Phạm vi nghiên cứu6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những KKTL biểu hiện trong các hoạt động học tập và trong sinh hoạt của học sinh lớp 1.. Nghiên cứu thự
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Sinh viên thực hiện: Hà Thảo Nguyên
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thanh Hưng Lớp học phần: 22STH5
ĐÀ NẴNG, 2024
Trang 2Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Nguyễn Thanh Hưng, thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và động viên tôi trong suốtquá tŕnh nghiên cứu, hoàn thành nghiên cứu khoa học
Nhân dịp này tôi xin được chân thành cảm ơn đến Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, cùng tất cả các thầy cô giáo giảng viên trường Tiểu học Hòa Liên đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp số liệu, tư liệu và nhiệt tình đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình nghiên cứu
Sinh viên lớp học phần 22STH5 đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu
Nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự chỉ dẫn và góp ý của thầy cô, bạn bè và bạn đọc để cho công trình nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn
Sinh viên
Hà Thảo Nguyên
Trang 3Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 4
1.1.1 Một số nghiên cứu về khó khăn tâm lí của học sinh nước ngoài 41.1.2 Một số nghiên cứu về khó khăn tâm lí của học sinh trong nước 4
1.3.1 Một số biểu hiện của vấn đề khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 101.3.2 Một số nhân tố dẫn đến vấn đề khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 10
Chương 2: Tổ chức nghiên cứu khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 12
Trang 43.2 Nội dung thực nghiệm 14
3.3.4 Thử nghiệm một số biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý cho học sinh lớp 1 18
1.2 Một số nhân tố dẫn đến khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 24
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
Trang 5Viết đầy đủ Viết tắt
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho đất nước Mỗi cấp học có nhiệm vụ đặc biệt trongviệc phát triển nhận thức và hoàn thiện con người Tiểu học, là bậc học nền tảng, đặt cơ sở quan trọng cho học tiếp ở các cấp cao hơn Lớp 1, đánh dấu bước chuyển quan trọng từ môi trường mẫu giáo đến học tập, mang đến những thách thức tâm lý Vì thế cần hiểu rõ về những khó khăn này và áp dụng biện pháp hỗ trợ giúp trẻ vượt qua, tạo điều kiện thuận lợi cho học tập
và phát triển nhân cách
Áp lực từ phụ huynh và nhà trường đối với học sinh lớp 1 gây ra khó khăntâm lí, ảnh hưởng đến hoạt động học tập và sinh hoạt của trẻ Thông qua khảo sát và phỏng vấn giáo viên, chúng tôi nhận thấy vấn đề này chưa được nghiên cứu đầy đủ Nghiên cứu về khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 là quantrọng để giúp phụ huynh và giáo viên nhận thức, áp dụng biện pháp phù hợp giảm thiểu những vấn đề này
2 Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên nghiên cứu lí luận và thực tế, bài nghiên cứu khoa học nhằm làm
rõ khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 và xác định một số nhân tố gây ra chúng Kết quả nghiên cứu đề xuất các biện pháp ảnh hưởng đến giáo viên vàphụ huynh nhằm hỗ trợ học sinh vượt qua khó khăn tâm lí và cải thiện kết quả học tập
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước
về các vấn đề có liên quan đến đề tài
Làm rõ thực trạng các khó khăn tâm lí của trẻ khi vào lớp 1, các nhân tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lí và mối tương quan giữa chúng
Thử nghiệm tác động sư phạm từ phía giáo viên và gia đình nhằm hạn chế
và khắc phục khó khăn tâm lí cho trẻ khi đi học lớp 1
4 Giả thiết khoa học (nếu thì)
Những khó khăn tâm lí của các khách thể nghiên cứu ở mức độ trung bình Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến những khó khăn trên, trong đó sự chuẩn bị của cha mẹ về tâm thế cho các em khi bước vào lớp 1 là đặc biệt quan trọng Bằng một số biện pháp tác động nhắm thay đổi tâm thế cho các em thì những khó khăn tâm lí sẽ được giảm bớt
5 Đối tượng nghiên cứu
Khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1
Trang 76 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những KKTL biểu hiện trong các hoạt động học tập và trong sinh hoạt của học sinh lớp 1
Học tập: Nghiên cứu chủ yếu các hoạt động đọc, viết, làm toán của trẻ lớp
6.2 Giới hạn về địa bàn và khách thể nghiên cứu
Đề tài được tiến hành tại trường Tiểu học Hòa Liên – xã Hòa Liên, huyệnHòa Vang, thành phố Đà Nẵng Trong đó đề tài chỉ tập trung nghiên cứu khó khăn tâm lý của 70 HS thuộc hai lớp 1/1 và 1/2
Thời gian nghiên cứu, nghiên cứu được thực hiện trong năm 2023-2024
7 Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Phương pháp phân tích – tổng hợp lí thuyết
Nhóm phương pháp thống kê toán học: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra viết, phương pháp phỏng vấn
8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1 Ý nghĩa khoa học
Hệ thống hóa lí luận
Hệ thống lí luận về các yếu tố ảnh hưởng đến KKTL bao gồm trí tuệ, tâm thế sẵn sàng học, mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, sự chuẩn bị của gia đình cho trẻ khi bắt đầu lớp 1, và cách cha mẹ tương tác với trẻ Đồng thời, chỉ
ra mối liên quan giữa KKTL và các yếu tố này trong quá trình học tập và sinh hoạt của học sinh lớp 1
8.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài làm tài liệu tham khảo cho GV tiểu học
Nghiên cứu thực tiễn cho thấy hầu hết học sinh lớp 1 đều gặp phải khó khăn tâm lí ở mức độ khác nhau, đặc biệt là trong việc thực hiện nội quy, nề nếptrường học và học tập ở một số trường Tiểu học Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Đề xuất biện pháp giáo dục nhằm tăng cường ứng xử tích cực từ bố mẹ vàgiao tiếp tích cực từ giáo viên có tác dụng trong việc giảm bớt và khắc phục các vấn đề này ở học sinh lớp 1
Trang 8Đề tài là tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh lớp 1 nói riêng, giáo viên và học sinh cấp tiểu học nói chung trong việc khắc phục KKTL của HS lớp
1
9 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu; danh mục từ, cụm từ viết tắt; kết luận và khuyến nghị; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục Đề tài được chia thành 3 mục nhưsau:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề khó khăn tâm lí của học
sinh lớp 1;
Chương 2: Tổ chức nghiên cứu khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1;
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 9CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ KHÓ
KHĂN TÂM LÍ CỦA HỌC SINH LỚP 1
1.1 Tổng quan về vấn đề khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1
1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Vấn đề khó khăn tâm lí của học sinh đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới đề cập đến Theo Cruchetxki V A và Petrovxki A V, KKTL của học sinh nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Có những nguyên nhân liên quan đến hoạt động học tập hoặc do quan hệ bạn bè,giữa giáo viên và học sinh Cũng có thể là do thay đổi môi trường hoạt động, khả năng thích nghi môi trường học kém; do sự khác biệt tâm lí, chậm phát triểncác chức năng tâm lí; nguyên nhân nằm trong sự phát triển xã hội của trẻ hay nguyên nhân từ phía gia đình
Các nhà nghiên cứu trên thế giới như Jerome M Sattler, Oscar A
Barbarin, …KKTL của học sinh nói chung được biểu hiện như chứng đọc khó; rối loạn tăng động giảm chú ý; rối loạn toán học đi kèm hay không đi kèm hội chứng nhược năng hiểu về cử chỉ, điệu bộ; tâm trạng thất vọng, sự lo lắng, những khó khăn gắn liền với sự thiếu hụt về sự phát triển tính tự chủ; khó khăn trong giao tiếp; khó khăn trong việc thích ứng với nhịp độ nhanh của các giờ học…
Một số bài nghiên cứu như 5 ways Digital Transformation impacts on classrooms, 3 Strategies to Get All Students Participating đã đưa ra một số biện pháp khắc phục những khó khăn tâm lí cho học sinh khi đi học như: phát triển
sự làm chủ ngôn ngữ nói làm cơ sở thuận lợi cho việc tự chủ về ngôn ngữ viết;
sự quan tâm của bố mẹ trong những năm tháng đầu đời; tương quan tích cực giữa người lớn với trẻ…
1.1.2 Nghiên cứu về khó khăn tâm lí của học sinh ở trong nước
Tác giả Nguyễn Xuân Thức với các bài viết “ Khó khăn tâm lí của trẻ em
đi học lớp 1”, “Thực trạng khó khăn tâm lí và biểu hiện của chúng ở học sinh lớp 1 tiểu học” và “ Các nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lí của học sinh khi
đi học lớp 1” đã cho rằng “ trẻ em mẫu giáo lớn khi bước vào học lớp 1 gặp nhiều khó khăn tâm lí mà chính những khó khăn này cản trở sự thích ứng với hoạt động học tập của các em, dẫn đến trẻ sợ học và kết quả học tập không cao”
Trong đó, tác giả đồng ý với quan điểm của A.V.Petrovxki cho rằng: khó khăn tâm lí của trẻ khi đi học lớp 1 gồm có 3 loại:
Thứ nhất, những khó khăn có liên quan đến đặc điểm của chế độ học tập
mới mẻ
Trang 10Thứ hai, khó khăn trong việc thiết lập quan hệ giao tiếp mới với thầy, cô
và bạn bè, đặc biệt là giao tiếp với bạn bè
Thứ ba, trẻ mất dần khát vọng học tập ban đầu và chán học.
Trong bài viết “Một số trở ngại tâm lí của trẻ khi vào học lớp 1”, tác giả
Vũ Ngọc Hà đã chỉ ra một số trở ngại tâm lí mà trẻ thường gặp khi vào học lớp
1 đó là:
- Khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới
- Khó khăn trong các mối quan hệ
- Khó khăn khi phải đến trường
Nguyễn Khắc Viện trong tác phẩm “Nỗi khổ của con em” đã nêu ra
những khó khăn tâm lí mà học sinh lớp 1 gặp phải đó là:
- Trẻ phải giữ kỷ luật lớp học, phải ngồi yên cả buổi, cả tiết học
- Trẻ phải học một chương trình nặng hơn so với tuổi mẫu giáo
- Trẻ ít được bố mẹ vỗ về, âu yếm hơn trước và trẻ luôn chịu sự kiểm tra, đánh giá của bố mẹ
Nhìn chung khó khăn tâm lí là một hiện tượng tâm lí phức tạp còn ít được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Mặc dù trong một
số công trình nghiên cứu, các tác giả đã có đóng góp nhất định trong việc phát hiện và chỉ ra một số khó khăn tâm lí, đồng thời cũng nêu ra được các nguyên nhân gây nên những khó khăn tâm lí này Tuy nhiên, các tác giả chưa vạch đượcbản chất của những khó khăn tâm lí đó cũng như chưa nhấn mạnh được khó khăn tâm lí chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn, khó khăn trong giao tiếp và sinh hoạt của học sinh nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng
1.1.3 Người nghiên cứu sẽ đi nghiên cứu tiếp vấn đề gì ?
Phân tích nghiên cứu về khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 đã cho thấy những khó khăn tâm lí mà các em gặp phải rất đa dạng có thể nói rằng ở nước
ta, vấn đề khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập của học sinh lớp 1 đã được chú ý nhưng chưa nhiều, vấn đề khó khăn tâm lý ngoài hoạt động học tập của học sinh lớp 1 còn ít được nghiên cứu do đó tôi lựa chọn việc nghiên cứu đề tài
có sự kết hợp nghiên cứu tổng thể những khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 trong cả hoạt động trong và ngoài học tập với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về khó khăn tam lí của học sinh đầu lớp 1 khi tiến hành hoạt động và sinh hoạt tại trường tiểu học qua đó cũng mong góp phần cải thiện những khó khăn mà các
em gặp phải để giúp các em tiến bộ hơn trong học tập và tham gia các hoạt độngtrong trường
1.2 Cơ sở lí luận của vấn đề khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1
1.2.1 Một số khái niệm
Trang 111.2.1.1 Học sinh lớp 1
Theo quy định tuyển sinh vào lớp 1 của Sở GD&ĐT Hà Nội , học sinh lớp 1 là những trẻ em đủ 6 tuổi đối với trẻ bình thường và độ tuổi từ 7 -9 tuổi với các trường hợp trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em
ở nước ngoài về nước
Trẻ lớp 1 có các đặc điểm tâm sinh lí sau:
Đặc điểm sinh lí
Hệ xương: hệ xương của trẻ lớp 1 còn nhiều mô sụn Xương sống, xương hông, xương chân, xương tay đang trong thời kì phát triển (thời kì cốt hóa) nên
dễ bị cong vẹo, gẫy dập
Hệ cơ: đang trong thời kì phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động như chạy nhảy, nô đùa
Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng
Chiều cao của trẻ vào lớp 1 đúng 6 tuổi có chiều cao khoảng 106 cm (nam) và 104 cm (nữ); cân nặng đạt 17,5 kg (nam) và 15,1 kg (nữ) Đây là chỉ sốtrung bình, chiều cao của trẻ có thể xê dịch khoảng 4-5 cm, cân nặng có thể xê dịch từ 1-2 kg
Tim của trẻ đập nhanh khoảng 85-90 lần/phút, hệ tuần hoàn chưa hoàn chỉnh
Tâm lí của học sinh lớp 1
Đơn sơ, dễ dạy, dễ bảo
Hiếu động, nghịch ngơm, khó bảo, hay la hét ầm ĩ
Chóng chán bạn bè và các trò chơi (vì khoảng thời gian chú tâm rất ngắn).Ham ăn, ích kỉ và thường không thích chia sẻ cho bạn
Thích làm việc thiện
Những bé trai thường thích vượt qua những khó khăn, thử thách
Thích chơi tranh ảnh, vẽ và hay bắt chước
Nam nữ chơi chung được với nhau
Thích khám phá, xây dựng rồi phá đi
Thích gì là nhớ kĩ, không thích là quên ngay
Thích được xử kiện, miễn là được mách cho người trên biết chứ không đòi hỏi phải phạt người kia
Hay hỏi, thắc mắc để biết, biết rồi thôi không cần hỏi sâu hơn
Thích khoe cái mình có và thích được khen lại
Trang 12giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng - Tri giác có chủ định.
Nhận thức lý tính:
Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh lớp 1
Tưởng tượng của học sinh lớp 1 đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn Tuy nhiên, hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi
Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức của học sinh lớp 1:
Hầu hết học sinh lớp 1 có ngôn ngữ nói thành thạo Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ
Trí nhớ và sự phát triển nhận thức: Loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - lôgic Giai đoạn lớp 1 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa Nhiều học sinh chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa
để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu
Sự phát triển tình cảm: Tình cảm mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ, Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư, Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi
Nói tóm lại, sáu tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn của trẻ thơ Môi trườngthay đổi: đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý thời gian liên tục từ 30 - 35 phút
Chuyển từ hiếu kỳ, tò mò sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám phá Bước đầu kiềm chế dần tính hiếu động, bột phát để chuyển thành tính kỷ luật, nền nếp,chấp hành nội quy học tập Phát triển độ tinh nhạy và sức bền vững của các thao tác tinh khéo của đôi bàn tay để tập viết, Tất cả đều là thử thách của trẻ, muốn trẻ vượt qua được tốt những điều này thì phải cần có sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội dựa trên sự hiểu biết về tri thức khoa học Trong
đó nhà giáo dục cần phải lưu ý đến mức độ phát triển nhận thức có ảnh hưởng tới các khó khăn tâm lí của học sinh: mức độ phát triển nhận thức cao thì ít có khó khăn tâm lí trong học tập và sinh hoạt tại trường và ngược lại học sinh sẽ có nhiều khó khăn tâm lí hơn khi có nhận thức phát triển chậm
Trang 13Từ đây, tôi đưa ra định nghĩa về khó khăn tâm lí như sau: “Khó khăn tâm
lí là những thiếu thốn, những biểu hiện tâm lí tiêu cực và những thói quen có ảnh hưởng xấu (gây trở ngại) đến quá trình và kết quả của hoạt động.”
Trong cuộc sống hàng ngày, với bất kỳ hoạt động nào mà con người tham gia không phải bao giờ cũng đạt được những mục tiêu như đã đề ra Bởi trong hoạt động, con người có thể gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, thiếu thốn cả về mặt vật chất lẫn tinh thần Đặc biệt, trước một môi trường sống mới, một hoạt động mới, con người chịu ảnh hưởng của các yếu tố tâm lí, sức khoẻ, vật chất của bản thân cũng như những điều kiện, áp lực từ môi trường bên ngoài làm chocon người không thể thích ứng một cách kịp thời, có thể bị “choáng”, bị “sốc” Chính những yếu tố này làm cho hoạt động trí tuệ chệch hướng hoặc không thể tiếp tục được nữa, kết quả không được như mong muốn Những khó khăn, đặc biệt là khó khăn tâm lý làm xuất hiện những hiện tượng tâm lý tiêu cực, gây ra
sự choáng váng, chán nản, mệt mỏi làm ảnh hưởngxấu đến tâm thế và chất lượng, hiệu quả công việc, đôi khi gây cho con người sự nhụt chí không thể vượtqua được, có thể ảnh hưởng đến các nét nhân cách
Khó khăn tâm lý xuất hiện do nhiều yếu tố khác nhau: những yếu tố bên ngoài (yếu tố khách quan) và những yếu tố bên trong (yếu tố chủ quan)
Những yếu tố bên ngoài được kể đến như là những điều kiện, phương tiệncủa hoạt động, đó là môi trường gia đình, nhà trường và xã hội Những yếu tố này ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình hoạt động của con người
Những yếu tố bên trong: là những yếu tố xuất phát từ bản thân mỗi chủ thể khi tiến hành hoạt động như là: sự thiếu hiểu biết, vốn kinh nghiệm còn hạn chế, những thói quen hành vi không còn phù hợp với môi trường mới, sự chủ quan, việc thực hiện các thao tác không phù hợp với đối tượng, sức khoẻ
1.2.1.3 Khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1
Khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 là sự thiếu hụt phẩm chất tâm lí cần thiết cho hoạt động học tập và sinh hoạt trong nhà trường của học sinh những ngày đầu đi học tiểu học, gây cản trở cho hoạt động hoạt tập và sinh hoạt của học sinh khiến cho các hoạt động này kém kiệu quả
Trang 14Khi trẻ bước vào lớp 1, trẻ trở thành người học sinh với hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập Nó đòi hỏi học sinh lớp 1 phải thay đổi hệ thống hành
vi, động cơ, những cấu tạo tâm lí vốn có ở trẻ
Đây cũng là giai đoạn đầu tiên mà trẻ làm quen và tiếp nhận những điều kiện sống mới ở nhà trường Trẻ cũng mang theo tính tò mò, hứng thú nhận thức, nhu cầu lĩnh hội những tri thức và kỹ năng để đáp ứng với yêu cầu học tập.Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu ở nhà trường tiểu học, trẻ phải tuân thủ những yêu cầu của nhà trường hình thành những hành vi và hứng thú học tập Trẻ gặp phải một số khó khăn ở mức độ nhất định Những khó khăn tâm lí mà học sinh lớp 1 thường gặp phải là:
Thứ nhất, “những khó khăn liên quan đến việc thay đổi chế độ sinh hoạt
do hoạt động học tập đòi hỏi” Trẻ phải hình thành thói quen sinh hoạt mới đặc biệt là chế độ học tập Những quy định trong sinh hoạt của trẻ trước khi đến trường thường chỉ là những ước định mang tính cá thể Trước đó, trẻ thường được thỏa mãn các nhu cầu vui chơi, nghỉ ngơi và ăn uống Việc tham gia các hoạt động chung cũng xuất phát phần lớn từ nhu cầu cá nhân
Ở trường phổ thông, các quy định trong sinh hoạt hoàn toàn mang tính nguyên tắc, quy định đối với giờ học, giờ chơi, quy định các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng trong mỗi tiết học, bài học được định lượng và định tính rõ ràng trở thành yêu cầu bắt buộc phải thực hiện đối với học sinh Khó khăn đầu tiên với trẻ khi vào học lớp 1 là sự thay đổi thói quen trong sinh hoạt mà điểm đáng chú ý là thói quen về chế độ học tập
Thứ hai, trẻ phải hình thành những quan hệ xã hội mới có tính chất khác
với những quan hệ đã có trước đó.Những khó khăn này bắt nguồn từ việc thay đổi môi trường hoạt động Trước đây, trẻ chỉ sống, vui chơi, hoạt động trong gia đình, hoặc bao trùm bởi tình yêu thương của những người ruột thịt Giờ đây, trẻ được học tập, sinh hoạt trong một tập thể lớp học có những mục đích chung, dưới sự dạy dỗ của thầy cô giáo Hoạt động này đòi hỏi một sự hoà nhập cần thiết giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh với nhau
Thứ ba, trẻ phải thay đổi cơ chế lĩnh hội, cách học Nội dung học tập ở
trường được cấu trúc thành hệ thống theo chương trình các môn học Học sinh lĩnh hội các kiến thức khoa học trong từng bài, từng tiết, theo mục đích yêu cầu của môn học để đạt mục tiêu toàn cấp Học sinh lớp 1 không chỉ tiếp thu nội dung học tập mà phải lĩnh hội cả cách học Cách học giữ vai trò hết sức quan trọng đối với học sinh lớp 1 vì đây là lần đầu tiên, cách học được hình thành Việc giải quyết các nhiệm vụ học tập ở lớp 1 theo một phương thức hoàn toàn mới so với trước đó Tuy vậy sự phát triển trí tuệ và tính độc lập nhận thức của trẻ bị hạn chế
Trang 15Những ngày đầu đến trường, được sự chuẩn bị của gia đình, nhà
trường và xã hội, trẻ có tâm lí vui như ngày hội, thích được đi học và sẵn sàng tuân theo mọi quy định, nhưng về sau trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong môi trường học tập mới Vì vậy, người lớn cần phải giúp trẻ khắc phục được tình trạng này là điều cần thiết để giúp các em vượt qua cuộc khủng hoảng này Muốn làm được điều đó, người giáo viên phải có kiến thức về Tâm lí học và Giáo dục học, “muốn giáo dục con người một cách khoa học, phải biết khoa học
về con người, làm giáo dục phải biết rõ đối tượng được giáo dục”
1.3 Cơ sở thực tiễn của vấn đề khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1
1.3.1 Mục đích khảo sát khó khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1
Có thể nói rằng, biểu hiện KKTL của học sinh lớp 1 trong học tập và sinh hoạt khá đa dạng Tuy nhiên đề tài của tôi chỉ tập trung nghiên cứu khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 thông qua biểu hiện xúc cảm và hành vi thể hiện ở các mặt: hành vi thực hiện nội quy học tập; hành vi thực hiện nề nếp sinh hoạt; thái
độ đối với học tập; sự thiết lập các mối quan hệ trong giao tiếp Qua đó đề xuất các biện pháp giúp khắc phục KKTL của HS lớp 1
1.3.2 Nội dung khảo sát khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1
Trên cơ sở tham khảo các nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 của các tác giả trong và ngoài nước, ta sẽ đi tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng tới khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1 bao gồm:
Những nhân tố chủ quan: Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ lớp 1 (sinh lí, nhậnthức, tình cảm, khả năng giao tiếp, trí nhớ, ý chí…), tâm thế sẵn sàng đi học
Những nhân tố khách quan: Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, giữahọc sinh với học sinh; sự chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1; ứng xử của cha mẹ với trẻ
Những nhân tố được nêu ra sẽ có tác dụng làm sáng tỏ những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tình trạng khó khăn tâm lí ở trẻ lớp 1 và tạo cơ sở cho việcđưa ra những biện pháp để khắc phục hiệu quả vấn đề này
1.3.2 Tổ chức khảo sát
Thực nghiệm được tiến hành ở 70 học sinh, 70 phụ huynh, 2 giáo viên chủ nhiệm và 4 giáo viên lớp 1/1 và 1/2 trường Tiểu học Hòa Liên, xã Hòa Liên,huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Thực nghiệm được thực hiện với học sinh, phụ huynh, giáo viên để tìm hiểu tác động của nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan tới KKTL của HS lớp
1, qua đó thực nghiệm các biện pháp khắc phục KKTL của HS lớp 1
1.3.3 Phân tích kết quả khảo sát
Kết quả thực nghiệm cho thấy ảnh hưởng rõ rệt các tác động của nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan tới KKTL của HS lớp 1 Qua thực nghiệm các
Trang 16biện pháp khắc phục KKTL của HS lớp 1 thể hiện tích cực trong việc các em có kết quả học tập, giao tiếp và thực hiện nội quy nhà trường.
đề này, nhấn mạnh vai trò của các nhà nghiên cứu nổi tiếng trong việc phân tích
và đánh giá Các nghiên cứu này đã không chỉ mô tả mà còn phân tích sâu về các khía cạnh của vấn đề, đóng góp quan trọng vào việc hiểu rõ hơn về tình trạng khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1
Ngoài ra, bài nghiên cứu khoa học này tập trung vào nghiên cứu về khó khăn tâm lí của học sinh ở trong nước, với việc tách biệt ra các khía cạnh như khó khăn trong hoạt động học tập và ngoài học tập, cũng như nghiên cứu cụ thể
về học sinh lớp 1 Các nhà nghiên cứu đã đặt ra các hướng đi mới để nghiên cứutiếp về vấn đề này, nhấn mạnh vào sự cần thiết của việc tìm hiểu sâu hơn về khókhăn tâm lí của học sinh lớp 1
Tiếp theo, mục 1.2 trình bày cơ sở lí luận của vấn đề, giải thích các khái niệm cơ bản như học sinh lớp 1 và khó khăn tâm lí Thông qua việc mô tả đặc điểm sinh lí, tâm lí của học sinh lớp 1, cũng như nhận thức của họ, mục này đã xây dựng một cơ sở vững chắc cho việc hiểu vấn đề
Cuối cùng, mục 1.3 cung cấp cái nhìn về cơ sở thực tiễn của vấn đề, mô tảcác biểu hiện cụ thể của khó khăn tâm lí và phân tích những nguyên nhân dẫn đến nó Điều này giúp làm rõ hơn về tình hình thực tế của vấn đề, từ đó hỗ trợ quá trình nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hiệu quả trong tương lai
Trang 17CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU KHÓ KHĂN TÂM LÍ
- Đối tượng: Phụ huynh học sinh và các giáo viên chủ nhiệm 2 lớp 1/1, 1/2
cùng các giáo viên đã giảng dạy lớp 1
2.2.2.2 Thiết kế phiếu phỏng vấn để nghiên cứu khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1.
Mục đích: Thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu
được
- Phương pháp: Trò chuyện, phỏng vấn, quan sát
- Khách thể: 70 học sinh lớp 1, 70 phụ huynh học sinh, 2 giáo viên chủ
nhiệm và 4 giáo viên dạy bộ môn của 2 lớp 1/1, 1/2
2.3 Kết luận chương 2
Chương 2 đã đề cập đến các phần quan trọng của việc tổ chức nghiên cứu khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1, bao gồm nguyên tắc và quy trình của thiết kếthực nghiệm nghiên cứu, bao gồm thiết kế bảng hỏi và triển khai các phương pháp thu thập dữ liệu như phỏng vấn, thảo luận nhóm và quan sát Mỗi bước đềuđược thực hiện cẩn thận và có mục tiêu để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của dữ liệu
Tóm lại, chương 2 đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về quy trình
nghiên cứu và các bước cụ thể đã được thực hiện để chuẩn bị cho việc triển khai nghiên cứu Những thông tin này là cơ sở quan trọng cho việc tiếp tục nghiên cứu trong các phần tiếp theo của nghiên cứu khoa học
CHƯƠNG 3
Trang 18THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1 Mục đích thực nghiệm
Mục đích nhằm khẳng định hiệu quả các biện pháp tác động nhằm hạn chế khó khăn tâm lí cho trẻ lớp 1
3.2 Nội dung thực nghiệm
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tôi tiến hành nghiên cứu các tài liệu của các tác giả liên quan đến vấn đề khó khăn tâm lí và khó khăn tâm lí của học sinh lớp 1, tìm hiểu những luận
điểm, kết luận về các vấn đề này Từ đó có các cơ sở khoa học để đưa ra các giả thiết, kết luận của đề tài đồng thời giải thích nguyên nhân gây ra các vấn đề đó
3.3.1 Tổ chức thực nghiệm cho học sinh
Để thu thập được các số liệu phục vụ cho việc xếp loại và đánh giá mức
độ KKTL của các em, căn cứ vào đối tượng là học sinh lớp 1 khả năng thực hiệncác phiếu hỏi là hạn chế, tôi đã sử dụng các bảng hỏi dạng trắc nghiệm khoanh chữ cái, điền dấu đơn giản, phù hợp với các em Kết quả thu được bảng số liệu như sau:
Bảng 1: Bảng thống kê số liệu biểu hiện KKTL trong học tập của học sinhlớp 1
bao giờ
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
1 Đọc, viết, làm toán không theo kịp hướng dẫn
của giáo viên
60,6 23,4 16
2 Không trả lời được các câu hỏi của các cô
giáo trong các giờ học
39,1 41,6 19,3
3 Cúi sát mặt xuống vở khi viết 31,2 25,1 43,7
Trang 195 Khi viết tay cứng đờ 45 11,8 43,2
Bảng 2: Thống kê khó khăn trong việc thực hiện nội quy, nề nếp trường học
STT Khó khăn trong thực hiện nội quy, nề nếp
trường học
Không bao giờ
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
Bảng 3: Thống kê số liệu biểu hiện khó KKTL trong giao tiếp của HS lớp 1
* Trong giao tiếp với giáo viên
3 Không thích đến lớp khi bị thầy cô mắng 11,5 88,5
Trang 20* Trong giao tiếp với bạn bè
3 Thích cãi nhau, đánh nhau, xô đẩy, trêu chọc bạn 7,3 92,7
5 Không thích cho bạn mượn đồ dùng học tập, sách vở 18,8 81,2
* Trong các hoạt động chung
3.3.2 Tổ chức thực nghiệm cho giáo viên
Bảng 4: Thống kê số liệu biểu hiện khó khăn tâm lí trong học tập của học sinh lớp 1( kết quả đánh giá của giáo viên chủ nhiệm lớp 1/1 và 1/2)
STT Những biểu hiện khó khăn tâm lí trong học tập SL % Xếp thứ
3 Chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập, yêu cầu
của việc học
22 23,0 1
4 Chưa biết khái quát mà chỉ biết nắm được
những chi tiết bề ngoài
Bảng 5: Thống kê số liệu khó khăn tâm lí trong việc thưc hiện nội quy, nề nếp của học sinh lớp 1
STT Khó khăn trong thực hiện nội quy, nề nếp trường học % Xếp thứ