BÌNHCŨ-ĐÃCÓRƯỢUMỚI Cũng đã khá lâu rồi mớicó một triển lãm tranh lụa - của một cá nhân họa sĩ - lại là người miền Nam được dư luận quan tâm đến vậy. Bùi Tiến Tuấn, đã tạm thời gây một sự kiện cho lụa khi mà nhiều người đang chờ đến hồi kết của một chất liệu đã một thời làm mưa, làm gió này. Tuy không được xem 20 tác phẩm đang trưng bày tại Gallery Tự Do - 53 Hồ Tùng Mậu của Bùi Tiến Tuấn một cách trực tiếp nhưng tôi có Thiếu nữ trên vành hoa trắng - Lụa thể thấy cặp mắt “xanh” của chủ gallery. Đây là một triển lãm tốt. Có thể motif, cách thể hiện và vấn đề nội dung tác phẩm không quá mới v à cũng chẳng gây shock về thẩm mỹ thị giác mà là cái cách anh làm mới lại những quan niệm quá cũ về đề tài cho lụa Không thấy cô gái yểu điệu tha thướt với tà áo dài, cũng chẳng thấy cây đa, bến nước, con đò hay những phong cảnh miền núi quen thuộc nữa mà thay vào đó là những hình ảnh rất gợi cảm theo lối cách điệu cao của trang trí ( một cách khá màu mè). Nhân dịp này, phóng viên TCMT đã chuyện trò với Bùi Tiến Tuấn và câu chuyện đơn thuần chỉ về nghệ thuật. Hoàng Anh: Tôi nhìn thấy toàn phụ nữ trong tranh của anh? Bùi Tiến Tuấn: Đừng nghĩ tôi bị “đàn bà” ám đấy nhé! Đơn giản là tôi chưa tìm ra cái gì để “tán” với lụa nên mượn phụ nữ là ưu thế tốt nhất cho những tác phẩm của mình. Đôi khi chất liệu và đề tài cùng “đồng loã” nhau cho ý đồ thẩm mỹ đấy! H.A: Có thể thấy những người đàn bà trong tranh anh rất lả lơi và gợi dục nhìn không được đoan trang lắm. Trông có vẻ rất giống kiểu những kỹ nữ trong tranh khắc Nhật Bản? Đối tượng chính trong mắt anh đấy phải không? B.T.T: Thú thật, tôi chưa bao giờ vẽ đàn bà như vậy. Cái lả lơi, gợi dục cũng là điều bình thường ở chốn thị thành ngày nay đấy thôi! Bạn thử ngồi café ở một góc cao ốc thương mại văn phòng, shopping hay vào internet. Ôi! Đầy rẫy hình ảnh phụ nữ. Họ là tâm điểm cho những ký hiệu, tín hiệu quảng cáo thông tin, đầy sắc màu hấp dẫn. Nhưng đôi khi cũng mệt mỏi thật! Tôi thường nghĩ: “Là họa sĩ đương thời, anh hít thở hàng ngày cái gì? Xã hội qua lăng kính của anh ra sao”? Và tôi có góc nhỏ “lụa” của mình v ề phụ nữ thời đại. Trông fashion đấy chứ! Mà đã là phụ nữ mà không có cái bạn gọi là gợi tình, gợi dục thì coi như “rớt” điểm rồi ( cười). Cũng có vài lời nhận xét tranh “ lụa” của tôi giống tranh Shunga Nhật Bản? Khó được như vậy lắm. Người Nhật họ rất duy mỹ. Có lẽ giống nhau do quan điểm thẩm mỹ, đặc trưng của ngôn ngữ lụa, hoặc do lụa thường tinh giản cái đơn giản, cầu kỳ cái trau chuốt. Hoặc tinh thần tác phẩm làm bạn liên tưởng đến những kỹ nữ Nhật Bản đấy thôi. H.A: Xin hỏi anh một câu hỏi vừa cũ, vừa chán: Nguyên do vì đâu mà anh quay lại vẽ tranh lụa nhỉ? Tôi thấy dù anh đã tốt nghiệp khoa lụa nhưng trông tướng mạo anh có lẽ hợp với những gì hầm hố hơn, ví dụ như chất liệu tổng hợp chẳng hạn. Lụa mềm lắm, mong manh lắm mà tại sao anh vẽ về đàn bà còn hơn cả đàn bà vẽ nữa” . B.T.T: Vậy, bạn không thấy cái “hầm hố” ở trong tranh lụa của tôi ư? Tôi nghĩ chúng ta hay bị cái vỏ bên ngoài áp đặt chủ quan cho định kiến nào đó rồi. Tôi biểu cảm phụ nữ “lồ lộ” thế kia là hầm hố lắm rồi. Còn nguyên do quay lại tranh lụa ư? Tôi đã bao giờ bỏ tranh lụa đâu. Tôi chỉ vẽ lúc này hay lúc khác thôi. Sau những tên tuổi làm nên “lụa Việt Nam” mãi lâu lắm không thấy dấu ấn của ai hơn một thập niên nay. Tôi vẽ lụa cũng đơn giản, nhẹ nhàng không bị áp lực hay bức xúc gì cả! H.A: Cũng viết về triển lãm của anh, trên báo Th ể thao Văn hóa, tác giả Văn Bảy viết: “Tranh lụa xứng đáng chết nếu người vẽ lụa không tìm tòi và sáng tạo nó”. Nghe thê thảm quá. Anh có suy nghĩ gì v ề tranh lụa hiện nay và cái tạm gọi là tương lai cho “nó” ? B.T.T: Tôi nghĩ Văn Bảy nhận xét ở báo TTVH có lý khi đưa ra nhận định như vậy! Dài hơi một tí nhé ! Năm 1998, khi bảo vệ tác phẩm lụa tốt nghiệp, tôi hơi thất vọng ở vài vị trong Hội đồng và cũng thất vọng cho chính mình nữa bởi sự ứng tác và lập luận quá kém trong ngôn từ của mình. Cô Hoàng Minh Hằng là người hướng dẫn bài tốt nghiệp cho tôi đã rớt nước mắt khi không thể bảo vệ tôi. Cuối cùng, số điểm 5,2 giúp tôi vừa đủ tốt nghiệp một cách rất hú hồn. Nhưng tác phẩm lụa đó của tôi lạ và gây nhiều tranh luận hấp dẫn ngay ở trong trường. Bức tranh đó chỉ vẽ toàn đen trắng mà thôi. Và bạn thấy đấy, việc đó đã cách đây 10 năm, nhưng hỏi mấy sinh vi ên nào dám dũng cảm vượt qua những cái nhìn “quá cũ” của hội đồng. H.A: Cách đây hơn một năm, tôi cũng được xem một số tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Hải Yến. Chị ấy vẽ cũng “tít” lắm. Người thì bé tí mà tranh rất to. Nhưng người đàn bà khoả thân trong tranh Hải Yến không rõ mười mươi như của anh đâu, mà các chi ti ết trang trí cũng rất ít. Anh thì khác hẳn- hoa, lá, màu mè nhưng lại rất hợp với hình. Tôi cũng đã gửi email toàn bộ tác phẩm của anh cho chị ấy xem. Chị ấy khâm phục quá và cảm thấy cần phải lao vào vẽ lụa ngay. Tôi nghĩ, nhiều người khi xem triển lãm c ủa anh sẽ có rất nhiều ý nghĩ thầm kín về những bức tranh lụa trong tương lai của riêng họ. Có thể xem triển lãm của anh là Viagra cho lụa. Nếu có điều gì đó nhắn nhủ những họa sĩ vẽ lụa. Anh sẽ nói ? B.T.T: Câu này thì tôi chưa đủ tư cách để trả lời. Mà nếu giả định tới 20 năm sau tôi cũng vẫn không trả lời được. Tôi cũng như các đồng nghiệp khác thôi, không bao giờ đề cao một chất liệu nào cả. Chất liệu nào cũng có đặc trưng riêng của nó. Nếu chị hay nữ họa sĩ Hải Yến cà kê với tôi bên tách café chúng ta sẽ trao đổi hay hơn là một lời nhắn nhủ hay nhận định H.A: Hay quá, hãy coi đây như một lời mời và xin cảm ơn anh về cuộc chuyện trò * Sau khi kết thúc buổi chuyện trò này thì trên báo Th ể thao văn hóa có đưa tin truớc ngày bế mạc phòng tranh họa sĩ Bùi Tiến Tuấn đã bán được 10/20 bức cho một nhà sưu tập Việt Kiều Hoàng Anh thực hiên . BÌNH CŨ - ĐÃ CÓ RƯỢU MỚI Cũng đã khá lâu rồi mới có một triển lãm tranh lụa - của một cá nhân họa sĩ - lại là người miền Nam được dư luận. không quá mới v à cũng chẳng gây shock về thẩm mỹ thị giác mà là cái cách anh làm mới lại những quan niệm quá cũ về đề tài cho lụa Không thấy cô gái yểu điệu tha thướt với tà áo dài, cũng chẳng. Gallery Tự Do - 53 Hồ Tùng Mậu của Bùi Tiến Tuấn một cách trực tiếp nhưng tôi có Thiếu nữ trên vành hoa trắng - Lụa thể thấy cặp mắt “xanh” của chủ gallery. Đây là một triển lãm tốt. Có thể motif,