1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

TUYỆT TÁC KHÔNG CÁNH MÀ BAY pot

7 270 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 137,92 KB

Nội dung

TUYỆT TÁC KHÔNG CÁNH BAY Gần đây, một số tác phẩm trứ danh tại các viện bảo tàng từ Châu Âu sang châu Mỹ đã bị mất trộm một cách bí ẩn. Tình hình này khiến các nhà chức trách phải đề ra nhiều biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt. Từ Pháp Theo Carol Vogel, đêm hôm Thứ Tư 19. 5. 2010, một người đàn ông đội mặt nạ trùm đầu, chui qua cửa sổ bị đập vỡ kính, tránh được hệ thống chuông báo động chống trộm và “cuỗm” mất 5 tuyệt tác của Picasso, Matisse và m ột số danh họa khác, trưng bày tại Viện Bảo tàng M ỹ thuật Hiện đại. Đây là m ột vụ trộm tác phẩm mỹ thuật vô cùng táo tợn với tổng trị giá 114 triệu – 127 triệu đô-la Mỹ. AMEDEO MONDIGLIANI-Phụ nữ với cái quạt-Sơn dầu Các quan chức Viện bảo tàng phát hiện vụ mất trộm này trước 7h sáng ngày Thứ Năm, 20.5. Họ cho biết họ đã bắt được các hình ảnh video ghi rõ một tên đạo chích vận đồ đen lẻn vào viện bảo tàng hiện đang đặt tại Lâu đài Tokyo, (lâu đài này là biểu tượng của phong trào Art Deco 1937) nằm bên bờ sông Seine, trông sang Tháp Eiffel. Bọn trộm đã không gây ra còi báo động điện tử và ngay lập tức có nhiều câu hỏi mới được nêu lên về an ninh bảo tàng tại thủ đô nước Pháp. Mùa hè năm ngoái, một đạo chích đã cuỗm một cuốn sổ ký họa bìa đỏ gồm 33 bức phác họa của Picasso tại Viện bảo tàng Picasso trong khi viện còn đang được tân trang. Trong trường hợp đó, hệ thống còi báo động cũng đã không réo. Vì vụ trộm này Viện Bảo tàng Mỹ thuật Hiện đại đã đóng cửa không nhận khách thăm quan. Các nhân viên điều tra đã căng dây cấm qua lại khu vực. Các tác phẩm bị mất trộm là một phần của bộ sưu tầm thường xuyên của viện bảo tàng, gồm các tác phẩm Chim bồ câu với những hạt đậu xanh của Picasso, La Pastorale của Matisse, Cây Ô-liu gần l’Estaque của Georges Braque, Phụ nữ với cái quạt của Amedeo Modigliani, và Tĩnh vật đèn chùm của Fernand Léger. Với vị thế đặc biệt của những tác phẩm này khiến chúng khó có thể bị đem ra bán ngoài thị trường mỹ thuật. Vụ việc này đặt ra những câu h ỏi về liệu vụ trộm tranh này có phải là một hình thức “bắt cóc” để đòi tiền chuộc của Viện bảo tàng? Cảnh sát và các quan chức viện bảo tàng đề cập rất ít về tình trạng không ho ạt động của hệ thống an ninh. Đặc biệt né tránh các câu hỏi về việc liệu hệ thống báo động không hoạt động hay nó đã bị vô hiệu hóa. Người Paris, một tờ báo Pháp, đã trích đăng một nguồn tin không rõ từ viện bảo tàng nói rằng chuông báo động đã không họat động trong hai tháng và ban quản lý đã được thông báo về vấn đề này. Nhưng tại một cuộc họp báo tổ chức vội vã bên ngoài Viện bảo tàng, Christophe Girard, Phó thị trưởng phụ trách Văn hóa của thủ đô Paris, đã nói với các phóng viên rằng Viện bảo tàng được trang bị các hệ thống báo động và rằng 3 nhân viên bảo vệ có vũ trang đi tuần tra Viện bảo tàng tối hôm Thứ Tư cho biết họ đã không nhận thấy có điều gì khác thường xảy ra cả. Ông Girard nói “Chúng ta phải để cho bên cảnh sát quyết định xem chúng đã tránh được hệ thống báo động như thế nào.” Ông còn nói thêm: “Vụ trộm được tiến hành “bởi một hoặc nhiều cá nhân, rõ ràng rất có tổ chức”, chúng lẻn vào bằng cách đập vỡ kính cửa sổ bên sườn nhà cánh phía đông của Lâu đài Tokyo. Các sĩ quan cảnh sát đã đem đi các khung tranh nguyên gốc tên trộm vứt lại để tìm dấu vân tay. Những chiếc khung tranh này bị bọn trộm lèn qua những mảnh kính vỡ cửa sổ của viện bảo tàng. Theo các nhà chức trách, các hình ảnh theo dõi trên camera cho thấy hình một người đội mũ trùm kín đầu, chỉ để hở đôi mắt, vận đồ đen, đã đập vỡ kính cửa sổ chui vào và sau đó sử dụng kéo cắt chốt cửa để dỡ một tấm lưới. Bertrand Delanoe, Thị trưởng Thành phố Paris, tỏ ra bị sốc và r ất buồn, bà nói: “vụ trộm này là một cuộc tấn công không thể tha thứ được vào di sản văn hóa chung của Paris”. Ông tuyên bố rằng viện bảo tàng này, thuộc quyền sở hữu của thành phố. Nó sẽ tiếp tục đóng cửa trong khi cuộc điều tra đang tiến hành. Ngày Thứ năm, Viện bảo tàng đã trưng một thông báo dán trên cánh cửa kép rất nặng của Viện bảo tàng, nêu những “lý do kỹ thuật” khiến Viện bảo tàng phải tạm thời đóng cửa. Tới Brazil Vụ trộm này khiến người ta nhớ lại một vụ khác ở tây bán cầu cũng v ào khoảng thời gian này trong năm và xảy ra ở Brazil cách đây hai năm. Ben Sisario viết trên tờ TBNY ngày 21. 7. 2008, rằng cảnh sát São Paulo, Brazil, đã thu hồi một bức tranh in của Picasso và bắt giữ một người có liên hệ tới một vụ trộm tranh tại Viện bảo tàng Pinacoteca do Estado. Tác phẩm nhan đề Họa sĩ với người mẫu, vẽ năm 1963, là một trong số 4 tác phẩm bị mất trộm ngày 12.6, do 3 người có trang bị vũ khí, trả phí vào cửa là 2.45 đô-la rồi sau đó khống chế các nhân viên bảo vệ. Một bức tranh in khác của Picasso Minotaur, Drinker và Phụ nữ, vẽ năm 1933, và hai bức tranh nữa của các họa sĩ Brazil, vẫn còn bị mất dạng. Tổng giá trị của cả 4 tác phẩm này lên tới 612. 000 đô-la Mỹ . Wesley Teobaldo Barros, 30 tuổi, đã bị bắt đêm hôm thứ Sáu cùng với hai người khác lại không liên quan gì tới vụ trộm tại Viện bảo tàng. Những người này đã được thẩm vấn riêng rẽ bởi vì họ đang mưu toan lấy trộm một máy rút tiền (ATM). Trước sự ngạc nhiên của cảnh sát, những người này đã nh ắc đến bức tranh của Picasso trong một cuộc trò chuyện trên điện thoại bị nghe trộm. Bức tranh in đã được thu hồi “trong điều kiện hoàn hảo”, theo lời của Marcelo Araújo, giám đốc bảo tàng, cho các phóng viên biết như vậy. Vụ trộm tại Pinacoteca do Estado, Viện bảo tàng mỹ thuật cổ nhất ở São Paulo, là vụ trộm kiệt tác thứ hai của Picasso xảy ra trong một thời gian ngắn tại thành phố này. Trong vụ trước, tác phẩm Chân dung Suzanne Bloch đang trưng tại Viện Bảo Tàng Mỹ thuật Sao Paulo bị mất. Cảnh sát cũng thu hồi đồng thời bắt giữ hai nghi can sau đó vài tuần. Cảnh sát nói rằng họ nghi có thể những tên trộm đã lấy bức Chân dung Suzanne Bloch của Picasso và bức Công nhân Cà-phê của Candido Portinari trưng tại Viện Bảo Tàng Mỹ thuật São Paulo. Còn Lawrence van Gelder thì viết cũng trên tờ TBNY, ngày 11. 2 rằng hai bức sơn dầu của Picasso trị giá 4.5 triệu đô-la Mỹ đã bị lấy trộm tại một viện bảo tàng Thụy Sĩ ở Pfaeffikon. Các tác phẩm Đầu Ngựa vẽ năm 1962, và bức Cốc với bình đựng nước, là hai bức mượn của Viện bảo tàng Sprengel ở Hanover, Đức. Cảnh sát lập luận rằng việc bọn trộm vô tình chạm phải hệ thống báo động trong lúc rời khỏi Viện bảo tàng vào hồi 7 giờ sáng đã cho thấy rất có thể chúng đã lưu lại trong bảo tàng từ sau giờ đóng cửa ngày hôm trước. Tuyệt tác không cánh bay Trong khi đó, theo Dave Itzkofb cho bi ết (29.6.2010) một bức tranh của Caravaggio được coi là đắt giá nhất ở Ukrainie đã được tìm thấy và thu hồi ở Đức, 2 năm sau khi nó bị lấy trộm tại một viện bảo tàng ở Odessa. Tác phẩm nhan đề Vụ bắt giữ Chúa Jesus (The Taking of Christ) hay còn gọi là Nụ hôn của Judas (The kiss of Judas) do Caravaggio vẽ hồi đầu thế kỷ 17, miêu tả chúa Jesus với các tông đồ John và Judas đang bị bọn lính li gián. Tác phẩm này trước đây là của Đại sứ Nga tại Pháp, rồi của Hoàng tử Nga trước khi nó được giao cho Viện Bảo tàng Odessa, nơi nó đã bị lấy cắp năm 2008. Hôm thứ ba, Anatoly Mogylyov, Bộ trưởng Nội vụ Ukranie trong một cuộc họp báo đã nói với cảnh sát Ukranie và Đức đã thu hồi được tuyệt tác này và đã bắt giữ những thành viên của một băng nhóm chuyên nghiệp lấy trộm những tác phẩm mỹ thuật cao giá, bọn này đã cố bán tác phẩm trên ở Berlin. Viện Bảo tàng Quốc gia Ireland ở Dublin cũng đang giữ một “version” của bức tranh này. Điền Thanh sưu tầm và giới thiệu theo bài On Parisiant night a Picasso and a Matisse go out the window đăng trên TBNY ngày 20/5/2010 . TUYỆT TÁC KHÔNG CÁNH MÀ BAY Gần đây, một số tác phẩm trứ danh tại các viện bảo tàng từ Châu Âu sang châu Mỹ đã bị mất. thấy rất có thể chúng đã lưu lại trong bảo tàng từ sau giờ đóng cửa ngày hôm trước. Tuyệt tác không cánh mà bay Trong khi đó, theo Dave Itzkofb cho bi ết (29.6.2010) một bức tranh của Caravaggio. động cũng đã không réo. Vì vụ trộm này mà Viện Bảo tàng Mỹ thuật Hiện đại đã đóng cửa không nhận khách thăm quan. Các nhân viên điều tra đã căng dây cấm qua lại khu vực. Các tác phẩm bị mất

Ngày đăng: 29/06/2014, 03:20