ÀN DỰNGVÀTRÌNHDIỄNDànDựng Phim ảnh Những phim hoành tráng thư ờng được cấu tạo bằng những khóa xúc cảm (Clous Sensationnels) và những thảm cảnh ít nhiều mang tính lịch sử như: h ỏa hoạn, động đất, bão lụt hoặc hơn n ữa như tái t ạo một trận không chiến, thủy chiến hay đánh nhau trên b ộ thường kèm theo những tiếng nổ kinh hoàng. Những phim như th ế có thể gồm những đoạn mượn từ tư liệu có thật, nhưng phần lớn các giai đoạn được thực hiện tại phim trường. Mỗi phần như thế được nghiên cứu qua một loạt mô hình (Maquette) để có hiệu năng đặc biệt. Những mô hình có kích thư ớc thật phù hợp với cách nhìn cận cảnh phù hợp với những trang trí thật sự và nghiên cứu tỷ mỉ về luật phối cảnh. Để tạo những đám cháy người ta dùng gỗ thông tẩm dung dịch Acide Borique, Sulfate đồng hoặc Nitrate Strontium tùy theo cách chọn màu cho ngọn lửa. Những vụ nổ hỏa lôi, thực chất là vụ nổ của những bình MARIA JOSÉ RIBET - Dự án khí tượng-Dàn dựng khí nén được tác động bằng một lượng nhỏ thuốc súng, những mảnh bìa cứng dán giấy trang kim - loại rất giống những tia lóe sáng. Trong phim Đánh Đường Sắt (Bataille Du Rail) đạo diễn René Clément đã tái tạo đoàn tàu quân dụng Đức bị quân kháng chiến tấn công. Lĩnh vực điện ảnh có những chuyên gia biết cách tổng hợp hành động thực sự với những pha xảo thuật làm cho người xem không biết đâu m à lần. Những trận mưa trong phim thường phát xuất từ một cỗ máy và hiệu quả nâng cao nhờ pha sữa vào nước. Trong phim Cuốn Theo Chiều Gió (Autant En Emporte Le Vent) Victor Fleming đã quay tại phim trường cảnh giông bão ập xuống ngọn đồi bằng những quạt gió cực mạnh và những hệ thống ống có vòi phun, tạo ấn tư ợng cực kỳ hiện thực. Trận chiến cuối cùng cũng có tên Berlin Thất Thủ năm 1949 Mikhail Tchiaourelli đã dàn cảnh chiến thắng của Hồng Quân Xô Viết tưng bừng náo nhiệt bên cạnh những thi thể quân Phát Xít Đức nằm sõng sượt như thể trận chiến vừa xảy ra. Còn biết bao nhiêu cảnh hùng tráng hoặc nên thơ do các chuyên gia kỹ thuật, những nhà đạo diễn tài ba dàn dựng, nhất là khi được sự hỗ trợ đắc lực của vi tính, thiết tưởng không có ý đồ nào là “không thể”. Dàndựng tái tạo hiện tượng thiên nhiên, Địa Hình. Otafur Eliasson sinh ở Đan Mạnh năm 1967 từng hoàn thành nh ững sắp đặt có dáng dấp hiện tượng khoa học. Dùng tia sáng chiếu xuyên qua vòi phun nước để tạo nét đẹp (Beauty-l993) của cầu vồng. Trìnhdiễn Dự án Dòng Sông Xanh (Green River Project-1998-1999) ở Stockholm, Tokyo và Johannesburg bằng những vòi nước phun pha thu ốc nhuộm. Tại Pittsburgh năm 1999, trong Mặt Trái Sự Trần Truồng (Your Natural Denudation Inverted) ông đã dựng một cái ao nhân tạo tại sân bảo tàng. Năm 2003 Eliasson sắp đặt trong một trại những dụng cụ quang học tự chế. Khách tham quan bước vào căn phòng đa giác này sẽ thấy hình bóng của mình phản chiếu vỡ vụn thành muôn mảnh. Trong một phòng khác, một ánh đèn đặc biệt có ánh sáng màu vàng. Cạnh không gian này là một hộp tối có thể phản chiếu cây cỏ b ên ngoài xuyên qua một cái lỗ được cắt trên nóc. Eliasson đã cho rằng chức năng nghệ sĩ của mình là để tạo ra những phương cách sản sinh hiện tượng tự nhiên. Quan điểm này thể hiện trong Dự án Khí Tượng (Weather Project) được trưng bày ở Tate Modern. Quang cảnh mặt trời mọc được tạo từ hàng trăm bóng điện có ánh sáng vàng. Sự mô phỏng tự nhiên được kèm theo vô số kính phản chiếu từ trần nhà. Căn phòng được thổi bằng hơi nước nhân tạo làm cho ánh sáng có vẻ mờ ảo. Trần nhà kính làm tăng gấp bội thể tích và đảo ngược hình dạng thực. Những bóng đèn đặc biệt lại lọc vài phần của ánh sáng tạo màu sắc giống như tranh vẽ. Kết quả là càng cố nhìn lại càng khó thấy. Người xem có ấn tượng hư hư, thực thực. Eliasson cung cấp cho mọi người công cụ và vị thế để quan sát không gian quanh mình, sau đó là bảo tàng và đặc biệt là ở trạng thái tháo rời. Có thể là một ý tưởng quan sát “cái không quan sát được” trong giấc mơ. Trong khi Eliasson dùng những phương tiện khoa học để tạo những cảnh trí mang tính khí tượng thì Smithson lại dùng 6.650 tấn than đá trộn đất để xây dựng một Con Đập Hình Trộn ốc ở hồ lớn nước mặn (Great Salt Lake). Nước thủy triều dâng ng ập rồi rút đi, ánh nắng tạo sự bốc hơi, con đập được phủ bằng những tinh thể trắng muốt. Thời gian càng làm cho lớp áo của đập mỗi ngày một dầy thêm và nhờ đó cũng trở nên hư ảo. Năm 1977. De Mria hoàn thành tác phẩm Vùng ánh Sáng (The Lighting Field) ở Mêxicô. Đây là một sắp đặt gồm 400 trụ thép không rỉ có đường kính 2 inches (khoảng hơn 6 cm) cao từ 15 đến 27 bộ (đơn vị đo lường Anh) có đầu nhọn dàn thành một mạng lưới dài trên 1 km. Lúc nắng gay gắt, khi hoàng hôn buông xuống hoặc lúc mờ sương, ánh sáng phản chiếu tạo nên những sóng màu sắc lung linh huyền ảo. Một tác phẩm có tên Núi Lửa của Turreli phải dùng 25 năm để hoàn thành. Sáng tạo này ở Navajo có đường hầm dài 854 bộ. Số đất đá phải di dời là 1,2 triệu khối Anh. Những dàndựng phim ảnh đã tạo những ấn tượng anh hùng kỳ vĩ mà cũng rất nên thơ. Những tái tạo hiện tượng thiên nhiên bằng những phương tiện khoa học chừng nào cũng đã thuyết phục được người xem, nhưng những tác phẩm địa hình không phải lúc nào cũng được tán thưởng. TrìnhDiễn Vũ Nhạc: Diaghilev Vào khoảng đầu thế kỷ XX. Michel Fokine ( 1880-1942) vừa là m ột vũ công xuất sắc cũng là một giáo viên có tài chống lại sự ngột ngạt của hý trường Hoàng Gia và những sản phẩm phi lý của nó. “ Tại sao phong cách của một vũ điệu lại không hòa hợp với nội dung, y trang và thời đại của nó? Câu trả lời đúngđắn có lẽ “Vì nó là thói quen mang tính truyền thống”. Fokine cùng các học trò của mình đã cải tổ lại, tr ình diễn những vở ca kịch ngắn, trong đó âm nhạc, động tác và y trang được phối hợp chặt chẽ với nhau. Năm 1909 ông dàndựng một vũ đoàn Ba lê Liên Xô trìnhdiễn tại Paris. Với ông việc tuyển chọn các thành viên của đoàn là rất quan trọng. Từng bước đi, dáng dấp, nét mặt phải được lột tả nội dung đủ sức thuyết phục khán giả . Người bảo hộ cho hoạt động mới mẻ này chính là Serge Diaghilev (1872- 1929). Ông đã điều hành ảnh hưởng vũ đoàn trong suốt 20 năm, tạo nó thành nơi hò hẹn của những nghệ sĩ xuất sắc đương thời. ảnh hưởng của ông không chỉ trong phạm vi vũ điệu mà còn lan tỏa đến mọi hình thức nghệ thuật khác. Diaghilev bỏ dở việc học luật để chú tâm vào tình yêu âm nhạc và sân khấu. Tham vọng của ông không phải để phát triển tinh thần sáng tạo của riêng mình mà là dồn tâm sức để phát hiện và nuôi dưỡng tài năng của người khác. Ông gặt hái những thành công ban đầu trong các triển lãm nghệ thuật bằng cách cộng tác với một tạp chí mỹ thuật và một số họa sĩ thân thiết. Sau đó ông làm việc hai năm cho nhà hát Hoàng Gia, nhưng do cá tính khác thường, cũng như lời lẽ vụng về, ông không được trọng dụng. Một người bạn là họa sỹ Alexandre Benois (1870- 1960) đã làm cho ông thấy rõ có thể áp dụng khả năng của vũ Ba lê thành một hình thức nghệ thuật riêng biệt. Cũng từ đó ông nhận thức các quy ước chính thống không thể đứng vững và phải có cách làm mới. Ban đầu ông tổ chức triển lãm mỹ thuật Nga chung với hòa nhạc tại Paris. Sau đó ông cho trìnhdiễn vũ nhạc Nga theo sự điều khiển mới mẻ của mình. Ông gặt hái được nhiều kết quả. Ông chú trọng dành t ừng phong cách thích đáng cho từng vở diễn. Trong những họa sỹ ngoại hạng đã giúp cho vũ đoàn Ba lê Diaghilev gồm có Alexandre Benois, Léon Bakst Alexandre Golovine, Nicholas Roerich. Về phần các vũ công của ông đã chọn dược những tài danh như Tamara, Karsavina, Vaslav Nijinsky, Adolph Bolm, và Ama Palova. Diaghilev chết năm l929 trong niềm tin rằng ba loại hình nghệ thuật là khiêu vũ, âm nhạc cùng hội họa có thể tổng hợp trong một dạng nghệ thuật thống nhất. Minh họa trích dẫn là thiết kế của Léon Baskt Diaghilev dùng trong vở nhạc kịch Xế bóng Của Một Dã Thú (L’après-midi d’un Faune) với phần âm nhạc do France’ s Debussy và vũ công chính là Vaslav Nijinsky. Nijinsky sinh năm 1889 ở Kiev, cha mẹ là vũ công trong một vũ đoàn ở Varsovie. Năm 7 tuổi đã được tuyển vào trường vũ Ba lê Saint- Petersburg. Tốt nghiệp năm 1907, ông gia nhập vũ đoàn Ba lê Hoàng gia. Diaghilev phát hiện tài năng, vóc dáng cũng như tâm hồn phù hợp cho phong cách mới mẻ. Năm 1909 Nijinsky tham gia vũ đoàn Ba lê Nga tại nhà hát Châtelet thuộc Paris. Trong trang phục rực rỡ dát vàng, bạc và nạm ngọc do họa sỹ Alexandre Benois thiết kế. Người vũ công trẻ tuổi có vẻ mơ màng nhưng hấp dẫn, thân thể mạnh mẽ, nét mặt dịu dàng, điệu múa bay bổng vút cao. Chỉ buổi biểu diễn đầu tiên người người thanh niên 19 tuổi này đã nổi tiếng như cồn. Jean Cocteau một thiên tài của nhiều lĩnh vực văn học nghệ thuật đã thốt lên “mọi người chỉ thấy có anh ta mà thôi”. Sự tập dượt cũng rất kỳ công. Riêng vở Xế bóng của một dã thú chỉ trìnhdiễn trong 12 phút nhưng diễn tập mất đến hàng trăm tiếng đồng hồ. Thời kỳ hoàng kim của Nijinsky kéo dài được mười năm. Từ 1909 đến 1919 là năm ông trìnhdiễn màn độc vũ cuối cùng. Vaslav Nijinsky m ất năm 1950 ở Luân Đôn hưởng thọ 61 tuổi. Ông từng tuyên bố “tôi là con người kỳ quặc, tôi thích vẽ thích soạn nhạc, thích chơi dương cầm, thích làm thơ, thích yêu, tôi là một con người, tôi là Nijinsky, tôi sẽ chết nếu không được yêu”. Ông ta là vũ công, một biên đạo múa kỳ t ài, một trong những người là cha đẻ của khiêu vũ tân kỳ. Từ Tranh Sống Đến TrìnhDiễnVà Vidéo. Maria Jose Ribot là người gốc Tây Ban Nha, có cha là nhà sưu tập tranh, sau đó lại lấy chồng họa sỹ. Là một người đã biến đời mình thành một loại hình nghệ thuật. Ban đầu Maria muốn biến đổi dư ới mọi hình thức từ vũ cổ điển cho đến hiện đại. Đầu tiên là biên đạo múa vũ điệu Carita De Angel năm 1985. Không lâu một hình thức trìnhdiễn mới là sự tổng hòa giữa nghệ thuật thị giác và âm nhạc xuất hiện trong Piezas Distinguidas (những diễn khúc độc đáo). Tiến xa hơn của sự đơn giản là những “bức tranh sống” có thời gian t ùy thích. Theo cách này thì các nhà sưu tập là những người thân thích bạn bè. Riêng năm 1994 đã trình 13 “diễn khúc”. ở Tây Ban Nha người ta gọi Ribot là bà hoàng của chủ nghĩa Dada. Thân thể chính là mẫu hình được khai thác. Dù sao công chúng cũng lấy làm kinh dị khi người đàn bà đem phô bày “của quý” để làm nghệ thuật. Ribot lập luận “tôi xem thân thể tôi như một đối tượng có thể điều khiển được” “tôi có thể cho vở diễn kéo dài trong vài giây hay vài phút. Điều tôi đề nghị ở đây là một môi trường, một thời gian với người thưởng lãm là nhận thức rằng đây chỉ là một sự trìnhdiễnvà chỉ là một cuộc trìnhdiễn đơn thuần “. Và những cuộc trìnhdiễn như thế thường được phô bày hình dáng kh ỏa thân, có thể là khôi hài hoặc khêu gợi của một người đàn bà thật sự. Tania Bruguera một người Mỹ gốc Cuba đã dùng tám máy vidéo với màn trìnhdiễn những hành động quái dị như kéo môi, móc họng, thè lưỡi, trợn mắt, bứt tóc kèm theo tiếng kêu be bé của những con cừu. Những trìnhdiễn của Bruguera thường kích động bạo lực, chống chế độ và sự tế nhị của con người. Trong một vài diễn xuất Bruguera xuất hiện trần truồng, mình che bằng một xác cừu cụt đầu bị mổ bê bết máu, mồm nhai đồ bẩn và giấy lộn “nghệ thuật là phù du”. Còn nữa một người Cuba lưu vong sang Mỹ khác là Ana Mendieta đã trìnhdiễn với thân thể trần truồng bê bết bùn đất và máu me (Earth Body Wooks). Trong khoảng thời gian từ 1972 đến 1985 (năm mà Mendieta đã nhảy cửa sổ lầu tầng 34 để tự sát), Mendieta đã để lại rất nhiều tư liệu, ảnh chụp hình chiếu về phong cách trìnhdiễn của “điêu khắc thân thể trát bùn” (Earth Body Sculpture). George và Gilbert trình bày tượng sống (Sculptures Vivantes). Họ tự đặt mình trong tư thế bất động từ 90 phút đến 5 tiếng đồng hồ. Cứ như thế họ trìnhdiễn ở Amsterdam, Luân Đôn, Berlin và New South Wales. Suy Cho Cùng Trong nghệ thuật hiện đại từ “lnstallation” lâu nay giới mỹ thuật chúng ta gọi là “nghệ thuật sắp đặt”. Thật sự trong hoạt động tạo hình phổ biến hiện nay từ lnstallation còn chỉ cả những thiết kế cơ học, vật lý, hóa học nhằm đưa ra sản phẩm nhằm thể hiện ý đồ diễn cảm nào đó. V ì vậy xin dùng từ “dàn dựng” như một đề nghị. Trong sân khấu vàđiện ảnh nghệ thuật “dàn dựng” ngày một hoàn hảo. Những cảnh tượng mưa gió bão bùng khi được chiếu lên màn bạc, người xem không thấy chút nào là giả tạo. Nếu đem Dự án Khí Tượng của Eliasson khá nổi tiếng, cùng đặt lên “bàn cân xúc cảm” ắt hẳn còn lắm ý kiến. Còn như những công trình nghệ thuật địa hình của Smithson hay De Maria, Turreli, tốn hao công của khá nhiều và tầm vóc cũng thật lớn lao, nhưng đem so với các công trình thủy điện, những hệ thống giao thông chằng chịt nhiều tầng lớp của các đô thị lớn trên thế giới, trên phương diện công năng, tính nhân bản và cả về mặt thẩm mỹ nữa, cần đánh giá chính xác không thể nào ước đoán mơ hồ. Còn như nghệ thuật trìnhdiễn (Performance) mà không ít người cho là “hơi thở thời đại” đối chiếu những vũ điệu Ba lê của Vaslav Nijinsky cách đây tròn một thế kỷ (1909-2009) với các tranh sống của Maria josé Ribot, nh ững pha trìnhdiễn của Tania Bruguera, Ana Mendieta với “tượng sống” của George và Gilbert, chất lượng nghệ thuật của hai thái cực hãy dành sự phán xét cho lịch sử loài người. Xét cho cùng mỗi ngành nghệ thuật đều có chức năng sở trường, lịch sử, kiến thức và sinh hoạt đặc trưng của nó. Ngành tạo hình có tính ch ất tác động tình cảm qua cơ quan th ị giác. Vũ nhạc vừa mang tính thị giác lẫn thính giác. Điện ảnh mang tính tổng hợp trong ấn tượng mạnh mẽ của không gian ba chiều. Hãy thả con cá về với sông sâu biển rộng, con chim về với gió núi mây ngàn và “trả lại cái gì của César cho César”. Đặng Ngọc Trân . ÀN DỰNG VÀ TRÌNH DIỄN Dàn Dựng Phim ảnh Những phim hoành tráng thư ờng được cấu tạo bằng những khóa xúc cảm (Clous Sensationnels) và những thảm cảnh ít nhiều mang. vở diễn kéo dài trong vài giây hay vài phút. Điều tôi đề nghị ở đây là một môi trường, một thời gian với người thưởng lãm là nhận thức rằng đây chỉ là một sự trình diễn và chỉ là một cuộc trình. cải tổ lại, tr ình diễn những vở ca kịch ngắn, trong đó âm nhạc, động tác và y trang được phối hợp chặt chẽ với nhau. Năm 1909 ông dàn dựng một vũ đoàn Ba lê Liên Xô trình diễn tại Paris. Với