1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

MỸ THUẬT TUYÊN QUANG 2011 doc

7 248 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 131,45 KB

Nội dung

MỸ THUẬT TUYÊN QUANG 2011 Tính đến năm 2011, triển lãm mỹ thuật khu vực lần thứ 16 (1996 - 2011); giải thưởng hàng năm có quy mô toàn quốc của Hội Mỹ thuật Việt Nam đã được 19 năm (1993 - 2011). Năm 2011 tỉnh Tuyên Quang mới hội đủ điều kiện tổ chức triển lãm lớn. Cụ thể mới xây xong bảo tàng tỉnh trong một không gian to đẹp, trưng bày được vài trăm tác phẩm tranh tượng. Hội đủ điều kiện lần đầu ti ên đăng cai triển lãm một festival mỹ thuật khu vực Tây Bắc, Việt Bắc trên quê hương cách mạng dựng nên cơ đồ. Không biết hữu ý hay vô tình, cách đây tròn 60 năm, năm 1951 tại Chiêm hóa, tỉnh Tuyên Quang đã diễn ra triển lãm mỹ thuật toàn quốc lần thứ 4, một triển lãm khẳng định sự lớn mạnh về tư tưởng và nghệ thuật của giới mỹ thuật như trong thư Bác Hồ gửi các họa sĩ: “Văn hóa HOÀNG ANH CHIẾN-Phong cảnh Bắc Sơn-Nho màu-60x80cm nghệ thuật cũng là mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Tuyên Quang được coi như một hiện tượng trong lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Vì thế chúng ta không thể không nhìn lại và đối thoại. Trước hết là đối thoại với chính mình, cụ thể là các thế hệ tác giả, nhất là thế hệ tác giả mỹ thuật hiện đang sống, công tác lao động nghệ thuật trên “miền đất hứa Tuyên Quang” đậm đặc di tích lịch sử cách mạng v à danh thắng. Hay nói rộng ra là đối thoại với cả giới mỹ thuật. Sau đó là đối thoại với Tỉnh ủy, ủy ban và công chúng yêu mỹ thuật tỉnh nhà. Không có sự ưu ái của các đồng chí lãnh đạo cấp cao khó có được các triển lãm của các tác giả Hà Giang, Tuyên Quang sau này là Hà Tuyên về với thủ đô Hà Nội. Thú vị hơn là t ỉnh địa đầu của Tổ quốc lại đối thoại với giới mỹ thuật và công chúng yêu mỹ thuật thủ đô sớm nhất. Truyền thống đó cần được phát huy trong đời sống mỹ thuật hôm nay. Đối thoại với mỹ thuật và công chúng yêu mỹ thuật cả nước. Khó thay không ít họa sĩ thủ đô và cả nước đã đến và vẽ về Tuyên Quang, dù muộn hay không cũng tạo nên một áp lực lớn cho các họa sĩ Tuyên Quang Không thể không tự vượt chính mình Mới mong biết mình, biết người trên con đường chiếm lĩnh cái đẹp đích thực của nghệ thuật. Sự ưu ái của lịch sử đã dành cho Tuyên Quang không phải địa phương nào trong cả nước có hai địa danh Chiêm Hóa và Lang Quán đã đi vào lịch sử mỹ thuật hiện đại Mỹ thuật Việt Nam. Chiêm Hóa: Lần đầu tiên có một triển lãm mỹ thuật chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai tại Chiêm Hóa. Đặc biệt có “thư Bác Hồ gửi các họa sĩ” đúng như lời dạy trong thư “văn hóa nghệ thuật phải đứng trong chính trị kinh tế”, còn khẳng định sứ mệnh lịch sử của họa sĩ, chiến sĩ, một triển lãm đánh dấu sự chuyển biến lớn về tư tưởng nghệ thuật. Phản ánh chân thực, sinh động đối tượng nghệ thuật mới: Công - Nông - Binh trong sự nghiệp kháng chiến. Lang Quán: Điểm đóng quân cuối cùng của Trư ờng mỹ thuật kháng chiến. Từ Lang Quán cả thày và trò lần lượt lên đường đi phục vụ chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Trường Mỹ thuật