Từ thực tế nêu trên, đề tài “Đánh giá tính bền vững của làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội” được lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ sẽ góp p
Trang 1HÀ NỘI - 2020
ĐẬU THỊ ÁNH TUYẾT
ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN
NÔNG SẢN DƯƠNG LIỄU, XÃ DƯƠNG LIỄU,
HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG
Trang 2HÀ NỘI - 2020
ĐẬU THỊ ÁNH TUYẾT
ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN
NÔNG SẢN DƯƠNG LIỄU, XÃ DƯƠNG LIỄU,
HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG
Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG
Mã số: 8900201.03 QTD
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh
Trang 3Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn
Tác giả
Đậu Thị Ánh Tuyết
Trang 4Trong quá trình thực hiện luận văn, bên cạnh sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và
sự giúp đỡ, những ý kiến đóng góp của các cá nhân, tập thể để giúp tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý, chỉ bảo ân cần của các thầy, cô giáo Khoa Các khoa học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Dương Liễu và người dân làng nghề Dương Liễu đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài này
Mặc dù cũng đã có rất nhiều cố gắng xong đây là đề tài nghiên cứu có phạm vi rộng, quá trình nghiên cứu, khảo sát và năng lực của bản thân còn hạn chế nên vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, kính mong nhận được những ý kiến góp ý chân thành từ các Thầy, Cô giáo, đồng nghiệp và các bạn
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn
Đậu Thị Ánh Tuyết
Trang 5LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1 Tổng quan tài liệu 4
1.2 Cơ sở lý luận 7
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 14
CHƯƠNG 2 ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1 Tổng quan khu vực nghiên cứu 15
2.2 Phương pháp nghiên cứu 24
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 30
CHƯƠNG 3 TÍNH BỀN VỮNG CỦA LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN DƯƠNG LIỄU TRÊN PHƯƠNG DIỆN KINH TẾ 31
3.1 Thu mua nguyên liệu 31
3.2 Tổ chức sản xuất 35
3.3 Tiêu thụ sản phẩm 47
3.4 Kết quả đánh giá tính bền vững của làng nghề Dương Liễu, Hoài Đức trên phương diện kinh tế 50
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 53
CHƯƠNG 4 TÍNH BỀN VỮNG CỦA LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN DƯƠNG LIỄU TRÊN PHƯƠNG DIỆN XÃ HỘI 54
4.1 Lao động việc làm 54
4.2 Điều kiện làm việc của người lao động 58
4.3 Mâu thuẫn, xung đột xã hội 61
4.4 Kết quả đánh giá tính bền vững của làng nghề Dương Liễu, Hoài Đức trên phương diện xã hội 62
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 65
Trang 6DƯƠNG LIỄU TRÊN PHƯƠNG DIỆN MÔI TRƯỜNG 66
5.1 Xả thải ra môi trường 66
5.2 Thu gom, xử lý chất thải 69
5.3 Sử dụng công nghệ trong bảo vệ môi trường 71
5.4 Kết quả đánh giá tính bền vững của làng nghề Dương Liễu, Hoài Đức trên phương diện môi trường 72
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 76
1 Kết luận 76
2 Khuyến nghị 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC - 1 -
Trang 7Viết tắt Nguyên nghĩa
BS Barometer of Sustainability ( Thước đo độ bền vững)
Trang 8Bảng 2 1 Số người đi học năm 2019 19
Bảng 2.2 Biểu thống kê một số nguyên liệu sản xuất chính năm 2019 21
Bảng 2.3 Cơ cấu lao động theo ngành của làng nghề năm 2019 21
Bảng 2.4 Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu của làng nghề 23
Bảng 2.5 Bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững của làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội 27
Bảng 2.6 Đánh giá tính bền vững vững của làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội 29
Bảng 3.1 Bảng kết quả đánh giá tính bền vững của làng nghề Dương Liễu, Hoài Đức trên phương diện KT 50
Bảng 4.1: Kết quả đánh giá tính bền vững của làng nghề Dương Liễu, Hoài Đức trên phương diện XH 63
Bảng 5.1 Kết quả đánh giá tính bền vững của làng nghề Dương Liễu, Hoài Đức trên phương diện môi trường 73
Trang 9Hình 2.1 Vị trí xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội 15
Hình 2.2 Hình ảnh phỏng vấn người dân 25
Hình 3.1 Cơ cấu nơi mua nguyên liệu phục vụ sản xuất của các hộ gia đình ở làng nghề Dương Liễu, Hoài Đức 31
Hình 3.2 Tỷ lệ nguyên liệu đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất của các hộ gia đình ở làng nghề Dương Liễu, Hoài Đức 33
Hình 3.3 Tỷ lệ chất lượng nguyên liệu đảm bảo phục vụ sản xuất của các hộ gia đình ở làng nghề Dương Liễu, Hoài Đức 34
Hình 3.4 Cơ cấu lao động của các hộ gia đình ở làng nghề Dương Liễu, Hoài Đức 35
Hình 3.5 Cơ cấu lao động theo giới tình của các hộ gia đình ở làng nghề Dương Liễu, Hoài Đức 36
Hình 3.6 Tỷ lệ số lượng nhân công đảm bảo sản xuất của các hộ gia đình ở làng nghề Dương Liễu, Hoài Đức 37
Hình 3.7 Tỷ lệ chất lượng nhân công đáp ứng yêu cầu sản xuất của các hộ gia đình ở làng nghề Dương Liễu, Hoài Đức 38
Hình 3.8 Tỷ lệ các hộ sản xuất áp dụng kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất 40
Hình 3.9 Tỷ lệ kỹ thuật công nghệ đáp ứng yêu cầu sản xuất 41
Hình 3.10 Hình ảnh máy làm kẹo vừng đang hỏng chờ sửa chữa 42
Hình 3.11 Hình ảnh làm khô tinh bột sắn dưới ánh nắng 43
Hình 3.12 Dây chuyền sản xuất miến dong tại Dương Liễu 43
Hình 3.3 Thành phẩm kẹo đóng đã đóng gói 44
Hình 3.14 Tỷ lệ các hộ sản xuất đầu tư thêm tư liệu sản xuất 44
Hình 3.15 Tỷ lệ tư liệu sản xuất đáp ứng yêu cầu sản xuất 45
Hình 3.16 Thay đổi quy mô sản xuất của hộ gia đình trong 3 năm gần đây 46
Hình 3.17 Tỷ lệ quy mô sản xuất đáp ứng yêu cầu sản xuất của hộ gia đình 47
Trang 10Hình 3.19 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các hộ sản xuất ở Dương Liễu 49
Hình 4.1 Hình thức trả lương cho người lao động 54
Hình 4.2 Thu nhập bình quân người lao động giai đoạn 2017-2019 55
Hình 4.3 Tỷ lệ đánh giá của các hộ sản xuất về tiền công 55
Hình 4.4 Hình thức thỏa thuận với lao động thuê ngoài của các cơ sở sản xuất 56
Hình 4.5 Tỷ lệ tuân thủ hợp đồng lao động của các hộ sản xuất 57
Hình 4.6 Kết quả về số người ốm, đau tại các hộ sản xuất giai đoạn 58
Hình 4.7 Tỷ lệ đánh giá chất lượng môi trường sản xuất 59
Hình 4.8 Tỷ lệ người lao động được cấp phát và sử dụng bảo hộ lao động trong quá trình sản xuất 60
Hình 4.9 Nguy cơ xảy ra mâu thuẫn, xung đột liên quan đến sản xuất tại xã Dương Liễu 62
Hình 5.1: Xử lý chất thải lỏng, nước thải của cơ sở sản xuất tại xã Dương Liễu 66
Hình 5.2 Xử lý chất thải lỏng, nước thải của cơ sở sản xuất tại 67
Hình 5.3 Xử lý chất thải rắn của cơ sở sản xuất tại xã Dương Liễu 68
Hình 5.4 Mức độ xử lý xả thải ra môi trường xã Dương Liễu 69
Hình 5.5 Mức độ mức độ thực hiện thu gom, xử lý chất thải xã Dương Liễu 71
Hình 5.6 Tình hình sử dụng công nghệ giảm chất thải tại các hộ sản xuất xã Dương Liễu 72
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Hiện nay, quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh, cùng với sự phát triển của nhiều ngành kinh tế (KT) hiện đại thì ở các tỉnh thành, ở nhiều địa phương trên cả nước vẫn còn tồn tại nhiều làng nghề truyền thống với những sản phẩm độc đáo mang đậm giá trị văn hóa lịch sử Việt Nam Làng nghề truyền thống Việt Nam đã tồn tại và phát triển lâu đời, phân bố rộng khắp cả nước Các sản phẩm làm ra từ làng nghề rất phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và cung cấp việc làm tại chỗ cho nhân dân tại địa phương, đặc biệt là khu vực miến núi, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của các vùng nông thôn cả nước
Ngoài những mặt tích cực đóng góp được, vấn đề ô nhiễm tại các làng nghề đã đạt đến mức báo động, gây ra nhiều bức xúc cho xã hội (XH) Nguyên nhân là do sự phát triển của làng nghề ở nước ta chủ yếu vẫn mang tính tự phát, công nghệ thủ công, lạc hậu, thiết bị thiếu đồng bộ, chắp vá và không có ý thức bảo vệ môi trường (BVMT) Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của làng nghề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng môi trường (MT) làng nghề và sức khỏe cộng đồng, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững (PTBV) theo định hướng của Chính phủ Việt Nam
Xã Dương Liễu (huyện Hoài Đức) được công nhận là làng nghề truyền thống chế biến nông sản từ năm 2001 Trên địa bàn xã Dương Liễu hiện có hơn 2.000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làm nghề chế biến nông sản, thu hút hàng nghìn lao động địa phương và các vùng lân cận Tuy nhiên, những bất cập từ nghề đang là nỗi trăn trở ở Dương Liễu Không chỉ gây ô nhiễm môi trường mặt đất, không khí mà nguồn nước ở Dương Liễu cũng bị ảnh hưởng Do các hộ chế biến nông sản khoan giếng sâu, sử dụng lượng nước lớn để rửa nguyên liệu nên có nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngầm Nghiêm trọng hơn là nguồn nước ngầm bị ô nhiễm do nước thải ngấm xuống sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng (UBND xã Dương Liễu, 2019)
Từ thực tế nêu trên, đề tài “Đánh giá tính bền vững của làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội” được lựa chọn làm đề tài
luận văn thạc sĩ sẽ góp phần đánh giá được tính bền vững của hoạt động chế biến nông sản tại làng nghề Dương Liễu, trên cơ sở đó các nhà hoạch định, nhà quản lý có thể đưa
ra giải pháp để phát triển bền vững làng nghề Dương Liễu
2 Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được tính bền vững của làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội trên 3 phương diện kinh tế, xã hội, môi trường
Trang 123 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tính bền vững của nghề chế biến nông sản Dương Liễu, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu tính bền vững làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội trên 3 phương diện kinh tế, xã hội, môi trường
- Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu và sử dụng các số liệu liên quan đến vấn đề tính bền vững tại làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu tập trung chủ yếu vào giai đoạn
2017 - 2019 Về số liệu phân tích được cập nhật đến hết năm 2019
4 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
4.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Tính bền vững của làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức trên phương diện kinh tế như thế nào ?
- Tính bền vững của làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức trên phương diện xã hội như thế nào ?
- Tính bền vững của làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức trên phương diện môi trường như thế nào ?
4.2 Giả thuyết nghiên cứu
Thực trạng tính bền vững của làng nghề chế biến nông sản tại Dương Liễu trên phương diện kinh tế là khá bền vững, phương diện môi trường và xã hội là bền vững trung bình
5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
5.1 Về mặt lý luận
Luận văn góp phần mở rộng sự hiểu biết về tính bền vững của làng nghề chế biến nông sản ở Hà Nội Đồng thời, luận văn cung cấp thêm một góc nhìn về quá trình biến đổi và phát triển của của làng nghề ở châu thổ sông Hồng từ tiếp cận liên ngành
Trang 135.2 Về mặt thực tiễn
Ý nghĩa thực tiễn của luận văn được thể hiện trên hai phương diện Thứ nhất, luận
văn cung cấp thêm dữ liệu, luận cứ khoa học phục vụ việc quản lý phát triển làng nghề
ở châu thổ sông Hồng Thứ hai, luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích đối với sinh viên,
học viên, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu làng nghề Việt Nam trong bối cảnh toàn
cầu hóa hiện nay
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, kết cấu
của luận văn gồm các chương sau Chương 1 là chương tổng quan vấn đề nghiên cứu và
cơ sở lý luận của đề tài Chương 2 trình bày địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên
cứu Chương 3 đánh giá tính bền vững của làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu
trên phương diện kinh tế Chương 4 làm rõ tính bền vững của làng nghề chế biến nông
sản Dương Liễu trên phương diện xã hội Chương 5 đi sâu tìm hiểu tính bền vững của
làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu trên phương diện môi trường
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan tài liệu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến làng nghề và PTBV làng nghề Nổi bật là các nghiên cứu sau:
“Changing incentives for agricultural extension – A review of privatized extension
in practice” của tác giả Robert Chapman và Robert Tripp (2003) Nghiên cứu đã chỉ ra
rằng KT nông thôn phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động KT khác bên cạnh việc phụ thuộc vào nông nghiệp Mặc dù sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vai trò quan trọng nhưng các
hộ gia đình vẫn luôn tìm kiếm cơ hội khác ngoài nông nghiệp đề làm tăng và ổn định thu nhập Vì vậy, việc theo đuổi các ngành nghề phi nông nghiệp tạo điều kiện cho hộ gia đình tránh được rủi ro từ nông nghiệp
“Persistence and transformation of Chinese traditional villages – Rethinking the planning of traditional settlement” của tác giả Ma Hang (2006) Nghiên cứu đã chỉ ra
những khía cạnh giá trị của làng nghề truyền thống của Trung Quốc cần được bảo tồn, giữ gìn và hướng tới mục tiêu khôi phục, PTBV làng nghề truyền thống ở Trung Quốc Nghiên cứu cũng đã nhấn mạnh, làng nghề và phát triển làng nghề là một yếu tố quan trọng trong PTBV nông thôn ở tất cả các phương diện KT, XH, môi trường trong đó nhấn mạnh vai trò KT của làng nghề
“The rural non-farm economy and poverty alleviation in Armenia, Georgia and Romania” của tác giả J.R David và D Bezemer (2004) Nghiên cứu đã tập trung tìm
hiểu khu vực KT nông nghiệp, nông thôn tại các quốc gia đang phát triển và có nền KT chuyển đổi Nghiên cứu cũng đã nhận định rằng các hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp là một phần của hoạt động sinh kế bên cạnh các nghề truyền thống và cũng là các hoạt động đa dạng sinh kế Nghiên cứu này cũng đã cho thấy vai trò quan trọng của PTBV làng nghề trong quá trình phát triển nông thôn Đây là một trong những giải pháp quan trọng , trong quá trình tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho dân cư vùng nông thôn
“Rural Nonfarm employment: a survey” của tác giả Lanjouw Peter và Lanjouw
Jean (1995) Nghiên cứu đã nhận định rằng ở các nước đang phát triển, trong quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu KT luôn phải đối mặt với thực trạng thiếu đất nông nghiệp, năng suất lao động thấp, dư thừa lao động,…vì vậy quá trình phát triển nông thôn phải
Trang 15chủ động tập trung vào phát triển các ngành nghề có khả năng giải quyết lao động dư thừa đó, tăng giá trị gia tăng, từ đó cải thiện thu nhập của người dân nông thôn
“Research on Tourism development of traditional village and the change of form Indonexia” G Michon và F Mary (1994) Nghiên cứu đã cho rằng PTBV các làng nghề
gắn liền với hình thái du lịch sinh thái kết hợp với khu vườn làng nghề truyền thống, góp phần cải thiện thu nhập và tình hình KT - XH ở khu vực nông thôn ở In-đô-nê-xi-a
“Effective tourism development through traditional craft promotion Japanese Experiences” của tác giả N.Suzuki (2006) Tác giả cho rằng Chương trình phát triển
phong trào mỗi làng một sản phẩm được phát động nhằm mục đích thúc đẩy phát triển mạnh và bền vững các sản phẩm đặc trưng của mỗi vùng trên đất nước Chính phủ đã chủ động tập trung nghiên cứu và đưa ra chính sách hỗ trợ, từ đó mỗi làng chủ động phát triển để tạo ra những sản phẩm tiêu biểu mang tính đặc trưng của mỗi vùng có chất lượng cao Sự hỗ trợ của chính phủ chủ yếu tập trung vào khâu tiếp thị xúc tiến thị trường, chuyển giao công nghệ cho người nông dân
1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, PTBV và PTBV làng nghề đã trở thành đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Trong những công trình nghiên cứu tiêu biểu về PTBV làng nghề không thể không nhắc tới những nghiên cứu sau:
“Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” của nhà nghiên cứu Bùi Văn Vượng
(1998) Nghiên cứu của tác giả đã đưa ra được nhận định về làng nghề truyền thống Trong đó, tác giả nhận định làng nghề cổ truyền làm nghề thủ công không nhất thiết tất
cả người dân trong làng đều sản xuất hàng thủ công Người thợ thủ công trong nhiều trường hợp cũng có thể đồng thời làm thêm nghề nông và các nghề khác
“PTBV làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
của tác giả Mai Thế Hởn (2003) cho rằng làng nghề là những thôn làng có một hoặc hai nghề thủ công truyền thống tách ra khỏi nông nghiệp và đem lại nguồn thu nhập chủ yếu Nghiên cứu đã cho rằng PTBV các làng nghề gắn liền sự phát triển KT với vấn đề
XH, môi trường của làng nghề
“Làng nghề truyền thống với việc bảo tồn các giá trị văn hóa nghề” của tác giả
Trương Minh Hằng (2006) Nghiên cứu đã chỉ ra làng nghề luôn đem lại một sắc thái riêng và sản phẩm của làng nghề sẽ trở thành cầu nối hợp tác giữa Việt Nam và các quốc
Trang 16gia trong khu vực, trên thế giới Trên cơ sở bảo tồn các làng nghề truyền thống, tác giả nhấn mạnh việc bảo tồn các giá trị văn hóa nghề, là nền tảng để Việt Nam thực hiện các hoạt động về phát triển KT làng nghề gắn liền với phát triển du lịch, là cơ sở để hướng đến mục tiêu PTBV
“Một số chính sách PTBV làng nghề ở Việt Nam” của tác giả Đinh Xuân Nghiêm
(2010) Nghiên cứu đã đưa ra được tồn đọng của các chính sách của nước ta hiện nay Trong đó nhấn mạnh, các chính sách về phát triển làng nghề chưa thật sự phát huy được tác dụng, đa phần mới chỉ dừng lại ở chủ trương, chưa khắc phục được dứt điểm trình trạng phát triển làng nghề tự phát, không có quy hoạch rõ ràng, các chính sách hỗ trợ còn chậm trễ, thủ tục rườm rà Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích được thực trạng và đưa ra được một số giải pháp về chính sách để hướng đến sự PTBV làng nghề ở Việt Nam
“Chiến lược marketing đối với hàng thủ công mỹ nghệ của làng nghề đến năm 2020” của tác giả Trần Đoàn Kim (2008) Nghiên cứu đã phân tích được cơ sở lý luận
của chiến lược marketing đối với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề ở nước ta Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp về vấn đề tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề, đặc biệt trong đó là các giải pháp về chính sách cho các hộ sản xuất Tuy nhiên, những giải pháp này mới chỉ là điều kiện cần cho sự phát triển của làng nghề, để phát triển làng nghề bền vững cần nhìn toàn diện trên nhiều khía cạnh khác, bên cạnh các giải pháp về chính sách
“Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của các làng nghề mây tre đan vùng đồng bằng sông Hồng” của tác giả Bùi Hữu Đức (2009) Nghiêu cứu đã tập
trung phân tích thực trạng, tiến hành đánh giá những thành tựu đã đạt được và những khó khăn xảy ra trong quá trình xuất khẩu mặt hàng này Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu của mặt hàng mây tre đan tại các làng nghề sản xuất mây tre đan vùng đồng bằng sông Hồng
1.1.3 Các nghiên cứu liên quan đến làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, Hoài Đức
Xã Dương Liễu là một trong các làng nghề CBNSTP của Hà Nội Do gần với khu vực nội thành Hà Nội, có nhiều nét đặc trưng của các làng nghề Bắc Bộ về các vấn đề
KT, XH, MT Do đó, đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân
Trang 17về các vấn đề KT, XH, MT Một số nghiên cứu được thực hiện ở làng nghề Dương Liễu như sau:
Cuốn sách “Làng nghề trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới ở Châu thổ sông Hồng” của tác giả Nguyễn Tuấn Anh, xuất bản năm 2019 bởi Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội Cuốn sách đã tiến hành nghiên cứu điển hình tại hai làng Dương Liễu
và Đại Bái Trên cơ sở khảo sát thực tiễn và phỏng vấn các hộ sản xuất, đã nêu được tổng quan về hai làng nghề trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới; Quá trình sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới; Làng nghề với quá trình phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp nhà ở dân cư, tạo việc làm và gia tăng thu nhập trong tiến trình xây dựng nông thôn mới; Làng nghề và vấn đề môi trường, sức khỏe dân cư,
an ninh trật tự trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới
“Nghiên cứu xử lý nước thải của làng nghề Dương Liễu” của tác giả Nguyễn Thị
Kim Thái (2004) Nghiên cứu đã tập trung vào tìm hiểu và đánh giá vấn đề ô nhiễm của làng nghề Dương Liễu Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra các giải pháp để xử lý nước thải của làng nghề, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại địa phương
“Hiện trạng sức khỏe môi trường làng nghề chế biến thực phẩm Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội” của tác giả Phạm Thị Linh (2017) Nghiên cứu đã tập trung vào
đánh giá hiện trạng sản xuất CBNSTP của làng nghề Dương Liễu Đưa ra được một số nguyên nhân gây ô nhiễm Trên cơ sở đó, phân tích tình trạng ô nhiễm và đưa ra một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại Dương Liễu
Tóm lại, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu nhưng chưa có đề tài nghiên cứu nào cụ thể nghiên cứu tính bền vững của làng nghề chế biến nông sản tại Dương
Liễu, Hoài Đức, Hà Nội Vì thế, việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá tính bền vững của làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội”
là cần thiết, có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn
1.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Khái niệm làng nghề, nghề
Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau ( Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn, 2006, trang 01)
Trang 18Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người
có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội Nghề thường được hiểu là một việc làm có tính ổn định, đem lại thu nhập để duy trì và phát triển cuộc sống cho mỗi người Nghề không đơn giản chỉ để kiếm sống mà còn là con đường để thể hiện và khẳng định giá trị của bản thân (Nguyễn Hùng, 2008)
1.1.2 Khái niệm làng nghề chế biến nông sản
Làng nghề chế biến nông sản là những làng nghề có truyền thống được hình thành lâu đời Trong làng có tuyệt đại bộ phận dân số làm nghề, nó được hình thành, tồn tại
và phát triển lâu đời trong lịch sử, được nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác kiểu cha truyền con nối hoặc ít nhất cùng tồn tại hàng chục năm Trong làng sản xuất mang tính tập trung, có nhiều hộ gia đình sản xuất Đồng thời sản xuất ra những sản phẩm mang tính tiêu biểu độc đáo, tinh xảo, nổi tiếng, mang đậm tính chất của làng (Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, 2006, trang 01)
1.1.3 Khái niệm phát triển bền vững làng nghề, tính bền vững của làng nghề
PTBV làng nghề là quá trình phát triển lâu dài có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, duy trì được năng suất lao động, đảm bảo liên tục tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mang tính văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không gây ra những nguy hai đến các thế hệ sau (Đinh Xuân Nghiêm, 2010)
Về khái niệm tính bền vững, cho đến nay, nhiều định nghĩa khác nhau về tính bền vững đã được đề xuất Chẳng hạn, theo Đạo luật Chính sách Môi trường Mỹ, khái niệm
tính bền vững đưa ra dựa trên một nguyên tắc đơn giản: “Mọi thứ chúng ta cần cho sự tồn tại, phát triển hạnh phúc phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào môi trường tự nhiên của chúng ta Để theo đuổi tính bền vững việc cần làm là tạo ra và duy trì các điều kiện
mà con người và thiên nhiên có thể tồn tại trong sự hài hòa sản xuất nhằm phục vụ cho nhu cầu của hiện tại và mà không làm ảnh hưởng tới quyền lợi của thế hệ tương lai”
(USEPA, 1969) Trong nghiên cứu này, tính bền vững của làng nghề được đánh giá trên
ba phương diện kinh tế, xã hội, môi trường cụ thể như sau:
+ Bền vững trên phương diện kinh tế phản ánh năng suất, hiệu quả của sản xuất làng nghề
Trang 19+ Bền vững trên phương diện xã hội được nhìn nhận trên nhiều phương diện trong
đó quan trọng là làng nghề tạo công ăn việc làm và không gây ra các vấn đề xã hội + Bền vững trên phương diện môi trường đề cập đến việc bảo vệ môi trường, không gây suy thoái, ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất của làng nghề
1.1.4 Các quan điểm lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu
Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước đưa ra các
bộ chỉ số đánh giá tính bền vững trong phát triển làng nghề Quá trình PTBV của các làng nghề chịu tác động của nhiều yếu tố và các nhân tố này tác động, ảnh hưởng lẫn nhau Nhìn chung, các nghiên cứu đều nhận định các yếu tố tác động đến sự PTBV của làng nghề là sự kết hợp các tiêu chí về phát triển KT, ổn định XH và bảo vệ tài nguyên, môi trường Cụ thể như sau:
1.1.4.1 Phương diện kinh tế
Sự tồn tại và phát triển các làng nghề phụ thuộc rất lớn vào sự biến đổi của thị trường, những làng nghề có khả năng đáp ứng và thích ứng với sự thay đổi nhu cầu của thị trường thì có sự phát triển nhanh chóng Chính thị trường đã tạo định hướng cho phát triển của các làng nghề Các hộ, cơ sở SXKD của các làng nghề phải hướng ra thị trường, xuất phát từ quan hệ cung cầu của hàng hoá dịch vụ, xuất phát từ nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường để hoạch định, cải tiến SXKD phù hợp Ngày nay, thị trường không còn bó hẹp là thị trường hàng hoá dịch vụ mà các loại thị trường khác như: thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học - công nghệ đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của các làng nghề Để đánh giá được tính bền vững của làng nghề trên phương diện KT, một số nghiên cứu đã nhận định các tiêu chí để đánh giá như sau:
Trong 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu PTBV của Liên hợp quốc (SDGs, 2003) thì các yếu tố về KT được thể hiện thông qua các nội dung sau: Mục tiêu 08 đã nhấn mạnh việc khuyến khích tăng trưởng KT bền vững hiệu quả dài hạn, tạo việc làm đầy đủ, năng suất cao và bền vững cho tất cả mọi người Bên cạnh đó, mục tiêu số 09 đã nhấn mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, khuyến khích quá trình CN hóa toàn diện, thúc đẩy sự đổi mới là nền tảng để phát triển KT bền vững Trên cơ sở đó đã nhấn mạnh các vấn đề về : trình độ kỹ thuật và công nghệ, kết cầu hạ tầng, vốn trong SXKD, nguyên vật liệu,
Trang 20nguồn nhân lực,… là các tiêu chí bắt buộc cần đánh giá và thực hiện để PTBV làng nghề
về phương diện KT (SDGs, 2003)
“ Bộ Tiêu chí PTBV làng nghề” của tác giả Đinh Xuân Nghiêm, Viện Nghiên
cứu Quản lý KT trung ương, Bộ Kế hoạch và đầu tư năm 2010 đã nhấn mạnh các tiêu chí để PTBV phương diện KT bao gồm : (1) Tăng trưởng KT làng nghề có thể nhanh, nhưng phải mang tính ổn định; (2) Luôn nâng cao hàm lượng tinh xảo trong giá trị sản phẩm; (3) Có sự gắn kết cộng đồng giữa các đơn vị KT trong làng nghề (hộ gia đình, doanh nghiệp, hợp tác xã ) theo một thể chế do cộng đồng những đơn vị KT cùng tham gia đưa ra và cùng nhau thực hiện để sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực cho phát triển KT chung của cộng đồng và bảo tồn các giá trị độc đáo của sản phẩm làng nghề Sản phẩm sản xuất ra có thể tăng nhanh về số lượng, nhưng chất lượng, mẫu mã phải giữ được tính nét văn hóa truyền thống của làng (Đinh Xuân Nghiêm, 2010)
“Các tiêu chí của tính bền vững của làng nghề, liên quan đến quản lí ô nhiễm nguồn nước ở các làng nghề Việt Nam” của tác giả Mahanty và cộng sự năm 2012 đã
nêu rõ, để đánh giá được tính bền vững của các làng nghề sản xuất tơ lụa trên phương diện KT cần phải phân tích được các tiêu chí như : Tài sản tài chính; Tài sản vật lý; Hoạt động kinh doanh; Các tác động đến cộng đồng; Các nhân tố và xu hướng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất tơ lụa,…Trên cơ sở đó, nhấn mạnh đến muốn PTBV phương diện
KT, phải nhấn mạnh và chú trọng đến các nhân tố và xu hướng ảnh hưởng của hoạt động sản xuất như: Chuỗi cung ứng nguyên vật liệu; Chất lượng nguyên vật liệu; Chất lượng nhân công sản xuất,… (Mahanty, 2012)
“Chỉ số bền vững áp dụng cho làng nghề ở Mexico” của tác giả Patricia và cộng
sự năm 2011 đã đưa ra được tiêu chí để đánh giá được tính bền vững cho làng nghề ở Mexico về phương diện KT là Lợi nhuận từ quá trình SXKD Để đánh giá được lợi nhuận, có thể dùng phương pháp phân tích lợi nhuận theo tiếp cận KT chỉ số lợi nhuận ROA (Return on assets) để chỉ ra được hiệu suất một cơ sở sản xuất sử dụng tài sản theo công thức : ROA = Doanh thu tài sản x chênh lệch lợi nhuận (Patricia và nnk, 2011)
1.1.4.2 Phương diện xã hội
Trong các làng nghề truyền thống, những nét độc đáo của sản phẩm gắn với đặc trưng văn hoá của từng làng nghề là những giá trị vô hình tạo nên sự tồn tại phát triển của các làng nghề Những luật lệ, quy ước, phong tục tập quán của các làng nghề cũng
Trang 21tạo ra những phong cách riêng về đạo đức nghề nghiệp và cũng có khi thúc đẩy làng nghề và cũng có thể kìm hãm sự phát triển các làng nghề Những yếu tố truyền thống phải được kết hợp chặt chẽ với việc tiếp thu những yếu tố mới, đặc biệt là về khoa học công nghệ, thị trường hội nhập và cạnh tranh… để các làng nghề và sản phẩm của nó vừa giữ được bản sắc văn hoá dân tộc vừa được XH, thị trường tiếp nhận và thúc đẩy phát triển Để đánh giá được tính bền vững của làng nghề trên phương diện XH, một số nghiên cứu đã nhận định các tiêu chí để đánh giá như sau:
Trong 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu PTBV của Liên hợp quốc (SDGs, 2003) thì các yếu tố về XH được thể hiện thông qua các nội dung sau: Mục tiêu 01 đã nhấn mạnh việc xóa nghèo ở mọi lĩnh vực ở mọi nơi; Mục tiêu 02 đảm bảo xóa đói, an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và khuyến khích nông nghiệp bền vững; Mục tiêu 03 là đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh, nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi lứa tuổi; Mục tiêu 04 hướng đến đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, công bằng và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho mọi người, Trên cơ sở đó đã nhấn mạnh các vấn đề về : Lao động việc làm; Điều kiện làm việc; Mâu thuẫn xung đột,…là các tiêu chí bắt buộc cần đánh giá và thực hiện để PTBV làng nghề về phương diện XH (SDGs, 2003)
“Bộ Tiêu chí PTBV làng nghề” của tác giả Đinh Xuân Nghiêm, Viện Nghiên cứu
Quản lý KT trung ương, Bộ Kế hoạch và đầu tư năm 2010 đã nhấn mạnh các tiêu chí để PTBV phương diện XH bao gồm: (1) XH làng nghề phải hướng tới văn minh, nề nếp
và lành mạnh không xảy ra sự xung đột trong cộng đồng; (2) Các hoạt động sinh hoạt
XH trong làng nghề được gắn với tôn vinh các giá trị sản phẩm đặc trưng của làng; (3) Tạo tạo cơ hội bình đẳng để mọi người dân trong làng nghề được tiếp cận việc làm của làng, xóa bỏ đói nghèo và làm giàu; mọi người dân đều được tham gia hưởng lợi từ các dịch vụ công như: đào tạo nâng cao kỹ năng, tay nghề, tham gia các hoạt động XH, văn hoá, chính trị diễn ra trong làng (Đinh Xuân Nghiêm, 2010)
“Các tiêu chí của tính bền vững của làng nghề, liên quan đến quản lí ô nhiễm nguồn nước ở các làng nghề Việt Nam” của tác giả Mahanty và cộng sự năm 2012 đã
nêu rõ, để đánh giá được tính bền vững của các làng nghề sản xuất tơ lụa trên phương diện XH cần phải phân tích được các tiêu chí như: Vốn XH; Đạo đức kinh doanh; Phát triển kỹ năng con người; Các tác động đến cộng đồng; Các nhân tố và xu hướng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất về phương diện XH như: chính sách của nhà nước, yếu
Trang 22“Chỉ số bền vững áp dụng cho làng nghề ở Mexico” của tác giả Patricia và cộng
sự năm 2011 đã đưa ra được tiêu chí để đánh giá được tính bền vững cho làng nghề ở Mexico về phương diện XH là Tính trung thực và cam kết với cộng đồng; Đạo đức kinh doanh Đối với tính trung thực và cam kết với cộng đồng tác giả nhấn mạnh các nội dung như : Trách nhiệm khuyến khích người lao động thực thi các giải pháp nâng cao chất lượng nhân công; Nhận thức của người lao động về nâng cao tay nghề Đối với chỉ
số đạo đức kinh doanh, tác giả nhấn mạnh nhận thức về ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động sản xuất; Mâu thuẫn xung đột xảy ra trong quá trình sản xuất và Nhận thức của các hộ sản xuất về việc sử dụng các chất độc hại có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng (Patricia, 2011)
1.4.1.3 Phương diện môi trường
Vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, các nguồn tài nguyên thiên nhiên là những nguồn lực và là cơ sở của lợi thế so sánh của mỗi vùng, miền nói chung và các làng nghề nói riêng Các nhân tố này có thể trở thành điều kiện để hình thành và phát triển làng nghề, cũng có thể là đối tượng lao động để các làng nghề khai thác và chế biến Những vấn đề
về môi trường có nguy cơ ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường,…ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và uy tín của làng nghề Để đánh giá được tính bền vững của làng nghề trên phương diện môi trường, một số nghiên cứu đã nhận định các tiêu chí để đánh giá như sau:
Trong 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu PTBV của Liên hợp quốc (SDGs, 2003) thì các yếu tố về môi trường được thể hiện thông qua các nội dung sau: Mục tiêu 07 đã nhấn mạnh việc đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy và trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người; Mục tiêu 15 đã nhấn mạnh việc bảo
vệ, khôi phục và khuyến khích sử dụng các hệ sinh thái trên bề mặt trái đất, quản lý bền vững tài nguyên rừng, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất và ngăn chặn sự mất đa dạng sinh học Trên cơ sở đó đã nhấn mạnh các vấn đề về : Xả thải môi trường; Thu gom và xử lý chất thải; Sử dụng công nghệ BVMT… là các tiêu chí bắt buộc cần đánh giá và thực hiện để PTBV làng nghề về phương diện môi trường (SDGs, 2003)
“Bộ Tiêu chí PTBV làng nghề” của tác giả Đinh Xuân Nghiêm, Viện Nghiên cứu
Quản lý KT trung ương, Bộ Kế hoạch và đầu tư năm 2010 đã nhấn mạnh các tiêu chí để PTBV phương diện môi trường bao gồm: (1) Sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn
Trang 23nguyên liệu đầu vào, các nguồn nhiên, vật liệu trong sản xuất ra các sản phẩm của làng nghề (không để dư thừa, lãng phí ), sử dụng các nguyên liệu tái tạo; (2) Khai thác và
sử dụng hợp lý, sử dụng công nghệ hiện đại để BVMT (3) Có hệ thống xử lý chất thải khí và rắn cho các hoạt động sản xuất của làng nghề (Đinh Xuân Nghiêm, 2010)
“Các tiêu chí của tính bền vững của làng nghề, liên quan đến quản lí ô nhiễm nguồn nước ở các làng nghề Việt Nam” của tác giả Mahanty và cộng sự năm 2012 đã
nêu rõ, để đánh giá được tính bền vững của các làng nghề sản xuất tơ lụa trên phương diện môi trường cần phải phân tích được các tiêu chí như: Tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên; Quản lý chất ô nhiễm, rác thải; Các tác động tới cộng đồng,… (Mahanty, 2012)
“Chỉ số bền vững áp dụng cho làng nghề ở Mexico” của tác giả Patricia và cộng
sự năm 2011 đã đưa ra được tiêu chí để đánh giá được tính bền vững cho làng nghề ở Mexico về phương diện XH là Nước; Rủi ro trong sản xuất; Năng lượng; Ô nhiễm môi trường Trong đó, đối với chỉ số nước tác giả quan tâm đến vấn đề sử dụng nước trong sản xuất và sử dụng nước để làm sạch dụng cụ sản xuất, sử dụng nước để vệ sinh cá nhân sau sản xuất; Sử dụng nước trong sinh hoạt,…Đối với chỉ số rủi ro trong sản xuất, tác giả quan tâm đến vấn đề sử dụng dụng cụ an toàn và bảo hộ lao động; Đào tạo/tập huấn về vệ sinh công nghiệp (CN) và xử lý chất thải độc hại Đối với chỉ số năng lượng, tác giả quan tâm đến các vấn đề về Năng lượng tiêu thụ trong sản xuất và trong sinh hoạt Đối với vấn đề môi trường, tác giả quan tâm đến vấn đề chất lượng môi trường khí/nước/đất và thực thi các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (Patricia, 2011)
Trang 24Tóm tắt chương 1
Nội dung chủ yếu của chương 1 đã tập trung làm rõ các khía cạnh cơ bản về PTBV theo những nội dung sau:
Thứ nhất, đã tổng quan tài liệu
Chương 1 đã tổng quan các công trình nghiên cứu về PTBV trên phạm vi trong nước và trên thế giới, tại khu vực nghiên cứu Từ việc nghiên cứu tổng quan, luận văn
đã chỉ ra những vấn đề còn tồn đọng liên quan đến vấn đề quy hoạch BVMT làng nghề cũng như tính bền vững của làng nghề chế biến nông sản tại Dương Liễu, Hoài Đức, Hà
Nội Từ đó khẳng định, việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá tính bền vững của làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội ” là cần thiết,
có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn
Thứ hai, về cơ sở lý luận
Tác giả đã đưa ra một số khái niệm về làng nghề, làng nghề truyền thống, PTBV làng nghề… từ đó chỉ ra được sự cần thiết của PTBV đối với các làng nghề Bên cạnh
đó, tác giả đã chỉ ra được các quan điểm lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu Trên cơ
sở đó, tác giả phân tích các bộ tiêu chí của các tác giả trên 3 phương diện KT, XH, MT
Trang 25CHƯƠNG 2 ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.1.1 Vị tri địa lí
Xã Dương Liễu nằm ở phía Tây Bắc của huyện Hoài Đức, TP Hà Nội: Phía Bắc giáp với xã Minh Khai; Phía Nam giáp với xã Cát Quế; Phía Đông giáp với xã Đức Giang; Phía Tây và Tây Bắc giáp với huyện Phúc Thọ (UBND xã Dương Liễu, 2019) Dương Liễu cách nội thành Hà Nội khoảng 25 km về phía Đông Bắc Giao thông
ở đây chủ yếu là tuyến đê tả ngạn sồng Đáy, thông với quốc lộ 32 ( Hà Nội- Sơn Tây) Với vị trí là cửa ngõ của trung tâm thủ đô, đặc biệt từ khi Hà Tây sát nhập với Hà Nội, làng nghề CBNSTP xã Dương Liễu có rất nhiều lợi thế về thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như thu hút những chính sách đầu tư của Nhà nước về vốn, công nghệ trong thời gian tới
Trang 26Được bồi đắp bởi phù sa của lưu vực sông Đáy và sông Nhuệ nên khu vực rất thuận lợi cho trồng lúa và các hoa màu, là các nguyên liệu chính của làng nghề Song, nền đất này lại dễ thấm nước, làm cho nguồn nước thải của làng nghề dễ thâm nhập vào nguồn nước ngầm hơn, gây khó khăn cho công tác quản lý môi trường làng nghề (UBND xã Dương Liễu, 2019)
2.1.2.2 Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu:
Dương Liễu mang đặc điểm chung của khí hậu Đồng bằng Bắc Bộ thể hiện tính chất nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều Mùa mưa trùng với thời kì gió Đông Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 Mùa khô trùng với thời kì gió Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình năm là 24°C Các tháng có nắng, ít mưa, thuận lợi cho chế biến nông sản là tháng 5, 6, 10, 11, 12 Biên độ dao động nhiệt giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là 13°C- 14°C Tổng lượng nhiệt đạt 8400- 8600°C Lượng mưa trung bình năm là 1600- 1800mm Hai hướng gió chủ đạo là Đông Bắc và Đông Nam, thuận lợi cho chế biến nông sản đặc biệt là công đoạn phơi và làm khô sản phẩm Đặc điểm khí hậu này khá thuận lợi cho sản xuất chế biến nông sản và phát triển trồng lúa, cây rau màu cũng như việc phơi sấy sản phẩm (UBND xã Dương Liễu, 2019)
- Thủy văn:
Dương Liễu nằm ven sông Đáy nên rất thuận lợi cho việc tưới tiêu nông nghiệp và điều hòa khí hậu địa phương Hệ thống ao hồ chiếm 10% diện tích đất tự nhiên và là nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất Ngoài ra còn có hệ thống mương kênh trong xã làm nhiệm vụ cấp thoát nước cho nông nghiệp (UBND xã Dương Liễu, 2019)
- Thổ nhưỡng, thực vật:
Đất của xã chủ yếu là đất phù sa, thuận lợi cho trồng lúa và cây rau màu Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình và nặng Đất đai có nguồn gốc phù sa sông Hồng được phân ra hai loại đất chính: Đất phù sa được bồi đắp hàng năm phân bố ở ngoài đê sông Đáy Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm, phân bố ở phía trong đê sông Đáy Thảm thực vật tự nhiên của xã rất nghèo nàn Các loại cây chủ yếu là cây trồng như: lúa, hoa màu, cây ăn quả phân bố chủ yếu ở khu vực miền đồng và miền bãi, một phần ít rải
