1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

BỘ SƯU TẦM MỸ THUẬT HIỆN ĐẠI CỦA IRAQ - CÒN ĐỢI NGÀY RA MĂT doc

8 303 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 144,71 KB

Nội dung

BỘ SƯU TẦM MỸ THUẬT HIỆN ĐẠI CỦA IRAQ - CÒN ĐỢI NGÀY RA MĂT Những gì còn sót lại của bộ s ưu tầm mỹ thuật trứ danh dưới thời Saddam Hussein về mỹ thuật Iraq thế kỷ 20 đang được nhét trong 3 căn phòng tối tăm, ẩm mốc của một viện bảo tàng một thời uy nghi, hoành tráng trên phố Haifa ở thủ đô Baghdad. Diện tích còn lại của tòa nhà lộng lẫy này một thời được coi là Trung tâm M ỹ thuật Đương đại thì giờ đây là nơi chứa toàn các loại văn phòng cùng các căn hộ, được củng cố bằng gạch, bao cát, dây kẽm gai và cấm mọi người không được vào. Hàng trăm tác phẩm được chất trong một nhà kho nóng như hun, bám đầy bụi bậm, do một nhóm nhân viên nhiệt tình say mê, nhưng tuyệt vọng, phụ trách trông coi, trong điều kiện đóng gói bừa bãi lung tung, những tác phẩm được chất đống trong kho của Viện Bảo tàng Mỹ thuật hiện đại ở Baghdad nhằm tránh cái nóng, và thái độ vô tình, dửng dưng, của giới quan chức Iraq đối với một phần quan trọng, nếu không muốn nói là ít được ngó ngàng tới, của di sản mỹ thuật quốc gia. Đó là tinh trạng của bộ sưu tầm mỹ thuật hiện đại của Iraq, tại cơ sở được mang cái tên mới Viện bảo tàng Quốc gia về Mỹ thuật Hiện đại vào năm 2006. Tuy vậy, cho đến nay nó cũng vẫn chỉ là một cơ sở tồn tại mà phần lớn như một ý tưởng mà thôi. Ngay cả việc nó còn tồn tại được cũng là nhờ những nỗ lực của nhóm các cán bộ, các giám tuyển mỹ thuật và các nghệ sĩ, những người đã vật lộn qua nhiều năm chiến tranh nhằm xây dựng lại cái mà ngay cả dưới thời chế độ độc tài đã từng được coi là một thành tích về giác ngộ mỹ thuật; đem lại giá trị hội họa và điêu kh ắc trong một thế kỷ theo các phong cách hiện đại chủ nghĩa, được tiếp nhận từ những phong trào mỹ thuật quốc tế, nhưng có chắt lọc qua cảm nhận của người Iraq và A-rập. Taha Wahaib là một nghệ sĩ điêu khắc tham gia “ủy ban các nghệ sĩ nhân dân” không chính thức, chuyên dành thời gian và tiền bạc cho việc phục hồi bộ sưu tầm mỹ thuật của viện bảo tàng này sau những sự kiện đầy tai họa tháng 4 năm 2003 ấy. Ông nói: “Đây không chỉ là một bộ phận của lịch sử chúng tôi. Nó còn là một phần của nhân loại nữa.” Cùng chung số phận với viện Bảo tàng Quốc gia Iraq nổi tiếng hơn nhiều là viện Bảo tàng Mỹ thuật hiện đại. Viện Bảo tàng M ỹ thuật Hiện đại này đã bị cướp phá hầu như nhẵn nhụi sau khi chế độ Saddam Hussein sụp đổ. Năm ngoái, viện Bảo tàng Quốc gia đã được Thủ tướng Nuri Kamal al-Maliki đến dự lễ khai trương trở lại tổ chức vô cùng long trọng, ngược lại Viện Bảo tàng Mỹ thuật Hiện đại nhận đư ợc rất ít quan tâm và kinh phí từ chính phủ mới vẫn