kháng chiến được coi như một cái nôi đầu tiên đào tạo cán bộ mỹ thuật dưới chính quyền cách mạng, có một đội ngũ thày là các danh họa: Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sĩ Ngọc, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Tư Nghiêm. Sau này là các tác giả được giải thưởng Hồ Chí Minh, tác giả được giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Thày nào thì trò nấy, khóa kháng chiến có 21 học viên, sau này đều n ên người thành danh họa sĩ quen biết: Trần Lưu Hậu, Ngô Mạnh Lân, Trần Đông Lương, Lưu Công Nhân, Nguyễn Trọng Kiệm, Lê Huy Hòa, Ngô Tôn Đệ, Lê Lam, Lê Nguyên Lợi, Ngọc Linh, Linh Chi, Đào Đức, Đặng Đức, Ngô Minh Cầu, Trịnh Phòng, Trịnh Thiệp, Thục Phi, Thu Dung. Không ít tác giả đã và đang đề nghị nhận được Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật. Dù muốn hay không nhân dân Tuyên Quang, thủ đô kháng chiến một thời đã được trực tiếp xem một triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc và tiếp xúc với các tác giả, tác phẩm trong các triển lãm mỹ thuật lưu đ ộng của thày và trò nâng cao dân trí về mỹ thuật. Sự ưu ái của lịch sử và truyền thống tốt đẹp đó đã và đang là m ột áp lực lớn đối với các thế hệ tác giả mỹ thuật Tuyên Quang vi ết tiếp một trang sử mỹ thuật Tuyên Quang: Đặng Văn Làn, Phạm Mạnh Đức, Công M ỹ, Mai Hùng, Trần Thái, Ngọc Anh, Ngọc Quý, Hồng Kỳ, Sỹ Kha, Thế Sự, Anh Chiến, Tiến Dũng, Thế Hùng, Quỳnh Hoa, Thu Hà, Minh Oanh, Cù Thuần, Nguyên Thế, Long Giang Không ít tác giả đã có tranh tham dự Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc và Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc về đề tài về chiến tranh cách mạng, triển lãm Mỹ thuật khu vực và giải thưởng hàng năm của Hội Mỹ thuật Việt Nam, triển lãm cá nhân và nhóm tác giả tại thủ đô Hà Nội. Điều này đã tương xứng với lịch sử Tuyên Quang chưa? Một câu hỏi lớn đặt ra trong năm 2011. Khi Tuyên Quang đăng cai triển lãm Mỹ thuật khu vực Tây Bắc, Việt Bắc cho Tỉnh ủy, ủy ban, Hội Văn học Nghệ thuật nhất là các tác giả mỹ thuật tỉnh nhà sớm có được tác giả đạt tầm khu vực, vươn tới tầm toàn quốc như họa sĩ L ò An Quang của Sơn La, Giải thưởng Nhà nư ớc về Văn học Nghệ thuật. Một câu hỏi lớn sớm có lời đáp? Trước hết tất cả tùy thuộc vào tư chất, tài năng của các họa sĩ đang sống, lao động trên miền đất hứa Tuyên Quang, xong không thể thiếu vai trò Mạnh Thường Quân mỹ thuật đủ tầm của Tỉnh ủy, ủy ban như một thời vàng son của mỹ thuật Tuyên Quang. Không thể thiếu vai trò tổ chức vận động sáng tác công bố tác phẩm của Hội văn học tỉnh nhà. Với tư cách là thành viên ban tổ chức triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1990, Tuyên Quang đư ợc tuyển chọn trưng bày 17 tác phẩm của gần 10 tác giả, không phải địa phương nào, nhất là các địa phương vùng sâu vùng xa có được tác phẩm tác giả đông đảo như thế. Hay như trại sáng tác triển lãm năm 2005 chào m ừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ 14 đã đ ể lại trong tôi về một số tác phẩm đẹp: Chuyện ở bản định cư mới, Thày thuốc về bản của Mai Hùng, Người dân quê tôi của Trần Thái, Duyên quê của Ngọc Anh, Chữ về bản của Minh Anh, Tâm sự của Quỳnh Hoa, Đi chợ của Tuệ Linh, Ngày đầu tiên đi học của Thế Sự, Tĩnh vật của Ngọc Quý, Hoa cau của Ngọc Sơn. Đặc biệt năm 2009 Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội văn học nghệ thuật Tuyên Quang thông qua tổ chức câu lạc bộ Hội Mỹ thuật Việt Nam các họa sĩ Hà Nội và Tuyên Quang cùng nhau đi th ực tế sáng tác ở Na Hang, cùng nhau sáng tạo và trưng bày triển lãm tại 16 Ngô Quyền. Một hình thức vận động sáng tác triển lãm đưa các anh em ở vùng sâu vùng xa về với giới mỹ thuật và công chúng yêu mỹ thuật thủ đô. Đến trại sáng tác mỹ thuật Tuyên Quang 2011 tôi và họa sĩ Nguyễn Ngọc Long được xem và trao đổi với các tác giả về ý tưởng và hình thức mỹ thuật trong các phác thảo: của Ngọc Anh, Ngọc Quý, Anh Chiến, Quỳnh Hoa, Tuấn Ngọc, Cù Thuần, Sĩ Kha, Xuân Quyền, Tiến Dũng, Ngọc Điền và 3 phác thảo của Mai Hùng. Một cuộc trao đổi nghệ thuật thẳng thắn và cởi mở, bổ ích giúp cho hai chúng tôi và 15 tác giả. Tất cả đều mong muốn các tác giả đều tự vượt được chính m ình có được nhiều tác phẩm tốt, được tuyển chọn và trưng bày trong Triển lãm Mỹ thuật Khu vực tại tỉnh nhà. Tôi có nói vui với anh chị em “Đá trên sân nhà” mà sớm bị loại thì tỉnh ủy, ủy ban, công chúng yêu mỹ thuật Tuyên Quang sẽ hỏi thăm chúng ta?”. Nhìn chung, chúng tôi thấy được ý thức trách nhiệm của các tác giả trong cuộc vận động sáng tác triển lãm này. Tôi có lấy lời dạy của danh họa Tô Ngọc Vân trả lời học trò: “Cảm xúc mạnh” sẽ có tranh đẹp”. Theo tôi cảm xúc mạnh với con người và cảnh vật quê hương Tuyên Quang theo một quan niệm tạo hình sẽ tạo được cái riêng cái độc đáo trong tác phẩm của mình. Tôi hy vọng sẽ có được tác phẩm vào giải của Triển lãm Mỹ thuật khu vực năm 2011 tại Tuyên Quang. Điều quyết định không thể không làm mới nghệ thuật của mình, mà làm mới nghệ thuật của mình, tự vượt chính mình trong sáng tạo nghệ thuật chẳng đơn giản chút nào. Rất mừng cho Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tuyên Quang đã được Tỉnh ủy, ủy ban cho phép khai trương bảo tàng của tỉnh để trưng bày các tác phẩm trong triển lãm mỹ thuật Tây Bắc, Việt Bắc, một không gian lý tưởng trưng bày các tác phẩm mỹ thuật, một sự ưu ái đặc biệt cho festival 2011 tại thủ đô, khu giải phóng kháng chiến một thời. Thiết nghĩ trước áp lực to lớn của lịch sử và truy ền thống mỹ thuật. Các tác giả mỹ thuật Tuyên Quang không thể không quyết tâm làm mới tác phẩm của mình trong triển lãm mỹ thuật khu vực này. Mở ra một trang sử mỹ thuật mới cho Tuyên Quang. BẢO HÂN . MỸ THUẬT TUYÊN QUANG 2011 Tính đến năm 2011, triển lãm mỹ thuật khu vực lần thứ 16 (1996 - 2011) ; giải thưởng hàng năm có quy mô toàn quốc của Hội Mỹ thuật Việt Nam đã. giới mỹ thuật và công chúng yêu mỹ thuật thủ đô. Đến trại sáng tác mỹ thuật Tuyên Quang 2011 tôi và họa sĩ Nguyễn Ngọc Long được xem và trao đổi với các tác giả về ý tưởng và hình thức mỹ thuật. thoại với giới mỹ thuật và công chúng yêu mỹ thuật thủ đô sớm nhất. Truyền thống đó cần được phát huy trong đời sống mỹ thuật hôm nay. Đối thoại với mỹ thuật và công chúng yêu mỹ thuật cả nước.

Ngày đăng: 29/06/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w