Trang 27rác trong khu dân cư Những năm gần đây, cùng với việc đô thị hóa nông thôn, cây xanh cũng dần biến mất Thiếu vắng vai trò điều hòa của thảm thực vật càng làm tăng thêm những ảnh hưởng của việc ô nhiễm môi trường (UBND xã Dương Liễu, 2019)
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.3.1 Dân số, lao động và mức sống
Dân số của xã Dương Liễu là 14.396 người với 3495 hộ (2017) sống phân bố ở 14 cụm dân cư gọi là xóm, trong đó có 4 xóm vùng bãi và 10 xóm vùng đồng Tính đến thời điểm 2/2017 toàn xã có khoảng 1.800 hộ tham gia vào một công đoạn hay cả quá trình sản xuất CN- TTCN (UBND xã Dương Liễu, 2017)
Hàng năm, ngành CN- TTCN, thương mại và dịch vụ ở địa phương đã tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân và thu hút đáng kể lao động từ các địa phương khác tới tham gia Toàn xã có khoảng 8.334 người đang trong độ tuổi lao động 6.500 và khoảng 300- 500 lao động từ bên ngoài đến làm thuê tại địa phương
Nhờ sản xuất chế biến nông sản kết hợp với nông nghiệp, dịch vụ mức thu nhập bình quân đầu người của xã ngày càng cao đạt 4,5 triệu đồng/người/ năm Hiện nay xã chỉ còn 61 hộ nghèo chiếm 2,23%, giảm 14 hộ so với năm 2018 (theo báo cáo cả năm
2019 của UBND xã Dương Liễu) Đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể Các dịch vụ cho dân sinh ngày càng được tăng theo mức sống ((UBND xã Dương Liễu, 2019)
2.1.3.2 Cơ cấu kinh tế
Theo báo cáo tình hình KT, XH, môi trường năm 2019 của UBND xã Dương Liễu, tổng thu nhập KT năm 2019 đạt 120 tỷ đồng tăng 110% so với kế hoạch, tăng trưởng
Trang 28+ Diện tích lúa: 94,5 ha
+ Diện tích màu: 87,96 ha
+ Diện tích cây ăn quả: 80 ha
+ Diện tích nuôi trồng thủy sản: 10 ha
Năm 2019, năng suất lúa trung bình đạt 11,65 tấn/ ha, tăng 1,15 tấn/ ha so với năm
2018 Sản lượng lương thực quy thóc đạt 1099,2 tấn Kết quả ngành chăn nuôi năm 2019: toàn xã có 325 con trâu bò, 10 500 con lợn, 8479 gia cầm Ngành chăn nuôi luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu KT nông nghiệp ở mức 50- 54% (UBND xã Dương Liễu, 2019)
2.1.3.4 Sản xuất công nghiệp - TTCN - Thương mại, Dịch vụ
Theo Báo cáo tình hình KT- XH năm 2019 của UBND xã Dương Liễu, hiện nay, Sản xuất công nghiệp - TTCN - Thương mại, Dịch vụ đã đạt và vượt kế hoạch Tổng thu nhập ước đạt hơn 100 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 83,7% trong cơ cấu KT, trong đó CBNSTP chiếm vị trí chủ đạo
Tính đến năm 2019, CBNSTP chiếm hơn 70% cơ cấu thu nhập toàn xã (kể cả các dịch vụ có liên quan) Giải quyết việc làm cho hơn 4500 lao động trong xã và nhiều lao động từ vùng khác đến Góp phần chuyển dịch cơ cấu KT, giảm tỷ trọng nông nghiệp
từ 34% (2018) xuống còn 16,3 % (2019) Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân: Thu nhập bình quân đạt 4.5 đến 5.1 triệu/người/năn
Tính đến hết tháng 12/ 2019, toàn xã có 48 công ty TNHH và cổ phần (có tới 38 công ty hoạt động trong lĩnh vực CBNSTP), hơn 20 doanh nghiệp tư nhân, khoảng 500
hộ gia đình SXKD với quy mô vừa, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại dịch
vụ
Ngành TTCN tiếp tục tăng trưởng do có sự đổi mới, đầu tư về khoa học kỹ thuật
và công nghệ, đổi mới sản phẩm Ngoài các ngành phát triển như bánh kẹo, chế biến nông sản xuất hiện thêm các ngành mới, sản phẩm mới như sản xuất rượu, thêu ren Ngành thương mại dịch vụ bao gồm:
+ Dịch vụ cung cấp nguyên liệu cho chế biến nông sản
+ Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm
Trang 29+ Dịch vụ cung ứng các sản phẩm hàng hóa phục vụ cho đời sống nhân dân Tuy là ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp của chỉ số giá tiêu dùng nhưng do có sự chủ động về nguồn vốn đầu tư, tích trữ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất nên vẫn đảm bảo lợi nhuận theo kế hoạch, mục tiêu đề ra Các khu vực dịch vụ như chợ tiêu dùng, chợ hoa quả và chợ nông sản hoạt động ổn định, có hiệu quả, thu hút khách hàng Các mặt hàng tinh bột, miến dong và các sản phẩm truyền thống thị trường tiêu thụ tương đối ổn định (UBND xã Dương Liễu, 2019)
2.1.3.5 Văn hóa xã hội
- Giáo dục:
Xã có một trường trung học cơ sở, hai trường tiểu học và hai trường mầm non khang trang sạch đẹp tạo điều kiện tốt cho các em học tập
Bảng 2 1 Số người đi học năm 2019
(Nguồn: UBND xã Dương Liễu năm, 2019)
Năm học 2019, học sinh thi đỗ vào các trường đại học là 51 em, vào cao đẳng là
- Văn hóa:
Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND - UBND xã Dương Liễu, ban chỉ đạo nếp sống vãn hóa, vãn nghệ các đoàn thể đã đề ra phương hướng hoạt động và thực
Trang 30Có thể nói rằng, Dương Liễu là xã nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực cả
về KT và XH trong những năm gần đây Dù có lợi thế của vùng đồng bằng cho phát triển nông nghiệp, nhưng với diện tích không lớn (hơn 400 ha), dân số lên tới hơn 12 nghìn người (2019), việc chuyển dịch cơ cấu KT của xã Dương Liễu sang hướng đẩy mạnh sản xuất CN, TTCN (mà nghề chính là CBNSTP) là một hướng đi đúng đắn Bởi
lẽ Dương Liễu có lợi thế về lao động, về nguyên liệu, lại thuộc vùng đồng bằng sông Hồng với lịch sử phát triển lâu đời về nghề TTCN, hơn nữa lại có thị trường tiêu thụ lớn
là Thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận Các nghề CBNSTP đã có mặt khá lâu ở Dương Liễu và ngày càng phát triển, mở rộng cả về quy mô và sản phẩm cũng như thị trường tiêu thụ (UBND xã Dương Liễu, 2019)
2.1.4 Hoạt động chế biến nông sản tại làng nghề Dương Liễu, Hoài Đức
Dương Liễu là xã nằm trong vùng trọng điểm chế biến nông sản của Hà Nội và đã được công nhận là làng nghề từ năm 2001 Theo kết quả phỏng vấn thực tế tại địa phương năm 2019, từ những năm 1960 của thế kỷ 20, ở đây đã bắt đầu nghề làm miến dong riềng, làm kẹo mạch nha, mang tính thủ công, nhỏ lẻ Sản phẩm làm chỉ đủ cung cấp cho đôi xí nghiệp chuyên sản xuất bánh kẹo gia công; miến rong chỉ đủ cung cấp cho cánh lái buôn trong huyện Đến nay, ở Dương Liễu đã có hơn 40% số hộ chuyên nghề chế biến nông sản, dải trên khắp 14 xóm toàn xã, tổng các hộ hoạt động CN, TTCN
và các dịch vụ liên quan đến nghề CBNS chiếm hơn 70%
Sản phẩm của làng nghề ngày một đa dạng, phong phú: tinh bột sắn và tinh bột dong cung cấp cho các công ty dược, các nhà máy bánh kẹo; làm mạch nha, miến, bún khô chỉ cung cấp cho các thị trường trong nước Trong mấy năm gần đây, xuất hiện một số ngành nghề mới như: dệt, làm bánh kẹo, sản xuất giường ghế đan, màng mỏng, thêu (UBND xã Dương Liễu, 2019)
2.1.4.1 Nguyên liệu chủ yếu cung cẩp cho làng nghề
Do đặc thù của nghề chế biến nông sản nên nguyên liệu sản xuất chính vẫn tập trung vào một số nông sản như: củ sắn, củ dong riềng, đỗ xanh, lạc, vừng Các ngành sản xuất bánh kẹo, mạch nha lại sử dụng sản phẩm tinh bột sắn, tinh bột dong, vừng, lạc
sơ chế, đỗ xanh bóc vỏ Nước dùng cho sản xuất chủ yếu là nước giếng khoan, nước ở các hồ đã qua bể lọc
Trang 31Các nguyên liệu sắn củ, dong củ cho hoạt động của làng nghề chủ yếu được mua
