1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Điện thông qua dự báo phụ tải Điện tỉnh tây ninh

117 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh điện thông qua dự báo phụ tải điện tỉnh Tây Ninh
Tác giả Huỳnh Quang Vinh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Phan Anh Huy
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý Kinh tế
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 3,29 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá được thực trạng sản xuất kinh doanh ngành điện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thời gian qua; nhận ra những thành tựu và những khó khăn trong quá tr

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ

HUỲNH QUANG VINH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH ĐIỆN THÔNG QUA DỰ BÁO PHỤ TẢI ĐIỆN TỈNH TÂY NINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ HUỲNH QUANG VINH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH ĐIỆN THÔNG QUA DỰ BÁO PHỤ TẢI ĐIỆN TỈNH TÂY NINH

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8310110

Người hướng dẫn khoa học:

TS NGUYỄN PHAN ANH HUY

Tp Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới

sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Phan Anh Huy Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong luận văn đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Tác giả luận văn

Huỳnh Quang Vinh

Trang 4

Xin chân thành cảm ơn cán bộ, công chức, nhân viên các sở ban ngành hữu quan, đặc biệt là Công ty Điện lực Tây Ninh đã tận tình giúp đỡ và cung cấp tài liệu, số liệu liên quan đến Đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

TÓM TẮT

Nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh điện thông qua dự

báo phụ tải điện tỉnh Tây Ninh” được tiến hành tại Công ty Điện lực tỉnh Tây Ninh

từ tháng 10 năm 2023 đến tháng 5 năm 2024 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá được thực trạng sản xuất kinh doanh ngành điện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thời gian qua; nhận ra những thành tựu và những khó khăn trong quá trình phát triển đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động như ngày nay Thông qua các bài học kinh nghiệm từ các quốc gia khác cùng với thực tiễn hoạt động, nghiên cứu đưa ra những giải phảp cụ thể nhằm gia tăng tính hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh ngành điện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Nghiên cứu trên cơ sở thiết lập các tiêu chí đánh giá ngành điện lực nói riêng như: Điện thương phẩm; giá bán điện bình quân (đồng/kWh); tỷ lệ tổn thất điện năng; thời gian mất điện bình quân (SADI); doanh thu bán điện; nhận thầu thi công (sản xuất khác) và dịch vụ khách hàng Từ đó đi sâu vào quá trình phân tích các tiêu chí dựa trên tính hiệu quả về mặt kinh tế Nghiên cứu sử dụng mô hình dự báo ARIMA trên nền tảng dữ liệu thứ cấp phụ tải điện trong giai đoạn 2010 – 2023 đưa ra kết quả dự báo cho nhu cầu phụ tải điện trong tương lai Việc hình thành dữ liệu này góp phần đưa ra bức tranh chung cho ngành điện Tây Ninh trong giai đoạn 2024-2028; từ đó có cơ sở để thiết lập quá trình sản xuất và kinh doanh phù hợp

Trang 6

ABSTRACT

Research: "Improving the efficiency of electricity production and business

through electricity load forecasting in Tay Ninh province" was conducted at Tay

Ninh Provincial Electricity Company from October 2023 to May 2024 Research objective The topic of the project is to evaluate the current status of production and business in the electricity industry in Tay Ninh province recently; recognize the achievements and difficulties in the development process, especially in today's volatile domestic and world economic context Through lessons learned from other countries along with operational practices, the study offers specific solutions to increase efficiency in production and business of the electricity industry in Tay Ninh province

Research on the basis of establishing criteria for evaluating the electricity industry in particular such as: Commercial electricity; average electricity selling price (VND/kWh); power loss rate; average power outage duration (SADI); electricity sales revenue; Contracting for construction (other production) and customer service From there, go deeper into the process of analyzing criteria based

on economic efficiency The study uses the ARIMA forecast model on the secondary data platform of electricity load in the period 2010 - 2023 to provide forecast results for future electricity load demand The creation of this data contributes to providing a general picture for Tay Ninh electricity industry in the period 2024-2028; From there, there is a basis to establish appropriate production and business processes

Trang 7

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

DANH MỤC CÁC BẢNG x

MỞ ĐẦU 11

1.Tính cấp thiết của đề tài 11

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 12

2.1 Các nghiên cứu quốc tế 12

2.2 Các nghiên cứu trong nước 15

3 Mục tiêu nghiên cứu 20

3.1 Mục tiêu chung 20

3.2 Mục tiêu cụ thể 20

4 Đối tượng nghiên cứu 20

5 Phạm vi nghiên cứu 20

6 Phương pháp nghiên cứu 21

6.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, tài liệu 21

6.2 Phương pháp chuyên gia 21

6.3.Phương pháp thống kê mô tả 21

6.4 Phương pháp dự báo bằng mô hình ARIMA 22

6.5.Phương pháp tổng hợp phân tích thông tin 23

7 Đóng góp của luận văn 23

8 Kết cấu của luận văn 24

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỤ TẢI ĐIỆN, HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH NGÀNH ĐIỆN 25

1.1.Cơ sở lý luận về phụ tải điện 25

1.1.1 Khái niệm phụ tải điện 25

1.1.2 Đặc tính của phụ tải điện 25

Trang 8

1.1.3 Dự báo phụ tải điện 27

1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành điện 29

1.2.1 Đặc điểm cơ bản ngành điện 29

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh ngành điện 31

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành điện 33

1.3 Tổ chức, hoạt động của Công ty Điện lực Tây Ninh 35

1.4 Bài học kinh nghiệm quốc tế trong nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành điện 41

1.4.1.Trung Quốc 41

1.4.2 Hàn Quốc 43

1.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho ngành điện lực tỉnh Tây Ninh 45

Tiểu kết chương 1 47

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH ĐIỆN VÀ DỰ BÁO PHỤ TẢI ĐIỆN TỈNH TÂY NINH 48

2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội và tổ chức, hoạt động của Công ty Điện lực tỉnh Tây Ninh 48

2.2 Thực trạng về sản xuất, kinh doanh điện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 49

2.2.1 Điện thương phẩm 50

2.2.2 Giá bán điện bình quân (đồng/kWh) 53

2.2.3 Tỷ lệ tổn thất điện năng 55

2.2.5 Thời gian mất điện bình quân (SADI) 57

2.2.6 Doanh thu bán điện 58

2.2.7 Nhận thầu thi công (sản xuất khác) 59

2.2.8 Dịch vụ khách hàng 60

2.3 Dự báo phụ tải điện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 62

2.3.1 Cơ sở hình thành dự báo 62

2.3.2 Kết quả dự báo 64

2.4 Đánh giá những kết quả đạt được, thuận lợi và khó khăn trong nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh điện tại Công ty Điện lực Tây Ninh 65

2.4.1 Kết quả đạt được 66

Trang 9

2.4.2 Hạn chế 68

Tiểu kết chương 2 69

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH 71

3.1 Mục tiêu phát triển ngành điện lực tỉnh Tây Ninh 71

3.1.1 Mục tiêu chung 71

3.1.2 Mục tiêu cụ thể 72

3.2 Các giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh điện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 72

3.2.1 Tăng doanh thu điện 73

3.2.2 Giảm tổn thất điện năng trên lưới điện 84

3.2.3 Nâng cao năng suất lao động 86

Tiểu kết chương 3 91

KẾT LUẬN 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

SXKD Sản xuất kinh doanh

EVN Tập đoàn điện lực Việt Nam

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Table of Contents

Hình 1.1 Giá trị tài sản PCTN quản lý tính đến 31/12/2023 37

Hình 1.2 Bộ máy tổ chức Công ty Điện lực Tây Ninh 40

Hình 2.1 Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trên địa bàn Tây Ninh 50

Hình 2.2 Sự biến động điện thương phẩm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2018 – 2023 52

Hình 2.3 Biểu đồ điện thương phẩm phân bổ cho các nhóm ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2022 53

Hình 2.4 Biểu đồ tổn thất điện năng theo cấp điện áp ở Điện lực Tây Ninh năm 2022 57

Hình 2.5 Thời gian mất điện bình quân (SADI) ở Điện lực Tây Ninh giai đoạn 2018-2023 58

Hình 2.6 Doanh thu bán điện thực hiện tại Điện lựa Tây Ninh giai đoạn 2018 – 2023 59

Hình 2.7 Dữ liệu phụ tải điện ở Tây Ninh giai đoạn 2010 – 2023 64

Hình 2.8 Dự báo phụ tải điện ở Tây Ninh giai đoạn 2024 – 2028 65

Hình 2.9 Biểu đồ công tơ điện tử năm 2022 - 2023 68

Trang 12

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Sản lượng điện thương phẩm 51

Bảng 2.2 Giá bán điện bình quân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2018 – 2023 55

Bảng 2.3 Tỷ lệ tổn thất điện năng giai đoạn 2018-2023 56

Bảng 2.4 Kết quả hoạt động nhận thầu thi công của Điện lực Tây Ninh giai đoạn 2018-2023 60

Bảng 2.5 Kết quả ước lượng mô hình ARIMA cho chuỗi PTĐ 64

Bảng 2.6 Kết quả dự báo lượng phụ tải điện ở Tây Ninh trong 5 năm tiếp theo 64

Hình 2.8 Dự báo phụ tải điện ở Tây Ninh giai đoạn 2024 – 2028 65

Bảng 3.1 Các giải pháp trong thực hiện tăng giá điện bình quân 75

Bảng 3.2 Giao chỉ tiêu tổn thất điện năng 2024 cho các đơn vị 86

Bảng 3.3 Giao chỉ tiêu NSLĐ năm 2024 cho các Điện lực 88

Trang 13

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Tại Việt Nam, những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, ảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực phát triển ngành năng lượng nước nhà Theo Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ, mục tiêu dài hạn của ngành năng lượng là phải bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo đảm giữ vững an ninh, quốc phòng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ của đất nước; cung cấp đầy đủ năng lượng với chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội; khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng luợng trong nuớc; đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng, hình thành và phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh lành mạnh; phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững ngành năng lượng đi đôi với bảo vệ môi truờng Như vậy, với phương châm ―năng lượng phải đi trước một bước‖, ngành năng lượng phải đảm bảo cung cấp đủ các yêu cầu về điện, than, các loại hình nhiên liệu khác, làm tiền đề vững chắc cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nuớc

