LỜI GIỚI THIỆU Lập tài liệu kỹ thuật là một môn học quan trọng trong ngành may thời trang và các lĩnh vực kỹ thuật khác, nhằm giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng viết và biên soạn các tài l
Trang 1TÒA GIÁM MỤC XUÂN LỘC TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÒA BÌNH XUÂN LỘC
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: LẬP TÀI LIỆU KỸ THUẬT NGÀNH: MAY THỜI TRANG
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
((Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐHBXL ngày … tháng năm……
của Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc)
Đồng Nai, năm 2021
(Lưu hành nội bộ)
Trang 3LỜI GIỚI THIỆU
Lập tài liệu kỹ thuật là một môn học quan trọng trong ngành may thời trang và các lĩnh vực kỹ thuật khác, nhằm giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng viết và biên soạn các tài liệu chi tiết và chính xác về các sản phẩm, quy trình, hoặc dịch vụ kỹ thuật Môn học này tập trung vào việc phát triển khả năng trình bày thông tin một cách rõ ràng và logic, đồng thời đảm bảo tính khách quan và đầy đủ của các thông tin kỹ thuật
Sinh viên sẽ được học và áp dụng các nguyên tắc căn bản của việc viết tài liệu kỹ thuật, bao gồm cách tổ chức nội dung, sử dụng thuật ngữ chính xác, kỹ năng về viết phần mở đầu,
mô tả sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, và hướng dẫn bảo trì Ngoài ra, môn học còn khuyến khích các kỹ năng nghiên cứu, tìm kiếm thông tin, và sử dụng công cụ phần mềm hỗ trợ để tạo ra các tài liệu kỹ thuật chất lượng
Qua môn học này, sinh viên sẽ phát triển khả năng giao tiếp chuyên nghiệp, kỹ năng viết lách, và khả năng làm việc nhóm để hoàn thành các dự án tài liệu kỹ thuật thực tế Đây
là nền tảng quan trọng để chuẩn bị cho các bước tiếp theo trong sự nghiệp kỹ sư và các lĩnh vực liên quan đến may mặc
Nhằm tạo điều kiện cho người học có một bộ tài liệu tham khảo mang tính tổng hợp, thống nhất và mang tính thực tiễn sâu hơn Nhóm người dạy chúng tôi đề xuất và biên soạn
Giáo trình LẬP TÀI LIỆU KỸ THUẬT dành riêng cho người học trình độ cao đẳng
Nội dung của giáo trình bao gồm các Bài sau:
Bài 1: Lý thuyết phân tích
Bài 2: Thực hành sản phẩm
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo
Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc
Trân trọng cảm ơn./
Đồng Nai, ngày tháng năm 2021
Tham gia biên soạn
1 Chủ biên ThS Dương Cao Thanh
2 KS Trần Thị Trang Thanh
3 KS Nghiêm Thị Nhung
4 KS Nguyễn Thị Hạt
5 KS Trương Thị Nhật Lệ
Trang 4MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU 3
MỤC LỤC 4
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 5
CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH 11
CHƯƠNG 2 THỰC HÀNH PHÂN TÍCH SẢN PHẨM 20
Trang 5GIÁO TRÌNH MÔN HỌC
1 Tên môn học: LẬP TÀI LIỆU KỸ THUẬT
2 Mã môn học: MĐ27
3 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:
3.1 Vị trí: Sinh viên cần hoàn thành các môn học:
+ Tin học đại cương
+ Kỹ thuật may căn bản
3.2 Tính chất: Môn chuyên ngành
3.3 Ý nghĩa và vai trò của môn học: môn học này dành cho đối tượng là người học thuộc
chuyên ngành May thời trang Môn học này đã được đưa vào giảng dạy tại trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc từ năm 2021 đến nay Nội dung chủ yếu của môn học này nhằm cung cấp các kiến thức thuộc lĩnh vực May thời trang: Hiểu và thiết kế được các chi tiết của áo sơ
mi và quần âu nam, nữ đảm bảo hình dáng, kích thước theo các số đo khác nhau trên giấy bìa
và trên vải
4 Mục tiêu của môn học:
4.1 Về kiến thức:
A1 Hiểu được một số khái niệm cơ bản của công việc phân tích sản phẩm
A2 Phân tích và thiết lập mối quan hệ giữa các chi tiết trong HSKT
Trang 6Thời gian học tập (giờ)
Tổng cộng
Trong đó
Lý thuyết
Thực hành/
thực tập/
thí nghiệm/
bài tập/
thảo luận
Thi, Kiểm tra/ Báo cáo
Trang 7MĐ24 Thiết kế, nhảy size và giác sơ
Trang 86.2 Trang thiết bị dạy học: Phòng máy vi tính, bảng, phấn, tô vít
6.3 Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,…
6.4 Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về công tác xây dựng phương án khắc
phục và phòng ngừa rủi ro tại doanh nghiệp
7 Nội dung và phương pháp đánh giá:
7.1 Nội dung:
- Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
- Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc như sau:
+ Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40%
Trang 9+ Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2)
Chuẩn đầu ra đánh giá
Số cột
Thời điểm kiểm tra
Thường xuyên Viết/
A1, A2, A3, A4, A5, B1, B2, B3, B4, B5, C1, C2, C3,
8 Hướng dẫn thực hiện môn học
− 8.1 Phạm vi, đối tượng áp dụng: Chương trình Mô đun Thiết kế trang phục 1 sử dụng để
giảng dạy trình độ Cao đẳng nghề may thời trang
8.2 Phương pháp giảng dạy, học tập môn học
8.2.1 Đối với người dạy
* Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề,
hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…
* Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra
* Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra
Trang 10* Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm
hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm
8.2.2 Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp
nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu )
- Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau
- Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm
- Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ
- Tham dự thi kết thúc môn học
- Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học
9 Tài liệu tham khảo:
1 Nguyễn Thị Phương (2020), Giáo trình Công nghệ sản xuất may công nghiệp 1, Trường đại học công nghiệp Dệt May Hà Nội
2 Tài liệu kỹ thuật của 1 số doanh nghiệp may (mã F20 -1047MenFall và OA 31906
Trang 11CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH
❖ GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1
……
❖ MỤC TIÊU CHƯƠNG 1
Sau khi học xong Bài này, người học có khả năng:
➢ Về kiến thức:
-Hiểu được một số khái niệm cơ bản của công việc phân tích sản phẩm
-Nhận diện chính xác các chi tiết trong hồ sơ kỹ thuật
➢ Về kỹ năng:
-Áp dụng phương pháp phân tích sản phẩm 1 cách chính xác để thiết lập danh sách chi tiết sản phẩm
➢ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác và đảm bảo an toàn vệ sinh lao động
❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập CHƯƠNG 1 (cá nhân hoặc nhóm)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (CHƯƠNG 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống CHƯƠNG 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định
❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: phòng học theo tiêu chuẩn
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Bài trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo,
giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1
- Nội dung:
✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
Trang 12+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp:
✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng/ thuyết trình)
✓ Kiểm tra định kỳ: không có
Trang 13❖ NỘI DUNG CHƯƠNG 1
1 Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm TLKT
Tài liệu kỹ thuật có thể được hiểu là văn bản kỹ thuật qui định cụ thể về tiêu chuẩn của một mã hàng, mang tính pháp chế về kỹ thuật và bố cục trình bày theo yêu cầu của từng khách hàng và doanh nghiệp
Tài liệu kỹ thuật của một mã hàng do khách hàng hoặc doanh nghiệp xây dựng để phục
vụ cho quá trình sản xuất, giúp các bộ phận có tiêu chuẩn để đối chiếu, kiểm tra nhằm
đáp ứng được các yêu cầu của mã hàng
2 Bộ tài liệu kỹ thuật
Nội dung cửa bộ TLKT
Tùy thuộc vào yêu cầu của từng đối tượng khách hàng, loại sản phẩm, mã hàng khác nhau bố cục và nội dung tài liệu kỹ thuật cũng được trình bày theo mẫu tương ứng của từng khách hàng Người thực hiện nghiên cứu sẽ khai thác, thu thập dữ liệu phù hợp với tính chất công việc của từng công đoạn Đối với bước nghiên cứu tài liệu kỹ thuật của mã hàng tại công đoạn nhảy mẫu cần chú trọng 1 số thông tin sau
Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc sản phẩm (Sketches
Trang Sketches thể hiện thông tin về khách hàng, đơn hàng, mã hàng, hình dáng cấu trúc, kiểu dáng, đặc điểm của sản phẩm thông qua các hình ảnh và 1 số mô tả về mặt trước, mặt sau, lần ngoài, lần lót của sản phẩm
Thông qua các hình ảnh sản phẩm người nghiên cứu có thể hình dung được gần nhất
về cấu trúc của sản phẩm, sự liên quan kết cấu của các chi tiết trên sản phẩm như đường nội vi, các điểm đối trùng nhau trên mỗi chi tiết như điểm chèn tay và điểm bổ thân
áo Đối với 1 số sản phẩm đơn giản có thể sử dụng hình ảnh để thống kê được các chi tiết / sản phẩm
Việc nghiên cứu đặc điểm hình dáng, cấu trúc sản phẩm sẽ giúp cho chuyên viên nhảy mẫu xác định mức độ tỷ lệ, yêu cầu về sự ăn khớp của các chi tiết trên sản phẩm, nhằm giúp cho việc điều chỉnh các đường kết cấu trên từng cỡ khi không có thông số vẫn đảm bảo cân đối, hài hòa
Trang 14Nghiên cứu bảng thông số (Measurement Chat)
Tùy thuộc vào quy định của từng khách hàng, chủng loại sản phẩm, công nghệ gia công khác nhau mà mỗi loại bảng thông số có thể tên gọi khác nhau có thể liệt kê dưới đây 1 số bảng thông số như sau
+ Bảng thông số BTP
+ Bảng thông số TP
- Đơn vị đo thường sử dụng ở các bảng thông số là 2 đơn vị đo phổ biến: Centimet và Inch
- Các nội dung thể hiện tại bảng thông số bao gồm:
+ Dải cỡ (size) của mã hàng (số lượng cỡ trong mã hàng) cỡ số được quy định là chữ
số hoặc chữ cái đứng đầu tên gọi các size như S, M, L tương ứng Small, Medium, Large
+ Thông tin kích thước tại các mốc đo (vị trí đo trên sản phẩm): Dài áo, rộng vai, dài tay, vòng bụng, vòng mông…
Ứng với các vị trí đo là kích thước theo từng cỡ, ngoài ra còn có quy định về mức độ dung sai cho phép của từng vị trí đo (Total ±)
Nghiên cứu thông tin bảng thông số (Measurement Chat), giúp người thực hiện
xác định được đơn vị đo, số lượng cỡ cần phải nhảy thêm, thông tin vị trí đo trên mẫu, làm cơ sở để kiểm tra kích thước mẫu trước, trong và sau quá trình nhảy mẫu Việc nghiên cứu và xác định đúng đơn vị đo là cơ sở dùng để khai báo dữ liệu tại bảng P.USE- ENVIRON trong phần mềm Gerber Nghiên cứu thông tin vị trí đo, thông số kích thước của từng cỡ, mức độ dung sai cho phép là điều kiện quan trọng nhằm xác
Trang 15định các điểm nhảy mẫu, tính toán xác lập hệ số chênh lệch và bước nhảy cỡ của dải mẫu
Nghiên cứu bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu trong mã hàng (Bill of material)
Bảng hướng dẫn nguyên phụ liệu cung cấp các thông tin về số lượng, chủng loại, màu sắc của từng loại nguyên liệu, phụ liệu được sử dụng trong mã hàng, trong 1 số trường hợp Bill of material đóng vai trò là bảng thống kê NPL, bảng thể hiện chi tiết và cụ thể các quy định như vị trí sử dụng, thông số của từng loại nguyên phụ liệu cũng như yêu cầu của việc sử dụng các loại nguyên liệu trong mã hàng Thông tin sẽ cung cấp cho người nghiên cứu sự kết hợp về màu sắc, chủng loại của nguyên liệu/ sản phẩm với nhau Ngoài ra bảng hướng dẫn sử dụng NPL còn cung cấp 1 số thông tin về thông số của phụ liệu/ mã hàng như khóa, mác…
Trang 16Nghiên cứu yêu cầu kỹ thuật và một số chú ý khi sản xuất (Comment)
Nội dung được thể hiện thông thường là các hướng dẫn của khách hàng về phương pháp may 1 số chi tiết đặc thù Cảnh báo các lỗi thường gặp đối với sản phẩm khi sản xuất, chú ý, lưu ý về vị trí sử dụng phụ kiện đối với các vị trí dễ bị sai lệch
Việc nghiên cứu các thông tin này phục vụ cho quá trình nhảy mẫu chi tiết được đảm bảo đầy đủ theo các yêu cầu của mã hàng
Trang 173 Phân tích các cụm chi tiết trên sản phẩm áo
Cụm anchettle
Trang 18Cụm cổ sơ mi:
Trang 20CHƯƠNG 2 THỰC HÀNH PHÂN TÍCH SẢN PHẨM
❖ GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2
Dựa trên các sản phẩm đã học, sinh viên sẽ lập tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm
cụ thể
❖ MỤC TIÊU CHƯƠNG 2
Sau khi học xong Bài này, người học có khả năng:
➢ Về kiến thức:
Trình bày được quy trình lập tài liệu kỹ thuật
Liệt kê các tiêu chuẩn trên lập từng nội dung
➢ Về kỹ năng:
Lập được bộ tài liệu kỹ thuật theo tiêu chuẩn
➢ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 2
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập CHƯƠNG 2 (cá nhân hoặc nhóm)
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (CHƯƠNG 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống CHƯƠNG 2 theo cá nhân hoặc nhóm
và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định
❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 2
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: phòng học theo tiêu chuẩn
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Bài trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo,
giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan
- Các điều kiện khác: Không có
❖ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 2
- Nội dung:
✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng
✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập
Trang 21+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập
- Phương pháp:
✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng/ thuyết trình)
✓ Kiểm tra định kỳ: 02
Trang 22❖ NỘI DUNG CHƯƠNG 2
Bước cơ bản lập tài liệu kỹ thuật
I/ Mô tả mã hàng [bài tập > thực hành]
[Thực hiện trên Excel,giới hạn 1 trang/cho phần này]
1/ Làm những khung trên đầu trang, xắp xếp thứ tự gọn, theo các bước thứ tự sau, nên làm ngang cho
phù hợp
1-a/ Tên/số của Mã Hàng
1-b/ Chủng loại : Sơ mi [ nam/nữ ], Quần Tây [ nam/nữ ], Đầm, Váy, Áo Khoác Thể Thao v.v chủng loại Vải Chính [ liệt kê thêm Vải Phối nếu có ]
1-c/ Tên Khách Hàng
1-d/ Số lượng tổng / số lượng từng size
1-e/ Ngay dưới các dòng liệt kê phải tạo một bản vẽ chi tiết [ hay hình chụp ] minh hoạ
1-f/ Ngay dưới bản vẽ chi tiết [ hay hình chụp ] tạo một khung T/tin xác nhận của khách hàng, T/tin này sẽ lấy từ Cán Bộ Đơn Hàng, trong bài thi, là phần lời phê và chấm điểm của giáo viên