và các bằng chứng khoa học được công bố Tổ chức và hoạt động của Hội đồng khoa học được thực h iện theo quy định của pháp luật. Điều 5: Yêu cầu kiểm nghiệm
Việc kiểm nghiệm thực phẩm chức năng để công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và kiểm nghiệm định kỳ phải tuân thủ các quy định tại Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ y tế hướng dẫn việc công bố hợp quy và coog bó phù hợp quy định an toàn thực phẩm và các quy định sau đây:
1 Các hoạt chất có tác dụng chính tạo nên công dụng của sản phẩm, mà các đơn vị kiểm nghiệm trong nước thực hiện kiểm nghiệm được thì phải định lượng hoạt chất chính đó trong sản phẩm.
2 Hoạt chất chính mà các đơn vị kiểm nghiệm trong nước chưa có phương pháp thủ, mẫu chuẩn để kiểm nghiệm định lượng được thì yêu cầu công bố làm lượng thành phần có chứa hoạt chất chính trong hồ sơ công bố. Điều 6: Yêu đầu đối với ghi nhãn thực phẩm chức năng.
Ngoài việc phải thực hiện theo quy định ghi nhãn đối với thực phẩm bao gói sẵn về tên sản phẩm, thành phần cấu tạo của sản phẩm và các nội dung ghi nhãn bắt buộc quy định tại Chương II quy định về ghi nhãn và cách ghi nhãn của thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BTC ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng bộ y tế, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ công thương hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn, việc ghi nhận thực phẩm chức năng đối với từng nhóm thực phẩm cụ thể còn phải tuân thủ quy định tại các điều 9, 11 và 13 Thông tư này và các quy định sau đây:
1) Công bố khuyến cáo về nguy cơ, nếu có.
2) Tên sản phẩm và các nọi dung trên nhãn phải phù hợp nội dung đã công bố và các tài liệu kèm theo trong hồ sơ công bố sản phẩm. Điều 7 Quản cáo thực phẩm chức năng
1 Việc quảng cáo thực phẩm chức năng phải được thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý.
2) Việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên phương tiện nghe nhìn phải có dòng chữ chú ý: “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; chữ viết, lời đọc phải nhìn đươc, và nghe rõ ràng trong điều kiện bình thường.
PHÂN TÍCH VAI TRÒ VÀ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
Vai trò giá trị SPGTGT và TPCN
Bột khổ qua rừng Viên uống khổ qua rừng
Trong công nghệ chế biến thực phẩm
- Với các sản phẩm tinh chế có GTGT giúp nhà sản xuất có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào chuỗi cung cấp, đến gần hơn với người tiêu dùng ở thị trường cao cấp hơn và gia tăng lợi nhuận.
- Sản xuất SPGTGT giúp cho doanh nghiệp giảm nhu cầu vốn để
- Charantin có khả năng giảm mức đường huyết bằng cách ức chế hoạt động của enzym alpha- glucosidase, một enzym liên quan đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbohydrate trong ruột Quá trình này giúp kiểm soát mức đường huyết và có thể hữu ích cho người mua nguyên liệu, giảm chi phí kho bãi, vận chuyển và bảo quản để ưu tiên nguồn tài chính cho những nhu cầu khác.
- Sản xuất SPGTGT cũng góp phần nâng cao năng lực chế biến, nâng cao tay nghề, mang lại thu nhập cao hơn cho người lao động.
- Việc gia tăng giá trị cho nguyên liệu đem lại rất nhiều hiệu quả, nhiều đột phá vượt bậc cho ngành, nâng cao chất lượng kinh tế cho nguyên liệu về mặt kinh tế kinh tế nguyên liệu và góp phần bảo vệ môi trường. mắc tiểu đường.
- Charantin có khả năng chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác động của gốc tự do và các chất gây hại khác Điều này có thể giúp ngăn chặn quá trình lão hóa và giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, ung thư và các bệnh khác liên quan đến sự tổn thương tế bào.
- Vì thế mà hiện nay đã cho ra đời thực phẩm có chứa hoạt chất charantin đáp ứng cho nhu cầu hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và các bệnh khác.
- Nhu cầu dinh dưỡng của sản phẩm giá trị gia tăng bột khổ qua thuộc vào mục đích sử dụng và tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Một sản phẩm nhưng có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm tăng thêm dinh dưỡng là 1 nhu cầu thiết yếu cho người tiêu dùng.
- Người tiêu dùng hiện nay đang chú trọng đến tính tiện dụng, tiết kiệm được thời gian Nên vì thế sản phẩm bột khổ qua rất tiện dụng hơn khổ qua tươi rất là nhiều Vì khổ qua tươi sẽ khó bảo quản hơn và không phải lúc nào
- Đái tháo đường là một vấn đề sức khỏe toàn cầu quan trọng liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ hiện mắc dự kiến từ 171 triệu người năm 200 lên 366 triệu người vào năm 2030 Đó là một hội chứng rối loạn chuyển hóa, thường là do sự kết hợp của các nguyên nhân di truyền và môi trường, dẫn đến lượng đường trong máu cao bất thường (tăng đường huyết).
- Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy charantin có thể giúp cải thiện đường huyết và tăng cường sự nhạy cảm của tế bào cơ thể với cũng có sẵn khổ qua tươi.
- Từ đó sản phẩm giá trị gia tăng đang được mọi người ngày càng biết đến hơn nhờ được quảng bá và giới thiệu bằng miệng hoặc qua các kệnh xã hội. insulin, giúp phòng chống bệnh tiểu đường và tăng cường sức khỏe.
- Dù chiếm một phần rất ít trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể con người nhưng vi chất dinh dưỡng luôn có một vai trò quan trọng, cần thiết cho đảm bảo sự hoạt động của cơ thể sống Khi các vi chất dinh dưỡng ở dưới mức nhu cầu sinh lý, có thể gây nên các rối loạn về cấu trúc và chức năng của tế bào, tổ chức và cơ thể sống.
- Nên người dân sẽ có nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng ngày càng tăng cao, bởi vậy TPCN được coi là công cụ dự phòng sức khỏe trong thế kỉ 21.
Xu thế phát triển của
- Hầu như công nghệ chế biến thực phẩm ở nước ta hiện nay chủ yếu tập trung sản xuất các sản phẩm thực phẩm ở dạng thô, chạy đua theo số lượng mà chưa chú trong đến hiệu quả kinh tế, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu đền chưa có chiến lược hợp lý để thu gom, dự trữ và nhập khẩu nguyên liệu hoặc chưa
- Các nghiên cứu cho thấy tuổi thọ con người tăng lên nếu một hoặc nhiều hơn các hành vi lối sống lành mạnh được thực hiện Hành vi sức khỏe có thể được thay đổi bằng cách can thiệp thích hợp tùy thuộc vào độ tuổi và văn hóa của họ, phương pháp tiếp cận khác nhau.
- Charantin có khả năng giúp điều chỉnh mức đường trong máu Nó được cho là có tác dụng tương tự có sự liên kết chặt chẽ giữa nông nghiệp và nông dân Do vậy, việc biến động nguồn nguyên liệu do thiếu hụt khi hết mùa vụ/ mất mùa phải tạm ngưng/ cầm chừng sản xuất hoặc thừa thải sau thu hoạch phải loại bỏ gây tổn thất lớn thường xuyên xảy ra ở mọi năm.
- Đối với khổ qua có thể tận dung triệt để từ rễ thân lá quả để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế là vấn đề được quan tâm nhất.
- Một trong những sản phẩm giá trị có thể khai thác từ nguồn nguyên liệu này là sản xuất bột mịn khổ qua.
PHÂN LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VÀ PHÂN TÍCH CNHU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM
Phân loại thực phẩm chức năng
- Thực phẩm chức năng thường được phân loại tùy theo bản chất, tác dụng hoặc nguồn gốc …
- Nhóm thực phẩm chức năng bổ sung vitamine và khoáng chất:
Loại này rất phát triển ở Mỹ, Canada, các nước Châu Âu, Nhật Bản, … như việc bổ sung iode và muối ăn, sắt vào gia vị, vitamin A vào đường hạt, một số loại vitamine quan trọng vào các sản phẩm thực phẩm.
Việc bổ sung các chất này ở nhiều nước trở thành bắt buộc, được pháp luật hóa để giải quyết tình trạng “nạn đói tiềm ẩn” vì thiếu chất dinh dưỡng như thiếu iod, thiếu vitamine, thiếu sắt… do cơ cấu vùng miền, điều kiện sinh sống, nhu cầu sinh học của từng người.
- Nhóm thực phẩm chức năng dạng viên:
Đây là nhóm thực phẩm chức năng phong phú và đa dạng nhất, tùy vào nhà sản xuất mà chế biến dạng viên nang, viên nén, viên sủi, … có chứa các hoạt chất sinh học, vitamine và khoáng chất.
Các chất bổ sung vào thực phẩm chức năng dạng viên nhằm mục đích chống loãng xương (bổ sung canxi), chống thoái hóa khớp (glucosamine), chống lão hóa (carontenoid/vitamine C, E …) và giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn thần kinh và các bệnh mãn tính khác.
- Nhóm thực phẩm chức năng “không béo”, “không đường”, “giảm năng lượng” dành cho người ăn kiêng:
Một số sản phẩm được chế biến như nhóm trà thảo dược sản xuất để hỗ trợ giảm cân, giảm béo, phòng chống rối loạn một số chức năng sinh lý thần kinh, tiêu hóa, để tăng cường sức lực và sức đề kháng Các loại thực phẩm này dành cho người muốn giảm cân, bệnh tiểu đường…
- Nhóm các loại nước giải khát, tăng lực, được sản xuất chế biến để bổ sung năng lượng, vitamin, khoáng chất cho cơ thể khi vận động thể lực, thể dục thể thao, …
- Nhóm TPCN giàu chất xơ:
Chất xơ là các polysaccharide không phải là tinh bột, là bộ khung, giá đỡ của các mô, tế bào thực vật và có sức chống đỡ với các men tiêu hóa của người.