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chủ trương của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hoạt động kinh doanh của ngành điện sẽ chuyển dịch theo cơ chế thị trường với môi trường cạnh tranh, đáp ứng những đột phá mới trong chiến lược phát triển kinh tế

xã hội và tích cực chuẩn bị cho hoạt động thị trường phân phối điện, do đó nâng cao hiệu quả SXKD là giải pháp tất yếu, toàn diện phù hợp với tiến trình tái cơ cấu ngành điện, khắc phục triệt để các tồn tại, đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ SXKD

và thúc đẩy phát triển bền vững

Theo Báo cáo của ngành Điện lực Tây Ninh, trong năm 2023, kết quả sản xuất, kinh doanh ngành điện trên địa bàn Tây Ninh có những chuyển biến tích cực Công suất cực đại là 913,71 MW, tăng 17,75% so với cùng kỳ Trong đó, sản lượng điện thương phẩm là 5.830,4 triệu kWh - đạt 101,47% kế hoạch, tăng 6,49% so với cùng kỳ; doanh thu tiền điện thực hiện 10.423,95 tỷ đồng- đạt 103,08% so với kế hoạch, tăng 9,82% so với cùng kỳ 100% khách hàng thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, thông qua hình

Trang 14

thức trích nợ tự động, ví điện tử, Mobile Money và cổng thanh toán EVNSPC Năm

2024, Công ty Điện lực Tây Ninh đặt ra mục tiêu bảo đảm cung cấp điện đủ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn; không để xảy ra tình trạng thiếu điện, cắt điện luân phiên, không để xảy ra khủng hoảng năng lượng trong mọi tình huống, đồng thời phát triển ngành điện bền vững, hiệu quả, minh bạch; nâng cao chất lượng điện năng, độ tin cậy cung cấp điện và dịch vụ khách hàng ngày càng tốt hơn

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai các giai đoạn tiếp theo của lộ trình phát triển ngành điện ở Tây Ninh còn vấp phải nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả và lộ trình phát triển thị trường điện theo định hướng đã đặt ra; liên quan chủ yếu đến các điều kiện đặc thù của hệ thống điện và cơ cấu tổ chức ngành điện, đồng thời là các yếu tố thuộc về thị trường, môi trường pháp luật Đặc biệt, những hạn chế trong quản lý

vĩ mô của Bộ chủ quản là một trong những nguyên nhân căn bản cho sự phát triển chậm chạp thị trường điện Do vậy việc nghiên cứu, xây dựng các chính sách quản lý nhà nước đối với quá trình triển khai thị trường điện Việt Nam là vô cùng cần thiết và cấp bách

Chính vì những lý do đó, tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

thông qua dự báo phụ tải điện tỉnh Tây Ninh” làm đề tài nghiên cứu của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Các nghiên cứu quốc tế

―Korhonen M (2003) trong nghiên cứu: “Solar power business efficiency in the

Netherlands” trên nền tảng nguồn dữ liệu thứ cấp theo thời gian, nghiên cứu dựa trên mô

hình DEA hướng đến phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính của các công ty phân phối điện tư nhân ở Hà Lan Nghiên cứu được thiết lập dựa trên 3 giai đoạn: (1) mô tả các vấn

đề và xác lập các yếu tố ảnh hưởng chính; (2) Lượng hóa các giá trị và (3) Các hàm ý chính sách đối với các công ty phân phối điện Nghiên cứu cũng nêu lên những tổn thất xảy ra trong quá trình phụ tải điện là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả tài chính của các công ty không đạt như kỳ vọng Thiết lập các giải pháp hướng đến nâng cao hiệu quả kinh tế là đích hướng đến mà các doanh nghiệp tư nhân ở Hà Lan đang tìm kiếm

―Anaya và Pollitt (2017) đã thực hiện phân tích ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết đến hiệu quả của các công ty phân phối điện ở Argentina, Brazil, Chile và Peru, bao gồm

Trang 15

82 công ty đại diện cho hơn 90% thị trường phân phối năng lượng được cung cấp trong giai đoạn 1998-2008 Dữ liệu thời tiết được thu thập từ các trạm khí tượng (429) và NASA (3.423 tọa độ) Một hệ thống thông tin địa lý (GIS) được sử dụng để định vị các khu vực dịch vụ của hãng và điều kiện thời tiết của họ Một sự kết hợp của các mô hình chỉ chi phí và chất lượng chi phí được đề xuất Đối với các mô hình chỉ có chi phí, kết quả cho thấy rằng trung bình có sự gia tăng đáng kể về hiệu quả đo được khi thời tiết được kết hợp trong chức năng sản xuất Theo các mô hình chất lượng chi phí, trung bình ảnh hưởng của thời tiết thấp hơn nhiều Điều này cho thấy các công ty đã tự điều chỉnh theo các tác động của thời tiết và đã điều chỉnh mạng lưới của họ với môi trường mà họ hoạt động

Theo Petridis và cộng sự (2019), các công ty phân phối điện có một vai trò quan trọng đối với cả hộ gia đình và các ngành công nghiệp Tiêu chuẩn của các công ty phân phối điện trong lĩnh vực năng lượng đã trở thành một chủ đề được nghiên cứu rộng rãi hiện nay do ảnh hưởng của các chính sách tư nhân hóa đối với các nước đang phát triển

và do có nhiều công đoạn sản xuất liên quan đến quy trình sản xuất và cung cấp năng lượng điện.‖

Shahab Bahrami và M Hadi Amini (2018) trong nghiên cứu: “A decentralized

trading algorithm for an electricity market with generation uncertainty” (Thuật toán giao

dịch phi tập trung cho thị trường điện với sự không chắc chắn về phụ tải điện) luận giải rõ hơn về cơ chế nâng cao hiệu quả phụ tải điện đồng thời đề xuất cách thức giao dịch nguồn năng lượng phi tập trung để hạn chế nhất những tổn thất trong quá trình sản xuất

và thiết lập nguồn năng lượng tái tạo mới Nghiên cứu cũng tổng hợp các cách thức giảm thiểu chi phí trong quá trình phụ tải, tối đa họa lợi nhuận cho các nhà máy sản xuất điện

Theo Yago Saez và cộng sự (2019)1 cho rằng hiện có sự chuyển đổi một cách khác biệt trong thị trường điện nhất là đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng

ở các nước Âu Châu Lần đầu tiên khái niệm ―khớp nối thị trường dựa trên dòng chảy‖ được áp dụng khi nói đến quá trình phân bổ nguồn điện mang tính chất xuyên biên giới ở

1 Yago Saez và các cộng sự (2019), "Integration in the European electricity market: A machine learning-based

convergence analysis for the Central Western Europe region", Energy Policy 132, tr 549-566

Trang 16

các quốc gia khu vực Trung Tây Âu vào năm 2015 Trên nền tảng phân tích những điểm nghẽn về giá cũng như nguồn phụ tải điện bị gián đoạn ở các quốc gia; nghiên cứu chỉ ra được tính cấp thiết của việc thực hiện khớp nối thị trường điện dựa trên dòng chảy Nghiên cứu cũng chỉ ra tiền đề quan trọng để hoạt động này được triển khai hiệu quả chính là dựa vào sự kết nối một cách chặt chẽ về mặt chính sách và cam kết của các quốc gia trong khu vực Tính mới của bài viết còn thể hiện qua những tiềm năng lớn của ngành điện khi năng lượng tái tạo đang được quan tâm và đầu tư tích cực ở các quốc gia phát triển trong khối EU

Swask (2016) cho rằng: đang có sự thay đổi đáng kể ở việc thiết lập thị trường điện ở các quốc gia; trong đó tư nhân hóa dịch vụ công đang trở thành một xu hướng mang tính chất thịnh hành để giảm thiểu những áp lực đối với các khoản chi phí công Nghiên cứu cũng nêu lên ví dụ điển hình ở nước Pháp khi điện là dịch vụ được thiết lập

cả do nhà nước và tư nhân cung ứng Có sự cạnh tranh nhau về giá giữa 2 nhà sản xuất này và rõ ràng, lợi ích nhận được của người dân khá lớn khi chi phí điện tư nhân luôn thấp hơn so với giá điện nhà nước Nghiên cứu cũng nêu lên những khó khăn trong quá trình dự báo phụ tải điện, vì do có nhiều nhà cung ứng khác nhau nên rất khó trong khâu lượng hóa nhu cầu phụ tải do quyền ―lựa chọn‖ nhà cung ứng hoàn toàn dễ dàng

Corinna Klessmann, Christian Nabe và Karsten Burges (2008) với nghiên cứu:

“Pros and cons of exposing renewables to electricity market risks—a comparison of the market integration approaches in Germany, Spain, and the UK” (Ưu và nhược điểm của

việc đặt năng lượng tái tạo trước rủi ro thị trường điện - so sánh các phương pháp hội nhập thị trường ở Đức, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh) Nghiên cứu thông qua việc thống kê mô tả nguồn dữ liệu thứ cấp về năng lượng tái tạo ở 3 quốc gia Đức, Tây Ban Nha và Anh So sánh tính được và mất trong quá trình thiết lập nguồn năng lượng tái tạo trong sản xuất điện ở các quốc gia này Rủi ro mà dễ dàng nhận thấy được khi tiếp tục duy trì việc phát tải điện từ nguồn điện hạt nhân đến môi trường là vô cùng lớn Nghiên cứu cũng ước lượng những phí tổn tài chính và môi trường nếu tiếp tục duy trì nguồn điện ―không sạch‖ này trong tương lai

Trang 17

Avgerinou và cộng sự (2015) nêu lên 5 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng dự báo phụ tải điện trở nên không sát với nhu cầu thực tế: (1) biến đổi điều kiện khí hậu, thời tiết; (2) chi phí sản xuất điện tăng; (3) hệ thống truyền tải cũ, lỗi thời dẫn đến hao phí điện tăng; (4) sự gia tăng dân số nhanh chóng; (5) nhu cầu tiêu dùng mới Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra sự thay đổi trong thị hiếu tiêu dùng đã dẫn đến sự khác biệt rất lớn trong việc tiêu thụ điện năng, cụ thể là sự thay đổi nhanh chóng công nghệ và định hướng phát triển của các hãng xe ô tô Sự ra đời hàng loạt của các dòng xe điện làm cho nhu cầu điện tiêu dùng tăng nhanh chóng mặt trong khoảng thập niên gần đây Do đó, hình thành một mạng lưới phụ tải điện thông minh là đích hướng đến mà các doanh nghiệp tư nhân ngành điện cần quan tâm và hình thành kịp thời để đáp ứng những thay đổi đáng kể của thị trường và xã hội

2.2 Các nghiên cứu trong nước

Nguyễn Thị Tuyết Nga (2006) trong nghiên cứu: ―Một số giải pháp chủ yếu nâng

cao hiệu quả kinh doanh bán điện của Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2006-2010” đã thực hiện nghiên cứu một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu

quả kinh doanh bán điện của Công ty Điện lực TP HCM trong giai đoạn 2006-2010 Với

cơ cấu chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một Thành viên vào cuối năm 2006 và đặc biệt trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành thị trường điện, mục tiêu đặt ra đối với Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh là phải làm sao đạt hiệu quả kinh doanh cao bởi vì hiệu quả kinh doanh chính là sự sống còn, là điều kiện tiên quyết

để Công ty tồn tại và phát triển Chính vì vậy, việc hệ thống hoá cơ sở lý luận có liên quan đến hiệu quả kinh doanh, trên cơ sở đó phân tích các nhân tố bên ngoài nhằm xác định cơ hội, nguy cơ cũng như những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh Kết hợp hài hòa cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu làm

cơ sở cho lập luận đưa ra các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn 2006-2010

―Hồ Anh Dũng (2007) trong nghiên cứu: ―Hoàn thiện về tổ chức và một số giải

pháp đều hành hoạt động của Công ty mẹ - EVN‖ cho thấy: ngành Điện lực Việt Nam với

nhiệm vụ vừa hoạt động SXKD vừa phục vụ công ích theo chủ trương phát triển kinh tế

Trang 18

xã hội đã được Đảng và Nhà nước giao Tuy nhiên, đứng trước nhu cầu về nguồn và lưới điện phân phối cho nền kinh tế thị trường (định hướng xã hội chủ nghĩa) ngày càng tăng cao, với tốc độ tăng trưởng khoảng 15-17%/năm cho đến năm 2015; đứng trước những thách thức khi nền kinh tế nước ta hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập AFTA, WTO, chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt; đòi hỏi ngành Điện lực phải không ngừng đổi mới về phương thức hoạt động và mô hình tổ chức Trong bối cảnh đó, việc EVN được hình thành trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên, là Tập đoàn kinh tế đa sở hữu, có trình độ công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; kinh doanh đa ngành, trong đó sản xuất và kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng, tài chính, ngân hàng, cơ khí điện lực là ngành kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo; làm nòng cốt để ngành công nghiệp điện lực Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả đang trở thành vấn đề cấp thiết trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Do đó, việc nghiên cứu "Hoàn thiện về tổ chức và một số giải pháp điều hành hoạt động của Công ty

mẹ - EVN" là rất cần thiết

Bài báo của Trần Đăng Khoa đăng trên Tạp chí về kinh tế và chính sách năng

lượng (2018) với nghiên cứu “N ng lực và hiệu quả của th tr ng tại Th tr ng phát

điện cạnh tranh tại Việt Nam” Nghiên cứu đã đi sâu vào hai khía cạnh chính của nghiên

cứu thị trường là hiệu quả và năng lực của thị trường Trong nghiên cứu này tác giả đã đưa ra hai mô hình tính toán quan trọng để thấy được sự hiệu quả của thị trường Mô hình

1 là kiểm tra hiệu quả thị trường; Mô hình 2 là kiểm tra hiệu quả thị trường và năng lực thị trường Từ hai mô hình trên tác giả đưa ra được những kết quả nhằm đánh giá chi tiết hơn hiệu quả thị trường Để phân tích năng lực thị trường tác giả đã chọn cụm nhà máy Phú Mỹ EVN cho bài nghiên cứu của mình Từ đó tác giả rút ra kết luận rằng VCGM không hiệu quả vì bằng chứng từ 35.000 giờ lấy mẫu cho thấy hiệu quả của VCGM không được chứng minh liên quan đến lý thuyết Fama Từ đó tác giả đã đưa ra những đề xuất kiến nghị: Thứ nhất, cơ chế giao dịch hợp đồng được thiết lập giống nhau cho tất cả các công ty thị trường nên được thay đổi thành một cơ chế giao dịch khác nhau Các mức

Trang 19

độ cao hơn nên được đặt cho các nhà máy có công suất lớn hơn; Thứ hai, về lâu dài, cơ chế giá chênh lệch được thiết lập khác nhau cho mỗi đơn vị phát điện nên được thay đổi thành sử dụng một mức giá trần cho toàn thị trường Cuối cùng, tất cả các thông tin thị trường và các quy trình pháp lý nên được thông báo như nhau cho tất cả đơn vị tham gia thị trường để tăng hiệu quả thị trường với năng lực thị trường giới hạn trong VCGM

Bài nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn (2020) về ―T ng c ng hiệu quả quản l

nhà n c về giá điện Việt Nam‖ Bài viết đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà

nước về giá điện ở Việt Nam trong thời gian qua cụ thể như hệ thống cơ chế, chính sách

cơ bản đầy đủ để hướng dẫn trình tự, thủ tục và hình thành giá các khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh điện; cơ chế quản lý giá điện phù hợp với hình thái thị trường và điều kiện kinh tế - xã hội tại thời điểm hiện nay Gía điện chịu ảnh hưởng của nhiều yếu

tố Nguyên tắc điều chỉnh giá tôn trọng nguyên tắc thị trường, phù hợp với đặc thù của ngành Điện Đồng thời, việc điều chỉnh giá điện dần dần được quy định theo hướng linh hoạt hơn, phù hợp với tín hiệu của thị trường (biến động các yếu tố đầu vào) nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý của Nhà nước; cơ chế quản lý nhà nước về giá điện hiện nay có chính sách hỗ trợ hiệu quả cho các đối tượng chính sách.‖

Nguyễn Việt Hưng (2021), dự báo phụ tải dựa trên hệ số đàn hồi giữa nhu cầu điện và GDP bằng phương pháp mô phỏng kịch bản trên cơ sở tham khảo các mô hình tương tự từ một số nước đang phát triển của khu vực châu Á trong các thập kỷ 80-90

mà không sử dụng kết quả trực tiếp từ nghiên cứu mối quan hệ giữa nhu cầu điện năng với các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp như tăng trưởng kinh tế, thu nhập, giá cả, giá các dạng nhiên liệu thay thế trên cơ sở các số liệu thống kê trong quá khứ của nước ta là thiếu chặt chẽ về mặt khoa học và sẽ không phản ảnh chính xác tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện trong giai đoạn phát triển sắp tới Trong giai đoạn vừa qua, thực tế có một số năm tốc độ tăng trưởng phụ tải không phù hợp với tỷ lệ tăng trưởng GDP Việc không xác định nguyên nhân gây ra sự bất thường trong tiêu thụ điện năng phụ tải sẽ làm cho công tác xây dựng kế hoạch năm và dự báo phụ tải trung hạn, dài hạn thiếu độ tin cậy Đặc biệt, nếu biết rõ nguyên nhân này có thể sẽ cho các nhà làm chính sách ngành điện một công

Trang 20

cụ điều tiết hữu hiệu vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa điều tiết sự tăng trưởng điện năng

Nguyễn Hoài Nam (2018) với đề tài “Phát tri n th tr ng điện lực tại Việt Nam”

Điểm mới của luận án là xây dựng một bức tranh theo lộ trình thời gian quá trình phát triển của ngành điện lực nói chung và phụ tải điện nói riêng từ ở các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới Trên cơ sở những bài học đúc rút ra được từ quá trình phân tích kinh nghiệm quốc tế, nghiên cứu đối chứng với quá trình phát triển của ngành điện lực trong nước Dựa trên các số liệu so sánh thực chứng, thị trường điện ở nước ta hiện nay

đã có sự thay đổi và nâng cấp hơn chất lượng dịch vụ điện so với trước đây; có sự cởi mở

và đa dạng hóa khi các công ty phát điện ngoài EVN ngày càng nhiều nhưng EVN hiện vẫn còn giữ vai trò độc quyền phụ tải điện và chi phối khá mạnh các khâu phát điện trong nước Dưới góc độ an ninh chính trị, điều này là tất yếu vì EVN bắt buộc phải điều phối ngành năng lượng trọng yếu của quốc gia nhưng cũng đặt ra không ít các thách thức khi tiếp tục duy trì mô hình độc quyền tích hợp dọc như hiện nay nếu xem xét trên góc độ kinh tế Nghiên cứu cũng dựa trên những đúc rút kinh nghiệm quốc tế để luận chứng rõ hơn việc cần thiết hình thành một thị trường cạnh tranh đúng nghĩa để nâng cao năng suất cũng như hiệu quả trong quá trình kinh doanh, sản xuất điện cho xã hội ―Mục tiêu của thị trường phát điện cạnh tranh bao gồm: i) ảm bảo cung cấp điện ổn định; ii) Thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực phát điện; iii) Nâng cao tính cạnh tranh trong khâu phát điện; và iv) Nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động phát điện, huy động nguồn điện và định giá phát điện Thị truờng phát điện cạnh tranh đuợc xây dựng theo mô hình thị trường tập trung chào giá theo chi phí biến đổi (Mandatory Gross Cost-Based Pool) Thị trường phát điện cạnh tranh được vận hành thí điểm từ 2012, bước đầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong thị trường điện tuy nhiên bên cạnh đó tác giả cũng nêu ra những vấn đề phát sinh phần lớn liên quan đến các điều kiện đặc thù của hệ thống điện và cơ cấu tổ chức ngành điện Việt Nam; các yếu tố như kĩ thật hay cơ sở hạ tầng, CNTT cũng có những khó khăn nhất định và rất nhiều các yếu tố bên ngoài đặc biệt là vấn đề nhiên liệu.‖

Trang 21

Nguyễn Thành Sơn (2020) với nghiên cứu “Vai tr quản l nhà n c về Th

tr ng điện Việt Nam” Nghiên cứu trên nền tảng đánh giá vai trò, tầm quan trọng của

ngành điện đối với quá trình phát triển các ngành kinh tế; tính sở hữu của EVN đặc trưng qua các khâu từ sản xuất, phát tải, phân phối điện Bên cạnh đó, nghiên cứu đánh giá rõ chức năng của cơ quan nhà nước ở các khâu đặc biệt là quá trình điều phối; gia tăng tính hiệu quả của phụ tải điện Các giải pháp đưa ra nhằm nâng cao tính lợi ích về mặt kinh tế của EVN song song hài hòa với lợi ích của người tiêu dùng

Đỗ Thị Hiệp (2014) trong nghiên cứu: ―Nghiên cứu các nhân tố ảnh h ng đến

kết quả hoạt động kinh doanh ngành điện, tr ng hợp nghiên cứu: công ty điện lực Đống Đa‖ Nghiên cứu tiếp cận vấn đề phân tích hoạt động kinh doanh ngành điện trên cơ sở

phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh điện năng tại các Công ty Điện lực làm nhiệm vụ phân phối Từ đó giúp nhà quản lý doanh nghiệp điện lực hiểu rõ hơn vai trò và mức độ quan trọng của các nhân tố đầu vào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Sử dụng số liệu chuỗi thời gian của Công ty Điện lực Đống Đa và phương pháp hồi quy, bài báo này sẽ làm rõ các vấn đề nghiên cứu

và đạt được các mục tiêu đề ra Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố (đầu vào) số lao động, lượng điện năng đầu nguồn ảnh hưởng đến (đầu ra) lượng điện năng thương phẩm

Hoàng Mạnh Tưởng (2021) trong nghiên cứu: “Hoàn thiện hệ thống giám sát và

phụ tải từ xa - Tr ng hợp tại nhà máy thủy điện Tr An” đã xây dựng một bức tranh về

nhu cầu phụ tải điện ở các tỉnh miền Nam qua các tháng trong năm Nghiên cứu cũng chỉ

rõ một thực trạng thiếu điện hiện nay mặc dù EVN hiện khá đa dạng trong tiếp cận các nguồn điện khác nhau như điện từ Tập đoàn dầu khí (PVN), Tập đoàn than khoáng sản (TKV) hay Tập đoàn Sông Đà,…Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu điện hiện nay đến

từ lý do dự báo phụ tải thường thấp hơn so với nhu cầu tiêu dùng thực tế ở các địa phương Mà một trong những lý do chính là chưa dự báo đủ và đúng tốc độ gia tăng nhu cầu dùng điện đặc biệt là giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19- khi số lượng doanh nghiệp mở cửa lại đông Mặc khác, sự biến động thất thường của thời tiết, nắng nóng kéo dài; điều kiện sống của người dân có sự cải thiện cũng là nguyên nhân làm cho nhu cầu phụ tải tăng nhanh Sự thiếu cân đối trong cung và cầu điện thời gian gần đây đặt

Trang 22

ra những nhu cầu cấp thiết của việc dự báo đúng phụ tải điện Từ đó có thể nói việc dự báo nhu cầu tiêu thụ điện là bài toán hết sức cần thiết trong quá trình vận hành, quy hoạch, phát triển, điều khiển tối ưu chế độ mạng điện,… Việc dự báo chính xác tốc độ phát triển phụ tải điện năng giúp quy hoặch phát triển và dự phòng phụ tải chính xác nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện cho nhu cầu phát triển của đất nước và đời sông nhân dân trong tương lai

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình hoạt động ngành điện tại điện lực tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2018-2023, từ đó đề xuất và kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa tình hình sản xuất, kinh doanh điện ở Tây Ninh ngày càng hiệu quả hơn thông qua dự báo phụ tải điện

3.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về ngành điện lực, hệ thống phụ tải điện

- Phân tích và đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh ngành điện tại điện lực tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2018-2023

- Dự báo lượng phụ tải điện ở Tây Ninh thời gian tới

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh từ ngành điện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

4 Đối tượng nghiên cứu

Ngành điện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

5 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu, giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên

quan đến ngành điện lực và phụ tải điện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

- Phạm vi th i gian: giai đoạn 2018-2023

- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Trang 23

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, tài liệu

Để phục vụ công tác nghiên cứu, các báo cáo, số liệu và tài liệu về ngành điện được thu thập từ các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2018-2023 như: Công ty Điện lựa Tây Ninh và các cơ quan tổ chức liên quan đã được thu thập, tổng hợp, phân tích và kết hợp theo từng mục tiêu, nội dung cụ thể của đề tài Các tài liệu này

đã cung cấp những thông tin số liệu chính thức về thực trạng thực hiện và quản lý các hoạt động về tình hình sản xuất điện và truyền tải điện của tỉnh Tây Ninh, thực trạng tiêu thụ điện ở Tây Ninh giai đoạn 2015-2023 Đồng thời các đánh giá, phân tích nhận định, định hướng chiến lược từ các tài liệu này cũng được thu thập, hệ thống hóa và phân tích trong đề tài

Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu liên quan, các giáo trình, sách tham khảo, tạp chí

và tài liệu trên internet cũng được thu thập phân tích làm cơ sở cho phát triển nội dung của đề tài

6.2 Phương pháp chuyên gia

Thông tin, số liệu, tài liệu sơ cấp được thu thập tập trung vào các vấn đề về quản

lý nhà nước đối với quá trình nâng cao tính hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội từ ngành điện

và các thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu Chuyên gia là những đối tượng có thâm niên làm việc 10 năm trở lên trong lĩnh vực Điện lực cũng như quản lý các hoạt động về ngành điện trên địa bàn Tỉnh Họ có trải nghiệm và nắm bắt khá rõ tình hình thực tiễn về hoạt động sản xuất, kinh doanh điện trên địa bàn Tây Ninh thời gian qua Việc sử dụng phương pháp chuyên gia sẽ giúp nghiên cứu tháo gỡ những khó khăn và có những giải pháp phù hợp với tình hình phát triển của Điện lực Tây Ninh thời gian qua

Với phương pháp chuyên gia, nghiên cứu xây dựng phiếu phỏng vấn dưới dạng câu hỏi bán cấu trúc, tiếp cận 10 chuyên gia ở các đơn vị khác nhau như các lãnh đạo thuộc công ty Điện lực Tây Ninh, các nhà quản lý, các nhà làm chính sách theo bảng câu hỏi được lập sẵn, sử dụng các phiếu khảo sát với phương thức tiếp cận ngẫu nhiên và thuận tiện

6.3.Phương pháp thống kê mô tả

Trang 24

Phương pháp thống kê là cách thức sử dụng nguồn dữ liệu sẵn có tại đơn vị hoặc dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát để tiến hành xử lý, sắp xếp theo một qui luật, trật tự

mà tác giả muốn trình bày để giải thích cho thực trạng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực điện lực tại tỉnh Tây Ninh được sáng rõ hơn bằng chính các kết quả đó Việc thống kê giúp cho người nghiên cứu cũng như người đọc có thể dự đoán một số nội dung, diễn biến có thể xảy ra trong tương lai đối với phạm trù đang tìm hiểu Phương pháp này được đánh giá là mang tính khách quan cao vì phản ánh thông qua những con số cũng như các kết quả cụ thể, rõ ràng

6.4 Phương pháp dự báo bằng mô hình ARIMA

Hai tác giả George Box & Gwilym Jenkins (1976) đã nghiên cứu mô hình tự hồi qui tích hợp trung bình trượt (Autoregressive Integrated Moving Average), viết tắt là ARIMA Tên của họ (Box-Jenkins) được dùng để gọi cho các quá trình ARIMA tổng quát áp dụng vào phân tích và dự báo các chuỗi thời gian Mô hình tự tương quan bậc p (viết tắt là AR(p)) là quá trình phụ thuộc tuyến tính của các giá trị trễ và sai số ngẫu nhiên được diễn giải như sau:

Yt = φ1Yt-1 +φ2Yt-2 +… +φpYt-p +δ +εt (1)

Mô hình trung bình trượt bậc q, viết tắt là MA(q), là quá trình được mô tả hoàn toàn bằng phương trình tuyến tính có trọng số của các sai số ngẫu nhiên hiện hành và các giá trị trễ của nó

Mô hình được viết như sau: Yt = μ +εt −θ1εt-1 −θ2εt-2 − −θqεt-q (2)

Mô hình tự tương quan tích hợp với trung bình trượt có dạng ARIMA (p,d,q), được xây dựng dựa trên 2 quá trình (1) và (2) được tích hợp Phương trình tổng quát là: Yt = φ1Yt-

1 + + φpYt-p +δ +εt −θ1εt-1 − −θqεt-q (3)

Phương pháp Box-Jenkins gồm bốn bước lặp là (i) Nhận dạng mô hình thử nghiệm, (ii) Ước lượng, (iii) Kiểm định bằng chẩn đoán và (iv) Dự báo, được trình bày dưới đây:

Bước 1: Nhận dạng mô hình Nhận dạng mô hình ARIMA (p,d,q) là việc tìm các

giá trị thích hợp của p, d và q Với d là bậc sai phân của chuỗi thời gian được khảo sát, p

là bậc tự hồi qui và q là bậc trung bình trượt Việc xác định p và q sẽ phụ thuộc vào các

đồ thị SPAC = f(t) và SAC = f(t), với SAC là hàm tự tương quan của mẫu (Sample

Trang 25

Autocorrelation) và SPAC là hàm tự tương quan từng phần của mẫu (Sample Partial Autocorrelation) Việc lựa chọn mô hình AR(p) phụ thuộc vào đồ thị SPAC nếu nó có giá trị cao tại các độ trễ 1, 2, , p và giảm đột ngột sau đó, đồng thời dạng hàm SAC tắt lịm dần Tương tự, việc chọn mô hình MA(q) dựa vào đồ thị SAC nếu nó có giá trị cao tại độ trễ 1, 2, , q và giảm mạnh sau q, đồng thời dạng hàm SPAC tắt lịm dần

Bước 2: Ước lượng các thông số của mô hình ARIMA (p, d, q) Các tham số của

mô hình ARIMA sẽ được ước lượng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất

Bước 3: Kiểm tra chẩn đoán mô hình Sau khi xác định các tham số của quá trình

ARIMA, điều cần phải làm là tiến hành kiểm định xem số hạng sai số et của mô hình có

phải là một nhiễu trắng (white noise) hay không Đây là yêu cầu của một mô hình tốt (Wang & Lim, 2005)

Bước 4: Dự báo: Dựa trên phương trình của mô hình ARIMA, tiến hành xác định

giá trị dự báo điểm và khoảng tin cậy của dự báo

6.5.Phương pháp tổng hợp phân tích thông tin

Trong quá trình thực hiện đề tài, sử dụng phương pháp tổng hợp thông tin như: Bảng thống kê: Các số liệu thu thập đã được sắp xếp một cách khoa học, có định hướng

và theo từng mục đích cụ thể Vì vậy, bảng thống kê giúp cho việc đánh giá, so sánh, đối chiếu được thuận tiện và linh hoạt

Biểu đồ, hình vẽ: các loại biểu đồ, hình vẽ được sử dụng trong đề tài này là biểu đồ hình tròn, biểu đồ cột

Trong quá trình thực hiện đề tài, sử dụng các phần mềm tin học như Excel để phân tích xử lý số liệu, phục vụ cho đề tài

7 Đóng góp của luận văn

- “ Về mặt l luận: Luận văn góp phần làm rõ tính phổ quát và tính đặc thù của

ngành điện, thực trạng phụ tải điện và cách thức sản xuất kinh doanh ngành điện ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nói riêng

- Về mặt thực tiễn: Luận văn là công trình nghiên cứu có sự gắn kết giữa phân

tích lý luận với tổng kết thực tiễn địa phương Vì vậy, có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc hoàn chỉnh, hoàn thiện chính sách, khắc phục những hạn chế, bất cập trong

Trang 26

công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật về điện lực, cũng như việc hoạch định các chủ trương, chính sách về quản lý nhà nước bằng pháp luật về điện năng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong những năm tới, cũng như là nguồn tư liệu tham khảo cho những người nghiên cứu các đề tài liên quan đến điện lực

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các hình vẽ và bảng biểu, kết cấu luận văn bao gồm 3 chương:

Luận văn có 3 chương, gồm:

Chương 1 Cơ sở lý luận về phụ tải điện, hiệu quả sản xuất kinh doanh điện

Chương 2 Thực trạng về sản xuất kinh doanh điện và dự báo phụ tải điện tỉnh

Tây Ninh

Chương 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh điện trên địa bàn tỉnh

Tây Ninh

Trang 27

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỤ TẢI ĐIỆN, HIỆU QUẢ SẢN

XUẤT KINH DOANH NGÀNH ĐIỆN

1.1.Cơ sở lý luận về phụ tải điện

1.1.1 Khái niệm phụ tải điện

―Thực tế trong xí nghiệp có rất nhiều loại máy khác nhau, với các công nghệ khác nhau; đồng thời trình độ sử dụng chúng cũng rất khác nhau và với nhiều yếu tố khác dẫn tới sự tiêu thụ công suất của các thiết bị điện không bao giờ bằng công suất định mức của chúng và luôn luôn thay đổi Chính vì lý do đó phụ tải điện, đại lượng đo bằng tổng công suất tiêu thụ của các thiết bị điện trong một thời điểm, là một đại lượng biến đổi và xác định được phụ tải điện gặp rất nhiều khó khăn Nhưng phụ tải điện lại là một thông

số quan trọng để lựa chọn các thiết bị của hệ thống điện

Theo Trần Công Thương (2019): phụ tải điện là một hàm của nhiều yếu tố theo thời gian P(t), và vì vậy chúng không tuân thủ theo một quy luật nhất định

Công suất mà ta xác định được bằng cách tính toán gọi là phụ tải tính toán Ptt Nếu xác định phụ tải tính toán nhỏ hơn phụ tải thực tế thường dẫn đến các sự cố hoặc làm giảm tuổi thọ các thiết bị, là nguy cơ tiềm ẩn cho các sự cố tai nạn sau này Nếu xác định phụ tải tính toán lớn hơn phụ tải thực tế sẽ gây lãng phí do các thiết bị không được khai thác, sử dụng hết công suất.‖

1.1.2 Đặc tính của phụ tải điện

―Mỗi phụ tải có các đặc trưng riêng và các chỉ tiêu xác định điều kiện làm việc của mình mà khi cấp điện cần phải được thoả mãn hoặc chú ý tới

Trang 28

Trong đó: ηđm - hiệu suất định mức của động cơ thường lấy là 0,8 ÷ 0,85 (với động cơ không đồng bộ không tải) Tuy vậy với các động cơ công suất nhỏ và nếu không cần chính xác lắm thì có thể lấy Pđ ≈ Pđm

b/ Điện áp đ nh mức

Điện áp định mức Uđm của phụ tải phải phù hợp với điện áp của mạng điện Trong

xí nghiệp có nhiều thiết bị khác nhau nên cũng có nhiều cấp điện áp định mức của lưới điện

+ Điện áp một pha: 12; 36 V sử dụng cho mạng chiếu sáng cục bộ hoặc các nơi nguy hiểm

+ Điện áp ba pha: 127/220; 220/380; 380/660V cung cấp cho phần lớn các thiết bị của xí nghiệp (cấp 220/380V được dùng rộng rãi nhất)

+ Cấp 3; 6; 10 kV: dùng cung cấp cho các lò nung chảy; các động cơ công suất lớn

Ngoài ra còn có cấp 35, 110 kV dùng để truyền tải hoặc cung cấp điện cho các thiết bị đặc biệt (công suất cực lớn) Với thiết bị chiếu sáng yêu cầu chặt chẽ hơn nên để thích ứng với việc sử dụng ở các vị trí khác nhau trong lưới Thiết bị chiếu sáng thường được thiết kế nhiều loại khác nhau trong cùng một cấp điện áp định mức Ví dụ

ở mạng 110 V có các loại bóng đèn 100; 110; 115; 120; 127V

c/ Tần số:

Do qui trình công nghệ và sự đa dạng của thiết bị trong xí nghiệp nên các thiết bị được sử dụng với dòng điện với tần số rất khác nhau từ f = 0 Hz (thiết bị một chiều) đến các thiết bị có tần số hàng triệu Hz (thiết bị cao tần) Tuy nhiên chúng vẫn chỉ được cấp điện từ lưới có tần số định mức 50 (hoặc 60 Hz) thông qua các máy biến tần

Trang 29

1.1.3 Dự báo phụ tải điện

Trong quá trình sản suất, phụ tải của xí nghiệp phát triển không ngừng Để đáp ứng liên tục nhu cầu dùng điện, cần phải biết trước được nhu cầu điện trong nhiều năm trước mắt của xí nghiệp Để dự trù công suất và điện năng của hệ thống cần phải lập kế hoạch phát triển hệ thống cung cấp điện xí nghiệp hay dự báo phụ tải

Có nhiều phương pháp dự báo, thông thường với 3 cách phổ biến nhất là phương

pháp ngoại suy; phương pháp chuyên gia; phương pháp mô hình hoá Cụ thể:

1.1.3.1 Cách 1: Phương pháp ngoại suy

Phương pháp ngoại suy là xây dựng quy luật phát triển của phụ tải điện trong quá khứ căn cứ vào số liệu thống kê trong thời gian đủ dải Sau đó kéo dài qui luật đó vào tương lai, (trên cơ sở giả thiết rằng qui luật phát triển phụ tải điện trong tương lai)

Số liệu phụ tải điện quá khứ sử dụng cho phương pháp ngoại suy:

a) Đối với dự báo nhu cầu phụ tải điện năm: Các số liệu thống kê về công suất, điện năng tiêu thụ trong ít nhất 05 năm trước gần nhất;

b) Đối với dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng: Các số liệu thống kê về công suất, điện năng tiêu thụ của tháng cùng kỳ năm trước và ít nhất 03 tháng trước gần nhất;

c) Đối với dự báo nhu cầu phụ tải điện tuần: Các số liệu thống kê về công suất, điện năng tiêu thụ trong ít nhất 04 tuần trước gần nhất;

d) Đối với dự báo nhu cầu phụ tải điện ngày: Các số liệu thống kê về công suất, điện năng tiêu thụ trong ít nhất 07 ngày trước Trường hợp ngày lễ, tết phải sử dụng các

số liệu của các ngày lễ, tết năm trước;

đ) Đối với dự báo nhu cầu phụ tải điện giờ: Các số liệu thống kê về công suất, điện năng tiêu thụ trong ít nhất 48 giờ cùng kỳ tuần trước

1.1.3.2 Cách 2: Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia trong dự báo phụ tải điện được sử dụng trong trường hợp

có nhiều yếu tố không ổn định thì sử dụng phương pháp chuyên gia có tham khảo ý kiến của hội đồng tư vấn Việc lấy ý kiến được tiến hành theo các bước sau:

1 Chuyên gia cho điểm theo từng tiêu chuẩn Mỗi tiêu chuẩn có một thang điểm thống nhất

Trang 30

2 Lấy trọng số của các ý kiến của hội đồng tư vấn để tổng hợp

1.1.3.3 Cách 3: Phương pháp mô hình hóa

Phương pháp này xác định mối tương quan giữa nhu cầu tiêu thụ điện (công suất, điện năng) của phụ tải với các yếu tố ảnh hưởng quan trọng (tăng trưởng kinh tế, giá điện, thời tiết, tỷ giá…) Mối tương quan này được phản ánh qua hai loại phương trình như sau:

1 Phương trình dạng tuyến tính

(1) Trong đó:

- n là số thống kê quá khứ (số năm, tháng, tuần, ngày);

- a0, ai là các hệ số;

- Xi là số liệu quá khứ của các yếu tố ảnh hưởng quan trọng (tăng trưởng kinh tế, giá điện, thời tiết, tỷ giá…);

- Y là hàm số điện năng, công suất của năm (tháng, tuần, ngày, giờ)

2 Phương trình dạng phi tuyến:

(2) Trong đó:

- n là số thống kê quá khứ (số năm, tháng, tuần, ngày);

- a0, ai là các hệ số;

- Xi là số liệu quá khứ của các yếu tố ảnh hưởng quan trọng (tăng trưởng kinh tế, giá điện, thời tiết, tỷ giá…);

- Y là hàm số điện năng, công suất của năm (tháng, tuần, ngày, giờ)

Dạng phương trình 2 có thể đưa về dạng phương trình 1 bằng cách lấy logarit 2 vế Việc lựa chọn hàm hồi quy được tiến hành trên cơ sở so sánh các hệ số tương quan, hệ số tương quan của dạng phương trình nào lớn thì chọn dạng phương trình đó

Trang 31

1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành điện

1.2.1 Đặc điểm cơ bản ngành điện

Ngành điện là ngành có những đặc thù riêng khác với nhiều loại hàng hoá của các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân Sản phẩm của ngành điện là điện năng (đơn vị tính: kWh) Khác với các loại hàng hoá khác, quá trình sản xuất (phát điện), lưu thông, phân phối, truyền tải, kinh doanh và tiêu thụ (quá trình chuyển hoá năng lượng điện thành dạng năng lượng khác) được diễn ra đồng thời trong cùng một thời gian Chính vì lẽ đó điện năng không có tồn kho, tích trữ và cũng không có bán thành phẩm, phế phẩm Điện năng sản xuất theo nhu cầu, sản xuất bao nhiêu, tiêu thụ bấy nhiêu Tính đồng thời của quá trình sản xuất, phân phối, kinh doanh và tiêu thụ điện đòi hỏi các khâu sản xuất phải được tiến hành chặt chẽ, đồng bộ có sự phối hợp ăn khớp chặt chẽ trong toàn bộ quá trình

từ sản xuất đến tiêu dùng

Từ đầu tư xây dựng nguồn điện, truyền tải điện, phân phối điện năng ở nước ta hiện nay đều do Nhà nước quản lý và hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định Trong đó Nhà nước quy định và trực tiếp quản lý là giá bán điện, theo dõi kiểm tra chặt chẽ quá trình mua bán điện

Điện là loại sản phẩm có thể sản xuất bằng nhiều công nghệ khác nhau như công nghệ về thủy điện, nhiệt điện, điện hạt nhân, các nguồn năng lượng tự nhiên như mặt trời, gió,…nhưng chất lượng điện là đồng nhất

Với địa bàn quản lý rộng, số lượng khách hàng lớn, công nghệ sử dụng phức tạp,

để điều hành quá trình sản xuất phân phối và kinh doanh điện năng đòi hỏi phải có một

hệ thống quản lý tập trung Do đó, ngành điện đòi hỏi kỹ thuật cao kể cả trong quá trình truyền tải, phân phối cũng như kinh doanh điện năng và số lượng lao động lớn

Điện là ngành sản xuất tập trung nhưng tiêu dùng phân tán, đòi hỏi mạng lưới điện trải rộng theo chiều dài đất nước và đi vào các cụm dân cư, điều này đồng nghĩa với việc hao tổn điện năng trên đường tải và khó khăn trong công tác quản lý và tiêu dùng điện Bên cạnh đó, công tác duy trì, bảo dưỡng phải được tiến hành thường xuyên và chi phí lớn do ảnh hưởng của công nghệ, thời tiết

Trang 32

Về vấn đề tiêu thụ: Việc mua bán điện diễn ra giữa bên bán và bên mua Bên mua điện quan hệ với bên bán điện bằng một hợp đồng kinh tế "Mua bán điện" và được làm các thủ tục kỹ thuật đấu nối phụ tải với nguồn điện Trong kinh doanh điện năng, đầu vào chính là quá trình ghi điện đầu nguồn (do Công ty mua bán điện - EVN bán) và đầu ra chính là việc ghi điện tại các công tơ của các khách hàng sử dụng điện Việc mua bán điện diễn ra đồng thời ở nhiều nơi nên rất khó khăn trong quá trình quản lý Bên cạnh đó

là việc khách hàng sử dụng trước trả tiền sau cũng là đặc tính riêng của hoạt động kinh doanh bán điện Sau khi khách hàng tiêu thụ một lượng điện năng nhất định thể hiện trên công tơ đo đếm điện năng thì ngành điện mới xác định được doanh thu và từ đó mới tiến hành công tác thu tiền bán điện

Về phương diện đo đếm cũng mang tính chất đặc biệt, mỗi khách hàng phải dùng công tơ đo đếm riêng Công tơ này được niêm phong, niêm chì sau khi đã qua thí nghiệm cân chỉnh đạt được tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo quy định của Nhà nước Với tầm quản lý rộng và hết sức khó khăn, vì thế chất lượng và kỹ thuật đo đếm có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng điện bán ra

Điện là ngành thuộc nhóm ngành Công nghiệp nặng, do vậy cũng như các ngành Công nghiệp nặng khác ngành điện đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn Ngoài các chi phí đầu tư

để xây dựng các nhà máy phát điện, còn bao gồm chi phí đầu tư để xây dựng hệ thống truyền tải điện (máy biến áp + thiết bị bảo vệ + hệ thống dây dẫn…), chi phí đầu tư công

tơ điện, chi phí về lao động v.v… Hiện nay, ngành điện đang phải đứng trước một thực tế

là phải đầu tư rất lớn để phát triển lưới điện lên vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng dân tộc ít người, biên giới, hải đảo… nhằm thực hiện chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước nhưng hiệu quả kinh doanh không cao do chi phí lớn mà nguồn thu không đáng kể, không bù đắp đủ chí phí vận hành và khấu hao thiết bị

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta, doanh nghiệp kinh doanh điện năng có 06 đặc thù như sau:

- Do là doanh nghiệp độc quyền, kinh doanh hàng hóa đặc biệt là điện năng nên

tính chất phục vụ được coi là điểm quan trọng, doanh nghiệp vừa kinh doanh điện năng vừa phục vụ lợi ích công cộng

Trang 33

- Ngành điện thuộc sở hữu nhà nước (gồm phát điện, truyền tải, phân phối), doanh

nghiệp hoạt động SXKD theo mô hình tập đoàn, hoạt động theo cơ chế thị trường, ngành điện chuyển dần từ hình thức sở hữu đơn nhất là nhà nước thành sở hữu của nhiều thành phần kinh tế Tuy nhiên đối với đa số các Điện lực tỉnh, Nhà nước vẫn là chủ sở hữu 100% vốn, đây là DNNN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh điện năng

- Là doanh nghiệp kinh doanh nên việc quản lý kinh doanh điện năng phải đảm bảo

đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa không ngừng nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm điện, vừa giảm thiểu lượng điện năng tổn thất nhằm đảm bảo sản lượng điện thương phẩm ngày càng cao

- Ở nước ta hiện nay, giá bán điện năng do Chính phủ quy định tùy theo mục đích

sử dụng, cấp điện áp, thời điểm sử dụng điện năng nên việc vận dụng các quy luật kinh tế thị trường trong kinh doanh điện năng phải kết hợp hài hòa các lợi ích: chính trị, xã hội; toàn nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp

- Việc tổ chức kinh doanh điện năng phải có hiệu quả trên một địa bàn rộng khắp cả

nước và phục vụ tới từng hộ dân cư, từ miền núi đến hải đảo, từ thành thị đến nông thôn

- Doanh nghiệp phải phục vụ số lượng lớn khách hàng với yêu cầu và nhu cầu rất đa

dạng.‖

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh ngành điện

Ngành Điện là một ngành kinh tế đặc biệt, có công nghệ hiện đại với kỹ thuật cao, hoàn toàn khác với các doanh nghiệp kinh doanh khác EVN không chỉ làm kinh doanh đơn thuần mà còn thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội, đó là đảm bảo đủ điện cho sự phát triển đất nước và đời sống nhân dân Theo Đinh Xuân Bách (2023) trong nghiên

cứu: “Phát tri n th tr ng điện cạnh tranh tại Việt Nam”, việc đánh giá hiệu quả sản

xuất kinh doanh ngành điện cần dựa trên những tiêu chí mang tính chất đặc thù, trên cơ

sở đảm bảo các tiêu chí sau:

Thứ nhất, tiêu chí điện thương phẩm (kWh)

Chỉ tiêu điện thương phầm là sản lượng điện thương phẩm tính bằng KWh đã bán cho khách hàng sử dụng điện, bao gồm 5 thành phần phụ tải như sau: Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản; Công nghiệp - Xây dựng; Thương nghiệp - Khách sạn - Nhà hàng;

Trang 34

Quản lý và tiêu dùng dân cư và các hoạt động khác Chỉ tiêu này sẽ tác động trực tiếp lớn nhất đến doanh thu và lợi nhuận hoạt động SXKD điện năng của Điện lực Nó phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng điện năng của khách hàng trên địa bàn

Thứ hai, tiêu chí giá bán điện bình quân (đồng/kWh)

Chỉ tiêu giá bán điện bình quân của năm được tính bằng cách lấy tổng doanh thu bán điện của năm chia cho tổng sản lượng điện thương phẩm của năm, đơn vị tính là đồng/kWh Cũng giống như chỉ tiêu điện thương phẩm, chỉ tiêu giá bán điện bình quân sẽ tác động trực tiếp đến doanh thu trong hoạt động SXKD điện năng của ngành điện

Thứ ba, tiêu chí tỷ lệ tổn thất điện năng (%)

Tỷ lệ tổn thất điện năng là tỷ lệ sản lượng điện bị tổn hao do quá trình truyền tải và phân phối điện đến khách hàng sử dụng điện Đối với một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện năng thì một nhân tố tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh là tổn thất điện năng Tổn thất điện năng có 2 dạng:

+ Tổn thất điện năng kỹ thuật: Do công tác quản lý hệ thống đường dây, trạm biến

áp quá tải, lạc hậu, kết cấu lưới điện phân phối không phù hợp, phụ tải phân bố không đều theo mùa, thời điểm,…

+ Tổn thất thương mại: Do người tiêu dùng câu móc trộm bằng nhiều biện pháp khác nhau, hệ thông đo đếm điện năng không chính xác…

Thứ tư, tiêu chí thời gian mất điện bình quân-SAIDI (phút)

Chỉ tiêu thời gian mất điện bình quân (SAIDI: System Average Interruption Duration Index) là một trong các chỉ tiêu cơ bản của độ tin cậy cung cấp điện, chỉ tiêu

này phản ánh rõ thời gian bình quân mất điện của khách hàng trong một năm

Thứ năm, doanh thu bán điện (đồng)

Doanh thu bán điện là tổng số tiền thu được từ khách hàng do hoạt động kinh

doanh điện năng

Thứ sáu, tiêu chí nhận thầu thi công (sản xuất khác)

Hoạt động sản xuất khác bao gồm: công tác tư vấn thiết kế, giám sát, quản lý dự án

và thi công các công trình xây dựng mới, cải tạo, di dời đường dây và trạm biến áp của các tổ chức cá nhân và khách hàng sử dụng điện Ngoài nhiệm vụ kinh doanh điện năng

Trang 35

thì hoạt động sản xuất khác cũng đem lại nguồn lợi nhuận cho ngành điện trong quá trình hoạt động

Thứ bảy, dịch vụ khách hàng

Mặc dù là lĩnh vực độc quyền nhưng để hoạt động kinh doanh thực sự hiệu quả, điện lực có những chính sách cụ thể nhằm thăm dò và nắm bắt những thị hiếu cũng như nhu cầu khác nhau của các đối tượng khách hàng Hướng đến thiết lập một ngành điện lực ngành các hiện đại, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành điện

“ 1.2.3.1.Các yếu tố vĩ mô

Tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế tăng trưởng sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng điện không những trong các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế mà còn trong cả đời sống sinh hoạt của người dân Do đó, để đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện năng ngày một tăng của nền kinh tế đòi hỏi ngành điện phải ―đi trước một bước‖

Chế độ chính sách của Nhà nước: Chế độ chính sách của Nhà nước tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh Sự tác động này nhiều kênh: Chế độ thuế, lãi suất ngân hàng, chính sách đầu tư, tu bổ các công trình điện, chính sách thu hút đầu tư của nước ngoài đối với ngành điện, Ngoài ra, kinh doanh điện năng còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách xã hội khác như: Chính sách xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế vùng cao, biên giới hải đảo, chính sách điện phục vụ nông nghiệp, nông thôn,

Lạm phát: Đây là nhân tố khách quan làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nó tác động đến cả đầu ra là doanh thu hàng hoá, dịch vụ và tác động đến đầu vào là giá trị vốn, nguyên liệu hàng hoá và chi phí để tạo ra kết quả đó

1.2.3.2.Các yếu tố vi mô

Lực lượng lao động: Đối với bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nào

của nền kinh tế, lực lượng lao động đóng vai trò then chốt trong hoạt động SXKD Trình

độ, năng lực của người lao động là nhân tố tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Có thể coi việc bố trí lao động phù hợp trong kinh doanh là điều kiện cần

để kinh doanh đạt hiệu quả Đây còn là điều kiện để doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất hiện đại tạo ra khả năng cạnh tranh tốt cho doanh nghiệp

Trang 36

Tổ chức lao động: Việc bố trí lao động hợp lý, làm việc theo đúng ngành nghề

mà mình đã được đào tạo nên có thể phát huy hết năng lực, từ đó sẽ làm tăng NSLĐ nâng cao hiệu quả SXKD

Bộ máy quản lý: Ngành điện có số lượng khách hàng rất lớn, địa bàn kinh doanh

rộng trên khắp cả nước nên việc quản lý là khó khăn Do vậy, với một cơ cấu tổ chức hợp

lý sẽ giúp ngành điện có thể tiến hành SXKD và quản lý hoạt động SXKD điện năng một cách có hiệu quả

Cơ sở vật chất kỹ thuật: Đây là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ cho

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nó sẽ đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở khả năng sinh lời của tài sản

Tình hình tài chính: Với khả năng tài chính mạnh, ngành điện mới có thể tự chủ

trong hoạt động SXKD, cải tiến kỹ thuật, đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, giải quyết nguồn vốn là một bài toán khó đối với ngành điện Hàng năm, vấn đề thiếu điện trầm trọng buộc ngành điện phải cắt giảm luân phiên, việc vay vốn nhiều hay kêu gọi đầu tư vào các nhà máy thủy điện, nhiệt điện và sắp tới đây là điện hạt nhân, điện năng được sản xuất từ năng lượng mặt trời, năng lượng gió,… sẽ chi phối không nhỏ hoạt động SXKD của ngành điện ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh

Trình độ công nghệ: Điện năng là một loại sản phẩm hàng hoá đặc biệt, muốn

mua bán điện năng cần phải xây dựng đường dây tải điện từ nơi sản xuất đến tận hộ tiêu thụ Hệ thống lưới điện là phương tiện truyền tải đơn giản, hiệu quả, nhưng nó đặt ra vấn

đề về mặt an toàn đến tính mạng con người khi tiếp xúc với điện Vì vậy công nghệ sản xuất cũng như truyền tải điện năng đòi hỏi yêu cầu cao nhất về mặt chất lượng vật liệu dẫn, cách điện và hệ số an toàn cho toàn bộ hệ thống công trình theo nó

Chiến lược phát triển: Chiến lược mang tính lâu dài, nó đưa ra mục tiêu tổng

quát, to lớn cho sự phát triển ngành điện Những vấn đề như đáp ứng 100% số hộ dân có điện, đưa mức tiêu thụ điện lên 1.000 kWh/người năm, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá… không thể thực hiện trong thời gian ngắn Để làm được như vậy ngành điện cần phải có chiến lược cho một thời kỳ

Trang 37

dài, như thế mới đủ thời gian huy động nguồn lực: vốn, lao động, công nghệ,… cần thiết phục vụ cho sự phát triển ngành Một chiến lược phát triển đúng đắn sẽ là nhân tố đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững cho ngành điện.‖

1.3 Tổ chức, hoạt động của Công ty Điện lực Tây Ninh

Về định hướng hoạt động

Công ty Điện lực Tây Ninh (viết tắt là PCTN) là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực Miền Nam (viết tắt là SPC) được thành lập theo Quyết định số 235/QĐ-EVN ngày 14 tháng 4 năm 2010 Công ty được tổ chức và hoạt động theo loại hình chi nhánh của Tổng công ty, có nhiệm vụ thực hiện một phần chức năng của Tổng công ty và chức năng đại diện theo ủy quyền; tuân thủ quy định theo pháp luật và hệ thống quy chế quản

lý nội bộ hiện hành của Tổng công ty Công ty được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước

và nước ngoài theo các quy định của pháp luật có liên quan

Ninh, tỉnh Tây Ninh

- Số điện thoại: (0276) 3611705 Fax: (0276) 2220222

- Website: http://pctayninh.evnspc.vn Email: Tayninhpc@evnspc.vn

Về các chức năng, nhiệm vụ của Công ty Điện lực Tây Ninh

- Sản xuất, phân phối, kinh doanh điện năng Đầu tư phát triển lưới điện có tính chất phân phối;

- Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hoá thuộc các công trình lưới điện đến cấp điện 110kV có tính chất phân phối;

- Chế tạo và sửa chữa thiết bị điện; gia công cơ khí các loại phụ kiện;

Trang 38

- Tư vấn khảo sát, thiết kế, lắp đặt, lập dự toán và giám sát thi công các công trình lưới điện có cấp điện áp đến 110kV;

- Tư vấn lập dự án đầu tư, đấu thầu đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 110kV;

- Thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện đến cấp điện áp 110kV;

- Kiểm định, hiệu chỉnh, thử nghiệm, lắp đặt, kiểm tra: các loại thiết bị điện, phương tiện đo lường điện, dụng cụ đo lường, trang thiết bị điện, bảo vệ, điều khiển; Thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện Hoạt động tự động hóa và điều khiển Đầu tư phát triển các dự án năng lượng mới, năng lượng tái tạo;

- Kiểm định an toàn kỹ thuật cho các thiết bị, dụng cụ điện

- Xây lắp đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 110kV;

- Xây lắp, giám sát các công trình viễn thông - công nghệ thông tin;

- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp;

- Kinh doanh vật tư, thiết bị điện;

- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô, đường thủy nội địa Kinh doanh vận tải biển Dịch vụ thi công cơ giới;

- Cho thuê mặt bằng, văn phòng, cơ sở hạ tầng điện lực;

- Kinh doanh các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật

- Thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác do Tổng công ty giao

Về quản lý vốn và tài sản

PCTN được SPC giao vốn, tài sản và các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ Tổng công ty giao, có trách nhiệm sử dụng tài sản, vốn, quỹ đúng mục đích, đúng chế độ, bảo toàn và phát triển vốn, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước, với Tổng công ty theo quy định của pháp luật và quy chế phân cấp của Tổng công ty

Đến thời điểm 31/12/2023, SPC giao cho PCTN quản lý tổng giá trị tài sản là 1.563.268.031.731 đồng, trong đó Tài sản cố định là 1.262.007.367.832 đồng Tổng nguồn vốn là 1.563.268.031.731 đồng, trong đó Vốn đầu tư của Chủ sở hữu là 382.362.588.310 đồng

Trang 39

Hình 1.1 Giá trị tài sản PCTN quản lý tính đến 31/12/2023

Giám đốc Công ty: Giám đốc Công ty do Hội đồng thành viên Tổng công ty bổ

nhiệm, là người điều hành cao nhất mọi mặt hoạt động của Công ty, trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng công ty về mọi hoạt động của Công ty

Các Phó Giám đốc Công ty: là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc uỷ

nhiệm hay uỷ quyền một số vấn đề thuộc quyền hạn của Giám đốc Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc về phần việc được phân công phụ trách

Văn Phòng: là bộ phận tham mưu cho lãnh đạo Công ty điều hành các mặt hoạt

động hàng ngày trong lĩnh vực thư ký tổng hợp, văn thư - lưu trữ, hành chính - quản trị, thông tin tuyên truyền, quảng bá thương hiệu theo đúng quy định hiện hành và theo phân cấp của SPC

Phòng Kế hoạch -Vật tư: là bộ phận tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong công

tác kế hoạch SXKD, kế hoạch đầu tư xây dựng và sản xuất khác; tham mưu thực hiện công tác mua sắm, tiếp nhận, điều động, cấp phát, theo dõi quản lý vật tư thiết bị trong Công ty và các Điện lực trực thuộc theo đúng quy định hiện hành và theo phân cấp của SPC

1262

302

Tài sản cố định Tài sản khác

Trang 40

Phòng Tổ Chức - Nhân sự: là bộ phận tham mưu cho lãnh đạo Công ty điều hành

công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, lao động tiền lương, các chế độ chính sách cho cán bộ; công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, thi đua khen thưởng và văn hóa doanh nghiệp theo đúng quy định hiện hành và theo phân cấp của SPC

Phòng Kỹ thuật: là bộ phận tham mưu cho lãnh đạo Công ty chỉ đạo điều hành

công tác quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành lưới điện; công tác sửa chữa lớn, công tác sáng kiến, công tác môi trường Nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào các hoạt động SXKD của Công ty

Phòng Tài chính – Kế toán: là bộ phận tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty

trong việc quản lý tài chính và tổ chức hạch toán kế toán của Công ty đúng với các chế

độ, chính sách, thể lệ về quản lý tài chính và hạch toán kế toán của Nhà nước, EVN và SPC

Phòng Thanh tra, Kiểm tra và Pháp chế: Là bộ phận tham mưu cho lãnh đạo

Công ty thực hiện công tác quản lý, chỉ đạo điều hành công tác thanh tra, bảo vệ, pháp chế, quốc phòng an ninh, phòng chống tham nhũng trong toàn Công ty đúng theo quy định pháp luật

Phòng Kinh doanh: Là bộ phận tham mưu cho Lãnh đạo Công ty trong công tác

kinh doanh điện năng và công tác điện nông thôn theo đúng quy định của Nhà nước, EVN và SPC Tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong công tác quản lý, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát hoạt động mua bán điện, sử dụng điện và thực hiện chương trình sử dụng năng lượng (điện) tiết kiệm và hiệu quả theo quy định của pháp luật

Phòng An toàn: Là bộ phận tham mưu cho Lãnh đạo PCTN trong việc chỉ đạo,

điều hành, quản lý công tác kỹ thuật an toàn, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh lao động của Công ty theo đúng chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước và các quy phạm, quy trình, quy định của ngành

Phòng Quản lý đầu tư: Là bộ phận tham mưu cho Lãnh đạo Công ty Điện lực

trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm: công tác thẩm định, công tác quản lý đấu thầu, công tác quản lý dự án (quản lý chất lượng và quản lý tiến độ công trình) và công tác hướng dẫn nghiệp vụ

Ngày đăng: 23/10/2024, 16:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Giá trị tài sản PCTN quản lý tính đến 31/12/2023 - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Điện thông qua dự báo phụ tải Điện tỉnh tây ninh
Hình 1.1. Giá trị tài sản PCTN quản lý tính đến 31/12/2023 (Trang 39)
Hình 1.2. Bộ máy tổ chức Công ty Điện lực Tây Ninh - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Điện thông qua dự báo phụ tải Điện tỉnh tây ninh
Hình 1.2. Bộ máy tổ chức Công ty Điện lực Tây Ninh (Trang 42)
Hình 2.1. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trên địa bàn Tây Ninh - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Điện thông qua dự báo phụ tải Điện tỉnh tây ninh
Hình 2.1. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trên địa bàn Tây Ninh (Trang 52)
Hình 2.2. Sự biến động điện thương phẩm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Điện thông qua dự báo phụ tải Điện tỉnh tây ninh
Hình 2.2. Sự biến động điện thương phẩm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn (Trang 54)
Hình 2.3. Biểu đồ điện thương phẩm phân bổ cho các nhóm ngành kinh tế trên địa - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Điện thông qua dự báo phụ tải Điện tỉnh tây ninh
Hình 2.3. Biểu đồ điện thương phẩm phân bổ cho các nhóm ngành kinh tế trên địa (Trang 55)
Bảng 2.3. Tỷ lệ tổn thất điện năng giai đoạn 2018-2023 - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Điện thông qua dự báo phụ tải Điện tỉnh tây ninh
Bảng 2.3. Tỷ lệ tổn thất điện năng giai đoạn 2018-2023 (Trang 58)
Hình 2.4. Biểu đồ tổn thất điện năng theo cấp điện áp ở Điện lực - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Điện thông qua dự báo phụ tải Điện tỉnh tây ninh
Hình 2.4. Biểu đồ tổn thất điện năng theo cấp điện áp ở Điện lực (Trang 59)
Hình 2.5. Thời gian mất điện bình quân (SADI) ở Điện lực - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Điện thông qua dự báo phụ tải Điện tỉnh tây ninh
Hình 2.5. Thời gian mất điện bình quân (SADI) ở Điện lực (Trang 60)
Hình 2.6. Doanh thu bán điện thực hiện tại Điện lựa Tây Ninh - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Điện thông qua dự báo phụ tải Điện tỉnh tây ninh
Hình 2.6. Doanh thu bán điện thực hiện tại Điện lựa Tây Ninh (Trang 61)
Hình 2.7. Dữ liệu phụ tải điện ở Tây Ninh giai đoạn 2010 – 2023 - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Điện thông qua dự báo phụ tải Điện tỉnh tây ninh
Hình 2.7. Dữ liệu phụ tải điện ở Tây Ninh giai đoạn 2010 – 2023 (Trang 66)
Bảng 2.5. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình ARIMA cho chuỗi PTĐ - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Điện thông qua dự báo phụ tải Điện tỉnh tây ninh
Bảng 2.5. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình ARIMA cho chuỗi PTĐ (Trang 66)
Hình 2.8. Dự báo phụ tải điện ở Tây Ninh giai đoạn 2024 – 2028 - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Điện thông qua dự báo phụ tải Điện tỉnh tây ninh
Hình 2.8. Dự báo phụ tải điện ở Tây Ninh giai đoạn 2024 – 2028 (Trang 67)
Hình 2.9. Biểu đồ công tơ điện tử năm 2022 - 2023 - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Điện thông qua dự báo phụ tải Điện tỉnh tây ninh
Hình 2.9. Biểu đồ công tơ điện tử năm 2022 - 2023 (Trang 70)
Bảng 3.1. Các giải pháp trong thực hiện tăng giá điện bình quân - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Điện thông qua dự báo phụ tải Điện tỉnh tây ninh
Bảng 3.1. Các giải pháp trong thực hiện tăng giá điện bình quân (Trang 77)
Bảng 3.2. Giao chỉ tiêu tổn thất điện năng 2024 cho các đơn vị - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Điện thông qua dự báo phụ tải Điện tỉnh tây ninh
Bảng 3.2. Giao chỉ tiêu tổn thất điện năng 2024 cho các đơn vị (Trang 88)
w