còn đang bận rộn với chiến tranh, trận mạc, và từ các nhà tài trợ quốc tế. Nada Shabout, một giáo sư Mỹ gốc Iraq chuyên nghiên cứu lịch sử mỹ thuật tại trường Đại học Tổng hợp Bắc Texas, viết rất nhiều về mỹ thuật Iraq, có nói: “Chúng ta luôn nhìn những gì họ có thuộc về một quá khứ xa vời, một cái gì đó đã chết, đối lại với cái còn đang sống.” Bẩy năm sau chiến tranh nhấn chìm đất nước Iraq, di sản của những gì Giáo sư Nada Shabout gọi là mỹ thuật sống ấy vẫn còn bị thờ ơ, hờ hững, phần lớn vẫn bị lãng quên Cơ sở một thời đã từng tổ chức các cuộc triển lãm lưỡng niên tác phẩm của các nghệ sĩ toàn khối A-rập, giờ đây chỉ còn là một cái “xác không hồn” của viện bảo tàng, bị chính quyền quên lãng, do còn phải cung ứng những dịch vụ thiết yếu nhất của cuộc sống như lương thực, điện nước, đấy là chưa kể đến an ninh quốc gia. Trong số 8.000 tác phẩm hội họa và điêu khắc của Viện bảo tàng, khoảng 7.000 đã bị cướp trắng trong 3 ngày hỗn loạn. Ngay cả lúc này đây, ông Wahab, một nghệ sĩ điêu khắc, vẫn còn rơi l ệ khi kể lại những gì đã xảy ra. “Khi các bạn phải chứng kiến nền văn hóa, lịch sử của các bạn bị tàn phá theo cách đó – cho dù có chủ tâm hay không đi chăng nữa Những gì chúng tôi chứng kiến trên đường phố năm ấy thật là đau lòng !” Wahab nói, nghẹn ngào, bị gián đoạn, giọng trầm hẳn xuống Những năm tháng sau đó, các tác phẩm của bảo tàng bị cướp bắt đầu xuất hiện trên các đường phố, các khu chợ giời, do những người dân Iraq đem bán vì quá cần tiền cho cuộc sống. Hassan Qusay, một trong số những cán bộ quản lý bảo tàng, nói: “Họ không hề biết họ đã lấy đi những gì.” Hẳn là chẳng phải vì giá trị của các tác phẩm. ủy ban các nghệ sĩ nhân dân - gồm một số thành viên có tác phẩm được trưng trong bảo tàng này - bắt đầu mua lại tất cả những gì có thể. Ông Wahaib đã bỏ ra 100 đô-la mua lại một bức tượng gỗ của Jawad Salim, một trong những nghệ sĩ Iraq hiện đại chủ nghĩa nổi tiếng nhất (đã qua đời năm 1961). Bức tượng nhan đề Tình mẫu tử, thể hiện một hình người được cách điệu hóa, nâng niu một trái tim trên đầu, nhưng giờ đây trái tim này vẫn còn bị thất lạc. Ông Wahaib đã giấu kín bức tượng này trong niều năm - ở một nơi mà ông không tiện nói ra – cho tới khi ông quyết định đã đến lúc an toàn có thể trao trả được, và ông đã làm việc đó vào năm ngoái. Trong mấy năm, các nghệ sĩ đã cố gắng tìm kiếm và thu thập được hơn 400 tác phẩm, nhưng những chợ giời chuyên bán các đồ hôi của, trước kia nhan nhản ở các phố Baghdad, cuối cùng cũng cạn dần hoặc đi vào họat động bí mật. Hiện nay một số tác phẩm vẫn nằm trong tay các nghệ sĩ và các nhà sưu tầm hàng đầu, kể cả Ahmad Chalabi, một chính trị gia nổi tiếng dòng Shiite, ông đã mua được ít nhất 3 họa phẩm mà ông đang treo trong nhà. Ông chưa