Chất xơ có tác dụng làm nhuận tràng, tăng khối lượng phân do đó chống được táo bán, ngừa được ung thư đại tràng.
Ngoài ra, chất sơ còn có vai trò đối với chuyển hóa cholesterrol, phòng ngừa nguy cơ suy vành, sỏi mật, tăng cảm giác no, giảm bớt cảm giác đói do đó hỗ trợ việc giảm cân, giảm béo phò, hỗ trợ giảm đái đường.
Nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ được sản xuất chế biến như các loại nước xơ, viên xơ, kẹ xơ …
- Nhóm các chất tăng cường chức năng đường ruột bao gồm tiêu hóa sinh học (Probiotic) và tiền sinh học (Prebiotic) đối với hệ vi khuẩn cộng sinh ruột già:
Các vi khuẩn cộng sinh (Probiotic) là các vi khuẩn sống trong cơ thể, ảnh hưởng có lợi cho vật chủ nhờ cải thiện hệ vi khuẩn nội sinh Các vi khuẩn này kích thích chức năng miễn dịch bảo vệ của cơ thể Các thực phẩm chức năng loại này thường được chế biến từ các sản phẩm sữa, tạo sự cân bằng vi sinh trong đường ruột Ví dụ như Lactobacillus là loại vi khuẩn gram (+), không gây bệnh và được sử dụng trong chế biến sữa giúp cải thiện miễn dịch tế bào cơ thể, Bifidobacteria có hoạt tính tăng cường miễn dịch và khả năng tạo phân bào cao.
Các Prebiotics là các chất như Oligosaccharide ảnh hưởng tốt đến vi khuẩn ở ruột làm cân bằng môi trường vi sinh và cải thiện sức khỏe Các thực phẩm chức năng loại này cung cấp các thành phần thực phẩm không tiêu hóa, nó tác động có lợi cho cơ thể bằng cách kích thích sự tăng trưởng hay hoạt động của một số vi khuẩn đường ruột, nghĩa là tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi phát triển, giúp cải thiện sức khỏe Synbiotics kết hợp probiotics và prebiotic tạo thành, có tác dụng kích thích vi khuẩn của chính cơ thể phát triển.
- Nhóm thực phẩm chức năng đặc biệt:
Thực phẩm cho phụ nữ có thai.
Thực phẩm cho người cao tuổi.
Thực phẩm cho trẻ ăn dặm.
Thực phẩm cho vận động viên, phi hành gia.
Thực phẩm sử dụng thông qua ống thông dạ dày.
Thực phẩm cho người có rối loạn chuyển hóa bẩm sinh.
Thực phẩm cho người bệnh đái tháo đường.
Thực phẩm cho người cao huyết áp.
Thực phẩm từ thiên nhiên như động thực vật chứa nhiều chất hoạt tính sinh học (carotenoid, iod, vitamine, khoáng chất ở thủy sản, rau củ, trà xanh …),thực vật chứa chất kháng sinh (tỏi, hành, cải xanh…) và thảo dược.
- Sản phẩm thực phẩm chức năng viên uống khổ qua rừng chiết xuất từ charantin sẽ được phân loại theo nhóm thực phẩm chức năng “không béo”, “không đường”,
“giẩm năng lượng” dành cho người ăn kiêng có chức năng sinh lý thần kinh, tiêu hóa, để tăng cường sức lực và sức đề kháng Các loại thực phẩm này dành cho người muốn giảm cân, bệnh tiểu đường …
Hoặc thuộc nhóm thực phẩm chức năng dạng viên nhằm mục đích giúp ngăn ngừa hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn thần kinh và các bệnh mãn tính khác.
Phân tích nhu cầu của thị trường
- Có rất nhiều vấn đề về hiệu quả sản phẩm trong quá trình sử dụng sản phẩm viên uống khổ qua rừng nói riêng và thực phẩm chức năng (TPCN) nói chung Một số người bệnh dùng sau một tuần đến hai tuần hoặc chỉ dùng chưa hết một liệu trình mà không thấy tác dụng rõ rệt nên vội đánh giá sản phẩm này không tốt, sản phẩm kia kém chất lượng …
- Thật sự TPCN không sử dụng cho mục đích điều trị, chẩn đoán và ngăn ngừa bệnh, TPCN cần sử dụng theo một liệu trình nhất đinh và duy trì để phòng ngừa ngay cả khi hết bệnh Do đó cần lưu ý những vấn đề sau khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.
+ Dùng đúng mục đích: Khi cơ thể có một trong các bệnh sau: tiểu đường, cao huyết áp, mỡ trong máu, dùng để phòng ngừa các bệnh nêu trên hoặc để thanh lọc cơ thể khi nóng trong người, người dùng bia rượu nhiều, ăn quá nhiều chất béo cần thải độc…
+ Dùng có thời hạn nhất định, không nên ngưng dùng sản phẩm sau 1-2 tuần hoặc chưa đủ liệu trình, hiệu quả sản phẩm đạt tốt nhất từ 1 liệu trình (tối đa 03 tháng), sau một liệu trình cần ngưng sử dụng.