từ các vùng khác về như: Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc Vừng, lạc, đỗ xanh chủ yếu mua từ các tỉnh lân cận thuộc đồng bằng sông Hồng và một phần không nhiều là từ nông nghiệp của xã Dương Liễu Trong một số tháng, sản lượng tinh bột sắn, dong do làng nghề sản xuất ra không đủ cung cấp cho các ngành CN nhẹ thì các hộ sản xuất vẫn chủ động mua từ các địa phương, tỉnh lân cận (UBND xã Dương Liễu, 2019)
Bảng 2.2 Biểu thống kê một số nguyên liệu sản xuất chính năm 2019
(Nguồn: UBND xã Dương Liễu, 2019) 2.1.4.2 Công nghệ sản xuất
Trong những năm gần đây tốc độ đầu tư để đổi mới công nghệ nâng cao năng suất
và chất lượng sản phẩm diễn ra khá nhanh ở hầu hết các lĩnh vực của ngành sản xuất Tuy nhiên quá trình đầu tư đổi mới khoa học còn mang tính chắp vá thiếu đồng bộ, công nghệ sản xuất chỉ tập trung đổi mới ở một số khâu, một số quy trình nhằm giảm bớt sức lao động, tạo ra năng suất cao (như máy khuấy trộn, máy bóc tách vỏ nông sản, máy hấp tráng miến, máy cắt miến ) Mặt khác do hạn chế về mặt bằng sản xuất và nguồn vốn nên đầu tư công nghệ cho sản xuất còn nhỏ lẻ mang tính công đoạn, nhìn chung còn lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình hiện nay
Đặc biệt, hiện làng nghề hầu như chưa có sự đầu tư công nghệ cho vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường Lượng nước thải và bã thải hàng năm rất lớn nhưng không qua xử lý mà thải trực tiếp vào các kênh mương rồi đổ vào sông Đáy, sông Nhuệ, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (UBND xã Dương Liễu, 2019)
Trang 32(Nguồn: UBND xã Dương Liễu, 2019)
Ngoài hơn 4.000 lao động chuyên và kiêm trong các hoạt động sản xuất CBNSTP, hàng năm, nhất là vào vụ chính làng nghề còn thuê hàng trăm lao động từ nơi khác đến
Từ năm 2012 đến nay, xã tiếp tục khôi phục lại nghề thêu tay truyền thống, và nghề may CN, duy trì khoảng 50 lao động do hợp tác xã nông nghiệp quản lý Bước đầu thu nhập của mỗi lao động trung bình là hơn 2,8 triệu đến 3 triệu đồng/người/tháng Hoạt động sản xuất của làng nghề đã tạo việc làm cho nhiều lao động của xã Riêng ngành CN và TTCN thu hút hơn 4.000 lao động trong vùng, kể cả lao động chuyên và lao động phụ thêm giờ Đồng thời cũng thu hút đáng kể lao động từ các địa phương khác đến (UBND xã Dương Liễu, 2019)
2.1.4.4 Sản phẩm và trị trường
Dương Liễu là địa phương có truyền thống lâu đời trong nghề chế biến các sản phẩm nông sản, có lực lượng lao động dồi dào và có kinh nghiệm trong nhiều năm sản xuất Sản phẩm chính của làng nghề này là: tinh bột sắn, tinh bột dong, mạch nha phục
vụ cho các công ty dược, sản xuất miến dong, bún khô, phở khô, công nghiệp nhẹ (hồ vải, keo dán, giấy, bánh kẹo ) Cùng với sự phát triển của cả nước, các sản phẩm của làng nghề như miến dong, bún khô, đỗ xanh bóc tách bán chủ yếu ở thị trường nội địa
Trang 33Bảng 2.4 Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu của làng nghề STT Các sản phẩm chủ yếu ĐVT 2017 2018 2019
(Nguồn: UBND xã Dương Liễu, 2019)
Hiện nay, khối lượng sản phẩm đã lên hơn 130.000 tấn với giá trị hơn 100 tỷ đồng/năm Thu nhập bình quân đầu người khoảng 4,5 triệu đồng/người/năm Từ đó đời sống của người dân không ngừng được cải thiện
2.1.4.5 Phân bố sản xuất
Trong các nghề CBNSTP ở Dương Liễu hiện nay chiếm tỷ trọng cao nhất về khối lượng sản phẩm cũng như số hộ sản xuất vẫn là sản xuất tinh bột sắn và dong (67% về sản lượng và hơn 50% về số hộ sản xuất) Ở tất cả các xóm đều có các hộ tham gia sản xuất tinh bột, trong đó làm bột thô tập trung ở các xóm như: Đoàn Kết, Gia, Me Táo, Đồng Phú, Đình Đàu, Hợp Nhất , quy mô sản xuất của các hộ khá lớn, có nhiều hộ sản xuất khoảng 3-4 tấn nguyên liệu/ngày; làm bột tinh chủ yếu ở các xóm Mới, Đồng Phú,
Me Táo, Quê; Làm miến dong chiếm phần lớn ở xóm Gia, Chùa Đồng, Chàng Trũng, hiện nay đang mở rộng ra nhiều xóm với quy mô khoảng 5 tạ/ngày/hộ Các nghề khác như sơ chế đỗ xanh, làm mạch nha, bánh kẹo cũng rải rác ở các xóm
Trong 14 xóm ở làng nghề thì có một số xóm có mật độ sản xuất CBNSTP khá lớn như: Thống Nhất, Gia, Mới, Đoàn Kết, Chàng Trũng, Chàng Chợ (từ 50 - 70 % số hộ tham gia CBNSTP), đặc biệt ở xóm Đồng và Hợp Nhất có từ 80 - 90 % số hộ sản xuất CBNSTP Hòa Hợp là xóm có tỷ lệ các hộ sản xuất nông nghiệp lớn nhất, nhung hiện nay cũng đã có nhiều hộ chuyển sang CBNSTP, chủ yếu là sản xuất bột sắn thô
Do điều kiện đất đai chật hẹp và chưa có quy hoạch sản xuất hợp lý nên hiện nay làng nghề đang thiếu cơ sở vật chất cho sản xuất Nơi sản xuất chính phần lớn chung với nơi ở, sinh hoạt Còn khu vục cho phơi các sản phẩm được tập trung hầu hết ở cánh đồng và ven các tuyến đường bê tông, đường đê, trên các khoảng đất trống
Trang 34Nhìn chung, làng nghề Dương Liễu trong những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng khá nhanh (7,7%/năm), mang lại cho xã một nguồn thu nhập lớn, góp phần chuyển dịch
cơ cấu KT rõ rệt (giảm tỷ trọng nông nghiệp từ hơn 20% năm 2018 xuống còn 16% năm
2019, dự tính đến năm 2020 sẽ còn khoảng 12%); nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân Song với thực trạng sản xuất còn mang tính tự phát, phân tán, thiếu
cơ sở vật chất, thiếu vốn, khoa học kỹ thuật, chưa chú trọng đúng mức tới các yếu tố môi trường và sức khỏe cộng đồng nên Dương Liễu hiện nay đang đứng trước tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Nếu không giải quyết kịp thời, sự phát triển của làng nghề sẽ gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng dân cư (UBND xã Dương Liễu, 2019)
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp kế thừa, tổng hợp tài liệu
Đây là một trong những phương pháp tiền đề, cơ bản đối với bất cứ nghiên cứu nào Các tài liệu cần thu thập gồm các đề tài nghiên cứu và các thông tin liên quan tới khu vực nghiên cứu Việc thu thập đầy đủ các số liệu không chỉ là cơ sở cho việc tiến hành nghiên cứu được thuận lợi mà còn giúp người nghiên cứu định hướng rõ ràng những nội dung cần làm rõ về đề tài Công việc này được tiến hành trong giai đoạn đầu tiên của luận văn và có thể được bổ sung trong suốt quá trình nghiên cứu Các tài liệu,
số liệu được kế thừa bao gồm điều kiện tự nhiên, KT-XH, hoạt động sản xuất, phát triển
và các tài liệu, kết quả nghiên cứu đã có sẵn trước đó về tự nhiên, KT-XH và môi trường trong quá trình hoạt động của làng nghề Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội
Các tài liệu, số liệu thu thập sẽ được thống kê, phân tích, sử dụng trong một số tiêu chí liên quan phục vụ đánh giá tính bền vững, các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp đảm bảo, duy trì tính bền vững của làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, Hoài Đức,
Hà Nội
2.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa
Để có tính xác thực và thuyết phục về đề tài nghiên cứu, học viên tiến hành khảo sát thực địa tại khu vực làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội Quá trình thực địa được tiến hành trong thời gian từ 30 - 31/05/2020 và thu thập được
50 phiếu tham vấn cộng đồng
Trang 35Hình 2.2 Hình ảnh phỏng vấn người dân
(Nguồn: Khảo sát thực tế, 2020)
Quá trình khảo sát thực địa nhằm phân tích, đánh giá hiện trạng vấn đề KT, XH, môi trường tại khu vực nghiên cứu bao gồm: thu thập thông tin về hoạt động SXKD, các vấn đề XH- môi trường, quan sát, chụp ảnh và phỏng vấn trực tiếp dân cư tại khu vực nghiên cứu
2.2.3 Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp này được sử dụng để phỏng vấn các hộ gia đình về các vấn đề hoạt động KT, vấn đề môi trường và vấn đề XH trong tại khu vực nghiên cứu Học viên tiến hành phỏng vấn 50 hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu, trong đó tiến hành phỏng vấn sâu 10 hộ gia đình đại diện cho các nghề sản xuất tinh bột, sản xuất miến dong, Mỗi địa điểm khảo sát đều phỏng vấn, điều tra các hộ có mức sống khác nhau và đầy đủ thành phần: hộ sản xuất miến dong, sản xuất bánh kẹo, sản xuất tinh bột dong, tinh bột sắn,…
Một số đặc điểm cơ bản của mẫu khảo sát định lượng ở Dương Liễu như sau: Về giới tính, nam: 66%, nữ: 34%; Về độ tuổi, tuổi thấp nhất của người trả lời là 28 tuổi, tuổi cao nhất của người trả lời là 53 tuổi; Về học vấn, trình độ cao đẳng, đại học: 0%, trình độ trung học phổ thông là 78%, trình độ trung học cơ sở là 18%, trình độ tiểu học
Trang 36là 4% Số người trung bình đang sống trong cùng một hộ gia đình của người khảo sát là 5.92 người
Việc phỏng vấn được thực hiện thông quá phiếu câu hỏi được soạn thảo trước, sau
đó trực tiếp phỏng vấn và ghi chép thông tin, số liệu thu được từ người phỏng vấn Những nội dung chính trong phiếu hỏi như sau:
+ Các thông tin chung: tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, nguồn thu nhập chính
+ Các thông tin về vấn đề KT, XH, môi trường cũng như khảo sát về mức độ hài lòng của người dân đối với công tác quản lý, chính sách phát triển làng nghề của các cơ quan địa phương và hiệu quả của các công tác quản lý
Từ thông tin thu được, học viên có thể luận giải được mức độ phát triển KT, các vấn đề về XH- môi trường, công tác bảo vệ và quản lý của địa phương trong quá trình
PTBV làng nghề (Chi tiết bảng hỏi trong Phụ lục 01 của luận văn)
2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu nhằm:
- Kiểm tra và mã hóa các thông tin từ phiếu điều tra, đưa từ dữ liệu thô về dạng có thể tính được;
- Các dữ liệu trong phiếu hỏi được số hóa thông qua phần mềm MS Excel, sau đó thiết lập biểu đồ dựa trên các thông số đã được số hóa
2.2.5 Phương pháp đánh giá tính bền vững làng nghề
Các tiêu chí đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp tại xã Dương Liễu được dựa trên bộ tiêu chí, các nguyên tắc:
- 17 mục tiêu PTBV của Liên Hiệp Quốc (SDGs, 2003)
- Chỉ số bền vững áp dụng cho làng nghề ở Mexico (Patricia và nnk, 2011)
- Các tiêu chí của tính bền vững của làng nghề, liên quan đến quản lí ô nhiễm nguồn nước ở các làng nghề Việt Nam (Mahanty và nnk, 2012)
- Thước đo độ bền vững - BS (Barometer of Sustainability)
- Tiêu chí PTBV làng nghề của tác giả Đinh Xuân Nghiêm, Viện Nghiên cứu Quản
lý KT Trung ương, Bộ Kế hoạch và đầu tư (BKH, 2010)
Trang 37Bảng 2.5 Bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững của làng nghề chế biến nông
sản Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội
Hợp
Kí hiệu Đơn vị tính Tham chiếu
Kinh tế
(S1)
1 Thu mua nguyên vật liệu
Tỷ lệ khối lượng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất (%)
Tỷ lệ số lượng nhân công
SDGs; BKH, 2010
Tỷ lệ chất lượng nhân công đáp ứng yêu cầu sản xuất
BKH, 2010
Số tiền đầu tư kỹ thuật/công nghệ mới vào sản xuất
S1-5 Triệu
VNĐ
SDGs; BKH, 2010
Số tiền đầu tư thêm tư liệu/công cụ sản xuất (máy móc, phương tiện sản xuất)
S1-6 Triệu
Số tiền đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất của hộ gia đình
S1-7 Triệu
3 Tiêu thụ sản phẩm
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của các hộ kinh doanh
S1-8 Triệu
VNĐ
SDGs; BKH, 2010
Xã hội
(S2)
1 Lao động việc làm
Tăng trưởng tiền lương, tiền công người lao động trong 3 năm gần đây
Tỷ lệ người lao động được kí kết hợp đồng lao động
Trang 38Hợp
Kí hiệu Đơn vị tính Tham chiếu
2 Điều kiện làm việc người lao động
Tỷ lệ lao động mắc bệnh liên quan đến sản xuất và môi trường làng nghề
BKH, 2010
Tỷ lệ người lao động được cấp phát và sử dụng bảo hộ lao động trong quá trình sản xuất
SDGs; Patricia và nnk, 2011
3 Mâu thuẫn xung đột XH
Mâu thuẫn xung đột trong quá trình sản xuất S2-5 Số vụ SDGs
Môi
trường
(S3)
1 Xả thải ra môi trường Biện pháp quản lý và xử lý xả thải ra môi trường S3-1 Số giải
pháp
Patricia và nnk, 2011
2 Thu gom, xử
lý chất thải
Mức độ tham gia đóng góp của hộ gia đình vào hoạt động thu gom và xử
lý chất thải ở địa phương
S3-2 Triệu
VNĐ
BKH, 2010; Patricia và nnk, 2011
3 Sử dụng công nghệ trong BVMT
Số tiền đầu tư áp dụng công nghệ để giảm chất thải từ quá trình sản xuất
S3-3 Triệu
VNĐ
Mahanty và nnk, 2012; Patricia và nnk, 2011
- Phương pháp đánh giá tính bền vững như sau:
Để đánh giá được chỉ số Tính bền vững (TBV), sau khi xây dựng được bộ chỉ số thích ứng cần tính toán để có được chỉ số TBV cho từng tiêu chí của hợp phần đã xác định được trong bộ chỉ số đánh giá TBV
Các chỉ tiêu TBV khi xây dựng có tương quan thuận với tính bền vững được tính toán theo công thức sau (1):
𝑥𝑖𝑗 = Xij − Min XijMax Xij − Min XijCác chỉ tiêu TBV khi xây dựng có tương quan nghịch với tính bền vững được tính toán theo công thức sau (2):
Trang 39𝑥𝑖𝑗 = Max Xij − XijMax Xij − Min XijTrong đó:
- xij là giá trị chuẩn hóa ở tiêu chí i của phường/xã j
- Xij là giá trị chưa được chuẩn hóa ở tiêu chí i của phường/xã j
Các giá trị Max và Min là giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của quận/ huyện theo từng chỉ tiêu
Giá trị các chỉ tiêu bền vững dao động trong khoảng 0 - 1, càng tiệm cận 1 nghĩa
là TBV càng cao, ngược lại, càng tiệm cận đến 0 nghĩa là TBV thấp Từ các giá trị chuẩn hóa của các hợp phần và trung bình hóa của các chỉ tiêu, được kết quả là chỉ số bền vững tại khu vực nghiên cứu
Sau khi tính toán được các chỉ số, tiến hành đối chiếu mức độ bền vững theo thước
đo bền vững (BS) và đưa ra kết luận Cụ thể như sau:
Bảng 2.6 Đánh giá tính bền vững vững của làng nghề chế biến nông sản
Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội
Trang 40Tóm tắt chương 2
Nội dung Chương 2 của luận văn đã nghiên cứu địa bàn nghiên cứu, cách tiếp cận
và phương pháp nghiên cứu trên đối tượng là làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội Cụ thể như sau:
Thứ nhất, tổng quan khu vực nghiên cứu
Tác giả đã tiến hành tìm hiều và đưa ra các nội dung về khu vực nghiên cứu như:
Vị trí địa lý; Điều kiện tự nhiên; Điều kiện KT - XH; Hoạt động chế biến nông sản tại làng nghề Dương Liễu
Thứ hai, về phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã đưa ra các phương pháp nghiên cứu sử dụng để giải quyết các vấn đề
đặt ra của luận văn Trong đó nhấn mạnh: “Phương pháp đánh giá tính bền vững dựa trên bộ tiêu chí”, đây là phương pháp trọng tâm trong quá trình nghiên cứu Phương
pháp được thực hiện thông qua việc thiết lập bộ tiêu chí gồm 16 chỉ tiêu đánh giá tính bền vững dựa vào các bộ tiêu chí như : 17 mục tiêu PTBV của Liên Hiệp Quốc (SDGs, 2003); Chỉ số bền vững áp dụng cho làng nghề ở Mexico (Patricia và nnk, 2011); Các tiêu chí của tính bền vững của làng nghề, liên quan đến quản lí ô nhiễm nguồn nước ở các làng nghề Việt Nam (Mahanty và nnk, 2012); Thước đo độ bền vững - BS (Barometer of Sustainability); Tiêu chí PTBV làng nghề của tác giả Đinh Xuân Nghiêm, Viện Nghiên cứu Quản lý KT trung ương, Bộ Kế hoạch và đầu tư (BKH, 2010) Bộ tiêu chí được thiết lập bao gồm:
- Tiêu chí cơ bản thuộc lĩnh vực KT (S1) có 3 tiêu chí và 6 chỉ tiêu
- Tiêu chí cơ bản thuộc lĩnh vực XH (S2) gồm 3 tiêu chí và 5 chỉ tiêu
- Tiêu chí cơ bản thuộc lĩnh vực môi trường (S3) gồm 3 tiêu chí và 3 chỉ tiêu