LÊĐÌNHQUỲ- M ỘT NGHỆ SĨTÀI HOA Khi nói đến họa sỹ tinh thông nhiều lĩnh vực, người ta thường nghĩ về danh họa Leonardo da Vinci (1952 - 1519) và khi nhắc đến nhà tạc tượng với khối lượng đồ sộ các tác phẩm nghệ thuật cả điêu khắc lẫn hội họa đầy chất bi tráng người ta nhớ đến Michelangelo (1475 - 1564). LêĐìnhQuỳ là mộtnghệsĩ phần nào có những phẩm chất như vậy. LÊĐÌNH QUỲ-Tượng đài Khát vọng Thống nhất (Quảng Trị 2005) - Đá, bê tông, cao 25cm Ông đã làm mọi người phải ngạc nhiên và cảm phục bởi sự đa tài, sức làm việc phi thường và một khối lượng lớn tác phẩm phong phú và đa dạng. Hơn 40 năm lao động sáng tạo ông đã để dấu ấn sâu đậm trong nhiều lĩnh vực: điêu khắc, hội họa, thiên văn học và gần đây là những khám phá mới vừa được xuất bản: Giải mã trống đồng Ngọc Lũ, Bí ẩn pho tượng Phật Bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh, một pho tượng rất nổi tiếng của nhà tạc tượng tàihoa tầm thế giới Trương Thọ Nam (thế kỷ 17). LêĐìnhQuỳ sinh năm 1940 tại Thạch Bàn, Thọ Xuân, Thanh Hóa, một mảnh đất nhiều nghệ sỹ ưu tú trong đó có ông. Đầu những năm 60 thế kỷ trước ông được cử đi học điêu khắc tại Đại học Mỹ thuật Kiew Ucraina. LêĐìnhQuỳ nhớ mãi người thầy nước ngoài đầu tiên Makagon, một nhà sư phạm giỏi có tầm nhìn ra, nhiều ý tưởng và rất khắt khe với mình. Nhờ thế ông đã nhanh chóng nắm bắt tỷ lệ, anatomie để vươn lên vững vàng về hình họa như Ingres đã nói: “Hình họa là danh dự của mộthọa sỹ”. Năm 1966 LêĐìnhQuỳ đã đỗ thủ khoa ngành điêu khắc Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam với bức tượng Ngôi sao than. Vừa về quê công tác, LêĐìnhQuỳ đã có những tác phẩm đẹp: Lão dân quân Hoằng Trường (tượng đồng cao 90cm - 1964), một lão ngư chắc, khỏe tự tin kiêu hãnh, tay giơ cao kính ngắm súng 12 ly 7 mà ông vừa tham gia bắn rơi máy bay địch; và Dân quân gái Nam Ngạn (sơn dầu 1964, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam). Năm 1971 LêĐìnhQuỳ được cử ra nước ngoài tham quan, ti ếp xúc với một số nghệ sỹ tên tuổi, ông thích những tượng như: Khủng bố kinh hoàng (1912) của Barlach (1870 - 1938); sau đó là Thảm họa Buchenwald c ủa Cremer ở Đức, ghi dấu tội ác chống nhân loại của phát xít Đức, nơi có trại tập trung và lò thiêu người (có khoảng 50.000 người đã bị giết hại man rợ). Cụm tượng Chiến thắng Stalingrad nơi có bức tượng khổng lồ Người mẹ Tổ Quốc (1967) trên đồi Mamaev ở Volgagrad của Vutretitr (1908 - 1974). Chính các tượng đài bề thế về đề tài chống phát xít và chiến tranh Vệ quốc vĩ đại đã thôi thúc những dự định đang nung nấu trong lòng ông làm sao có những tượng đài đẹp cho quê hương đất nước đang chìm trong bom đạn chiến tranh. Đó cũng là lý do tại sao tượng đài của LêĐìnhQuỳ gắn liền với lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng. Năm 1982, LêĐìnhQuỳ dựng bức tượng đài Hoằng Phượng nổi tiếng ở Thanh Hóa quê hương ông, đây là một tác phẩm đầy ấn tượng ghi dấu tích thảm họa B52 (1972). Có gì đau xót hơn câu chuyện một làng hơn 162 người bị máy bay Mỹ dội bom giết hại dã man trong bữa cơm chiều. Các nhân vật trong bức tượng đang tan chảy và bện vào nhau như một gốc cây cháy trụi. Hình ảnh này đã gây xúc động mạnh. Về ý nghĩa lên án chi ến tranh có thể so sánh với bức tranh nổi tiếng Guernica của Picasso (1937), tác phẩm mang tên một thị trấn ở Tây Ban Nha bị bọn Phát xít ném bom tàn phá trước Chiến tranh Thế giới thứ 2. Như để tri ân những người đã dũng cảm hy sinh cho đất nước cho dân tộc, LêĐìnhQuỳ đã có hàng chục tượng đài hoành tráng ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam từ Lai Châu, Yên Bái, Sơn Tây, Sóc Sơn, Hà Nội qua Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Huế tới tận Vĩnh Long. Tượng đài của LêĐìnhQuỳ có nội dung sâu sắc được thể hiện bởi ngôn ngữ điêu khắc mang tầm khái quát cao, xử lý không gian công phu và những mảng phù điêu trang trí như những bản anh hùng ca, thể hiện những công tích của các lực lượng vũ trang: Thanh niên xung phong, không quân Việt Nam, lực lượng phòng không như pháo binh, tên lửa, ra đa Ngoài ra LêĐìnhQuỳ còn nhiều tư ợng danh nhân, nhân vật lịch sử như tượng Nguyễn Trãi – Danh nhân văn hóa Thế giới được dựng bên sông Nhuệ - Hà Đông; tượng 14 vị Vua Trần tại đền thờ các Vua Trần ở Nam Định; Bất khuất (Những người tù Chín Hầm); tượng Anh hùng dân tộc Quang Trung ở Huế; đây là một bức tượng vào loại lớn nhất Việt Nam. Đặc biệt nhiều tượng đài của LêĐìnhQuỳ đã trở nên nổi tiếng như: Ngã 3 Đồng Lộc (1997), nơi 10 cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ, đã anh dũng hy sinh và trở thành huy ền thoại. Mỗi khi nhắc đến không ai khỏi xót thương. Hay tượng đài Khát vọng thống nhất bên cầu Hiền Lương nơi đất nước hơn 20 năm bị chia cắt, niềm mong ước sum họp lớn lao của cả dân tộc đã thành hiện thực. Tiếp theo là cụm tượng Không Quân Việt Nam đã được dựng ở Sóc Sơn, nơi theo truyền thuyết Thánh Gióng sau khi đánh tan giặc Ân đã lên núi bay về trời… Tất cả những công trình của ông đang song hành cùng lịch sử vẻ vang của dân tộc. Chính vì những đóng góp ấy, năm 2007 LêĐìnhQuỳ đã vinh dự nhận giải thưởng Nhà nước về tượng đài trên. Có những cảm nhận, những ý tưởng của nghệ thuật mà người nghệ sỹ không dễ biểu đạt hết chỉ bằng một ngôn ngữ điêu khắc, nên hơn 10 năm nay LêĐìnhQuỳ còn gửi gắm qua hội họa. Từ những ký họa ban đầu với những nét bút tàihoa thần tình khắc họa chân dung các văn nhân, nghệ sỹ, bạn bè đến hàng trăm bức tranh sơn dầu khổ lớn với bút pháp tung hoành bay bổng của ông, người ta có cảm tưởng như ông đã đưa cả không khí điêu khắc và đồ họa vào tranh. LêĐìnhQuỳ đã thể hiện nhiều lối vẽ từ cổ điển đến siêu thực, lập thể trừu tượng Nhưng ông khác xa lối vẽ siêu thực của Dali, một người cả đời say mê tìm kiếm cái phi lý cụ thể; khác trừu tượng của Kandinsky vô hình vô thể, lại khác lập thể của Braque, người thích chia nhỏ các sự vật; khác ngay cả biểu hiện trừu tượng của Polock, Kooning Trừ một số tranh về phái đẹp: thiếu nữ, nude, nghệ sỹ mà LêĐìnhQuỳ thể hiện mượt mà, óng chuốt như muốn tôn vinh vẻ đẹp của tạo hóa, còn phần lớn tranh ông trông có vẻ gồ ghề thô ráp. Ông đã khéo léo kết hợp thực và ảo, như để người thưởng ngoạn đư ợc tham gia khám phá sáng tạo theo kiểu riêng mình. Ông thích khai thác những motif trang trí đình chùa, hoa văn dân tộc đặc biệt là những hoa văn trên trống đồng Đông Sơn, đã có cách đây hơn 2000 năm, tuy xưa là vậy mà vẫn mang dáng dấp hiện đại. Và điểm này tôi nghĩ LêĐìnhQuỳ là người khai thác vốn truyền thống thực tài giỏi. LêĐìnhQuỳ thường quan tâm đến các đề tài lớn như: Đất nước, Con người, Môi trường, Biển, Vũ trụ, Tâm linh như các tác phẩm: Hạnh phúc, Văn hóa Việt cổ, Vũ điệu Đông Sơn, Giai điệu đồng quê, Hành trình xanh, Tiếng chim hót, Đại dương, Bão biển, Linh hồn Trường Sơn, Rừng kêu cứu, Chiến tranh Hòa bình, Điện Biên Phủ trên không… Chỉ trong một thời gian ngắn ông có tới 5, 6 triển lãm tranh sơn dầu. Riêng tuần Fertival Biển - Đảo tổ chức tại Sun Spa Resort Quảng Bình năm 2000, LêĐìnhQuỳ đã trưng bày g ần 100 tác phẩm về đề tài Biển - Đảo. Những bức tranh lớn bày sát bờ Biển mênh mang sóng nước tạo thành một kiểu trưng bày hiếm thấy đã gây ấn tượng mạnh trong công chúng. Ông đã gửi đi một thông điệp thiết tha: Hãy bảo vệ thiên nhiên, môi trường và đại dương, nguồn sống của loài người. Có thể nói hội họaLêĐìnhQuỳ là một mảng đóng góp đáng kể của mỹ thuật Việt Nam đương đại. Những con người mơ mộng thường thích lang thang với các vì sao, và khi ngắm nhìn bầu trời lại ao ước khám phá không gian vô cùng vô tận đầy bí ẩn. Vũ trụ đã từng hấp dẫn biết bao nhà thiên văn học tầm cỡ như Copernic, Galilé, Bruno, Kepler, Newton, Einstein… Ông cũng là người đồng cảm với Giáo sư Viện sỹ Faber, thuộc Viện Hàn lâm khoa học Mỹ: “Vũ trụ là nguồn sảng khoái tâm hồn, nguồn cảm hứng sáng tạo, nguồn thách thức trí tuệ con người”. Chắc chắn vũ trụ là chuyện cao siêu, không đơn giản vì vậy bạn bè trong giới khoa học và nghệ thuật rất sửng sốt khi biết LêĐình Quỳ, một người “ngoại đạo” đ ã dám công bố Giả thuyết mới về Hệ Mặt trời (1984) tại các hội nghị khoa học cấp Nhà nước được các nhà khoa học thiên văn đón nhận và đánh giá cao. Năm 2004 công trình đã được nhà xuất bản Thông Tấn phát hành bằng hai thứ tiếng Việt - Anh đã để lại tiếng vang lớn trong và ngoài nước. Với quê hương, LêĐìnhQuỳ có hai công trình rất ý nghĩa: Một là bức tượng Cao Sơn Đại Vương rất thần thái nên là nhân vật được xem như người mang hạnh phúc, may mắn cho dân làng. Hai là đài liệt sĩ xã nhà rất công phu ba tầng với ba mặt phù điêu về Vua Hùng dựng nước, chiến thắng Điện Biên Phủ, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trong suốt cuộc đời sáng tác LêĐìnhQuỳ luôn được người bạn đời, b à Lê Thị Hiệp, mộthọa sỹ, luôn lắng nghe luôn thấu hiểu và chia sẻ. Bà là người có mặt đóng góp trong hầu hết các công trình từ khoa học đến nghệ thuật của ông và sát cánh cùng ông xây đựng một bảo tàng Mỹ thuật tại quê hương Thanh Hóa, mang nghệ thuật về tận thôn xã. Nơi đây hiện đang lưu giữ nhiều tác phẩm quý của ông và bạn bè sưu tập nghệ thuật này góp phần làm đẹp cho quê hương đất nư ớc. Đây thực sự là một địa chỉ văn hóa đã và đang hấp dẫn những người yêu chuộng nghệ thuật trong và ngoài nước. Tháng 5 vừa rồi, LêĐìnhQuỳ vừa tròn 71 tuổi nhưng ông vẫn đi lại thoăn thoắt đó đây vào Nam ra Bắc, mải mê công việc đầy nhiệt huyết như một chàng trai ngày nào, vẫn ấp ủ bao dự định TRƯƠNG THẢO . phẩm nghệ thuật cả điêu khắc lẫn hội họa đầy chất bi tráng người ta nhớ đến Michelangelo (1475 - 1564). Lê Đình Quỳ là một nghệ sĩ phần nào có những phẩm chất như vậy. LÊ ĐÌNH QUỲ-Tượng. LÊ ĐÌNH QUỲ - M ỘT NGHỆ SĨ TÀI HOA Khi nói đến họa sỹ tinh thông nhiều lĩnh vực, người ta thường nghĩ về danh họa Leonardo da Vinci (1952 - 1519) và khi nhắc. Ninh, một pho tượng rất nổi tiếng của nhà tạc tượng tài hoa tầm thế giới Trương Thọ Nam (thế kỷ 17). Lê Đình Quỳ sinh năm 1940 tại Thạch Bàn, Thọ Xuân, Thanh Hóa, một mảnh đất nhiều nghệ sỹ