- Việc nghiên cứu, sản xuất thành công viên uống khổ qua rừng với công dụng hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết; hỗ trợ phòng ngừa biến chứng tiểu đường; thanh nhiệt, giải độc, giúp ăn ngủ ngon từ trái khổ qua rừng đã từng bước khẳng định thương hiệu sản phẩm thuần Việt có thể cạnh tranh sòng phẳng với các sản phẩm ngoại nhập.
- Đặc biệt, với việc điều chế thành công viên uống từ cây khổ qua rừng thiên nhiên đã khẳng định nông sản Việt hoàn toàn đủ sức trở thành nguồn nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng ưu việt, ngoài chăm sóc tót sức khỏe cho người Việt, sản phẩm còn góp phần giải bài toán đầu ra nông sản cho người dân địa phương và cung cấp ra thị trường những sản phẩm chất lượng với mực giá hợp lý.
LẬP ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM GIÁ TRỊ
Dự kiến quy trình sản phẩm giá trị gia tăng và thực phẩm chức năng
a Sơ đồ quy trình dự kiến
Rửa, sơ chế b Thuyết minh quy trình dự kiến bột khổ qua
Rửa sạch và sơ chế nguyên liệu: Thu thập các quả khổ qua tươi, đảm bảo chúng không bị hư hỏng hoặc bệnh tật, khổ qua sau khi được thu mua về sẽ được rửa bằng nước cẩn thận để loại bỏ các bụi bẩn tạp chất bám dính và các chất gây ô nhiễm khác Sau khi rửa sạch phần thịt thu được bằng cách loại bỏ hạt và tiến hành cắt thành từng lát nhỏ miếng nhỏ.
Sấy khô: Sau khi sấy khô xong, khổ qua sẽ được tiến hành sấy khô bằng tủ sấy nhiệt Đặt các miếng khổ qua đã chuẩn bị lên khay sấy Sấy quả khổ qua trong lò sấy nhiệt độ và thời gian sấy phụ thuộc vào các yếu tố như loại máy
Sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC
Charantin Đóng hộp Đóng nang
Tá dược sấy và độ dày của lát khổ qua, nhưng thường nằm trong khoảng 50-60 o C trong một thời gian từ vài giờ Kiểm tra độ khô của quả khổ qua bằng cách cảm nhận độ giòn và độ ẩm Quả khổ qua đã sấy đủ khi chúng trở nên giòn và không có độ ẩm còn lại Nếu quả vẫn còn ẩm, tiếp tục quá trình sấy cho đến khi đạt được độ khô mong muốn.
Xay nghiền mịn: Sau khi sấy đến độ ẩm mong muốn, khổ qua đuộc xay đến độ mịn 1-2mm và được bảo quản trong túi PE.
Khổ qua sau khi được sấy khô và xay nhuyễn thành bột sẽ được tiến hành ray mịn để loại bỏ tạp chất to bằng công nghệ ray mịn bột tiên tiến nhất.
Những hạt bộ không lọt qua lưới là những hạt được đạt độ minh tiêu chuẩn sẽ được đưa đi xay nghiền lại.
Đóng gói sản phẩm: Đóng gói bột khổ qua trong các bao bì kín để baaro vệ khỏi ánh sáng, độ ẩm và tác động bên ngoài Lưu trữ bột khổ qua ở nơi khô ráo và thoáng mát để duy trì chất lượng và độ tươi mới. c Thuyết minh quy trình dự kiến tách chiết charantin từ khổ qua
- Đầu tiên, lấy bột mướp đắng để chiết bằng etanol và tiếp tục chiết trong metanol bằng phương pháp siêu âm.
- Bằng cách này, dịch chiết thô nhớt của charantin thu được bằng cách lọc dịch chiết và làm bay hơi sau đó.
- Trước khi phân tích bằng HPLC, dịch chiết thô đã được tinh chế Phân tích HPLC được thực hiện với cột C-18 Inertsil ODS-3 (kớch thước hạt 5,0 àM, ID 4,6mm x 250mm) Metanol-nước (100:2 v/v) được sử dụng làm pha động với tốc độ dòng 1mL/phút Bước sóng để phát hiện tia cực tím là 204nm và thể tích bơm mẫu là 200 àM Cao này được dựng làm phế phẩm trung gian để điều chế cỏc dạng thuốc chứa cao đặc khổ qua rừng. d Thuyết minh quy trình dự kiến sản xuất viên uống khổ qua rừng.
- Trộn tá dược hút vào cao đặc khổ qua rừng, trộn đều các tá dược độn theo phương pháp đồng lượng, trộn đồng nhất, cho từ từ ethanol 90% vừa đủ tạo khối bột vừa đủ ẩm, xát cốm qua rây kích thước 2mm.
- Định tính: dựa vào thời gian lưu pic charantin trong sắc kí đồ phần định lượng, định lượng bằng hệ thống HPLC theo quy trình đã được thẩm định.
- Tá dược độn được thêm vào viên nang nhằm đảm baaro khối lượng cho viên,đồng thời cải thiện độ trơn chảy, khả năng chịu nén của dược chất và điều hòa sự hoàn tan của dược chất.
Đóng nang: Giúp cho người tiêu dùng dễ sử dụng.
- Dựa vào hàm lượng cao chứa trong nang hàm lượng cao trong bột cốm và tỷ trọng biểu kiến của bột cốm để lựa chọn cỡ nang phù hợp.
- Hoàn thiện sản phẩm, dán nhãn để cung cấp thông tin cho người sử dụng.
Phân tích cơ sở khoa học lựa chọn đối tượng nghiên cứu phù hợp và phát triển sản phẩm giá trị gia tăng và thực phẩm chức năng
- Mướp đắng (Momordica charantia L.) được coi là do các thành phần hóa học của nó Nó được tiêu thụ như một loại rau ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khác nhau trên thế giới do hương vị đặc biệt và thành phần dinh dưỡng của nó Quả mướp đăng xanh chứa vitamin A, C, thiamine, niacin, riboflavin và khoáng chất Nó tự nhiên sở hữu hàm lượng phenolic cao, tức là axit gallic, alkaloid, saponin, flavonoid, v.v.
- Do tính chất thực vật phong phú này, mướp đăng thể hiện hoạt động chống oxy hóa cao nhất trong họ của nó Do sự hiện diện của nhiều thành phần hoạt tính sinh học khác nhau, mướp đắng có một số đặc tính dược lý và có nhiều đặc tính tăng cường sức khỏe khác nhau như loại bỏ các gốc tự do, hoạt động hạ đường huyết và hạ đường huyết Bệnh đái tháo đường là mối đe dọa ngày càng tăng đối với sức khỏe con người, ảnh hưởng đến hàng triệu người mỗi năm.
- Nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của mướp đắng trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường, Nhiều nghiên cứu in vivo đã xác nhận khả năng hạ đường huyết của mướp đắng và khả năng điều trị do sự hiện diện của nhiều chất hạ đường huyết như alkaloid, flavonoid, saponin, catechin, charantin, vicine và các phần polypeptide-p. Nhiều thí nghiệm ủng hộ rằng mướp đắng tỏ ra có hiệu quả trong việc sản xuất insulin và có thể bảo vệ gan thận.
- Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều có những bất cập do thiết kế nghiên cứu kém Hơn nữa, một số nghiên cứu về hạ đường huyết đã báo cáo những kết quả trái ngược nhau với tác dụng tích cực không đáng kể của việc ăn mướp đắng trong bệnh tiểu đường Trong nhiều nghiên cứu, dữ liệu không đủ và thiếu quyết đoán để ủng hộ việc sử dụng nó trong quản lý bệnh tiểu đường Một số nghiên cứu đánh giá hiệu quả của chỉ một phần cụ thể của mướp đăng với liều lượng duy nhất trong khoảng thời gian giới hạn Trong những nghiên cứu này, không có thông tin nào được cung cấp liên quan đến vai trò của các phân tử hoạt tính sinh học trong quản lý bệnh tiểu đường.
- Do đó, nghiên cứu hiện tại được thiết kế để so sánh các phần khác nhau của quả mướp đắng về hàm lượng charantin và vicine và thử nghiệm cho ăn tiếp theo để đánh giá vai trò riêng lẻ hoặc kết hợp của các sản phẩm tự nhiên này trong việc cải thiện bệnh tiểu đường và các biến chứng có liên quan.
- Xu hướng sử dụng liệu và các sản phẩm từ dược liệu hiện nay rất phổ biến, thuốc từ dược liệu ngày càng phát triển mạnh, đặc biệt các thuốc dùng cho các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, huyết áp, tim mạch.
- Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu công thức điều chế viên nang khổ qua rừng có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường type 2 là điều cần thiết.
- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cao đặc khổ qua rừng cải thiện độ tan trong nước được dùng làm nguyên liệu chính cho viên nang khổ qua rừng Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng hoạt chất charantin bằng phương pháp HPLC, xây dựng công thức, quy trình điều chế viên nang khổ qua rừng, xây dựn TCCS và kiểm tra thành phẩm theo TCCS.
- Kết quả: Đã xây dựng và thẩm định được quy trình định lượng charantin trong viên nang khổ qua rừng với các thành phần theo tỷ lệ thích hợp gồm: cao đặc khổ qua rừng cải thiện 55%, calcium silicate 10%, hỗn hợp lactose monohydrat và avicel PH
101 với tỷ lệ 6:4 chiếm 34%, 1% talc Tiến hành nâng cấp cỡ lô 2000 viên, thực hiện bào chế 3 lô pilot đạt độ ổn định về quy trình bào chế và tiêu chuẩn kiểm nghiệm.
Các thông só cần tác động đến quá trình sản xuất, đề xuất thiết bị và phương pháp vận hành
+ Nhiệt độ: 50-70 o C trong một thời gian từ vài giờ.
- Nghiền: Khổ qua được xay đến đô mịn từ 1-2mm
- Cô đuổi dung môi: Áp suất: 550mpa, áp suất hơi: 1,2at ; nhiệt độ 60 o C
- Sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC: Phân tích HPLC được thực hiện với cột C-18 Inertsil ODS-3 (kớch thước hạt 5,0àM, ID 4,6mm x 250mm) Metanol-nước (100:2 v/v) được sử dụng là pha động với tốc độ dòng 1 mL/phút Bước sóng để phát hiện tia cực tớm là 204nm và thể tớch bơm mẫu là 200 àL.
* Đề xuất thiết bị và phương pháp vận hành:
- Sấy: sử dụng lò sấy để tiến hành sấy khổ qua, lò sấy hoạt động bằng cách điều chỉnh nhiệt độ và lưu lượng không khí để loại bỏ độ ẩm trong khổ qua Khổ qua được đặt trên các khay hoặc mâm và được sấy trong lò sấy cho đến khi đạt được độ khô mong muốn.
- Sắc ký lỏng hiệu năng suất cao HPLC: sử dụng hệ thống HPLC đầu dò PDA.
- Máy đóng nang tự động: Là thiết bị sản xuất các viên nang cứng, mềm một cách hoàn toàn tự động mà không cần có sự can thiệp của con người Máy tự mở vỏ nang, chiết bộ và sau đó là đóng nang lại.
Tác dụng dược lý của sản phẩm giúp phòng bệnh và cơ chế gây bệnh có liên quan
- Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường type 2 Đây là một loại thực phẩm làm giảm lượng đường trong máu qua việc làm tăng quá trình chuyển hóa glucose Loại thực phẩm này có tác dụng hỗ trợ điều trị cho người bệnh mắc tiểu đường type 2.
Tuy nhiên, nếu đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào ảnh hưởng tới lượng đường trong máu, bạn nên thận trọng về việc muốn sử dụng khổ qua Điều này là để tránh trường hợp làm giảm lượng đường trong máu quá mức.
Hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch, hạn chế một cách đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
- Tăng cường hệ miễn dịch.
Tiêu thụ khổ qua sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch để phòng ngừa bệnh tật và nhiễm khuẩn Từ đó, giúp phòng ngừa cảm lạnh, hạn chế khả năng bị dị ứng thực phẩm Cùng với đó, giảm thiểu nguy cơ mắc chứng khó tiêu hay chứng trào ngược dạ dày thực phẩm.
Bởi nó chứa hàm lượng calo thấp, tạo cảm giác no lâu hơn, hỗ trợ cho quá trình giảm cân của bạn đạt được hiệu quả như mong muốn để kiểm soát và duy triwf ở mức cân nặng hợp lý.
Việc thường xuyên sử dụng khổ qua giúp làm da sáng, dưỡng ẩm cho da, hỗ trợ trong cải thiện tình trạng mụn trứng cá, bệnh chàm hay bệnh vẩy nến Điều này sẽ tạo điều kiện để bạn có thể sở hữu một làn da đẹp, mịn màng và hấp dẫn hơn.
- Một số tác dụng khác.
Bên cạnh những tác dụng đã được kể đến, khổ qua còn là một loại thực phẩm có tác dụng tốt cho người bị viêm gan, xơ gan; giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa; làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích; góp phần cải thiện thị lực; giúp thanh nhiệt, giải độc, …
* Lưu ý: Người có huyết áp thấp, người đang sử dụng thuốc hạ đường huyết, người có bệnh về đường tiêu hóa, người có bệnh gan thận cần thận trọng khi sử dụng lượng nhiều Vì tác dụng hạ áp, hạ đường huyết của khổ qua có thể sẽ không tốt cho sức khỏe người bệnh, lượng chất xơ trong khổ qua cũng khó tiêu, có thể còn gây đầy hơi, nên người bị bệnh lý về gan và thận cần tránh ăn Đối với người bệnh thiếu men G6PD cũng nên tránh không sử dụng khổ qua.
+ Phụ nữ mang thai và cho con bú
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai, dẫn đến sinh non Đồng thời mướp đăng có khả năng gây đột biến gen Vì thế, phụ nữ có thai không nên sử dụng mướp đắng nhất là khi mang thai ở giai đoạn đầu.
Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì trong loại quả này có một số thành phần mang độc tính nhẹ có thể được truyền qua sữa mẹ Độc tính này không gây ảnh hưởng ở người lớn, nhưng lại có vấn đề với trẻ em vì vậy rất cần thận trọng khi sử dụng.
Thử nghiệm trên động vật để kiểm tra độ an toàn, hiệu quả của sản phẩm
Các bước trong quá trình thử nghiệm trên động vật:
- Xác định mục tiêu và thiết kế thử nghiệm: Các nhà nghiên cứu cần xác định mục tiêu cụ thể của nghiên cứu và thiết kế thí nghiệm phù hợp Điều này bao gồm lựa chọn loài động vật, số lượng mẫu, phân nhóm và các yếu tố khác cần được xem xét.
- Đạt được sự phê duyệt đạo đức: Trước khi thực hiện thử nghiệm, các nghiên cứu cần đạt được sự phê duyệt đạo đức từ một Ủy ban Đạo đức và sử dụng Động vật, đảm bảo rằng các thí nghiệm được tiến hành một cách đúng đắn và đảm bảo sự chăm sóc và đối xử công bằng với các động vật tham gia.
- Tiến hành thử nghiệm: Các động vật tham gia thử nghiệm được đặt trong một môi trường kiểm soát, và các biện pháp cần thiết được áp dụng để đảm bảo sự chăm sóc và theo dõi tốt nhất.
- Thu thập dữ liệu: Các dữ liệu liên quan đến hiệu quả và an toàn của liệu pháp được thu thập Các thông số và chỉ số được ghi nhận và đánh giá, và các biện pháp thống kê thích hợp được áp dụng để phân tích dữ liệu.
- Đánh giá kết quả: Kết quả của thử nghiệm trên động vật được đánh giá dựa trên các tiêu chí được đặt ra trước đó.
- Tiến hành phân tích và báo cáo: Dữ liệu thu thập từ thử nghiệm trên động vật được phân tích và báo cáo theo các tiêu chuẩn khoa học Các kết quả và nhận định được trình bày trong báo cáo hoặc bài báo khoa học để chia sẻ với cộng đồng nghiên cứu. a) Đối tượng nghiên cứu: Để thăm dò tác dụng chống bệnh tiểu đường của mướp đắng, chuột Sqrague Dawley được nuoio trong Phòng động vật, Trường Cao Đẳng dược, Đại Học Cao Đẳng Chính Phủ, Faisalabad Trước khi cho ăn thử nghiệm, chuột được làm quen với khí hậu bằng cách cho ăn cơ bản trong vài ngày Trong suốt 8 tuần thử nghiệm cho ăn, nhiệt độ và độ ẩm tương đối được duy trì ở mức tương ứng là 25 ±
2 o C và 55 ± 5%, với sự thay đổi thường xuyên trong khoảng thời gian sáng/tối bao gồm 12 giờ Hướng dẫn của Ủy ban Đạo đức chính phủ Trung ương đã được tuân thủ nghiêm ngặt trong suốt quá trình nghiên cứu (Số phê duyệt FSD-16/M-234). b) Chế độ ăn uống và liều lượng: Đối với nhóm đối chứng, khẩu phần bao gồm 66% tinh bột ngô, 10% dầu ngô, 10% cellulose, 10% hàm lượng protein, 3% khoáng chất và 1% hỗn hợp vitamin. Đối với các nhóm thí nghiệm, bổ sung thêm vỏ, thịt, bột quả mướp đắng với liều 150mg/kg và 300 mg/kg thể trọng Bằng cách này, bảy nhóm chuột được tạo ra, mỗi nhóm cso 20 con chuột Mỗi nhóm lại được chia thành chuột bình thường và chuột tăng đường huyết Những con chuột bình thường được cho ăn chế độ ăn không có quá nhiều sucrose trong khi những con chuột tăng đường huyết được cho ăn 40% sucrose trong chế độ ăn để gây tăng đường huyết và tiểu đường Những con chuột được cấp nước và cho ăn trên cơ sở tự do. c) Kiểm tra: Mỗi nhóm được quan sát về lượng nước, lượng ăn vào và tăng cân trong khoảng thời gian là 24 giờ trong suốt quá trình nghiên cứu Lượng nước tiểu cũng được ghi nhận bằng cách sử dụng các lồng trao đổi chất trong đó chuột được đặt trong 24 giờ và thu thập nước tiểu dưới một lớp toluene Lượng đường khử trong nước tiểu chuột được xác định bằng phương pháp axit salicylic 3,5-dintro. d) Kết quả
Hàm lượng charantin trong các bộ phận khác nhau của quả mướp đắng được xác định thông qua HPLC trước khi cho chuột Sprague Dawley ăn kiêng. Tổng lượng charantin được tìm thấy ở phần thịt quả cao (0,16 ± 0,02mg/g) so với cả quả (0,11 ± 0,02 mg/g) và vỏ (0,08 ± 0,01 mg/g).
Chế độ ăn có vỏ, thịt và cản quả mướp đắng với liều 150 và 300 mg/kg thể trọng làm tăng tiêu thụ nước ở chuột bình thường với mức tăng cao nhất được quan sát thấy ở chuột được cho ăn 300 mg/kg thể trọng cả quả.
Ở chuột bị tăng đường huyết, mức tiêu thụ nước tăng lên trong tầm kiểm soát và giảm đáng kể lượng nước uống vào được quan sát bằng cách kết hợp mướp đắng trong chế độ ăn theo cách phụ thuộc vào liều lượng Toàn bộ quả và thịt của mướp đắng được cho là có hiệu quả hơn da trong việc ngăn ngừa tình trạng uống nhiều ở chuột bị tăng đường huyết Ở chuột bình thường, việc bổ sung vỏ, thịt, và cả quả mướp đắng đã dẫn đến giảm lượng thức ăn ăn vào so với đối chứng trong khi tình trạng ăn nhiều được nhận thấy ở chuột kiểm soát tăng đường huyết khi chúng tiêu thụ quá nhiều khẩu phần so với chuột được nuooi bằng mướp đắng.
Những con chuột bị tăng đường huyết tạo ra nhiều nước tiêu hơn những con chuột bình thường Tình trạng đa niệu này chiếm ưu thế ở nhóm kiểm soát đường huyết Việc bổ sung mướp đắng vào chế độ ăn uống cho thấy sự bài tiết qua nước tiểu giảm đáng kể.
Lượng đường khử trong nước tiểu bài tiết là không đáng kể (tính bằng miligam) ở chuột thí nghiệm và đối chứng bình thường Các mẫu nước tiểu của chuột kiểm soát chức năng đường huyết cho thấy lượng đường khử lớn và giảm đáng kể ở những con chuột được cho ăn chế độ ăn có da, thịt và cả quả mướp đắng Liều mạnh nhất là 300 mg/kg trọng lượng cơ thể của cả quả mướp đắng trong việc giảm tình trạng đường niệu, tiếp theo là thịt và da.
Người ta kết luận rằng charantin hiện diện với số lượng lớn ở các phần thịt quả Sự can thiệp của nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng các hóa chất thực vật riêng lẻ như charantin ít hiệu quả hơn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
Sự tương tác phức tạp của các tác nhận hạ đường huyết này của mướp đắng có thể đóng một vai trò hiệu quả hơn trong việc trì hoãn quá trình sinh bệnh của bệnh đái tháo đường.
Thử nghiệm lâm sàng trên người kiểm tra độ an toàn, hiệu quả và tác dụng phụ của sản phẩm
Bước 1: Xin phép Bộ y tế.
Bước 2: Liên kết bệnh viện.
Bước 3: Kiểm tra trên người.
- Cam kết các đối tượng là tình nguyện, không ép buộc.
- Đối tượng: các tình nguyện viên , tình nguyện thử thuộc.
+ Nhóm 1: (10 người) (đối chứng): Người khỏe mạnh không sử dụng sản phẩm.
+ Nhóm 2: (10 người): Người khỏe mạnh sử dụng sản phẩm.
- Liều lượng 250mg/kg/ngày, sử dụng trong vòng 1 tháng Cách 2 tuần kiểm tra 1 lần, kiểm tra các chỉ tiêu:
Kết luận: Sau quá trình thử và so sánh 2 nhóm thử thấy nhóm 2 – Nhóm người sử dụng thuốc không có các biểu hiện phản ứng (sốt, mệt mỏi, đau nhức, dị ứng …) với sản phẩm Tình trạng sức khỏe 2 nhóm thử là như nhau, sản phẩm có tính an toàn đối với người Tiếp tục kiểm tra tính hiệu quả.
Kiểm tra tính hiệu quả
Cho tình nguyện viên bị bệnh liên quan đến bệnh tiểu đường.
+ Nhóm 1: (10 người) (đối chứng): Người bệnh không sử dụng sản phẩm.
+ Nhóm 2: (10 người): Người bệnh sử dụng sản phẩm.
- Liều lượng 250 mg/kg/ngày, sử dụng trong vòng 1 tháng Cách 2 tuần kiểm tra
1 lần, kiểm tra các chỉ tiêu:
Kết luận: Sau quá trình thử sản phẩm, thấy nhóm người bệnh sử dụng sản phẩm cũng có hiệu quả.
Kiểm tra tác dụng phụ
Cho nhóm người bệnh sử dụng sản phẩm (nhóm 2)
- Liều lượng 250 mg/kg/ngày, sử dụng trong vòng 1 tháng Cách 2 tuần kiểm tra
1 lần Nếu nhóm 2 không có các triệu chứng hoặc các bệnh khác trong quá trình sử dụng viên nén thì kết luận sản phẩm không có tác dụng phụ.
Kết luận: Sản phẩm không gây độc, an toàn, có hiệu quả với người bệnh, hỗ trợ hạ đường huyết cho người bẹnh, nó rất tốt trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường.
7 Tiềm năng phát triển của sản phẩm
Đăng ký sản xuất: Để sản xuất và thương mại hóa sản phẩm bột khổ qua và viên uống khổ qua, Công ty cần đăng ký sản xuất với cơ quan quản lý như Cục quản lý dược phẩm trong quốc gia Quá trình này yêu cầu nộp đơn và tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến an toàn, chất lượng và hiệu quả của sản phẩm.
Công bố chất lượng: Để đảm bảo chất lượng của sản phẩm, Công ty cần tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về sản xuất, kiểm định và đảm bảo chất lượng. Công bố chất lượng nhằm thông báo rõ ràng về thành phần, hướng dẫn sử dụng, lưu trữ và cảnh báo về tác dụng phụ có thể có.
Thăm dò khách hàng: Trước khi thương mại hóa sản phẩm, Công ty có thể tiến hành thăm dò khách hàng để hiểu nhu cầu và sự chấp nhận của thị trường. Qua việc tiếp xúc và thu nhập phản hồi từ khách hàng tiềm năng, Công ty có thể điều chỉnh sản phẩm và chiến lược tiếp thị để đáp ứng tốt nhất nu cầu của thị trường.
Thương mại hóa sản phẩm: Sau khi hoàn thành các bước trên, Công ty có thể thương mại hóa sản phẩm bột khổ qua và viên uống khổ qua Quá trình này bao gồm chiến lược tiếp thị, phân phối, quảng cáo và bán sản phẩm trên thị trường.