Đểgiờlênlớpthựcsựhiệuquả Hãy chọn ra 5 đề xuất bạn chưa bao giờ thử từ danh sách dưới đây và áp dụng vào môn học bạn dạy hay trong lớp học bạn phụ trách. Bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận thấy việc học của học sinh tiến bộ tới mức nào. A. Trước giờ dạy 1. Xác định trình độ tiếng Anh của học sinh. Cần thực tế về những việc bạn trông đợi các em làm. 2. Lên kế hoạch từ trước. Suy nghĩ cách thức thiết kế nội dung bài học để học sinh có thể hiểu một cách đầy đủ. Lưu ý những câu hỏi dưới đây: · Bạn sẽ liên kết nội dung bài học với hiểu biết sẵn có của học sinh như thế nào? · Bạn sẽ xây dựng thông tin nền như thế nào? Trước hết hãy chiếu một đoạn video hoặc đọc to một cuốn sách về chủ đề có liên quan. · Xác định ngôn ngữ và khái niệm nào cần được dạy trước. · Bạn có thể phát triển từ vựng thuộc phạm vi bài học như thế nào? Bạn sẽ cần những dụng cụ hình ảnh trợ giúp nào? 3. Cân nhắc xem bạn có thể dạy như thế nào đối với những học sinh học theo phương thức bằng miệng, bằng hình ảnh, bằng âm thanh hay bằng vận động. 4. Chuẩn bị các phương tiện trợ giúp giảng dạy như bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh và thẻ ghi chú trước khi bắt đầu giờ dạy. 5. Bổ sung ngân hàng từ vựng vào các hoạt động của học sinh. 6. Điều chỉnh bài khóa để giải thích lại các khái niệm bằng ngôn ngữ tiếng Anh dễhiểu hơn. Lược bỏ những chi tiết không cần thiết. 7. Tìm trong thư viện những cuốn sách được viết ở trình độ thấp hơn về chủ đề bạn đang dạy. B. Trong lúc dạy bài mới 8. Dựa vào những gì học sinh đã biết. 9. Đơn giản hóa từ vựng và cấu trúc câu. Dạy trước từ vựng trong bài khoá. 10. Sử dụng các câu hỏi yes/no hoặc các câu hỏi có cài sẵn câu trả lời; cung cấp trước cho học sinh những câu bạn sẽ hỏi để các em có thể chuẩn bị. 11. Giới thiệu những khái niệm và từ vựng cụ thể trước. 12. Dạy học sinh cách sử dụng công cụ hệ thống hoá bằng đồ thị để phân loại thông tin. Thiết lập các bản đồ theo ngữ nghĩa và tình tiết truyện. 13. Áp dụng các thủ thuật nhấn mạnh để học sinh chú ý các thông tin quan trọng. 14. Giảng và nhắc lại những khái niệm và từ vựng quan trọng. 15. Cung cấp những khái niệm và trải nghiệm “thực tế” sinh động. 16. Dạy học sinh cách tìm định nghĩa cho các từ khoá trong bài. 17. Giúp học sinh làm quen với sách giáo khoa (bảng mục lục, bảng chú giải, bản liệt kê ). 18. Làm mẫu quá trình tư duy của bạn để học sinh ứng dụng “lối suy nghĩ dễ hiểu”. 19. Thu băng một phần buổi học để củng cố việc học. C. Sau khi dạy xong bài mới 20. Yêu cầu học sinh khá trong lớp photo phần ghi chép của mình để các bạn sử dụng. 21. Cho học sinh xem video và nghe băng về bài học hiện tại có thuyết minh tỉ mỉ. 22. Tổ chức các hoạt động tiếp theo để củng cố từ vựng và khái niệm. 23. Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm hoặc đôi để củng cố khái niệm và ngôn ngữ. 24. Điều chỉnh bài tập về nhà cho phù hợp với mức độ thành thạo ngôn ngữ của học sinh. 25. Giảm bớt phần đánh giá để học sinh có cơ hội thể hiện những gì các em đã học được. . Để giờ lên lớp thực sự hiệu quả Hãy chọn ra 5 đề xuất bạn chưa bao giờ thử từ danh sách dưới đây và áp dụng vào môn học bạn dạy hay trong lớp học bạn phụ trách. Bạn. Trước giờ dạy 1. Xác định trình độ tiếng Anh của học sinh. Cần thực tế về những việc bạn trông đợi các em làm. 2. Lên kế hoạch từ trước. Suy nghĩ cách thức thiết kế nội dung bài học để học. những câu bạn sẽ hỏi để các em có thể chuẩn bị. 11. Giới thiệu những khái niệm và từ vựng cụ thể trước. 12. Dạy học sinh cách sử dụng công cụ hệ thống hoá bằng đồ thị để phân loại thông tin.