Các tật khúc xạ Viễn thị pptx

7 425 2
Các tật khúc xạ Viễn thị pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Các tật khúc xạ - Viễn thị Mắt viễn thị ngược lại với mắt cận thị, mắt của người bị viễn thị có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường, khi đó, hình ảnh của vật thể nằm phía sau võng mạc. Do đó người bị viễn thị chỉ nhìn rõ vật ở xa chứ không nhìn được rõ những vật ở gần. Tuy nhiên, những người bị viễn thị nặng thường không thể nhìn rõ vật ở xa lẫn vật ở gần. Nguyên nhân Ảnh minh họa. Viễn thị tồn tại song song với quá trình phát triển khi trục nhãn cầu dài ra đến khi mắt phát triển hoàn toàn. Do đó, viễn thị cũng là một giai đoạn phát triển của mắt trước khi thành chính thị. Ở một số người thì sự phát triển này ngừng lại, khiến trục nhãn cầu bị ngắn – hay còn gọi là viễn thị do trục, đó là nguyên nhân chính gây viễn thị, chiếm hơn 90% tổng số các trường hợp viễn thị. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác gây viễn thị còn có những nguyên nhân khác gây viễn thị như: mổ lấy thể thủy tinh bị đục, giác mạc bị dẹt do sẹo. Nhưng loại này chiếm tỉ lệ ít. Triệu chứng Người bị viễn thị có thể nhìn thấy vật ở xa nhưng nhìn gần không được rõ. Triệu chứng chung nhất của những người bị viễn thị là nhìn gần không rõ nhưng nhìn xa lại rõ và hay bị mỏi mắt. Bên cạnh đó, viễn thị cũng gây ra cảm giác đau thái dương, nặng trán, đôi khi nhức đầu. Và do người bệnh thường muốn nhìn rõ, mắt phải cố gắng điều tiết nhiều, việc điều tiết thường làm co kéo các cơ trán, lông mày và mi, khiến cho mắt người viễn thị có những nếp nhăn tạo nên một dạng riêng, còn được gọi là “bộ mặt viễn thị”. Điều trị Ảnh minh họa. Tương tự như điều trị cận thị, điều trị viễn thị cũng có những phương pháp chính là: Đeo kính ngoài: Một thấu kính lồi phù hợp có thể giúp điều chỉnh điểm hội tụ về đúng võng mạc. Đeo kính tiếp xúc (kính áp tròng). Đeo kính tiếp xúc đều trị viễn thị. Phẫu thuật: Có các phương pháp phẫu thuật Tạo hình giác mạc bằng nhiệt đông - hiệu quả điều chỉnh khúc xạ đạt được bằng cách dùng một kim đã được làm nóng đến nhiệt độ nhất định để làm đông kết vùng chu biên giác mạc. Kết quả là vùng chu biên co lại làm công suất khúc xạ giác mạc tăng lên, bệnh nhân hết viễn thị. Tạo hình giác mạc bằng quang đông la-de - nguyên tắc của phẫu thuật giống như tạo hình giác mạc bằng nhiệt đông và chỉ có một khác biệt là năng lượng la-de được sử dụng thay cho việc dùng kim được làm nóng. Mổ viễn thị bằng phương pháp Lasik - Cũng như trong phương pháp LASIK điều trị cận thị, một vạt giác mạc được tạo bằng dao chuyên dụng rồi nâng lên để bộc lộ phần giác mạc phía dưới. Phần giác mạc được bộc lộ này sẽ chịu tác động la-de để lấy bớt tổ chức mô giác mạc vùng chu biên của phần quang học làm tăng lực khúc xạ của giác mạc, sau đó vạt giác mạc sẽ được đặt lại vào vị trí cũ. Vạt giác mạc sẽ được bám trở lại vị trí cũ, cố định nhanh và chắc chắn. Sau mổ, bệnh nhân có thể nhanh chóng trở lại như trong trường hợp dùng Lasik điều trị cận thị. Thay thể thủy tinh điều trị viễn thị - đó là phương pháp lấy đi thể thủy tinh của bệnh nhân và thay bằng thể thủy tinh nhân tạo có công suất khúc xạ lớn hơn so với thể thủy tinh của bệnh nhân. Phòng bệnh Nên tránh ăn các thức ăn có nhiều gia vị cay, nóng. Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và hợp lí. Giữ vệ sinh cho mắt, rửa mặt bằng nước và khăn sạch. Khi đọc sách hoặc làm việc phải đảm bảo đủ anh sánh. . Các tật khúc xạ - Viễn thị Mắt viễn thị ngược lại với mắt cận thị, mắt của người bị viễn thị có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường, khi đó,. viễn thị, chiếm hơn 90% tổng số các trường hợp viễn thị. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác gây viễn thị còn có những nguyên nhân khác gây viễn thị như: mổ lấy thể thủy tinh bị đục, giác mạc. khiến cho mắt người viễn thị có những nếp nhăn tạo nên một dạng riêng, còn được gọi là “bộ mặt viễn thị . Điều trị Ảnh minh họa. Tương tự như điều trị cận thị, điều trị viễn thị cũng có những

Ngày đăng: 29/06/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan