NGƯỜI NẶNG LÒNG VỚI HỌC THUẬT NGHỆ THUẬT docx

6 310 0
NGƯỜI NẶNG LÒNG VỚI HỌC THUẬT NGHỆ THUẬT docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGƯỜI NẶNG LÒNG VỚI HỌC THUẬT NGHỆ THUẬT ĐỖ SƠN-Chân dung Trần Thức- Sáp màu, 2009 “Tự do – thoát khỏi gánh nặng về tuổi tác. Nó làm cho người phải cúi đầu, gập lưng, mù mắt trước bàn tay v ẫy gọi của tương lai” R. Tagore (nhà thơ ấn Độ, giải thưởng Nobel) Đó là nhà nghiên cứu - phê bình mỹ thuật Trần Thức. Ông đã thu ộc lớp người ở tuổi “79 mùa xuân” và sắp bước vào ngưỡng “bát tuần thượng thọ”. So với đồng nghiệp cùng trang lứa, kẻ còn người mất, thì tinh thần lao động cống hiến của ông không thua kém, nếu không nói l à khá tích cực với sự nghiệp. Ba tập sách chuyên khảo về văn hóa - nghệ thuật, mỗi tập 500 - 600 trang. Ngoài ra, ông còn dành thời giờ cho cả sáng tác hội họa và điêu khắc, tham gia triển lãm, dù chỉ là lao động “nghiệp dư, tay trái”, cốt hài hòa, bổ sung cho cảm hứng trước cái đẹp khó kìm nén - cũng là để giải tỏa một phần ức chế trong lao động nghiên cứu - phê bình vốn “nặng đầu” với thế giới lịch sử, tư duy, luận lý, triết học, tâm tưởng… Với quan hệ giữa nghiên cứu và sáng tác, ông luôn ý thức sâu sắc lời căn dặn đầy tâm huyết của cố họa sĩ, học giả, nhà nghiên cứu Nguyễn Đỗ Cung, người sáng lập Viện Mỹ thuật và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nơi ông đã gắn bó gần hết cả cuộc đời, rằng “Tôi mở lớp họa hướng dẫn các đồng chí, cốt để các đồng chí hiểu được ngôn ngữ mỹ thuật, giúp cho việc nghiên cứu học thuật, chứ không phải mong các đồng chí trở thành họa sĩ mà bỏ bễ công việc nghiên cứu của mình. Mục đích của chúng ta là để có một Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, một cuốn sử mỹ thuật Việt Nam đúng nghĩa”. Minh bạch và chuyên nghi ệp, tự giác và yêu thương, nghiêm khắc với chính bản thân mình trong nghiên cứu, mới mong tiếp cận được sự thật của khoa họcnghệ thuật là phương châm mà Nguyễn Đỗ Cung đặt ra, đã tạo được ảnh hưởng sâu rộng cho các nhà nghiên cứu trẻ do ông đào tạo. Kỷ luật “cứng” trong lớp vẽ, cũng như những ngày tháng dài theo ông đi điền dã nghiên cứu các di tích cổ, với sự hướng dẫn của ông, tưởng nh ư luôn mất tự do, nhưng sau đó nghĩ lại mới thấy thấm thía. Nếu không có được những liều “thuốc đắng” ấy, làm sao có thể trưởng thành? Không qua khổ công rèn luyện, làm sao thành tài? Hạnh phúc không tự đến gõ cửa mỗi nhà, mỗi người. Đó là những bài học quý báu, những đức tính cần có của người làm khoa họcnghệ thuật mà Nguyễn Đỗ Cung đã truyền lửa sang cho thế hệ trẻ kế tục. Với tôi, ông vừa là thầy, vừa là đồng nghiệp lớn, đã gợi mở cho tôi nhiều vấn đề cốt lõi trên bước đường vươn tới cái đẹp của khoa họcnghệ thuật. Nhà nghiên cứu đ ã kể lại đầy hào hứng cho người viết những dòng ký sự này. Là một trong số ít nhà phê bình mỹ thuật có tên tuổi còn trụ lại, Trần Thức nay đã thuộc lớp người cao tuổi. Rất may mắn, dù trong thời chiến tranh, bao cấp, ông đã được đào tạo tương đối bài b ản, chính quy, nhờ uy tín và tài năng của người đứng đầu ngành và cũng nhờ sức khỏe, ông còn lao động góp phần tích cực cho chuyên ngành. Nhưng giống như cây tùng già mọc trên núi đá, tuy có bộ rễ khỏe, nhưng cái hữu hạn của hoàn cảnh và nhựa sống thời gian đâu còn nhiều. Thực tại, nó chỉ còn là biểu tượng của mơ ước, chứ không dễ là hiện thực mãi còn trường tồn. Đúng vào ngưỡng 79 - 80, ông mắc căn bệnh hiểm nghèo: ung thư bao tử thời tiền khởi phát? Buộc phải trải qua phẫu thuật. Nhưng may mắn nhờ kỹ thuật y học hiện đại, ông đã thoát hiểm! Sức khỏe của ông đã hồi phục, nhưng vẫn chậm chạp theo nhịp sống của tuổi già. Vui chuyện, tôi mạnh dạn đặt câu hỏi với ông: “Sáng tác, so với nghiên cứu - phê bình có phần ít “nguy hiểm” hơn. Có đúng như vậy không, thưa ông?”. – “Chả cứ sáng tác, nghiên cứu hay phê bình, một khi đã say mê với nghề nghiệp, đã đi sâu vào nó, thì sự mạo hiểm, hay nguy hiểm, thường luôn là tai ương rình rập thường trực. Vì anh/ hay chị đã nặng lòng với nghề rồi. Chả thế mà người đời bảo “sinh ư nghệ, tử ư nghệ “ đó sao! – Lời của nhà nghiên cứu. Với lĩnh vực học thuật, tôi rất tâm đắc với ý của ba đồng tác giả phương Tây vi ết về công trình mang tên “Tư duy lại khoa học” (Rethingkings science - NXB Trí thức) gần đây, rằng: “Khoa học là tất định, lạnh lùng, thẳng thắ n, vô tư. Nghiên cứu là bất định, ấm áp, lôi cuốn và mạo hiểm, nhưng lại nuôi dưỡng bằng niềm đam mê và những cảm xúc, luôn tạo ra những tranh luận đối thoại cần thiết cho chính nó”. Sợ ông vừa trải qua bạo bệnh, sức khỏe chưa ổn định, tôi không dám hỏi nhiều. Tuy nhiên, gặp được người tâm tình, ông đã hào hứng trao đổi. Dường như ông không biết mệt, không muốn dứt mạch: “Khi m ình đã yêu cái đẹp, đã dấn thân với nó, giống như người mê gái, thì đã là cái Duyên, cái Nghiệp rồi. Còn gì phải ân hận, hay trách cứ ai nữa, nếu không phải là trách chính mình: “Đã mang lấy nghiệp vào thân/Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa/Thiện căn ở tại lòng ta/Ch ữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài” (Nguyễn Du/ Truyện Kiều) Ông sống và sinh hoạt giản dị trong một căn phòng không lấy gì làm rộng rãi - chừng 15, 16 mét vuông. Một chiếc giường đôi trải đệm - n ửa để nằm, nửa còn lại giành cho những chồng sách dầy, tiện cho việc tra cứu - tự điển Anh, Pháp, Hoa, Việt, những đầu sách chuyên ngành. Ngoài ra còn 2 chiếc tủ cao nữa, mỗi tủ chia làm 2 tầng: tầng trên vẫn là sách, tầng dưới là những ngăn kéo, hoặc có cửa khép để đựng quần áo, đồ dùng cá nhân. Đầu giường là chiếc bàn hình hộp lớn có ngăn kéo, mặt bàn chất đầy các loại thuốc tân dược, cốc tách, nước uống giành cho người già dưỡng sinh. Sách bao vây giư ờng nằm, sách chiếm cả hai góc tường và mặt bằng, mặt cao. Ngoài ra còn có tranh, ảnh, đồ gốm, tượng nhỏ trang trí bày xen kẽ. Mặc dù ông còn những căn phòng rộng rãi tiện nghi hơn, nhưng ông thấy không cần. Chật chội, nhưng ấm cúng. Không gian làm việc của chủ nhân tỏ ra người ưa thực dụng, hơn là thích bầy biện trang hoàng theo kiểu mỹ thuật hình thức. Cái đẹp tìm tòi, sáng tạo, khám phá với ông mới là hiệu quả của việc làm có ích, có tác dụng tích cực, thúc đẩy cho chuyên ngành mà ông theo đuổi. Tạm biệt nhà nghiên cứu - phê bình giầu tình yêu, nội lực và hoài ni ệm, luôn nặng lòng với nỗi nhớ cái đẹp. Tất cả, dù viết hay vẽ, với ông, chỉ hướng tới lý tưởng Chân - Thiện – Mỹ! – “Cũng là duyên nợ với đời / Vì yêu Người Đẹp nên người tương tư”, đúng như lời thơ họa sĩ Nguyễn Đình Huống đã viết tặng ông, sau khi xem những tập sách chuyên khảo của nhà nghiên cứu - phê bình mà ông đã tặng họa sĩ. Chúc ông sức khỏe, niềm vui, thanh thản với tuổi về chiều. Đúng như những vần thơ mà ông đã cảm tác tự bạch về cuối đời ở tập 3 trong cuốn sách của ông: “Tám mươi đã đến nơi rồi/Thấy chăng định mệnh, hỡi người sang sông?/Nợ đời ân nghĩa trả xong/Giã từ bến đôi, thong dong ta về” Phải chăng đó là tiếng nói của nỗi lòng, của sự thức tỉnh con tim? Một tầm nhìn. Rất đúng với lẽ sống Sinh - Tử của một kiếp người mà ông đã tiên định. TRẦN LÂM . NGƯỜI NẶNG LÒNG VỚI HỌC THUẬT NGHỆ THUẬT ĐỖ SƠN-Chân dung Trần Thức- Sáp màu, 2009 “Tự do – thoát khỏi gánh nặng về tuổi tác. Nó làm cho người phải cúi đầu, gập. Vì anh/ hay chị đã nặng lòng với nghề rồi. Chả thế mà người đời bảo “sinh ư nghệ, tử ư nghệ “ đó sao! – Lời của nhà nghiên cứu. Với lĩnh vực học thuật, tôi rất tâm đắc với ý của ba đồng tác. cửa mỗi nhà, mỗi người. Đó là những bài học quý báu, những đức tính cần có của người làm khoa học và nghệ thuật mà Nguyễn Đỗ Cung đã truyền lửa sang cho thế hệ trẻ kế tục. Với tôi, ông vừa

Ngày đăng: 29/06/2014, 04:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan