Tìm hiểu về quan họ docx

158 378 1
Tìm hiểu về quan họ docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quan họ Quan họ là một làn điệu dân ca, một lối hát giao duyên nổi tiếng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam mà tập trung chủ yếu ở vùng Bắc Ninh-Kinh Bắc. Nội dung chính trong buổi hát quan họ thường là khi hai bên nam-nữ hát đối nhau. Bên nam gọi là liền anh, bên nữ gọi là liền chị. Các câu hát có thể được chuẩn bị sẵn, nhưng ra đến khi đối đáp nhau thì thường dựa trên khả năng ứng biến của hai bên. Các chàng trai, cô gái xứ sở quan họ hào hứng, hồi hộp đón chờ ngày hội làng, bởi trong những ngày hội đó, họ được thức thâu đêm, suốt sáng để được nghe, được hát và thi hát. Qua đó, họ học thêm ở nhau những câu ca, những làn điệu mới, họ tìm thấy ở nhau sự đồng cảm qua những ánh mắt, nụ cười. Quan họ hiện đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao cho Bộ Văn hóa Thông tin có kế hoạch lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Các loại làn điệu quan họ Các làn điệu quan họ cổ: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ la, La hời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Cái hờn, cái ả, Gió mát trăng thanh, Tứ quý Làng Quan họ quê tôi - Mối liên hệ giữa thi ca và âm nhạc Bài thơ Làng Quan họ của nhà thơ Phan Hách được sáng tác năm 1969 đầu tiên in trên báo Văn nghệ, đó là tâm tư, tình cảm của nhà thơ trước cuộc đời và cuộc kháng chiến chống Mỹ, đồng thời xuyên suốt đó là một không gian văn hóa Quan họ hiện lên trên từng lời thơ. Bài thơ đã được nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo phổ nhạc năm 1978 thành bài hát Làng Quan họ quê tôi - một trong những bài hát đặc sắc và tiêu biểu cho sự ảnh hưởng của âm nhạc bác học đến dân ca. dân ca Quan họ có những mạch ngầm cảm xúc phù hợp với mạch cảm xúc của thi ca và đó cũng là mạch cảm xúc của con người Việt Nam. Chính giá trị nghệ thuật đó là nguồn thi hứng, nguồn chất liệu dồi dào để nhà thơ viết lên những vần thơ đậm chất Quan họ. Nguyễn Phan Hách sinh ra, lớn lên trên vùng quê Quan họ, là người say mê và am hiểu Quan họ. Chính tình yêu và tâm hồn đồng điệu với những làn điệu Quan họ đã khơi nguồn cảm xúc để nhà thơ viết bài Làng Quan họ, bài thơ đã tái hiện được những nét văn hóa cổ truyền của Quan họ với những: Tháng giêng mùa hát hội Áo nâu ướp hương trầm Nón thúng quai thao rủ Buông dài nếp xống thâm Đối với người dân vùng Kinh Bắc mùa xuân tháng giêng là mùa của lễ hội, tình yêu đôi lứa. Bài thơ nhắc đến những hình ảnh quen thuộc của Quan họ ở đấy là những câu ca, nón thúng quai thao, áo nâu, cửa đình, rồi đến hình ảnh chị cả tựa mạn thuyền, Quan họ về trao duyên tất cả cho thấy một không gian văn hóa của người Kinh Bắc hiện lên trên trang thơ đầy ắp chất Quan họ. Bên cạnh đó Làng Quan họ còn là những vần thơ miêu tả về không khí chiến đấu chống Mỹ của dân tộc, lời ca Quan họ theo người chiến sỹ lên đường ra trận, người phụ nữ đưa chồng, tiễn người yêu cũng bằng câu hát: Em tiễn anh lên đường Đứng bên bờ em hát Muốn gửi đi theo anh Cả dòng sông trong mát. Với người Kinh Bắc câu ca Quan họ giờ đây không chỉ là câu hát đơn thuần trong những ngày lễ hội, nó còn là những tâm tư nguyện vọng, là tình cảm quê hương, là tình yêu đôi lứa và hơn hết được lồng vào tình yêu đất nước. Từ sáng tác của thi ca đến âm nhạc bác học là một quá trình sáng tạo và biến đổi. Đến năm 1978 bài thơ Làng Quan họ được nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo phổ nhạc và có tên là Làng Quan họ quê tôi. Như vậy sau mười năm bài thơ tồn tại theo đúng nghĩa của một bài thơ, Làng Quan họ đã được chắp lời ca tiếng hát từ đó tồn tại trong một loại hình nghệ thuật mới. ở đây phải kể đến vai trò của người nhạc sĩ là rất quan trọng, Nguyễn Trọng Tạo đã thổi vào bài thơ một sức sống mới, một tâm hồn đồng điệu giữa thi ca và âm nhạc, từ đó tạo ra sự hài hòa cân đối và sâu lắng. Khi trở thành một tác phẩm âm nhạc, bài hát Làng Quan họ quê tôi đã có một sức sống mới, có sự biến đổi để phù hợp trong môi trường tồn tại của mình. Đối chiếu giữa hai văn bản của thơ ca và âm nhạc chúng ta rất dễ dàng nhận ra điều đó. Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã bắt được cái hồn của bài thơ, ông không lấy nguyên mẫu từng câu từng chữ trong Làng Quan họ, mà sử dụng những câu, những đoạn phù hợp với ý tưởng của mình. Cho đến nay bài hát Làng Quan họ quê tôi từ một tác phẩm âm nhạc bác học trở thành một bài hát dân ca, chính xác hơn là lẫn vào dân ca và tồn tại như một bài dân ca Quan họ, đây thật sự là một trường hợp hy hữu và rất đặc biệt. Có được điều này bởi trong Làng Quan họ quê tôi chứa đựng những yếu tố của Quan họ, từ lời ca đến nhạc điệu đều đạt đến chuẩn mực của một bài Quan họ với những câu thơ sâu lắng, duyên dáng và nhạc điệu nhẹ nhàng, tình tứ. Nhà thơ và người nhạc sĩ đã có sự đồng cảm, gắn tình yêu quê hương đất nước với tình yêu lứa đôi, gắn truyền thống với hiện tại. Từ Làng Quan họ đến Làng Quan họ quê tôi biểu hiện sự ảnh hưởng của Quan họ đối với thi ca, thi ca đối với âm nhạc bác học và âm nhạc bác học đối với dân ca (âm nhạc dân gian). Có thể nói đây là hiện tượng tiêu biểu cho ảnh hưởng của văn nghệ dân gian đến những sáng tác hiện đại và ngược lại. Hiếm có một loại hình nghệ thuật dân gian nào lại có được sự ảnh hưởng đến văn chương mạnh mẽ như Quan họ và cũng hiếm có một bài thơ nào lại được sáng tác và trở thành một bài dân ca Quan họ hay đến vậy. Bài hát Làng Quan họ quê tôi đã tồn tại trong những môi trường như thế. Theo BBN Quan họ làng Diềm Nếu như hội Lim được đông đảo khách thập phương biết đến bởi quy mô vùng miền, diễn ra trên phạm vi không gian rộng lớn thì lễ hội đền Vua Bà gói gọn trong một đơn vị hành chính nhỏ hẹp hơn, ấy là làng Diềm. Tuy vậy, đối với giới nghiên cứu văn hoá dân gian, đây mới là một lễ hội đậm đặc nét văn hoá Quan họ mà ít bị phân tán bởi các hoạt động bên lề. Trong 49 làng Quan họ gốc, chỉ ở Diềm mới có đền thờ Thủy tổ Quan họ gọi là đền Vua Bà. Theo tục lệ của làng, một năm có 4 tiết lệ chính là: Hội chùa (15 tháng Giêng âm lịch), Hội đền Vua Bà (6 - [...]... năm nay không còn được tổ chức bài bản và đầy đủ như trước đây nữa song vẫn giữ nguyên giá trị tâm linh, đặc biệt là trong sinh hoạt văn hoá Quan họ ở 5 mặt hoạt động: Dân ca Quan họ, tục kết bạn Quan họ, văn hoá hành vi Quan họ, lễ hội Quan họ và tín ngưỡng Quan họ Năm nay, phần Khai mạc lễ hội được tổ chức ngắn gọn, sau các tiết mục văn nghệ của chi Hội Người cao tuổi thôn, màn biểu diễn của của dàn... người Đến làng Diềm ngày thường đã thấy Quan họ là đặc trưng, ngày đông hội tưởng như là khí thở bởi người người hát Quan họ, nhà nhà hát Quan họ Ngay tại trung tâm văn hoá của thôn, chúng tôi được thưởng thức “Khách đến chơi nhà” do 2 liền chị Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Hải – cặp hát đối đạt giải Nhất 50 bài tại Hội thi Hát Quan họ đầu xuân Đinh Hợi trình bày Quan họ giống như dòng suối cứ chảy mãi,... bà ít ồn ào mà sâu lắng, nhẹ nhàng, đúng như phong thái của người Quan họ Lễ hội tôn vinh Đức Vua Bà đã không còn chỉ của riêng làng Quan họ Viêm Xá mà đã trở thành một tín ngưỡng độc đáo hướng về một vị nữ vương có công lớn khai sinh và truyền dạy sinh hoạt văn hoá Quan họ Theo BBN Đôi điều về Công, Dung, Ngôn, Hạnh của phụ nữ Quan họ Trong lễ giáo xưa, những chuẩn mực để đánh giá người phụ nữ là... thương lượng trong kinh doanh, buôn bán Quan niệm về Ngôn của người con gái thời nay kế thừa, phát triển để phù hợp với sự giao lưu rộng rãi với thế giới bên ngoài Phụ nữ hôm nay vẫn “học ăn, học nói” để nói năng lịch thiệp, xã giao khéo léo, mạnh dạn, ứng xử thông minh và có kiến thức Tìm về với sinh hoạt văn hóa Quan họ để thấy sự khéo léo của các liền chị Quan họ mời nhau miếng trầu mà gửi biết bao... chiều dài lịch sử, quan họ đã sáng tạo, dung nạp, chuyển hóa, sinh thành, đào thải để thích nghi, đáp ứng những nhu cầu về văn hóa, nghệ thuật, những nguyện vọng về cuộc sống của cộng đồng người sáng tạo, nuôi dưỡng, giữ gìn, phát triển Quan họ, trong mọi chặng đường lịch sử, nên giá trị nội dung bản chất của quan họ giàu có, phức tạp, đa diện Ðến với ngày hội có hàng trăm nhóm quan họ nam nữ tươi vui,... với Quan họ là đến với mối quan hệ tôn lẫn kính chung, sự bình đẳng giữa con người với con người: giữa nam và nữ, giữa các thân phận rất khác nhau trong đời thường Không ở đâu trong xã hội cũ con người lại được sống trong mối quan hệ "người với người là bạn" như trong sinh hoạt văn hóa quan họ Trước vũ trụ bao la, huyền bí, đi trong cuộc đời xưa nhiều rủi hơn may, người Quan họ đã lấy tiếng hát Quan họ. .. chưa hiểu được Quan họ có hệ thống lời ca riêng, đạt tới một trình độ riêng, đáp ứng những nhu cầu văn hóa, nghệ thuật có nhiều nét riêng của sinh hoạt văn hóa quan họ Nhưng cũng như âm nhạc quan họ, lời ca quan họ đã du nhập, thu hút tinh hoa của kho tàng thơ ca dân gian, dân tộc như: ca dao,tục ngữ, hệ thống truyện thơ nôm, lời ca của hát chèo, tuồng, ả đào, ví, trống quân, vv Chính vì vậy, khi tìm. .. khi tìm hiều lời ca quan họ cũng cần có những tri thức về thơ ca dân gian, dân tộc để nhiều khi phải so sánh, đối chiếu, liên tưởng mới hiểu đúng hoặc hiểu sâu một từ ngữ, một hình ảnh, hình tượng một lời ca Khi chúng ta có một hệ thống lời ca, am hiểu đặc điểm ra đời và lưu hành hệ thống lời ca đó, có tri thức về thơ ca dân gian, dân tộc, hiểu và vận dụng được các phương pháp tìm hiểu, thưởng thức... được các phương pháp tìm hiểu, thưởng thức thơ ca; đặt lời ca gắn liền với âm nhạc và hoạt động ca hát quan họ chúng ta có thể hiểu được những giá trị nhiều mặt của hệ thống lời ca quan họ 3.Giá trị tư tưởng của lời ca Quan họ Nội dung tổng quát của hệ thống lời ca quan họ là sự mơ ước, khát khao về hạnh phúc của cuộc sống; trong đó, người với người sống trong thương yêu, người cùng thiên nhiên sống... thần thiêng liêng của con người 2.Giá trị tư tưởng nghệ thuật của lời ca quan họ Ðôi nét về văn bản lời ca Cho đến nay, chưa có con số chính thức cuối cùng về số bản lời ca quan họ Theo con số đi sưu tầm, ghi chép được của Ðoàn dân ca quan họ thì có gần 250 bài bản lời ca Có tài liệu nói có 500 bản lời ca Nếu tính theo số bài bản về bài hát (ca khúc và lời) thì có trên dưới 200 bản, và nếu mỗi bài ca . đặc biệt là trong sinh hoạt văn hoá Quan họ ở 5 mặt hoạt động: Dân ca Quan họ, tục kết bạn Quan họ, văn hoá hành vi Quan họ, lễ hội Quan họ và tín ngưỡng Quan họ. Năm nay, phần Khai mạc lễ hội. vần thơ đậm chất Quan họ. Nguyễn Phan Hách sinh ra, lớn lên trên vùng quê Quan họ, là người say mê và am hiểu Quan họ. Chính tình yêu và tâm hồn đồng điệu với những làn điệu Quan họ đã khơi nguồn. truyền thống với hiện tại. Từ Làng Quan họ đến Làng Quan họ quê tôi biểu hiện sự ảnh hưởng của Quan họ đối với thi ca, thi ca đối với âm nhạc bác học và âm nhạc bác học đối với dân ca (âm nhạc dân

Ngày đăng: 29/06/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan