BÍMẬTCỦAHÌNHVUÔNGĐEN Theo nhận thức của người bình thường ngày nay thì không có gì đơn giản hơn là vẽ một hìnhvuôngđen trên cái nền trắng. Dường như ai cũng có thể làm được. Song người nghĩ ra nó đầu tiên cách đây gần một thế kỷ chỉ có thể là họa sĩ Kazimir Malevich (1878- 1935), một trong những thủ lĩnh của chủ nghĩa tiên phong Nga trong hội họa, người đề xướng khái niệm Chủ nghĩa tuyệt đỉnh (Suprematism). Bức tranh Hìnhvuôngđen trên nền trắng với khổ 79,5 x 79,5cm (191 3) đã trở thành họa phẩm nổi tiếng nhất của ông m à các nhà sưu tầm sẵn sàng móc hầu bao trả hàng triệu đô la cũng như tr ả cho những kiệt tác của Van Gogh hoặc Picasso Lần đầu tiên bức tranh Hìnhvuôngđen trên nền trắng được trưng bày trước công chúng ngày 19 tháng 12 năm 1915 tại cuộc triển lãm tranh ở Peterburg mang tên Cuộc triển lãm tranh cuối cùng c ủa chủ nghĩa vị lai 0,10. Vốn nổi tiếng về sự tìm tòi táo bạo những hình thức mới, nhà danh họa 37 tuổi Malevich trong buổi khai mạc triển lãm đã phân phát cho khán giả một bản tuyên ngôn của mình với nhan đề Từ chủ nghĩa lập thể và vị lại đến chủ nghĩa tuyệt đỉnh. Chủ nghĩa hiện thực mới trong hội họa. Và để minh họa cho lý thuyết của mình, ông đã giới thiệu 39 tác phẩm từng gây nên ấn tượng lạ lùng. Trên những bức tranh được trưng bày không có một hình vẽ nào mà ch ỉ toàn là những mảng màu nguyên chất và những đường vạch. Gây ấn tượng mạnh nhất là họa phẩm Hìnhvuôngđen trên nền trắng. Tác giả đã dành cho nó một vị trí đặc biệt- ở một góc sát trần nh à, nơi trong các gia đình theo đạo chính thống người ta thường treo tranh thánh. Sự ra đời của bức tranh Hìnhvuôngđen g ắn liền với một sự kiện xảy ra vào năm 1913 -với việc dựng vở opera theo khuynh hướng vị lai chủ nghĩa Sự chiến thắng mặt trời của M. Matjushin. Trong khi vẽ những phác thảo để trang trí sân khấu, Malevich bất giác phác ra một bố cục đen trắng che kín vầng mặt trời. Bản thân bức ký họa này đã khiến cho họa sĩ bồi hồi xao xuyến, mặc dù ông hãy còn chưa hiểu là do đâu. Sau này, cái hìnhvuông ấy đã che lấp tất cả các hình vẽ khác. Một m àu đen thăm thẳm quả thật đã chiến thắng mặt trời- bóng đêm đã nuốt chửng ánh sáng. Như vậy là bước cuối cùng trên đường tiến tới sự phi vật thể đã được thực hiện. Trong một bức thư gửi cho bạn là họa sĩ kiêm nhạc sĩ M. Matjushin, Malevich đã tiên đoán: “Hình vẽ này sẽ có một ý nghĩa to lớn trong hội họa. Cái mà được làm ra m ột cách vô thức, bây giờ đang mang lại những kết quả phi thường.” Mọi người kể lại rằng sau khi vẽ xong bức Hìnhvuông đen, Malevich trong một thời gian dài đã than vãn với các bạn bè rằng ông thư ờng mất ăn mất ngủ và chính ông cũng không hiểu ông đã làm chuyện gì. Tuy vậy “cái điều ông đã làm” sau này được ông trình bày cặn kẽ trong nhiều công trình lý luận, và chính ông đã gắn sáng tác của mình “với nhận thức vũ trụ” và gọi nó là “sự kết tinh của vũ trụ mới”. “Vô hình thể”- ông đã xác định đứa con tinh thần của mình như vậy và giải thích rằng Hìnhvuông đen- đó là một thứ cốt lõi mà từ đó “bằng những sự phân chia và biến dạng” sẽ xuất hiện những bố cục tiếp theo. “Mặt phẳng của mầu sắc hội họa trên nền của tấm vải trắng trực tiếp tạo ra cho ý thức chúng ta một cảm giác mạnh mẽ về không gian”- Malevich khẳng định. Sự thành công vang dội củaHìnhvuông - ở một mức độ nhất định gắn liền với việc là Malevich không chỉ biết giải thích những tìm tòi của mình mà còn biết mời gọi những người khác cùng suy ngẫm. Do đó, mỗi khán giả có thể đưa vào “Hình vuông” cách nhìn nhận của riêng mình. Đó là ý nghĩa mà nhân loại đã hơn 90 năm dày công tìm hiểu. Nghiêm kh ắc mà nói, Hìnhvuông hầu như chẳng liên quan gì đ ến nghệ thuật hiểu theo nghĩa thông thường của nó. Ngược lại, bằng sự xuất hiện, nó đã tuyên bố về sự cáo chung của nghệ thuật truyền thống vốn dựa trên nguyên tắc “tương đồng, mô phỏng tự nhiên”. Một hìnhđen trên nền trắng- đó là ý đồ muốn hoàn lại tất cả sự đa dạng của các hình thể và mầu sắc mà nghệ thuật đã tích lũy được để hư ớng tới sự dung dị, tự nhiên. “Nửa đêm của nghệ thuật đã điểm- Malevich viết- chủ nghĩa Tuyệt đỉnh dồn ép toàn bộ hội họa vào cái hìnhvuôngđen trên nền vải trắng. Sẽ có được “một bức tranh của những bức tranh” vốn đư ợc thanh lọc khỏi yếu tố thời gian và yếu tố cá biệt. Hìnhvuôngđen đã trở thành tuyên ngôn nghệ thuật của thời đại mới vốn được trình bày không cần đến từ ngữ. Không phải ngẫu nghiên vai trò củaHìnhvuôngđen trong sự phát triển nghệ thuật được so sánh với phát hiện của Einstein về thuyết tương đối vốn làm đảo lộn cả những khái niệm của nhân loại về thế giới quanh ta. Từ những năm 1915 đến đầu năm 1930 Malevich vẽ cả thảy bốn Hình vuông. Hai được lưu giữ tại viện bảo tàng nghệ thuật Tretjakov ở Matxcơva, một tại “Viện bảo tàng Nga” ở Peterburg. Năm 1923 bức Hìnhvuông thứ hai xuất hiện trong bộ ba tác phẩm do các học trò của Malevich sáng tác với sự tham gia của Malevich. Bộ ba tác phẩm của họ bao gồm cả bức Thập tự và Vòng tròn. Công trình này hiện đang được lưu giữ tại viện bảo tàng Nga ở Saint Peterburg, nó thể hiện một ý tưởng quan trọng đối với Malevich: ý tưởng sáng tạo tập thể. Bức Hìnhvuôngđen thứ ba được Malevich vẽ năm 1929 theo yêu cầu của phó giám đốc Viện Bảo tàng Tretjiakov Aleksei Fedotova- Davydova cho triển lãm cá nhân của mình. Theo các giám định viên, đây là một hìnhvuông “vô cảm nhất”, “âm u nhất”. Nó dường như làm toát lên bầu không khí căng thẳng ngột ngạt của những thay đổi diễn ra trong cuộc sống xã hội. “Hình vuông” cuối cùng, “hình vuông” thứ tư, có kích thước nhỏ nhất, được sáng tác cho triển lãm “Các họa sĩ Cộng hòa liên bang XHCH Nga 15 năm”. Tri ển lãm này diễn ra ở Lêningrad vào năm 1932 và trở thành hoạt động đáng kể cuối cùng của các nhà tiên phong chủ nghĩa của Nga. “Hình vuông” này nằm trong một số ít bức tranh của Malevich được lưu lại cho những người thừa kế trong gia đình sau khi họa sĩ qua đời. Nghe nói chính bức tranh này được mang theo sau linh cữu trong tang lễ của Malevich. Sau khi bà vợ góa của ông mất đi, Hìnhvuông cùng với bức Chân dung tự họa và Chân dung vợ tôi được chuyển cho người họ hàng thân thích của bà, còn những người này lại đem bán cho bộ sưu tập của Ngân hàng ngoại thương. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998, bộ sưu tập trên đã được ngân hàng đem bán để trả nợ. Riêng bức Hìnhvuông được Bộ văn hóa Nga bỏ ra hơn 20 triệu đô la để mua lại và lưu giữ làm tài sản quốc gia. Hiện nay bức tranh này được bảo quản tại Viện Bảo tàng quốc gia Ermintazh ở Peterburg. Phần lớn tác phẩm của Malevich nằm trong các bộ sưu tập ở nước ngoài tại Varsava, Berlin, Paris là những nơi họa sĩ từng được mời đến để tổ chức triển lãm và thuyết trình về hội họa. Hiện nay tranh của Malevich trang điểm cho những bảo tàng mỹ thuật lớn nhất trên thế giới. Lê Sơn . BÍ MẬT CỦA HÌNH VUÔNG ĐEN Theo nhận thức của người bình thường ngày nay thì không có gì đơn giản hơn là vẽ một hình vuông đen trên cái nền trắng. Dường như. sáng tác của mình “với nhận thức vũ trụ” và gọi nó là “sự kết tinh của vũ trụ mới”. “Vô hình thể”- ông đã xác định đứa con tinh thần của mình như vậy và giải thích rằng Hình vuông đen- đó là. bộ hội họa vào cái hình vuông đen trên nền vải trắng. Sẽ có được “một bức tranh của những bức tranh” vốn đư ợc thanh lọc khỏi yếu tố thời gian và yếu tố cá biệt. Hình vuông đen đã trở thành