Một dân tộc mà biết bao nhiêu thế hệ nối tiếp nhau phải chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc với những điều kiện vô cùng khốc liệt, tương quan lực lượng chênh lệch, tiến hành chi
Trang 1TIỂU LUẬN HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Đề tài: Những vấn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam
Trang 2MỞ ĐẦU
Nhìn lại lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân ta đã anh dũng, kiên cường, bất khuất đấu tranh giành và giữ nền độc lập, giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc Một dân tộc mà biết bao nhiêu thế hệ nối tiếp nhau phải chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc với những điều kiện vô cùng khốc liệt, tương quan lực lượng chênh lệch, tiến hành chiến tranh vệ quốc với hoàn cảnh nền kinh tế còn lạc hậu, lại phải chống lại những kẻ thù hùng mạnh, sở hữu đội quân được trang bị vũ khí tiên tiến, nhưng ta đã tìm được những chiến thuật, kế sách hiệu quả Đó là cả nước đánh giặc, kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh; mỗi làng xóm, đường phố là một pháo đài, đánh giặc mọi nơi mọi lúc và bằng mọi
vũ khí có trong tay
Qua mỗi cuộc chiến tranh, thời nào dân tộc ta đều có những vị anh hùng hào kiệt, những vị tướng lĩnh thao lược và những nhà quân sư kiệt xuất, tài ba Đối mặt với những kẻ thù hùng mạnh và hung bạo, dân tộc Việt Nam
đã vùng lên, quyết tâm chống giặc với sức mạnh truyền thống dân tộc anh hùng, lòng dũng cảm yêu nước nồng nàn và trí tuệ của người Việt Nam kiên cường Trải qua những cuộc khởi nghĩa vũ trang để giành lại độc lập tự do cho đất nước, dân tộc ta đã hình thành và phát triển nền nghệ thuật quân sự trong chiến tranh nhân dân rất độc đáo, ưu việt và đạt đến đỉnh cao trong thời đại Hồ Chí Minh
Kế thừa và phát triển nghệ thuật quân sự của tổ tiên, nghệ thuật quân sự của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã phát triển đến đỉnh cao gắn liền với hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, là sản phẩm đích thực của Đảng Cộng sản Việt Nam về bạo lực cách mạng, học thuyết chiến tranh nhân dân, toàn diện trên đất nước ta nhằm đập tan bạo lực phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc thể hiện nguyện vọng tha thiết về một nền hoà bình, độc lập tự do cho cả dân tộc Lịch sử dân tộc đã để lại cho thế hệ
Trang 3sau những bài học kinh nghiệm quý giá, sâu sắc Vì vậy, chúng ta cần phải biết khai thác, khơi dậy sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay Đồng thời, học tập và nghiên cứu nghệ thuật quân sự đã được kế thừa từ
tổ tiên, vận dụng và phát huy sáng tạo nhằm phục vụ công cuộc bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cũng là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi sinh viên, công dân Việt Nam hiện nay Từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “ Nghệ thuật quân sự của Việt Nam kể từ khi có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu
Trang 4NỘI DUNG Chương I: Những vấn đề lý luận chung
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm “Nghệ thuật quân sự”
Nghệ thuật quân sự là hệ thống các quan điểm về quân sự và các vấn đề liên quan đến vấn đề về Chiến lược, chiến thuật, chiến dịch trong hoạt động quân sự của một tổ chức, tập đoàn quân
Trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, nghệ thuật quân sự à nghệ thuật tạo lực, lập thế, tranh thời; biết đánh địch bằng mưu, thắng địch bằng thế, lấy
ít thắng nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông Lực ở đây là sức mạnh tổng hợp: Chính trị và quân sự, tiền tuyến và hậu phương, dân tộc và thời đại Người dạy: “Quả cân chỉ một kilôgam, ở vào thế lợi thì lực của nó tăng lên nhiều, có sức mạnh làm bổng được một vật nặng hàng trăm kilôgam
Đó là thế thắng lực” Người khẳng định: “Thế địch như lửa Thế ta như nước Nước nhất định thắng lửa”
1.1.2 Khái niệm “Chiến tranh nhân dân”
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật Quốc phòng 2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019) thì khái niệm Chiến tranh nhân dân được quy định cụ thể như sau:
Chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa
Theo Wikipedia, Chiến tranh nhân dân là chiến lược quân sự tại Việt Nam để chỉ chung các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc
do nhân dân Việt Nam tiến hành trong tiến trình lịch sử, được hệ thống thành
Trang 5lý luận trong hai cuộc Kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ (1945-54) và Kháng chiến chống Mỹ (1954-75), và thuật ngữ này lại được dùng để đánh giá những cuộc chiến tranh thời phong kiến
1.1.3 Khái niệm “Chiến lược quân sự”
Chiến lược quân sự là tổng thể phương châm, chính sách và mưu lược được hoạch định để ngăn ngừa và sẵn sàng tiến hành chiến tranh thắng lợi, bộ phận hợp thành có tác động chủ đạo trong nghệ thuật quân sự
1.2 Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật quân sự.
1.2.1 Yếu tố địa lý
Đất nước ta có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực Đông Nam Á
và biển Đông, có hệ thống giao thông, đường thuỷ rộng khắp, bảo đảm giao lưu trong khu vực châu Á và thế giới được diễn ra thuận lợi Đồng thời do Việt Nam là nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, “rừng vàng biển bạc” nên thường xuyên bị các thế lực ngoại xâm nhòm ngó, đe doạ và tiến hành xâm chiếm nước ta Điều này đòi hỏi cả dân tộc phải cùng đồng lòng, đoàn kết tạo thành sức mạnh tổng hợp đánh tan quân xâm lược, cùng nhau xây dựng và phát triển đất nước Trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm, tổ tiên ta đã biết tận dụng yếu tố “thiên thời, địa lợi” sáng tạo ra nhiều cách đánh phù hợp, hiệu qua cao như lợi dụng địa hình sông núi hiểm trở, đầm lầy, khí hậu để tạo thế trận đánh giặc tiêu diệt kẻ địch, bảo vệ mình
1.2.2 Yếu tố kinh tế
Nền kinh tế nước ta chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp với mô hình tự cung tự cấp, trình độ kinh tế thấp cũng tác động đến nghệ thuật quân sự Vì vậy, ngay từ khi dựng nước, dân tộc ta đã ý thức được việc dựng nước phải đi đôi với giữ nước, thực hiện nhiều kế sách như “Quốc phú binh cường”, “Ngụ binh ư nông” của nhà Lý, “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc” của nhà Trần,… Tích cực phát triển sản xuất, chăn nuôi để ổn
Trang 6định, nâ ng cao đời sống của nhân dân, đồng thời, phát huy tính sáng tạo trong lao động, tự tạo ra vũ khí để chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc
1.2.3 Yếu tố chính trị, văn hoá - xã hội
Nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống hoà thuận, gắn
bó thuỷ chung, đoàn kết trong quá trình dựng nước và giữ nước Đây là nhân
tố quan trọng tại nên sức mạnh tổng hợp, thống nhất dân tộc Dân tộc ta đã sớm xây dựng được nhà nước, xác định chủ quyền lãnh thổ, tổ chức ra quân đội để cùng toàn dân đánh giặc Xây dựng được nền văn hoá mang bản sắc Việt Nam Đất nước bao gồm làng, xã, thôn, bản và có nhiều dân tộc cùng chung sống Mỗi dân tộc, làng, xã có phong tục, tập quán riêng, tạo nên nét đặc sắc văn hoá dân tộc Việt Nam
Các yếu tố địa lý, kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến nghệ thuật quân sự của nước ta Tất cả những yếu tố đó đã được tìm tòi và vận dụng sáng tạo không ngừng, tạo nên sức mạnh to lớn cho dân tộc ta trong quá trình xây dựng đất nước, giữ vững nền độc lập dân tộc và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
Trang 7Chương II: Nghệ thuật quân sự của Việt Nam kể từ khi có sự lãnh đạo
của Đảng cộng sản Việt Nam
Kế thừa và phát huy nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, nghệ thuật quân
sự của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã không ngừng phát triển, gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ
2.1 Cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam
2.1.1 Truyền thống đánh giặc của tổ tiên
Từ khi vua Hùng dựng nước Văn Lang đến nay, dân tộc ta đã bao lần chiến đấu chống giặc ngoại xâm phương Bắc mạnh hơn ta rất nhiều lần cả về tiềm lực kinh tế lẫn quân sự Song, dân tộc ta đã có biết bao chiến tích hào hùng trước những kẻ thù mạnh nhất thời đại như quân Mông Cổ, các triều đại phong kiến của Trung Quốc như nhà Hán, nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Thanh,
… được thế giới biết đến và đánh giá cao Năm 938, với chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán là một minh chứng cho nghệ thuật đánh bằng mưu kế, thắng bằng thế, thời Cùng với nhiều chiến thắng lịch sử như: trận Như Nguyệt, trận Chi Lăng, Tây Kết, Ngọc Hồi, Đống Đa,… đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho thế hệ sau Kinh nghiệm truyền thống đó là cơ sở để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kế thừa, vận dụng, phát triển trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
2.1.2 Chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc
Lần đầu tiên trong lịch sử của khoa học xã hội, chủ nghĩa Mác – Lênin
đã cung cấp cho xã hội loài người cơ sở lý luận khoa học để nhận thức đúng nguồn gốc, bản chất của chiến tranh và quân đội là sản phẩm của xã hội có giai cấp đối kháng, bản chất kinh tế - xã hội của giai cấp đã sử dụng nó Học thuyết do Mác và Ănghen sáng lập, được Lênin kế thừa và phát triển đã trở
Trang 8nên phong phú hơn trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản là thế giới quan, phương pháp luận để các Đảng cộng sản dựa vào đó tạo lập một nền nghệ thuật quân sự tiên tiến Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đã vận dụng học thuyết này, kết hợp hài hoà với truyền thống nghệ thuật quân sự của Việt Nam vào hoàn cảnh thực tiễn ở Việt Nam Học thuyết chiến tranh, quân đội, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và kinh nghiệm nghệ thuật quân sự được đúc rút qua các cuộc chiến tranh do C Mác, Ph Ăngghen, V.I Lênin tổng kết, là cơ sở để Đảng ta vận dụng, định ra đường lối quân sự trong khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh giải phóng ở Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động
2.1.3 Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh
Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là sự tiếp thu, kế thừa truyền thống đánh giặc của tổ tiên, vận dụng lí luận Mác - Lênin về quân sự, kinh nghiệm của các nước trên thế giới vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, là cơ sở cho sự hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã viết nhiều tác phẩm có giá trị về nghệ thuật quân sự, đặc biệt tư tường ấy được thực hiện rất sáng tạo trong thực tiễn chỉ đạo khởi nghĩa vụ trang và chiến tranh cách mạng Người đã dày công nghiên cứu nghệ thuật quân sự truyền thống của tổ tiên, tiếp thu tư tưởng quân sự tiên tiến của Lênin, kinh nghiệm chiến tranh cách mạng ở Trung Quốc, Liên Xô để vận dụng vào điều kiện thực tiễn của cách mạng Việt Nam Tư duy quân sự Hồ Chí Minh hàm chứa sâu sắc tư tưởng quân sự truyền thống của dân tộc ta: Lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông Biết đánh bằng mọi lực lượng, mọi quy mô, bằng mọi thứ vũ khí có trong tay, không chỉ đánh vào quân đội địch có vũ khí mà còn đánh vào lòng người, kết hợp tác chiến với binh địch vận Nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh còn là đánh lui từng bước, đánh đổ từng bộ phận, tiến tới đánh đổ hoàn toàn " Đánh cho Mỹ cút,
Trang 9đánh cho ngụy nhào”; là nghệ thuật khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đề ra phương châm chỉ đạo chiến tranh, phương thức tác chiến chiến lược, nắm bắt đúng thời cơ, đánh thắng mọi kẻ thù hung hãn, đưa chiến tranh Việt Nam kết thúc thắng lợi vẻ vang
2.2 Nội dung nghệ thuật quân sự Việt Nam
2.2.1 Chiến lược quân sự
Chiến lược quân sự là tổng thể phương châm, chính sách và mưu lược được hoạch định để ngăn ngừa và sẵn sàng tiến hành chiến tranh (xung đột vũ trang) thắng lợi; bộ phận hợp thành quan trọng nhất, có tác dụng chủ đạo trong nghệ thuật quân sự
Trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, chiến lược quân sự của Việt Nam đã được thực hiện với những nội dung sau:
Đầu tiên, xác định đúng kẻ thù và đối tượng tác chiến Trong chiến tranh, đây là vấn đề rất quan trọng, nhiệm vụ của chiến lược quân sự là phải xác định đúng kẻ thù để từ đó đưa ra những cách thức, kế sách đối phó quân địch đạt hiệu quả nhất Sau Cách mạnh tháng Tám 1945, dân tộc ta cùng một lúc phải đối mặt với nhiều kẻ thù hung bạo: quân đội Anh, Tưởng, Ấn Độ, Nhật Bản và quân Pháp Trước tình hình đó, Đảng ta đã xã định kẻ thù nguy hiểm, trực tiếp của cách mạng Việt Nam là thực dân Pháp Từ đó xác định đối tượng tác chiến là thực dân Pháp
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, đế quốc Mĩ không chịu kí hiệp định Giơnevơ nhằm thực hiện chính sách xâm lược thực dân kiểu mới của chúng Đảng ta đã xác định đế quốc Mĩ dần trở thành kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm của của ba nước Đông Dương