trao trả lại những tác phẩm ấy, vì ông vẫn còn nghi ngờ số phận của viện bảo tàng này. Ông nói: “Tôi hy vọng họ sẽ thành công, nhưng họ cần nỗ lực nhiều hơn nữa.” Qasim Sabti, một nghệ sĩ đồng thời là chủ Gallery Hewar, một mạnh thường quân hào phóng, đã chi 8.650 đô-la để mua lại 34 họa phẩm và 2 tác phẩm điêu khắc. Giá có nhiều tiền hơn, theo ông nói, ông có thể lẳng lặng tìm kiếm và mua lại nhiều tác phẩm hơn nữa, nhưng Bộ Văn hóa không chịu chi ra một đồng xu nhỏ nào cả. Năm ngoái, ông đã trao trả cho bảo tàng tất cả những tác phẩm mà ông có. Nhưng sau khi được biết một tác phẩm điêu khắc bị trưng ngay cạnh lối ra vào nhà vệ sinh thì hình như nó đã khi ến ông nghĩ lại việc sẽ trao trả các tác phẩm khác. Ông trách: “Than ôi, chúng tôi đã mất nư ớc. Chúng tôi lại mất cả nền văn hóa của mình nữa ! ” Tuần trước, theo tin báo của bảo tàng, cảnh sát đã tìm được 12 họa phẩm trong một căn hộ gần đó, có cả những tác phẩm của Lorna, vợ của Jawad Salim, của Neziha, em gái ông, và của Turki Abdul Amir nữa. Những người sống trong căn hộ này khăng khăng nói họ không hề hay biết rằng những tác phẩm ấy là của bảo tàng và không phản đối việc trao trả chúng. Những họa phẩm này trông có vẻ trong điều kiện khá hơn rất nhiều so với số tác phẩm còn lại trong bảo tàng. Ngày càng có nhiều tác phẩm bị đưa lậu ra khỏi đất nước để đem bán mà đôi khi chúng bị bán một cách công khai. “Chúng tôi đã có được thông tin khẳng định rằng có nhiều tác phẩm bị lấy trộm từ viện bảo tàng của chúng tôi hiện đang ở trong tay của các hoàng tử và các tộc trưởng trong khu vực,” thứ trưởng Bộ Văn hóa Taher Hamoud cho biết như vậy, nhưng ông không hề nói rõ tên tuổi các hoàng tử và các tộc trưởng đó là những ai. Salahudin al-Tahi, Giám đốc văn phòng Interpol của Iraq, ghi nhận rằng các hồ sơ ghi chép các tác phẩm của bảo tàng đã bị hủy trong thời gian cướp phá, gây khó khăn phức tạp thêm cho những nỗ lực nhằm phát hiện các tác phẩm bị cướp hiện đang ở nước ngoài để tiến hành các thủ tục pháp lý, hồi hương chúng. Ông nói: “Khi được đưa vào bộ sưu tầm của bảo tàng, những tác phẩm này đã không được đánh dấu.( Thực tế, nhiều tác phẩm được in chữ M và S, vi ết tắt cho “markaz Saddam” hoặc “Trung tâm Saddam”). Chúng không được đề ngày tháng. Không hề có tên, chữ ký của nghệ sĩ, cũng chẳng có nhan đề. Cho nên chúng tôi gặp rất, rất nhiều khó khăn.” Nhưng ông Tahi cũng thừa nhận rằng cuộc săn lùng quốc tế các tác phẩm bị cướp tập trung chủ yếu vào các đồ cổ lấy trộm từ Viện Bảo tàng Quốc gia và các địa điểm khác trên khắp nước Iraq đang bị vơ vét hiện nay. Ngay khi Viện Bảo tàng Mỹ thuật Hiện đại mở cửa với tên mới của nó, Bộ Văn hóa đã chuyển đến tòa nhà 5 tầng của nó, chiếm các không gian trưng bày trước đây của nó thành các văn ph òng. Ông Hamoud nói Bộ hy vọng tìm được ngôi nhà lâu dài, cố định cho mình và trao trả ngôi nhà này cho viện bảo tàng, nhưng với Iraq vẫn còn đang ngày đêm chiến đấu, tiêu diệt các phiến quân, và khắc phục tình trạng tê liệt về chính trị, thì “Tôi không thể nói là có thể làm được việc này ngay.” Trong khi đó, nhân viên bảo tàng vẫn trưng 200 trong s ố 1500 tác phẩm gốc mà bảo tàng vẫn giữ được trong các gallery mà những người dân Iraq bình thường chưa được thưởng lãm bao giờ. Bất chấp tình hình bị mất nhiều tác phẩm như vậy, số ít ỏi còn lại vẫn minh họa được phong trào chủ nghĩa hiện đạiIraq - từ những họa phẩm đậm chất bác học đầu thế kỷ 20 của Abdul Qadir al-Rassam, qua những đổi mới của các nghệ sĩ tiên phong, được gọi là Những người tiên phong trong những năm 1940 và những năm 1950, như Faiq Hassan, Akram Shukri và Hafidh al—Droubi. Có lẽ cũng dễ hiểu, việc phục hồi một viện bảo tàng mỹ thuật có thể ít được ưu tiên, do Iraq con phải đối mặt với biết bao vấn đề, nhưng Salam Atta-Sabri, 57 tuổi, giám đốc bảo tàng, hồi tưởng lại thời kỳ ở Iraq khi văn nghệ và văn hóa nở rộ. Như ông nói, nếu không đánh giá chúng một cách đúng đắn thì đất nước sẽ không bao giờ được trọn vẹn, cho dù có giành được dân chủ và tự do đi chăng nữa. Ông nói: “Chúng tôi vẫn chưa phát triển được một nước Iraq mới.” Ông Sabri, bản thân ông cũng là một nghệ sĩ, đã trở thành giám đ ốc của bào tàng từ năm 2009 sau khi về nước từ cuộc sống lưu vong ở London. Sự gắn của ông với bảo tàng mang nặng tính chất cá nhân. Cha của ông, Atta Sabri, là một trong số những nghệ sĩ thuộc trường phái Tiên phong. Trong gian nhà kho nóng ngột ngạt, ông khoe một trong số những tác phẩm của cha ông đã được tìm thấy, bị hư hại nặng. “Tôi cảm thấy buồn – không chỉ với tư cách là một ngư ời nghệ sĩ,” ông tâm sự. “Tôi cảm thấy ngán ngẩm cho cái di sản của những nghệ sĩ Tiên phong ấy. Nó thuộc về lịch sử của chúng tôi. Nó thuộc về nhân dân chúng tôi. Trái tim tôi vẫn còn đang rỉ máu.” Lam Điền Sưu tầm và giới thiệu theo bài Iraq’s Modern Art Collection, Waiting to Re-Emerge đăng trên TBNY ngày 14/7/2010 . BỘ SƯU TẦM MỸ THUẬT HIỆN ĐẠI CỦA IRAQ - CÒN ĐỢI NGÀY RA MĂT Những gì còn sót lại của bộ s ưu tầm mỹ thuật trứ danh dưới thời Saddam Hussein về mỹ thuật Iraq thế kỷ 20 đang. ngó ngàng tới, của di sản mỹ thuật quốc gia. Đó là tinh trạng của bộ sưu tầm mỹ thuật hiện đại của Iraq, tại cơ sở được mang cái tên mới Viện bảo tàng Quốc gia về Mỹ thuật Hiện đại vào năm 2006 tranh, trận mạc, và từ các nhà tài trợ quốc tế. Nada Shabout, một giáo sư Mỹ gốc Iraq chuyên nghiên cứu lịch sử mỹ thuật tại trường Đại học Tổng hợp Bắc Texas, viết rất nhiều về mỹ thuật Iraq,

Ngày đăng: 29/06/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN