Trong quá trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 9 - sách Cánh diều tôi đã biên soạn kế hoạch bài dạy bài 33: Gene là trung tâm của di truyền học. Là năm đầu tiên giảng dạy chương trình mới không tránh được những sai sót, rất mong mọi người thông cảm và góp ý thêm. Trân trọng cảm ơn!
Trang 1Các đặc điểm sinh học của người như: màu tóc, màu
da, màu mắt do yếu tố nào quy định? Yếu tố đó có mang tính đặc thù của mỗi cá thể không?
Trang 2Bài 33: Gene là trung tâm của di truyền học
I Di truyền và biến dị.
(?) Cho biết một số đặc điểm của em giống và khác với
bố, mẹ, anh, chị em trong gia đình.
- Đặc điểm giống: Bàn tay 5 ngón, tóc quăn giống bố,
- Đặc điểm khác: Không có má lún đồng tiền giống
mẹ, thuận tay trái,
Trang 3Khái niệm Ví dụ
Di truyền
Biến dị
Di truyền học
Nghiên cứu thông tin sgk trang 159, hoàn thành bảng sau:
- Di truyền là quá trình truyền đặc điểm của sinh vật qua các thế hệ
- Bố mẹ tóc thẳng, con tác thẳng
- Biến dị là hiện tượng cá thể được sinh
ra trong cùng một thế hệ có những đặc điểm khác nhau và khác với các cá thể ở thế hệ trước
- Bố mẹ mắt nâu, con mắt đen
- Là ngành khoa học nghiên cứu tính di truyền và biến dị ở sinh vật
- Nghiên cứu sự di truyền màu mắt từ
bố mẹ sang con cái
Trang 4- Sự di truyền và biến dị ở sinh vật được quy định bởi yếu tố nào?
- Sự di truyền và biến dị ở sinh vật được quy định bởi vật chất
di truyền Vật chất di truyền gồm DNA và RNA.
Trang 5II Nucleic acid.
Trang 6Đọc thông tin sgk, quan sát H33.1 thảo luận trả lời:
(1) Nucleic acid là gì?
(2) Cho biết một nucleotide gồm những thành phần nào?
(3) Có những loại nucleotide nào? Cấu tạo các nucleotide có gì khác nhau? (4) Các nucleotide liên kết với nhau như thế nào để tạo thành chuỗi poly nucleotide?
Trang 7(1) Nucleic acid là gì? Gồm mấy loại?
- Nucleic acid là hợp chất đa phân (polymer) được cấu tạo từ các đơn phân là nucleotide
- Có 2 loại nucleic acid chính là DNA và RNA
(2) Cho biết một nucleotide gồm những thành phần nào? Các nucleotide có gì khác nhau?
- Cấu tạo của 1 Nucleotide: gồm 3 thành phần: đường pentose (S); gốc
phosphate (P), nitrogenous base (N)
- Các nucleotide phân biệt nhau ở thành phần N (nitrogenous base), do đó tên của nucleotide được gọi theo tên của nitrogenous base nitrogenous base gồm 5 loại: A (Adenine), G (guanine), C (cytosine), T (thymine), U (uracil)
(3) Các nucleotide liên kết với nhau như thế nào để tạo thành chuỗi poly
nucleotide?
- Các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết phosphodiester tạo nên chuỗi polynucleotide
Trang 81 DNA (Deoxyribo Nucleic Acid).
Quan sát H33.2 kết hợp nghiên cứu
thông tin sgk trả lời các câu hỏi:
(1) DNA được cấu tạo như thế nào?
(2) Mô tả cấu trúc của DNA?
(3) Giải thích vì sao từ 4 loại
nucleotide có thể tạo nên sự đa
dạng của DNA?
(4) Cho biết chức năng của phân tử
DNA?
Trang 9(1) DNA được cấu tạo như thế nào?
- DNA được cấu tạo từ các deoxyribonucleotide, gồm 4 loại A, G, C, T
(2) Mô tả cấu trúc của DNA?
- Phân tử DNA có cấu trúc xoắn kép gồm 2 mạch polynucleotide xoắn phải song song và ngược chiều
- Nitrogenous base của 2 mạch liên kết với nhau bằng liên kết hidrogen theo NTBS A liên kết với T bằng 2 liên kết hidrogen, G liên kết với C bằng 3 liên kết hidrogen
(3) Giải thích vì sao từ 4 loại nucleotide có thể tạo nên sự đa dạng của DNA?
- DNA có tính đa dạng do sự khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự
sắp xếp của 4 loại nucleotide, qua đó tạo nên tính đa dạng của sinh vật.
(4) Cho biết chức năng của phân tử DNA?
- Chức năng của DNA: Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
Trang 102 RNA (RiboNucleic Acid).
Quan sát H33.3 kết hợp nghiên cứu thông tin
sgk trả lời các câu hỏi:
(1) RNA được cấu tạo như thế nào?
- RNA được cấu tạo từ các ribonucleotide, gồm
4 loại A, G, C, U.
- Phân tử RNA có cấu trúc 1 mạch.
(2) Phân biệt các loại RNA được thể hiện trong
hinh H33.3
- Tế bào có nhiều loại RNA chức năng như:
RNA thông tin (mRNA), RNA vận chuyển),
RNA riboxome (rRNA).
+ mRNA mang thông tin quy định trình tự
amino acid của chuỗi polypeptide.
+ rRNA kết hợp với protein cấu thành ribosome
+ tRNA vận chuyển amino ạcid đến ribosome
tổng hợp chuỗi polypeptide.
Trang 11III Gene và hệ gene
Đọc thông tin sgk trả lời các câu hỏi:
(1) Gene là gì? Hệ gene là gì?
(2) Những đặc điểm nào thể hiện tính đặc trưng cá thể của hệ gene?
- Gene là một đoạn của phân tử DNA mang thông tin mã hóa một chuỗi polypeptide hay phân tử RNA, mỗi gene có trình tự nu đặc trưng.
- Hệ gen là tập hợp tất cả các trình tự nu trên DNA của tế bào.
- Hệ gen trên mỗi cá thể có sự khác nhau do sự khác biệt về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nu trên phân tử DNA.
- Hệ gene quy định tất cả các đặc điểm của cơ thể.
Trang 12(3) Vì sao gene là trung tâm của di truyền học?
(4) Người ta thường xác định danh tính tội phạm dựa trên dấu vết ở hiện trường vụ
án bằng cách nào?
(5) Nêu một số ứng dụng phân tích DNA trong đời sống
- Phân tích DNA được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nghiên cứu khoa học, y học, pháp y và đời sống
- So sánh trình tự DNA thu thập được ở hiện trường với DNA của nạn nhân và nghi phạm sẽ giúp cung cấp những bằng chứng cho cơ quan điều tra
- Thông qua quá trình sinh sản, hệ gene của mỗi cá thể được thừa hưởng cả bên bố
và bên mẹ vì vậy con sinh ra có những đặc điểm giống nhau và giống bố mẹ bên cạnh đó sự tổ hợp các gene qua quá trình sinh sản hoặc sự thay đổi trình tự nucleotide trên hệ gene sẽ tạo nên tính biến dị của sinh vật, di truyền học nghiên cứu về tính di truyền và biến dị của sinh vật do đó gene là trung tâm của di truyền học
Trang 13CÂU HỎI ÔN TẬP KIẾN THỨC
Trang 143 Trình tự các nucleotide trên một đoạn của DNA như sau:
A-T-G-C-T-G-A-T-C-A-C-G-T
Hãy xác định trình tự các nucleotide trên mạch bổ sung với mạch đó.
Trả lời
Với trình tự mạch gốc là
…A-T-G-C-T-G-A-T-C-A-C-G-T…
thì trình tự trên mạch bổ sung của nó lần lượt là:
…T-A-C-G-A-C-T-A-G-T-G-C-A…
Trang 15Câu 1: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của DNA dẫn đến hệ quả
A A = C, G = T.
B A + T = G + C.
C A + G = T + C.
D A + C + T = C + T + G.
Câu 2: Nếu trên một mạch đơn của phân tử DNA có trật tự là: – A – T – G – C – A –
Trật tự của đoạn mạch bổ sung tại vị trí đó là
A – T – A – C – G – T –.
B – T – A – C – A – T –.
C – A - T – G – C – A –.
D – A – C – G – T – A –.
Trang 16Câu 3: Một gene có 480 adenine và 3120 liên kết hydrogen Số lượng nucleotide là
Câu 4: Một gene có chiều dài 3570 Å Hãy tính số chu kì xoắn của gene.
A 1200.
B 2400.
C 3600.
D 3120.
A 210.
B 119.
C 105.
D 238.
Trang 17Câu 5: Một đoạn gene có chiều dài 4080Å, A/G = 2/3 Số liên kết hydrogen là
Câu 6: Xác định tỉ lệ phần trăm nucleotide loại A trong phân tử DNA,
biết DNA có G = 31,25%.
A 3120.
B 6240.
C 3000.
D 3600
A 31,25%.
B 12,5%.
C 18,75%.
D 25%.
Trang 18Câu 7: Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của phân tử RNA?
A Cấu tạo 2 mạch xoắn song song.
B Cấu tạo bằng 2 mạch thẳng.
C Kích thước và khối lượng nhỏ hơn so với phân tử DNA.
D Gồm có 4 loại đơn phân là A, T, G, C.
Câu 8: Loại nucleotide có ở RNA và không có ở DNA là:
A Adenine
B Thymine
C Cytosine.
D Uracil.
Trang 19Câu 9: Loại RNA nào dưới đây có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của
protein cần tổng hợp?
Câu 10: Chức năng của tRNA là
A tRNA.
B mRNA.
C rRNA.
D Không có RNA nào.
A truyền thông tin về cấu trúc protein đến ribosome.
B vận chuyển amino acid cho quá trình tổng hợp protein.
C tham gia cấu tạo nhân của tế bào.
D tham gia cấu tạo màng tế bào.