1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp nghiên cứu khoa học: Văn hóa ứng xử của sinh viên trường Cao Đẳng sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Ứng Xử Của Sinh Viên Trường Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương Thành Phố Hồ Chí Minh Hiện Nay
Tác giả 1. ......................................................, 2. .................................................
Trường học Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giáo dục Mầm non
Thể loại Tiểu luận học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 246,1 KB

Nội dung

Học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học. Thực hiện đề tài: "Văn hóa ứng xử của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay". Bài viết trình bày: Lý do chọn đề tài; (1) Mục đích nghiên cứu; (2) Khách thể và đối tượng; (3) Giả thiết nghiên cứu; (4) Nhiệm vụ nghiên cứu; (5) Phương pháp nghiên cứu; (6) Giới hạn, phạm vi nghiên cứu; (7) Tổng quan nghiên cứu và Danh mục tài liệu nghiên cứu.

Trang 1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài:

VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

TRUNG ƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện:

1 MSSV:………

2 MSSV:……….

Lớp:

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 11/2024

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

1 Lí do chọn đề tài 4

2 Mục đích nghiên cứu 6

3 Khách thể và đối tượng 6

4 Giả thuyết nghiên cứu 6

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

6 Phương pháp nghiên cứu 7

7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 8

8 Tổng quan nghiên cứu vấn đề của đề tài 9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan bài tiểu luận là công trình nghiên cứu của bản thân Các nội dung trong bài tiểu luận là trung thực không sao chép từ các công trình nghiên cứu đã được công bố

Sinh viên thực hiện

Trang 4

1 Lý do chọn đề tài

Văn hóa ứng xử trong giao tiếp chính là thước đo giá trị của mỗi con người Đồng thời, đó cũng là yếu tố hàng đầu tạo nên sự thành công hay thất bại của mỗi người trên đường công danh, sự nghiệp Đúng như nhà diễn thuyết, tác gia nổi tiếng người Mỹ - ông Les Brown từng nói: “Kỹ năng giao tiếp là một công cụ quan trọng trong cuộc hành trình theo đuổi mục tiêu, dù là với gia đình, đồng nghiệp hay khách hàng của bạn” Trong bất kì mối quan hệ nào thì phong cách, văn hóa ứng xử đều là cầu nối để gắn kết các mối quan hệ thêm gắn bó, hữu nghị

Đặc biệt khi nhắc tới Chủ tịch Hồ Chí Minh thì không thể không nhắc tới một vị lãnh tụ cực kỳ lịch sự, thanh tao và cao quý trong cách ứng xử với bạn bè quốc tế, với cụ già, phụ nữ, thanh niên và nhi đồng Bác chính là một tấm gương sáng về phong cách ứng xử để toàn thể dân tộc học tập, noi theo đặc biệt là mỗi thế hệ sinh viên, học sinh, thanh niên Sinh viên là thế hệ trẻ, là thế hệ tiếp nối cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Một sinh viên gương mẫu chính là sinh viên có phong cách ứng xử một cách khiêm tốn, nhã nhặn, đúng chuẩn mực, lễ phép với gia đình và đặc biệt là thầy cô trong nhà trường Hiện nay, tại Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 600.000 sinh viên, trong

đó số lượng đông đảo sinh viên từ các tỉnh, thành đến học tập và làm việc đã tạo nên sự nhộn nhịp, năng động và đa dạng trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội của Thành phố Vì vậy việc hình thành văn hóa ứng xử của sinh viên Thành phố nói chung và sinh viên Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết trong hoạt động giáo dục

Trang 5

Văn hóa ứng xử gắn liền với cuộc sống và nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học Bởi văn hóa ứng xử là hệ thống thái độ, hành vi để kết nối các mối quan hệ lại với nhau Đồng thời, ván hóa ứng xử thể hiện lối sống, nếp sống, suy nghĩ, sự giao tiếp và cách ứng

xử của con người đối với bản thân, với những người xung quanh, trong công việc và mối trường hoạt động giáo dục hằng ngày Văn hóa ứng

xử thúc đẩy sự phát triển những giá trị tích cực, khắc phục, loại bỏ những mặt tiêu cực Đối với sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường cần ứng xử văn hóa, rèn luyện kỹ năng học hỏi, cầu thị, tìm thấy cái tốt đẹp

ở người khác để noi theo và chấp nhận sự khác biệt như một điều mới

mẻ để học tập Sau mỗi thành công, sinh viên cần phải tiếp tục nỗ lực, rèn luyện, phấn đấu, vượt qua những khó khăn, thử thách để tiến bộ Rèn luyện được văn hóa ứng xử sẽ giúp sinh viên thuận lợi trong công việc, học tập và cuộc sống, tạo động lực cho họ vượt qua những khó khăn, thử thách dần tiến tới thành công

Qua quá trình học tập cho thấy, đa số sinh viên của trường đều

có phong cách ứng xử đúng chuẩn mực, có văn hóa, hòa đồng, gần gũi với thầy cô và bạn bè Và họ sống rất có trách nhiệm, có lối sống lành mạnh, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định tại nhà trường Bên cạnh những tấm gương tốt về văn hóa ứng xử của các bạn sinh viên thì vẫn còn một số sinh viên có những hành vi, thái độ, lời nói trong ứng xử với thầy cô, bạn bè chưa tốt làm ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của trường Từ những thực trạng trên cho thấy để khắc phục những hạn chế trong phong cách ứng xử, thực hiện có hiệu quả lời nói phải đi đôi với việc làm, mỗi bạn sinh viên cần không ngừng trau dồi khả năng giao tiếp, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức Với ý nghĩa nêu trên, nhóm em lựa

Trang 6

chọn đề tài “Văn hóa ứng xử của sinh viên Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương hiện nay ”, làm tiểu luận nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về văn hóa ứng xử của Văn hóa ứng xử của sinh viên Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Đưa ra những ưu điểm, hạn chế về văn hóa ứng xử của sinh viên Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương Từ đó, đề xuất một

số biện pháp, giải pháp góp phần nâng cao văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp của sinh viên tại trường

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa ứng xử của sinh viên Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương hiện nay

- Khách thể nghiên cứu: sinh viên Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương

4 Giả thuyết nghiên cứu

Văn hóa ứng xử là biểu hiện một phần của nhân cách con người Giáo dục văn hóa ứng xử cho thế hệ trẻ, đặc biệt là đội ngũ sinh viên là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết Cần chỉ ra những biểu hiện

và các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của sinh viên Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, để đề cuất những giải pháp phù hợp Có bộ tiêu chí đánh giá chất lượng ứng

xử có văn hóa của sinh viên tại trường để làm khung chiếu để sinh viên thực hiện theo Hoặc là phía nhà trường đưa ra những biến pháp tác động tâm lý để sinh viên chủ động thực hiện tốt văn hóa ứng xử trong

Trang 7

các mối quan hệ để từ đó có những hành vi đúng chuẩn mực, tạo được các mối quan hệ gắn bó, hòa đồng, thân thiện, cởi mở

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Một là, nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử của sinh viên Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

- Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng đề tài văn hóa ứng xử của sinh viên Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Tìm ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

- Ba là, đề xuất phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả văn hóa ứng xử của sinh viên Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ngày càng có chuẩn mực hơn, có văn hóa hơn

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết nhằm:

- Thu thập, xử lý, chọn lọc và khái quát hoá những vấn đề lý luận cơ bản, những kết quả nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài về thái độ, văn hóa ứng xử của sinh viên

- Xây dựng các khái niệm cơ bản và các khái niệm công cụ cốt lõi của đề tài: văn hóa ứng xử, phong cách ứng xử, thái độ ứng xử, chuẩn

Trang 8

mực văn hóa, hành vi ứng xử, thái độ ứng xử, cử chỉ ứng xử, ngôn ngữ ứng xử,…

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp phỏng vấn

Sử dụng hệ thống câu hỏi mở, hoặc câu hỏi đóng, đồng thời tiến hành phỏng vấn sâu đối với cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên trong trường để tìm hiểu về các biểu hiện của sinh viên đối với cách ứng xử, văn hóa ứng xử đối thầy cô, sinh viên và các thầy cô, sinh viên đến từ các trường khác Thông quan các hoạt động trong lớp và hoạt động ngoại khóa của nhà trường Nội dung xoay quanh vấn đề về văn hóa ứng xử và thực trạng văn hóa ứng xử cho sinh viên hiện nay

- Phương pháp điều tra

Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để khảo sát cán bộ, giảng viên, và sinh viên Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh để làm đánh giá thực trạng, hạn chế, nguyên nhân và các yếu tố tác động đến phong cách ứng xử của sinh viên Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả lối ứng xử văn hóa, lễ phép của sinh viên trường ngày càng tốt hơn Đây là phương pháp chủ yếu để thu thập thông tin đầy đủ và khá chính xác

- Phương pháp quan sát

Sử dụng phương pháp quan sát thực hiện các yêu cầu về nhà của giáo viên đối với sinh viên trong giờ học và các hoạt động chuyên đề, ngoại khóa và thông qua các phong trào để đánh giá được văn hóa ứng

xử của sinh viên hiện nay

Trang 9

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Tiến hành thu thập ý kiến từ nhiều chuyên gia khác nhau về việc xây dựng các tiêu chí đánh giá ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế để tìm ra những giải pháp khắc phục Đồng thời thu thập

ý kiến của các chuyên gia để xây dựng các giải pháp hiệu quả nhất để sinh viên trường có phong cách ứng xử đúng chuẩn mực, có văn hoá

Từ đó, nâng cao uy tín của nhà trường

- Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu

7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

7.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của sinh viên Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh, trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung nghiên cứu và lưu ý vào 2 nhóm yếu tố chính: yếu tố chủ quan từ phía sinh viên và yếu tố khách quan từ phía nhà trường (thầy cô, các mối quan hệ khác, bạn bè từ các trường khác, qua các hoạt động cụ thể, )

7.2 Giới hạn về đối tượng khảo sát: chỉ tiến hành khảo sát đối

với sinh viên Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh

8 Tổng quan nghiên cứu vấn đề của đề tài

Đối với mỗi sinh viên, văn hóa ứng xử được xem là thước đo giá trị của mỗi con người Không chỉ trong quá trình làm việc mà ngay

Trang 10

trong cuộc sống đời thường, hành vi ứng xử được đánh giá là phẩm chất, lối sống của mỗi cá nhân Vì vậy mà văn hóa ứng xử của sinh viên trong nhà trường, đặc biệt hoạt động giáo dục là vấn đề được rất nhiều người quan tâm Chúng ta cũng bắt gặp những tấm gương điển hình về phong cách ứng xử trong giao tiếp với đối tác, bạn bè hay nói rộng hơn

là trong lĩnh vực ngoại giao quốc tế Văn hóa ứng xử chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi con người Nói về giỏi giao tiếp, ứng xử thì chúng ta không thể không nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Phong cách ứng

xử của Người mang một dấu ấn riêng, bởi nó là sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa văn hóa ứng xử của phương Tây và Phương Đông

Để có được phong cách ấy thì Bác đã không ngừng tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nhân cách và đúc kết từ cuộc đời sự nghiệp cách mạng của chính mình Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng để toàn bộ cán bộ lãnh đạo học hỏi và noi theo

Những vấn đề về văn hóa ứng xử của sinh viên Đại học Việt Nam nói chung và sinh viên Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và thành quả của công trình nghiên cứu ấy chính là các luận văn, luận án tiến sĩ, các bài viết sách, báo được đăng trên các trang tạp chí chuyên ngành Để có thêm thông tin cũng như nâng cao kết quả nghiên cứu đề tài thì việc đọc, tìm hiểu thêm tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước là một điều tất yếu

Với phương châm Xây dựng hình mẫu sinh viên trường Đại học Nguyễn Tất Thành “Năng động - Trí tuệ - Gương mẫu - Hội nhập” nên

Trường đã ban hành “Quy tắc ứng xử văn hóa của sinh viên Đại học

Trang 11

Nguyễn Tất Thành” theo Quyết định số 635/QĐ-NTT ngày 21/12/2017

của Hiệu trường trường Đại học Nguyễn Tất Thành Quy tắc ứng xử văn hóa của sinh viên chính là thước đo hành vi ứng xử, thái độ giao tiếp phù hợp với những quy định và đặc thù của nhà trường Đồng thời, ứng xử văn hóa của sinh viên trường Đại học Nguyễn Tất Thành góp phần xây dựng hình mẫu sinh viên hướng đến “chân, thiện, mỹ” Quy tắc ứng xử văn hóa của sinh viên được cụ thể hóa qua sáu mối quan hệ là: Ứng xử đối với bản thân và gia đình; Ứng xử đối với Cán bộ -Giảng viên - Công nhân viên Nhà trường; Ứng xử đối với khách đến thăm và làm việc tại trường; Ứng xử trong công tác học tập và rèn luyện; Ứng xử với bạn bè và Ứng xử đối cới cảnh quan môi trường và

cơ sở vật chất

Luận án Tiến sĩ “Hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên các trường Đại học ở Hà Nội hiện nay” của tác giả Trần Thị

Tùng Lâm (2017) đã hệ thống hóa các tri thức về văn hóa học đường trong đó có văn hóa về ứng xử của sinh viên Tác giả chỉ rõ vai trò và nội dung của văn hóa học đường Đồng thời, nhận diện những giá trị cốt lõi của văn hóa học đường trong trường đại học so sánh với thực tiễn từ đó có các kết luận làm sơ sở để xây dựng phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên Rút ra những bài học có tính lý luận về giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên đại học, qua đó làm sâu sắc hơn, sinh động hơn công tác

tư tưởng trong trường đại học Cuối cùng, tác giả xây dựng hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên trong các trường đại học đào tạo các ngành kỹ thuật ở Hà Nội hiện nay Những giải pháp đó có thể mở rộng sử dụng cho các trường đại học

Trang 12

Để xây dựng văn hóa ứng xử của người học trong thời gian học tập, rèn luyện tại trường, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã ban hành

“Quy tắc ứng xử văn hóa của sinh viên, học viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội” theo Quyết định số 954/QĐ-ĐHVHHN ngày 13/12/2019

của Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Trong quy định nêu

cụ thể ứng xử văn hóa đối của người học với 5 mối quan hệ: Thứ nhất

là, ứng xử đối với bản thân; Thứ hai là, ứng xử đối với giảng viên, cán

bộ và nhân viên của Nhà trường; Thứ ba là, ứng xử đối với khách đến thăm và làm việc tại Trường; Thứ tư là, ứng xử đối với bạn bè; Thứ năm là, ứng xử đối với môi trường và tài sản công của nhà trường

“Thực trạng hành vi văn hóa ứng xử của sinh viên” thuộc thể

loại Tạp chí, của tác giả viết là Trương Thị Hoa Bài viết được xuất bản vào năm 2015 trên Tạp chí Quản lý Khoa học 2019 Số 284 Tr.102

-111 Bài viết trình bày văn hóa ứng xử là trình độ cao của mối quan hệ giữa con người – con người, thể hiện ở hình thức giao tiếp văn minh, lịch sự, biểu hiện bằng một hệ thống hành vi ứng xử phù hợp với giá trị của xã hội Khi nghiên cứu về văn hóa ứng xử của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nhận thấy: Sinh viên đã có những hành vi văn hóa ứng xử tích cực như: sống có trách nhiệm đối với gia đình, đối với bản thân; Tôn trọng, lễ phép với cha mẹ và thầy cô giáo; Chan hòa và nhiệt tình đối với bạn bè; Nghiêm túc, cầu tiến trong học tập Tuy nhiên, bên cạnh những sinh viên có lối sống lành mạnh và đúng đắn thì vẫn còn một bộ phận sinh viên có những nhận thức hạn chế về giá trị văn hóa ứng xử nên có những hành vi không phù hợp trong mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, với gia đình

Trang 13

Bài viết “Biện pháp nâng cao văn hóa ứng xử cho sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Bùi

Thị Hảo đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 58, 2022, Tr.125 - 133 Nội dung trình bày văn hóa ứng xử có vai trò truyền tải giá trị nhân văn, rèn luyện nhân cách, giáo dục thế hệ trẻ Tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, trong khi phần lớn sinh viên có lối sống trong sáng, cư xử văn minh thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên có hành vi, thái độ ứng xử chưa chuẩn mực, ảnh hưởng tới hình ảnh cá nhân và uy tín nhà trường Để nâng cao chất lượng, thương hiệu nhà trường đối với xã hội, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng cung cấp kiến thức và xây dựng văn hóa ứng xử học đường Bài báo khái quát lý luận về văn hóa ứng xử học đường, khảo sát 674 sinh viên đang học tập tại trường để lấy số liệu phân tích thực trạng ứng xử của sinh viên, tìm ra nguyên nhân dẫn đến những hành vi, thái độ ứng xử thiếu văn hóa, từ đó, đề xuất ba nhóm biện pháp nâng cao văn hóa ứng xử học đường cho sinh viên tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Bài Luận Tốt nghiệp “Văn hóa ứng xử của sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội hiện nay” của sinh viên Nguyễn Thị Hường (2015)

đã trình bày đầy đủ về các biểu hiện của văn hóa ứng xử của sinh viên Bách Khoa Hà Nội cụ thể gồm 4 phần: (1) Hành vi ứng xử; (2) Thái độ ứng xử; (3) Cử chỉ ứng xử; (4) Ngôn ngữ ứng xử Từ những biểu hiện nêu trên đã đưa ra đánh giá khá đầy đủ và toàn diện về những mặt tích cực, hạn chế và những nguyên nhân tác động đến văn hóa ứng xử của sinh viên trong trường hiện nay Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải

Ngày đăng: 28/10/2024, 14:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w