Hai là, đánh giá đúng kẻ thù Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh luôn phân tích, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của kẻ thù Bước vào cuộc kháng chiến, tương quan lực lượng giữa ta và thực dân Pháp chênh lệnh rất
Trang 10nhiều những Đảng ta đã phân tích, chỉ ra những biện pháp và cho rằng: “ Lực lượng của Pháp như Mặt Trời lúc hoàng hôn, hống hách nhưng đã gần tắt nghỉ” còn “lực lượng của ta ngày càng thêm mạnh, như suối mới chảy, như lửa mới nhen, chỉ có tiến…” Đối với đế quốc Mĩ, Đảng đã đưa ra nhận định
“Mĩ giàu nhưng không mạnh” Từ những nhận định trên của Đảng, chiến lược quân sự Việt Nam đã tiếp thêm động lực, sức mạnh cho nhân dân đánh đuổi giặc Mĩ
Ba là, Nghệ thùa mở đầu và kết thúc đúng lúc Trong cả hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, chúng ta đều mở đầu chiến tranh vào thời điểm phù hợp đáp ứng mọi điều kiện hoàn cảnh lịch sử Trong kháng chiến chống Pháp, ngày 19/12/1946 chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, đây là thời điểm phù hợp sau khi chúng ta đã thể hiện những hành động thiện chí nhằm ngăn cản chiến tranh xảy ra Trong kháng chiến chống Mỹ, sau năm 1960, Đảng ta đã quyết định chuyển từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh cách mạng, cách mạng miền Nam đã có bước trưởng thành, không cho Mỹ tạo cớ phá hoại công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
Bốn là, phương châm tiến hành chiến tranh Về chỉ đạo chiến lược chúng ta tiền hành đánh lâu dài vì đất nước ta luôn phải đối đầu với những kẻ thù có tiềm lực mạnh về kinh tế, quân sự Đánh lâu dài lấy thời gian làm lực lượng, nắm bắt thời cơ đánh đòn quyết định Tuy nhiên, đánh lâu dài không
có nghĩa là kéo dài mãi chiến tranh mà phải tìm thời điểm có lợi nhất cho ta
để nhanh chóng kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt
Năm là, phương thức tiến hành chiến tranh Cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm của quân và dân ta là cuộc chiến tranh chính nghĩ, tự vệ chính đáng Do đó, Đảng ta chỉ đạo: phương thức tiến hành chiến tranh là chiến tranh nhân dân kết hợp giữa địa phương với các binh đoàn chủ lực, kết hợp chặt chẽ tiến công địch bằng hai lực lượng chính trị, quân sự; bằng ba mũi
Trang 11giáp công quân sự, chính trị, binh vận; trên cả ba vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị, làm cho địch bị động, lúng túng trong đối phó, dẫn đến sai lầm về chiến lược, sa lầy về chiến thuật và thất bại
2.2.2 Nghệ thuật chiến dịch
Trong kháng chiến chống Pháp, chúng ta đã thực hiện 40 chiến dịch ở các quy mô khác nhau và 50 chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ Sự hình thành chiến dịch và phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam là toàn diện, tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau:
Một là, loại hình chiến dịch Trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ, quân đội nhân dân cùng với lực lượng vũ trang đã đã tổ chức và thực hiện các loại hình chiến dịch sau:
Chiến dịch tiến công: Trong tiến công, ta tập trung lực lượng, phương tiện trên những hướng chủ yếu theo phương án tác chiến, tạo ưu thế về lực lượng, vận dụng linh hoạt nhiều hình thức chiến đấu, kết hợp với những kế sách chiến đấu, đánh gẫy từng cánh quân của địch tạo tâm lý hoang mang, giảm ý chí chiến đấu của quân địch, buộc địch vào thế bị động dẫn đến thất bại và rút lui
Chiến dịch phản công: quân ta đã kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngự, ngăn chặn với cơ động tiến công Ví dụ như các chiến dịch phản công: Chiến dịch phản công Việt Bắc năm 1947, chiến dịch phản công đường số 9 Nam Lào năm 1971
Chiến dịch phòng ngự: ta xác định đúng thời điểm, chủ động chuyển vào phòng ngự, xây dựng các trận địa chính diện có chiều sâu hợp lý, có thể bám trụ dài ngày, giảm thương vong và tổn thất
Chiến dịch tiến công tổng hợp: kết hợp đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị trên quy mô chiến dịch kết hợp chặt chẽ với chiến dịch và chiến