PHỤNỮDƯỚIÁNHVINHQUANG Viện Bảo tàng Mỹ thuật Quận Nassau, Trường Đảo, Thành phố New York, có riêng một tòa nhà, trong một khuôn viên tuyệt đẹp và một bộ sưu tầm t ương đối đầy đủ. Nhưng cũng như biết bao cơ sở mỹ thuật khác ở các khu ngoại thành, nó đang phải vật lộn với việc t ìm kiếm nguồn tài trợ cho các chương trình hoạt động của mình. Vì vậy, họ phải luôn tổ chức những cuộc triển l ãm. Lần này, họ đã làm một cuộc triển lãm đặc biệt nhan đề “Chủ thể là Phụnữ : Chủ nghĩa ấn tượng và Hậu ấn tượng” (The Subject is Women: Impressionism and Post-Impressionism), phần lớn được rút từ bộ sưu tầm của Arthur Levine, phó chủ tịch Ban Quản trị của chính bảo tàng này, và Arlene Levine - vợ ông. Các viện bảo tàng nghiêm túc thường có xu hướng không trưng bày những tác phẩm thuộc quyền sở hữu riêng của các thành viên Ban Qu ản DEGAS - Vũ nữ bale-Phấn màu trên giấy,1889 trị, nhằm tránh quan niệm về mâu thuẫn lợi ích: vì nếu đem trưng bày nơi công cộng như thế sẽ làm tăng giá trị của các bộ sưu tầm lên. Nhưng những sự quyến rũ này cũng hoàn toàn dễ hiểu, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, bảo tàng có thể tổ chức loại hình triển l ãm như thế này với khó khăn và chi phí tối thiểu về mặt hậu cần. Chủ thể là phụnữ trưng bày hơn 50 tác phẩm, bao gồm một số tác phẩm của nhiều họa sĩ tên tuổi của phong trào ấn tượng chủ nghĩa như Degas, Pissarro, Renoir, Seurat và Vuillard. Chất lượng các tác phẩm có cao, có thấp, nhưng phân tích đến cùng, bất cứ bộ sưu tầm tư nhân nào cũng chịu tình trạng chung như vậy, vì phần lớn các tuyệt tác đã nằm ở các bảo tàng lớn rồi. Các tác phẩm trưng tại cuộc triển lãm này đều do họa sĩ treo nên đơn giản cho việc thăm quan, thưởng lãm. Nhưng nó cũng cho thấy những điểm mạnh, điểm yếu của bộ sưu tầm: có nhiều tác phẩm của Renoir v à Pissarro, trong khi lại không có mấy tác phẩm của Degas, còn tác ph ẩm của Manet và Monet thì hoàn toàn trống vắng. Điều này cũng dễ hiểu v ì ngày nay còn rất ít tác phẩm của hai họa sĩ trứ danh này xuất hiện trên thị trường. Thỉnh thoảng một nhà bán đấu giá nào đó có được một tác phẩm của Monet hoặc Manet và đưa ra bán thì giá của nó phải tăng cao vút lên chín tầng mây! Renoir không phải là họa sĩ ấn tượng chủ nghĩa mà tôi hâm mộ, nhưng phải công bằng mà nói cũng có một số tác phẩm đẹp của ông trong triển lãm này. Trong đó có Hai cô gái với hoa Lili (Jeunes filles aux Lilas), sáng tác khoảng 1890, chân dung 2 cô gái tay cầm một bó hoa li li. Đây là những hình ảnh khơi gợi, nhẹ nhàng. Bức tranh tập trung vào đặc tả khuôn mặt của hai cô gái với tuổi trẻ được tán dương bằng một vẻ ngây thơ trong sáng. Dường như họa sĩ muốn so sánh các cô gái với những bông hoa đang hé nở. Pissarro rất thích thú với các bà nông dân, ông vẽ nhiều tranh về họ và một số bức có mặt trong bộ sưu tầm này, kể cả tác phẩm Chợ Gisors, Phố Capville (Le Marché de Gisors, rue Capville), vẽ năm 1885, một họa phẩm đầy màu s ắc rực rỡ, rất sinh động, thể hiện cảnh một khu chợ đông người, có mấy bà túm năm, tụm ba ở cận cảnh, kẻ đứng người ngồi giữa đám thúng mủng chất đầy rau xanh. Có những đề tài nhất định thường xuất hiện trong các cuộc trưng bày : các tranh khỏa thân phổ biến ngang với số tranh phụnữ sinh hoạt trong nhà. Các vũ nữ ba-lê và diễn viên cũng thấy xuất hiện trong cuộc triển lãm này. Tác phẩm Vũ nữ múa Quạt (Danseuse à l’Eventail), (1895- 1900), của Degas là một trong số những tác phẩm đẹp hơn cả, đáng ghi nhớ hơn cả, mặc dù nó chỉ là một bức phác họa bằng pastel vẽ vội trên giấy. Các bức chân dung bán thân của phụnữ chiếm tỷ lệ áp đảo, từ Chân dung một người phụnữ (Portrait d’une Femme) của Constantin Brancusi, vẽ khoảng năm 1918, tác phẩm thời kỳ sơ kh ởi của chủ nghĩa hiện đại (protomodernist work). Trong đó khuôn mặt của người ngồi mẫu được thu lại thành những hình khối đặc vẽ bằng màu đặc sệt, cho tới Chân dung một thiếu nữ (Portrait of a Woman), của nữ họa sĩ Mary Cassatt, vẽ khoảng năm 1909. Đây là một họa phẩm đầy khêu gợi được vẽ bằng những nét bút nhẹ nhàng, mềm mại, ướt át và uyển chuyển vô cùng. Bức chân dung do bà Cassatt vẽ là một trong những họa phẩm tuyệt tá c nhất trong triển lãm này. Không những nó được vẽ rất tuyệt vời, mà nữ nghệ sĩ còn có tài nắm bắt cái thần và cá tính của nhân vật ngồi mẫu. Rõ ràng người ngồi mẫu là một người mà bà quen biết rất thân tình. Cô gái trông có vẻ mệt mỏi, thậm chí có vẻ hơi ngán ng ẩm cái chuyện ngồi làm mẫu để vẽ chân dung mình. Cặp mắt cô nhìn xuống đượm nét thất vọng, ưu tư, ánh lên một nỗi u buồn, xao xuyến, bâng khuâng. . Ngoài bà Cassatt ra, cuộc trưng bày này còn có c ả những họa phẩm của nhiều nữ nghệ sĩ khác nữa, trong số đó có Berthe Morisot và Marie Laurencin. Bức Đang tắm, 1894, của Morisot, miêu tả một cô gái đang rửa chân cho một cô gái khác ở ngoài trời, trong một khu vườn cây lá xum xuê. Cây cối, bụi rậm um tùm bao quanh hai nhân vật làm tăng không khí riêng tư, kín đáo cho khung cảnh đó, thậm chí còn toát lên v ẻ huyền ảo nữa. Số còn lại là tác phẩm của những họa sĩ ít người biết đến hơn. Bức sơn dầu Các ghế ngồi trên đảo Coney (Chairs at Coney Island), không đề r õ ngày tháng, mang nhiều dáng dấp các tác phẩm của Boudin và Monet nhưng lại là một họa phẩm được vẽ rất công phu, gợi nhớ đến một ng ày trên bãi biển New York. Bạn hãy chú ý cách họa sĩ trát sơn hoặc điểm xuyết nét nêu bật hình ảnh các nhân vật đang đùa rỡn với sóng biển. Đây quả thực là một tác phẩm bậc thầy. Thật khó để chê. Một cuốn vựng tập được soạn riêng cho triển lãm này. Nhưng cũng giống như nhiều vựng tập khác được in ra. Nó cũng không giúp được nhiều cho việc tìm hiểu, luận giải các tác phẩm cả. Ngược lại, chính những bài thuyết minh treo trên tường, bên cạnh các tác phẩm, lại chứa nhiều thông tin bổ ích hơn và là một sự bổ sung đáng được hoan nghênh cho tất cả những gì làm nên cuộc trưng bày có tính chất đại chúng, được mọi người ưa thích này. Lam Điền (dịch). Women, in All Their Glory” đăng trên TBNY, ngày 17.1.2010 . PHỤ NỮ DƯỚI ÁNH VINH QUANG Viện Bảo tàng Mỹ thuật Quận Nassau, Trường Đảo, Thành phố New York, có riêng. khỏa thân phổ biến ngang với số tranh phụ nữ sinh hoạt trong nhà. Các vũ nữ ba-lê và diễn viên cũng thấy xuất hiện trong cuộc triển lãm này. Tác phẩm Vũ nữ múa Quạt (Danseuse à l’Eventail),. phác họa bằng pastel vẽ vội trên giấy. Các bức chân dung bán thân của phụ nữ chiếm tỷ lệ áp đảo, từ Chân dung một người phụ nữ (Portrait d’une Femme) của Constantin Brancusi, vẽ khoảng năm 1918,