1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thuyết Minh Bptc Hạ Tầng Kỹ Thuật Bao Gồm San Nền, Hệ Thống Giao Thông, Hệ Thống Cấp Thoát Nước, Đài Nước, Hệ Thống Cấp Điện, Điện Chiếu Sáng.doc

76 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện Pháp Tổ Chức Thi Công
Thể loại Thuyết Minh
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 581 KB

Nội dung

Thuyết Minh Bptc Hạ Tầng Kỹ Thuật Bao Gồm San Nền, Hệ Thống Giao Thông, Hệ Thống Cấp Thoát Nước, Đài Nước, Hệ Thống Cấp Điện, Điện Chiếu Sáng

Trang 1

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH

I Giới thiệu về gói thầu

1 Phạm vi công việc của gói thầu:

Gói thầu:

Dự án:

Địa điểm xây dựng:

Nguồn vốn: Ngân sách trung ương

Quy mô dự án:

- San lấp mặt bằng và phân lô:

+ Giai đoạn 1: San lấp mặt bằng với tổng diện tích khoảng 6,0 ha, gồm 46 lô đâtở

- Hệ thống đường giao thông:

+ Giai đoạn 1: bao gồm 05 tuyến đường giao thông, chiều dài 746,67m;

- Hệ thống thoát nước dọc: Bằng rãnh hình thang kích thước (40+40+40)x40cmđối với các tuyến dọc, (40+40+40)x40cm đối với các tuyến ngang Rãnh hìnhthang gia cố bằng bê tông M200 đá 1x2 kích thước tấm lát tương ứng với cácloại rãnh trên 60x50x6(cm)

- Hệ thống thoát nước ngang: Xây dựng hệ thống cống bản, cống tròn BTCT cóchiều dài cống bằng khổ nền đường;

- Nước thải sinh hoạt được thu dẫn ra đấu nối vào tuyến ống thoát mưa trên vỉahè

- Hệ thống cấp nước: Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt;

- Hệ thống cấp điện sinh hoạt: Xây dựng hoàn thiện hệ thống cấp điện sinh hoạt đitrên không treo trên các cột bê tông cốt thép;

- Điện chiếu sáng: Xây dựng hoàn thiện điện chiếu sáng trong toàn khu vực dự án

Trang 2

Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật

1 Mức độ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của vật liệu xây dựng:

1.1 Đối với các vật tư, vật liệu chính:

- Cát xây dựng các loại, đá dăm các loại, Cấp phối đá dăm, Xi măng các loại, thépxây dựng các loại, nhựa đường, Ống cống BTLT các loại;

- Ống HDPE các loại; Ống sắt tráng kẽm các loại; Máy bơm chìm 4S 14-12(Thông số kỹ thuật theo thiết kế, hãng sản xuất: MATRA hoặc tương đương); Tủđiều khiển máy ly tâm (Thông số kỹ thuật theo thiết kế, hãng sản xuất: Công ty

CP MATRA Quốc tế hoặc tương đương)

- Đèn led chiếu sáng 50W năng lượng mặt trời đồng bộ;

- Cáp nhôm As/XLPE/PVC -1x95- 40,5KV (Cadisun hoặc tương đương); Cột điệnBTLT NPC.I-14-190 – 11; Cột điện BTLT NPC.I-18-190 - 9,2; máy biến áp 3 pha35/22/0,4KV - 100KVA; Lắp đặt cáp vặn xoắn LV-ABC(4x95)-0,6/1KV (Cadivihoặc tương đương); Cột điện BTLT NPC.I-10-190 - 4,3; Cột điện BTLT NPC.I-10-190 - 5,0

TT Tên vật liệu Chủng loại Nguồn gốc xuất xứ Nhà cung cấp

Công ty CPThiên Tân

2 Ống cống BTLT các loại Ống cống BTLT các loại Công ty CP Thiên Tân Công ty CPThiên Tân

190 - 4,3; Cột điệnBTLT NPC.I-10-

190 - 5,0

Công ty TNHH MTV Thái Bình Quảng Trị

Công ty CPThiên Tân

4 Cát các loại Cát đổ bê tông;

Cát xây tô; Cát nền

- Công ty TNHH MTV Lý Len - Bãi tập kết Phường An Đôn, thị xã Quảng Trị

- Công ty TNHH Sơn Dũng Quảng Trị - Bãitập kết xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong

Công ty TNHHMTV Lý Len

Trang 3

- Công ty TNHH MTV Phúc Lan Quảng Trị - Mỏ cát, sỏi TH5 thuộc xã Mò

Ó, huyện Đakrông5

- Công ty cổ phần xi măng Sông Gianh

- Công ty CP xi măngBỉm Sơn

Công ty TNHHMTV TM VinhHải

- Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên

- Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thép Đông Á

- Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Minh Ngọc

Công ty TNHHMTV TM VinhHải

7 Nhựa đường Nhựa đường 60/70

Cty TNHH nhựa đường Petrolimex - Nhà máy Thọ Quang

- Đà Nẵng

Công ty TNHHMTV TM VinhHải

8 Ống HDPE cácloại Ống HDPE các loại

Công ty CP đầu tư công nghiệp Thuận Phát

Công ty TNHHGeneral LêNguyễn

9 Ống sắt tráng kẽm các loại Ống sắt tráng kẽm các loại Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên

Công ty TNHHGeneral LêNguyễn

10 Máy bơm chìm4S 14-12 Máy bơm chìm 4S 14-12

Hãng sản xuất MATRA hoặc tương đương

Công ty TNHHGeneral LêNguyễn

11 Tủ điều khiển máy ly tâm Tủ điều khiển máyly tâm

Hãng sản xuất Công

ty CP MATRA Quốc

tế hoặc tương đương

Công ty TNHHGeneral LêNguyễn12

Công ty TNHH đầu

tư sản xuất và thương mại Hoàng Minh

Công ty CPĐiện lực côngnghiệp MiềnNam13

Cáp nhôm As/

XLPE/PVC

-1x95- 40,5KV

Cáp nhôm As/XLPE/PVC -1x95- 40,5KV

Cadisun hoặc tương đương

Công ty CPĐiện lực côngnghiệp MiềnNam

Trang 4

LV-Cadivi hoặc tương đương

Công ty CPĐiện lực côngnghiệp MiềnNam

Kèm bản cam kết vật tư, vật liệu, thiết bị đưa vào sử dụng cho gói thầu

2 Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công phù hợp với đề xuất về tiến độ thi công:

2.1 Tổ chức mặt bằng tổng thể công trường xây dựng gồm: Ban chỉ huy công trường, nhà ở công nhân; phòng thí nghiệm; kho; bải tập kết (vật liệu, xe máy, thiết bị); chất thải, rào chắn; biển báo, bố trí cổng ra vào, giải pháp cấp điện, cấp thoát nước, giao thông liên lạc trong quá trình thi công; bố trí các biển báo chỉ dẫn thi công.

- Mặt bằng thi công sau khi được chủ đầu tư bàn giao đầy đủ rõ ràng sẽ được Nhàthầu tiến hành khảo sát, chuẩn bị xây dựng các hạng mục phục vụ thi công

- Nhà thầu sẽ thông báo với chính quyền địa phương về việc tập kết xe máy thiết

bị, nhân lực để tiến hành san + ủi mặt bằng công trường để phục vụ cho công tác thicông

- Tổ chức mặt bằng tổng thể công trường xây dựng gồm:

+ Ban chỉ huy công trường, nhà ở công nhân

+ Phòng thí nghiệm hiện trường

+ Kho bải tập kết (vật liệu, xe máy, thiết bị)

+ Vị trí đổ chất thải

+ Bố trí cổng ra vào công trường, rào chắn, biển báo, thoát nước

+ Giải pháp cấp điện, cấp thoát nước

+ Hệ thống đảm bảo giao thông và thông tin liên lạc trong quá trình thi công.+ Bố trí các biển báo chỉ dẫn thi công

a Văn phòng ban chỉ huy công trường:

- Nhà chỉ huy công trường có quy mô nhà cấp 4, tường bao được xây dựng vớikết cấu hệ khung bằng thép che chắn bằng tôn với diện tích khoảng 30m2, mái lợpbằng tôn Các trang thiết bị làm việc & các phương tiện:

+ 02 máy vi tính + 1máy phôtô+ 1 máy in

+ Phương tiện thông tin liên lạc với bên ngoài (điện thoại, fax)

Trang 5

+ Bàn ghế làm việc, tủ đựng tài liệu

b Khu lán trại cho công nhân:

- Nhà ở công nhân được thiết kế với tổng diện tích 40m2, đạt được với mỗi công

nhân tham gia trên công trường có đủ diện tích sử dụng bình quân từ 3 - 4m2 lán trại/người Kết cấu nhà bằng khung thép (dạng nhà tháo lắp)

c Nhà bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh:

Có quy mô nhà cấp 4, hệ khung bằng thép, tường bao bằng tôn với diện tích30m2, mái lợp bằng tôn

d Phòng thí nghiệm hiện trường:

- Phòng thí nghiệm hiện trường có quy mô nhà cấp 4, tường bao bằng tôn lạnhvới diện tích 20m2, mái lợp bằng tôn lạnh, trần nhà bằng nhựa có bố trí điều hoànhiệt độ được sử dụng để bố trí máy móc thiết bị và thực hiện công tác thí nghiệmhiện trường cho toàn bộ gói thầu

e Kho bải tập kết (vật liệu, xe máy, thiết bị).

+ Bao gồm: Bãi tập kết vật liệu, xe máy, thiết bị)

- Bãi tập kết được san bằng phẳng với diện tích 300m2 có thể chứa được ít nhất

30 đầu xe máy và vật liệu

Diện tích kho chứa vật liệu khoảng 30m2 được thiết kế kết cấu nhà bằng khungthép (dạng nhà tháo lắp)

- Kho xăng dầu: Diện tích kho xăng dầu 20m2 Kho xăng dầu được thiết kế kết

cấu nhà bằng khung thép (dạng nhà tháo lắp), các bồn xăng dầu dược bố trí bằng cácbồn chìm được lắp đặt máy bơm đạt tiêu chuẩn để có thể bơm lên phương tiện phục

vụ thi công

f Vị trí đổ chất thải:

- Đất hữu cơ, gốc cây, đất thừa đổ đi nhà thầu dùng máy đào, ô tô và máy ủi vậnchuyển đến nơi quy định Ngoài các bãi thải theo đúng vị trí trong hồ sơ thiết kế đượcduyệt, Nhà thầu có thể tự tìm kiếm bãi thải khác, cự ly vận chuyển đất hữu cơ, đá thải

và các vật liệu thừa khác có thể xa hơn hoặc được rút ngắn nhưng không ảnh hưởngđến môi trường Kinh phí đền bù đất và hoa lợi trên đất cũng như các tài sản khác liênquan đến việc đổ đất, đá thải và các vật liệu thừa khác Nhà thầu tự bỏ kinh phí đểthực hiện mà không yêu cầu Chủ đầu tư thanh toán và không được thay đổi giá trúngthầu đã ký với Chủ đầu tư

g Bố trí cổng ra vào công trường, rào chắn, biển báo, thoát nước.

- Nhà thầu sẽ bố trí hàng rào tạm, lưới che để ngăn cách công trường với bênngoài để đảm bảo an toàn an ninh cho công trường

Trang 6

- Trên công trường sẽ bố trí biển báo, biển cấm và các biển hướng dẫn, khẩuhiệu thông báo phục vụ cho công tác an toàn Những vị trí xét thấy nguy hiểm cần cửngười cảnh giới ban đêm cần có điện chiếu sáng báo hiệu, đào rãnh thoát nước để tiêunước cho mặt bằng công trường khi mùa mưa đến.

h Giải pháp cấp điện, cấp thoát nước.

- Nhà thầu chúng tôi liên hệ với Điện lực để kéo điện về sử dụng cho công trình.Ngoài ra, đơn vị sử dụng máy phát điện với công suất 100KVA; 150KVA và một sốmáy phát điện khác để cung cấp điện thi công và sử dụng điện cho sinh hoạt trongtrường hợp công suất điện năng không đủ đáp ứng hoặc mất điện

- Cung cấp nước trong thời gian thi công bao gồm nước cho sản xuất thi công,nước cho sinh hoạt và nước cho phòng chống cháy nổ…

- Nước dùng cho sinh hoạt được sử dụng từ nước lọc đóng chai, nước tự chảy ởcác khe suối, có bể lọc nước để đảm bảo vệ sinh

- Nước dùng cho thi công dùng nguồn nước sông, suối hoặc khu vực lân cận vàđược chở bằng xe tec hoặc đặt trạm bơm bơm trực tiếp từ suối

- Nước dùng cho cứu hoả được dùng trực tiếp từ nước sông, suối hoặc giếngkhoan

i Hệ thống đảm bảo giao thông và thông tin liên lạc trong quá trình thi công.

- Sử dụng tuyến đường đang khai thác đoạn tuyến từ đường QL9 và các tuyếnđường chính trên địa bàn huyện Đakrông để vận chuyển vật liệu máy móc vào côngtrường

- Luôn có lực lượng tham gia hướng dẫn giao thông Có biển báo công trường,

và hàng rào chắn đầy đủ cho mỗi vị trí thi công

k Bố trí các biển báo chỉ dẫn thi công.

- Do vừa thi công vừa phải đảm bảo giao thông cho nên để đảm bảo an toàncho người và các phương tiện khi tham gia giao thông, đặc biệt không gây ách tắcgiao thông Nhà thầu chúng tôi đề xuất biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trongquá trình thi công như sau:

- Các loại biển báo công trường, rào chắn, barie, dải phân cách mềm di độngđược gia công tại xưởng theo đúng kích thước, màu sắc, độ phản quang phù hợp vớiquy định của Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT vậnchuyển ra lắp đặt bằng thủ công + ôtô vận chuyển Hệ thống ĐBGT cho một đoạn thicông Bao gồm:

+ Biển báo phía trước có công trường TC (I.441a,b,c): 6 bộ

+ Biển báo đi chậm W.245a: 8 bộ

+ Biển báo đường hẹp W.203 b,c: 2 bộ

Trang 7

+ Biển báo công trường W.227: 2 bộ.

+ Biển báo hướng rẽ S.507: 2 bộ

+ Barie chắn 2 đầu: 02 bộ

+ Ống nhựa D76mm, L=1,2m dán phản quang: 100 cọc

+ Chân đế đỡ cột: 100cái

+ Dây nilon: 600 m

+ Đèn báo hiệu (đèn xoay): 03 bộ

- Tất cả các loại biển báo, hàng rào chắn đều được sơn phản quang rỏ ràng vàđược gia công lắp đặt đúng kích cở, lau chùi đảm bảo sáng trong quá trình thi công

- Kèm theo bản vẽ bố trí mặt bằng thi công tổng thể công trường xây dựng:

2.2 Tổ chức Bộ máy quản lý của nhà thầu cho gói thầu.

2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của nhà thầu dành cho gói thầu

2.2.2 Thuyết minh sơ đồ tổ chức hiện trường:

a Ban chỉ huy công trường:

+ Ban chỉ huy công trường bao gồm:

- Chỉ huy trưởng: 01 người - Kỹ sư xây dựng công trình giao thông

- Kỹ thuật hiện trường thi công: 03 người - Kỹ sư xây dựng công trình

giao thông; Cấp thoát nước; Cấp điện

- Kỹ thuật phụ trách công tác an toàn-VSLĐ: 01 người - Kỹ sư xây dựng

- Cán bộ phụ trách vật tư công trình: 01 người

- Cán bộ phụ trách kế toán, thanh quyết toán: 01 người

b Các tổ đội thi công:

- Bao gồm đội cơ giới và các đội nhân công thi công các công tác: Hệ

thống thoát nước; Bê tông mặt đường; Cấp nước; Cấp điện,……

c Chức năng nhiệm vụ của ban chỉ huy công trường:

- Giám sát toàn bộ tình hình thực hiện các nội quy, quy định về đảm bảo chấtlượng trong từng khâu của quá trình thi công các hạng mục công trình để đảm bảo antoàn lao động và vệ sinh môi trường trên toàn bộ phạm vi công trường

BAN CHỈ HUY CÔNG TRƯỜNG

Trang 8

- Lập kế hoạch nhu cầu vật tư vật liệu, phương tiện máy móc, thiết bị thi công,công nhân lao động theo yêu cầu tiến độ thi công công trình Có trách nhiệm giám sátchặt chẽ toàn bộ quá trình mua sắm, chuẩn bị vật tư, vật liệu và kiểm tra định kỳ hoặcđột xuất các hạng mục thi công, lấy các mẫu vật liệu theo quy định về quản lý chấtlượng.

- Tổ chức quản lý và khai thác nguyên vật liệu, máy móc thiết bị kỹ thuật vànguồn lực lao động cho hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả cao Cụ thể hoá mặt tổ chức thicông hợp lý và khoa học, trên cơ sở tổng mặt bằng thi công đã được tổ tư vấn thôngqua

- Ban chỉ huy công trường chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc công ty về chỉđạo điều hành và tổ chức thi công công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng antoàn, Ban chỉ huy công trường có đủ thẩm quyền quyết vấn đề liên quan đến sản xuấthàng ngày để đảm bảo công tác thi công an toàn, nhịp nhàng, đạt tiến độ và chấtlượng

- Hàng ngày Ban chỉ huy công trường báo cáo về Công ty toàn bộ hoạt động trêncông trường, căn cứ tiến độ nhu cầu vật tư, tài chính và các thiết bị thi công để BanGiám đốc giải quyết kịp thời

c.1 Chỉ huy trưởng công trường:

- Chỉ huy trưởng công trường là kỹ sư xây dựng cầu đường có nhiều kinhnghiệm công tác xây dựng và quản lý, trách nhiệm Chỉ đạo tiến độ thi công theo từngngày, tuần, tháng trên cơ sở tiến độ đã vạch, được sự nhất trí của công ty Thông quacác kỹ thuật viên để chỉ đạo kỹ thuật chất lượng và quản lý điều hành Điều phối vật

tư vật liệu thiết bị thi công theo từng giai đoạn

- Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc Công ty về việc quản lý và hoạt độngcủa công trường trong quá trình thi công, những hậu quả xấu có ảnh hưởng đến chấtlượng công trình và tiến độ thực hiện

- Điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất trên công trường Điều động phân phốinhân lực giữa các đội để đáp ứng tiến độ chung Có thể huy động nhân lực ngoài xãhội đến thi công xây lắp nhằm tăng nhanh tốc độ thi công mà vẫn đảm bảo chất lượngcông trình

- Có đủ thẩm quyền quyết định mọi công việc liên quan để đảm bảo thi công đạttiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn lao động theo yêu cầu của bản vẽ thiết

kế được duyệt và phù hợp với các quy định của nhà nước Có quyền đình chỉ Độitrưởng hoặc các loại thợ khi người đó thi công có nguy cơ làm không đúng quy trình,quy phạm làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình Khi xử lý phải báo ngay choBan Giám đốc biết

c.2 Cán bộ kỹ thuật phụ trách thi công:

- Tiếp nhận lệnh thi công và mọi sự chỉ đạo trực tiếp từ Chỉ huy trưởng côngtrường Chủ động xử lý công việc tại hiện trường

- Các cán bộ kỹ thuật thi công có trách nhiệm phân công, giám sát, hướng dẫn

kỹ thuật cho công nhân, lao động phổ thông làm đúng hồ sơ bản vẽ kỹ thuật, đảm bảo

Trang 9

chất lượng kỹ thuật đúng quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế kỹ thuật củanhà nước đã ban hành Tính toán cấp phối vật liệu cho từng kết cấu công trình và phảigiám sát kỹ việc cân đo, đong đếm các loại vật liêu trong cấu thành vữa như cát, đá,

- Tổ chức nghiệm thu bán thành phẩm và chất lượng vật liệu cung ứng tại côngtrường

- Hàng ngày báo cáo tình hình công việc, những khó khăn vướng mắc tồn tạitrên công trường, đề xuất biện pháp an toàn trình lên Ban chỉ huy công trường để có

cơ sở ra các quyết định chỉ đạo đối với các công viậc đang tiến hành và có địnhhướng chỉ định các công việc tiếp theo

c.3 Cán bộ kỹ thuật phụ trách công tác an toàn – vệ sinh lao động:

Có trách nhiệm nắm bắt tình hình an ninh trật tự trên công trường kiêm luôncông tác an toàn và vệ sinh lao động, bố trí biển báo công trường, rào chắn barie đảmbảo an toàn giao thông trong suốt quá trình thi công Chịu sự chỉ đạo của chỉ huycông trường và cán bộ kỹ thuật hiện trường thi công

c.4 Cán bộ phụ trách vật tư, kế toán, thanh quyết toán:

- Có trách nhiệm liên hệ các đầu mối làm hợp đồng cung cấp vật tư cho côngtrình theo số liệu yêu cầu của cán bộ kỹ thuật hiện trường, chỉ huy trưởng đảm bảo đủ

và đúng khối lượng vật tư phục vụ kịp thời cho công tác thi công các hạng mục trêncông trường Theo dõi khối lượng nhập và xuất vật tư hằng ngày trên công trường vàlập hồ sơ thanh toán khối lượng công trình kịp thời nhằm đảm bảo nguồn vốn giảingân cho công trường

c.5 Các tổ đội thi công:

- Trực tiếp thi công các hạng mục công trình theo đúng hồ sơ thiết kế bản vẽ thicông được duyệt dưới sự chỉ đạo điều hành của cán bộ kỹ thuật hiện trường, chỉ huytrưởng

2.2.3 Mối quan hệ giữa trụ sở chính và ban chỉ huy công trường:

- Ban Giám đốc sẽ giám sát toàn bộ quá trình thi công thông qua các báo cáohàng ngày để chỉ đạo thường xuyên trong quá trình thi công và cử cán bộ xuống côngtrường kiểm tra thực tế thi công, các biện pháp an toàn và tiến độ thi công và cùngban chỉ huy công trường giải quyết những vướng mắc trong thi công

- Ban chỉ huy công trường có trách nhiệm báo cáo định kỳ cho Ban Giám đốc vàcác cơ quan chức năng của Công ty về tiến độ chất lượng và các vướng mắc cần giảiquyết Công ty căn cứ vào báo cáo của Chỉ huy trưởng công trường để trực tiếp chỉđạo cho các Phòng chức năng của Công ty hỗ trợ Ban chỉ huy công trường giải quyết

Trang 10

các vướng mắc lớn về biên chế, tổ chức, huy động lực lượng thiết bị, huy độngvốn v.v Để công trình thi công đúng kế hoạch đã định Công ty sẽ thường xuyênkiểm tra định kỳ và đột xuất tại hiện trường để có chỉ đạo sát với thực tế diễn biến tạihiện trường và thường xuyên quan hệ chặt chẽ với chủ đầu tư, cơ quan tư vấn để cùnggiải quyết những vấn đề phát sinh.

- Ban chỉ huy công trường sẽ tổ chức giao ban hàng tuần với các cán bộ kỹ thuậthiện trường để kiểm tra tiến độ, chất lượng thi công trong tuần, đặt kế hoạch cho tuầntới, báo cáo và đề xuất những vấn đề mà chủ đầu giải quyết

a Biện pháp quản lý nhân sự trên công trường:

- Trong trường hợp Chỉ huy trưởng công trường vắng mặt, chúng tôi sẽ bố trí 01

Kỹ sư chuyên ngành thủy lợi sẽ thay mặt Chỉ huy trưởng giải quyết các mối quan hệvới Chủ đầu tư và các cơ quan hữu quan, giải quyết các vấn đề phát sinh xảy ra trongquá trình thi công và chịu trách nhiệm trước Chỉ huy trưởng và Ban Giám đốc Công

ty về các công việc đã được xử lý Thường xuyên báo cáo Chỉ huy trưởng và BanGiám đốc các quá trình thực thi dự án, tất cả các bộ phận kỹ thuật nằm trong sơ đồ tổchức sẽ phải chịu sự điều hành, chỉ đạo công việc của Chỉ huy trưởng công trường

- Các tổ đội thi công các hạng mục công việc đã được BCH công trường phâncông và chịu sự quản lý về mọi mặt của BCH công trình, chịu trách nhiệm trước củaBCH công trình và Công ty

2.3 Giải pháp kỹ thuật sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn gồm: tấm lát rãnh dọc, tấm đan cống bản, tấm đan hố ga, hố thu.

2.3.1 Giải pháp kỹ thuật cho vị trí sân bải đúc, bải tập kết: tấm lát rãnh dọc, tấm đan cống bản, tấm đan hố ga + hố thu.

- Vị trí sân bải đúc, bải tập kết: tấm lát rãnh dọc, tấm đan cống bản, tấm đan hốga+hố thu được nhà thầu bố trí trong khuôn viên tổng thể mặt bằng công trường xâydựng (có sơ đồ thể hiện vị trí cụ thể trong bản vẽ mặt bằng công trường) gồm:

+ Kho chứa vật liệu: Xi măng, sắt thép, ván khuôn thép đinh hình…

+ Bải vật liệu cát, đá

+ Bể cấp nước thi công

+ Bải tập kết cấu kiện

- Kết cấu sân bải đúc, bải tập kết từ dưới lên trên bao gồm: đất nền đầm chặt, bê tônggạch vỡ mác 25 lót mặt bằng, lớp trên cùng đổ lớp bê tông M150 dày khoảng 10cmđảm bảo độ chắc chắn trong quá trình thi công cấu kiện đúc sẵn

2.3.2 Giải pháp kỹ thuật thi công công tác gia công cốt thép: tấm lát rãnh dọc, tấm đan cống bản, tấm đan hố ga + hố thu.

+ Số liệu thép, đường kính, hình dạng thanh cốt thép cũng như cách bố trí phảitheo đúng bản vẽ thiết kế BVTC

Trang 11

+ Mỗi lô thép được đưa đến công trường đều phải có các chứng chỉ kèm theo vềnguồn gốc xuất xứ, số hiệu và thành phần hoá học của thép cũng như chứng chỉ củanhà máy cung cấp

+ Trước khi đưa vào gia công và lắp đặt phải làm các thí nghiệm cần thiết đểkiểm tra chất lượng thép Các lô thép khác nhau đều phải lấy mẫu làm thí nghiệm.Trong một lô thép, nếu khối lượng lớn hơn 20 tấn thì cứ 20 tấn phải lấy một tổ hợpmẫu để làm thí nghiệm

+ Việc lấy mẫu đưa đi thí nghiệm phải được lập biên bản giữa KSTVGS và nhàthầu, mẫu mang đi thí nghiệm phải được đánh dấu niêm phong cẩn thận Việc thínghiệm kiểm tra phải có sự chứng kiến của KSTVGS

+ Mỗi tổ hợp mẫu thí nghiệm thường gồm có 09 mẫu chia làm 3 tổ mẫu (mỗi tổ

03 mẫu) để làm các thí nghiệm sau: 03 mẫu thí nghiệm chịu uốn; 03 mẫu thí nghiệmchịu kéo; 03 mẫu thí nghiệm hàn (đối với loại thép có mối nối hàn)

+ Nếu có lô thép nào mà thí nghiệm không đạt yêu cầu chất lượng thì lô thép đóphải được đưa ra khỏi công trường, sau đó thay bằng lô khác và làm các bước theotrình tự trên

+ Nối cốt thép: Mối nối hàn dùng phương pháp hàn đối đầu với các thanh thép

có đường kính lớn hơn 16mm, giới hạn bền của mỗi mẫu hàn giới hạn bền thấp nhấtkhi kéo thép có cùng số hiệu như thế Mối nối buộc chỉ cho phép khi đường kính cácthanh thép có đường kính # 16mm hoặc tại những vị trí không thể hàn được

+ Tất cả các hạng mục cốt thép sau khi lắp đặt phải được sự đồng ý nghiệm thucủa KSTVGS mới được tiến hành các bước tiếp theo

2.3.3 Giải pháp kỹ thuật thi công công tác gia công ván khuôn định hình: tấm lát rãnh dọc, tấm đan cống bản, tấm đan hố ga + hố thu.

+ Ván khuôn phải đáp ứng được những yêu cầu sau: kiên cố, ổn định, cứng rắn,phẳng nhẵn và không biến hình khi chịu tải trọng do trọng lượng và áp lực ngang củahỗn hợp bê tông mới đổ cũng như tải trọng sinh ra trong quá trình thi công

+ Kết cấu ván khuôn phải đảm bảo cho việc tháo lắp cũng như công tác lắp dựngcốt thép và đỗ bê tông được dễ dàng, thuận tiện

+ Việc lắp ghép ván khuôn phải đạt được độ kín khít cần thiết để đảm bảo không

bị chảy nước xi măng ra ngoài Mặt trong phải được bôi dầu bóng để đảm bảo tháo dểdàng khi bê tông đạt cường độ yêu cầu cho công tác này

+ Tất cả các hạng mục ván khuôn sau khi lắp dựng, tháo dỡ phải được sự đồng ýnghiệm thu của KSTVGS mới được tiến hành các bước tiếp theo

2.3.4 Giải pháp kỹ thuật thi công công tác đổ bê tông, hoàn thiện bề mặt: tấm lát rãnh dọc, tấm đan cống bản, tấm đan hố ga + hố thu.

Trang 12

b Vận chuyễn hỗn hợp bê tông:

- Phương tiện vận chuyển không để bê tông bị phân tầng bị chảy nước xi măng

- Vận chuyển hổn hợp bê tông bằng thủ công với cự ly không xa quá 200m.Nhưng nếu bị phân tầng phải trộn lại

- Các phương tiện vận chuyển bê tông phải kín để vận chuyển bê tông không

bị chảy mất nước và rơi vãi, đường vận chuyển bằng phẳng bảo đảm cho xe đi lại dểdàng

- Thời gian vận chuyển hổn hợp bê tông cố gắng rút ngắn, khoảng thời gianlúc trộn đến lúc đổ vào khuôn phải căn cứ vào khoảng thời gian ngừng cho phép giữalúc phủ lên nó một lớp bê tông khác mà tạo thành khớp nối thi công

c Đổ và đầm bê tông:

- Việc đổ bê tông phải đảm bảo các yêu cầu:

+ Không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí cốt pha và chiều dày lớp bê tông bảo

vệ cốt thép

+ Không dùng đầm dùi để dịch chuyển ngang bê tông trong cốp pha;

+ Bê tông phải được đổ liên tục cho tới khi hoàn thành một kết cấu nào đó theoquy định của thiết kế

+ Để tránh sự phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bê tông khi đổ khôngvượt quá 1,5m

+ Khi đổ bê tông có chiều cao rơi tự do lớn hơn 1,5m phải dùng máng nghiênghoặc ống vòi voi

+ Khi dùng máng nghiêng thì máng phải kín và nhẵn Chiều rộng của mángkhông được nhỏ hơn 3 – 3,5 lần đường kính hạt cốt liệu lớn nhất Độ dốc của mángcần đảm bảo để hỗn hợp bê tông không bị tắc, không trượt nhanh sinh ra hiện tượngphân tầng Cuối máng cần đặt phễu thẳng đứng để hướng hỗn hợp bê tông rơi thẳng

Trang 13

đứng vào vị trí đổ và thường xuyên vệ sinh sạch vữa xi măng trong lòng mángnghiêng.

- Khi đổ bê tông phải đảm bảo các yêu cầu:

+ Giám sát chặt chẽ hiện trạng cốp pha đà giáo và cốt thép trong quá trình thicông để xử lý kịp thời nếu có sự cố xảy ra;

+ Mức độ đổ đầy hỗn hợp bê tông vào cốp pha phải phù hợp với số liệu tínhtoán độ cứng chịu áp lực ngang của cốp pha do hỗn hợp bê tông mới đổ gây ra;

+ ở những vị trí mà cấu tạo cốt thép và cốp pha không cho phép đầm máy mớiđầm thủ công;

+ Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông Trongtrường hợp ngừng đổ bê tông quá thời gian quy định ở (bảng 18) phải đợi đến khi bêtông đạt 25 daN/cm2 mới được đổ bê tông, trước khi đổ lại bê tông phải xả lý làmnhám mặt Đổ bê tông vào ban đêm và khi có sương mù phải đảm bảo đủ ánh sáng ởnơi trộn và đổ bê tông

d Hoàn thiện bề mặt bê tông:

- Bê tông được gạt và san bằng cách sử dụng dụng cụ gạt mặt bê tông xách tayđược chấp thuận được làm bằng kim loại hoặc làm bằng vật liệu phù hợp khác Dụng

cụ gạt phải có độ cứng thích hợp để giữ được hình dạng và pahir dài hơn ít nhất 0,6m

so với chiều rộng lớn nhất của dải được gạt Phải tiến hành san gạt đến khi bề mặtđược liên kết đồng nhất, đúng độ dốc, mui luyện và chiều dày đã chỉ ra trên mặt cắtngang thiết kế

- Sau khi công việc xoa nhẵn được hoàn thành và nước thừa được loại bỏ, lúc

đó bê tông vẫn trong trạng thái dẻo, bề mặt bê tông phải được kiểm tra độ bằng phẳngbằng thước dài chính xác phù hợp với yêu cầu Công việc làm phẳng bê tông đượcnhà thầu thực hiện Việc làm phẳng được giữ trong vị trí liên tục song song với timđường, tiếp xúc với bề mặt và toàn bộ bề mặt đường Bất cứ chỗ lõm nào cũng đượclấp ngay bằng bê tông tươi và được gạt, cố kết và hoàn thiện lại Khu vực cao cũngphải làm thấp xuống và hoàn thiện lại Các thử nghiệm độ phẳng, thẳng và sửa chữa

bề mặt được tiếp tục cho đến khi toàn bộ bề mặt đạt được đồng nhất theo độ dốc, cao

độ và mặt cắt ngang yêu cầu

e Kiểm tra và nghiệm thu công tác bê tông:

e.1 Kiểm tra

- Công tác kiểm tra chất lượng thi công bê tông toàn khối bao gồm các khâulắp dựng đà giáo, chế tạo hỗn hợp bê tông và dung sai của kết cấu công trình

- Kiểm tra cốt pha đà giáo, lắp đặt cốt thép được thực hiện theo các yêu cầu đãđược trình bày ở các phần trên

- Kiểm tra chất lượng bê tông bao gồm việc kiểm tra vật liệu thiết bị, quy trìnhsản xuất, các tính chất hỗn hợp bê tông và bê tông đã đông cứng, đặc biệt chú ý tới độsụt của bê tông

- Đối với bê tông trộn ở hiện trường cần kiểm tra ngay sau khi trộn mẽ đầutiên

Trang 14

- Khi có sự thay đổi chủng loại và độ ẩm vật liệu cũng như khi thay đổi thànhphần cấp phối bê tông thì phải kiểm tra mẻ trộn đầu tiên, sau đó kiểm tra ít nhất mộtlần trong một ca.

- Các mẫu kiểm tra cường độ bê tông được lấy tại nơi đổ bê tông và được bảodưỡng theo tiêu chuẩn

- Kích thước các mẩu theo quy định, được lấy cùng một lúc và cùng một chỗcho cùng một tổ mẩu Mỗi tổ gồm 3 viên mẫu

- Số lượng tổ mẫu: Cứ 20m3 lấy một tổ mẫu

- Trường hợp đổ bê tông các kết cấu có khối lượng ít hơn thì vẫn lấy một tổmẫu

e.2 Nghiệm thu:

- Công tác nghiệm thu được tiến hành tại hiện trường trên cơ sở các hồ sơ:+ Các chứng chỉ và kết quả thử mẫu, thí nghiệm tại hiện trường

+ Kích thước hình học kết cấu, các chi tiết đặt sẵn so với thiết kế

+ Bản vẻ hoàn công có ghi đầy đủ các thay đổi thiết kế (nếu có)

+ Các biên bản nghiệm thu phần khuất

+ Sổ nhật ký công trình

+ Các biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu thi công

- Việc đánh giá chất lượng công tác bê tông còn phải dựa trên các sai lệch thực

tế so với các sai lệch cho phép

2.3.5 Giải pháp kỹ thuật cho công tác bảo dưỡng bê tông theo thời gian quy định: tấm lát rãnh dọc, tấm đan cống bản, tấm đan hố ga + hố thu.

- Sau khi đổ, bê tông phải được bảo dưởng trong điều kiện có độ ẩm và nhiệt

độ cần thiết để đông rắn và ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại trong quá trình đông rắncủa bê tông Công việc này được coi là yêu cầu bắt buộc trong quá trình đông rắn bêtông

- Bảo dưỡng ẩm là quá trình giữ cho bê tông có đủ độ ẩm cần thiết để ninh kết

và đông rắn sau khi tạo hình Trong thời kỳ bảo dưỡng bê tông cần được bảo vệchống các tác động cơ học như rung động, lực xung kích, tải trọng và các khả nănggây hư hại khác

- Quá trình bảo dưỡng ẩm tự nhiên được phân thành 2 giai đoạn: bảo dưỡng banđầu và bảo dưỡng tiếp theo Hai giai đoạn này liên tục kế tiếp nhau không có bướcgián đoạn, kể từ khi hoàn thiện xong bề mặt bê tông cho tới khi bê tông đạt đượccường độ bảo dưỡng tới hạn:

a Giai đoạn bảo dưỡng ban đầu.

- Giai đoạn này cần có biện pháp đảm bảo bê tông không bị bốc hơi nước dướitác động của các yếu tố khí hậu địa phương (như nắng, gió, nhiệt độ và độ ẩmkhông khí) Đồng thời không để lực cơ học tác động lên bề mặt bê tông

- Tiến hành bảo dưỡng ban đầu như sau:

Trang 15

+ Bê tông sau khi tạo hình xong cần phủ ngay bề mặt hở bằng các vật liệu đãđược làm ẩm (bằng các vật hoặc vật liệu thích hợp sẵn có) Lúc này không tác độnglực cơ học và không tưới nước trực tiếp lên bề mặt bê tông để tránh bi hư hại bề mặt

bê tông Khi cần có thể tưới nhẹ nước lên mặt vật liệu phủ ẩm Cũng có thể phủ mặt

bê tông bằng các vật liệu cách nước như nilon, vải bạt, hoặc phun chất tạo màng ngănnước bốc hơi Khi dùng chất tạo màng trên bề mặt bê tông thì việc tiến hành phunđược thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất chất tạo màng Cũng có thể dùng thiết

bị phun sương để phun nước thành sương trực tiếp lên mặt bê tông mà không cầnphủ mặt bê tông

+ Việc phủ ẩm bề mặt bê tông trong giai đoạn bảo dưỡng ban đầu là nhất thiếtphải có khi thi công trong điều kiện bị mất nước nhanh (như gặp trời nắng gắt,khí hậu nóng khô, khí hậu có gió Lào) Các trường hợp khác có thể không phủ mặt

bê tông, nhưng phải theo dõi để đảm bảo hạn chế bê tông bị mất nước, tránh nứt mặt

bê tông

+ Việc giữ ẩm bê tông trong giai đoạn bảo dưỡng ban đầu kéo dài tới khi bêtông đạt được một giá trị cường độ nén nhất định, đảm bảo có thể tưới nước trực tiếplên mặt bê tông mà không gây hư hại Thời gian để đạt cường độ này vào mùamưa ẩm là khoảng (2,5¸ 5) h; vào mùa hanh khô là khoảng (5 ¸ 8) h đóng rắn của bêtông tùy theo tính chất của bê tông và đặc điểm của thời tiết Tại hiện trường có thểxác định thời điểm này bằng cách tưới thử nước lên mặt bê tông, nếu thấy bề mặt

bê tông không bị hư hại là được, khi đó bắt đầu giai đoạn bảo dưỡng tiếp theo

b Giai đoạn bảo dưỡng tiếp theo.

+ Tiến hành kế tiếp ngay sau giai đoạn bảo dưỡng ban đầu Đây là giai đoạn cầntưới nước giữ ẩm liên tục mọi bề mặt hở của bê tông cho tới khi ngừng quá trình bảodưỡng

+ Đối với bê tông dùng xi măng poóc lăng và xi măng poóc lăng hỗn hợp:cần thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho mọi bề mặt hở của kết cấu bê tông cho tớikhi bê tông đạt giá trị cường độ bảo dưỡng tới hạn và thời gian bảo dưỡng cần thiết

c Trong giai đoạn bảo dưỡng tiếp theo:

+ Có thể phủ ẩm hoặc không phủ ẩm bề mặt bê tông Đối với vùng có khí hậunóng khô hoặc có gió Lào thì việc phủ ẩm sẽ có tác dụng để giảm số lần tướinước trong ngày và hạn chế nứt mặt bê tông

+ Số lần tưới nước trong một ngày tùy thuộc vào môi trường khí hậu địaphương, sao cho bề mặt bê tông luôn được ẩm ướt Việc tưới nước giữ ẩm cần đượcduy trì cả ban ngày lẫn ban đêm để đảm bảo cho bề mặt bê tông luôn được giữ ẩm,tránh bị để khô trong đêm

+ Trong giai đoạn bảo dưỡng tiếp theo có thể thực hiện ngâm nước trên mặt bêtông thay cho tưới nước giữ ẩm

Trang 16

2.3.6 Giải pháp kỹ thuật cho công tác bốc xếp vận chuyển tập kết thành phẩm tránh sứt vở cấu kiện: tấm lát rãnh dọc, tấm đan cống bản, tấm đan hố ga + hố thu.

- Cấu kiện bê tông đúc sẵn sau khi thi công đợt đầu tiên chiếm khoảng 50% diệntích sân đúc và đảm bảo cường độ yêu cầu nhà thầu tiến hành bốc xếp vận chuyểncấu kiện đến bải tập kết

- Cấu kiện bê tông đúc sẵn được vận chuyển bằng thủ công kết hợp cẩu lắp, côngtác vận chuyển được tiến hành cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh va chạm đảm bảo an toàncho cấu kiện

- Cấu kiện bê tông đúc sẵn khi vận chuyển đến bải tập kết được xếp thành hàngngay ngắn, gọn gàng

- Cứ tiếp tục tuần tự như trên cho đến đợt đúc lô cấu kiện tiếp theo và thi côngxong toàn bộ khối lượng cấu kiện bê tông đúc sẵn theo hồ sơ thiết kế được duyệt

Kèm theo bản vẽ minh họa biện pháp thi công toàn bộ các công tác ở trên:

2.4 Biện pháp thi công san nền; nền đường đào; nền đường đắp; điều phối đất.

2.4.1 Biện pháp thi công san nền.

a.Thi công đào bóc đất hữu cơ mặt bằng san nền.

- Công việc thi công đường dẫn vào khu vực san nền được triển khai thi côngbằng cơ giới là chính Khối lượng đường dẫn nằm trong phạm vi khu vực san nền chủyếu là khối lượng đào hạ nền đường, điều phối bằng máy ủi chuyển sang đắp nềnđường và đầm nén Các bước thi công như sau:

+ Định vị trí thi công bằng máy toàn đạc điện tử

+ Đào bỏ lớp đất hữu cơ dày trung bình 20cm bằng máy ủi, tiến hành ủi gomlại thành đống, sử dụng máy đào xúc đất lên phương tiện vận chuyển và vận chuyển

ra bãi thải Tiến hành nhiệm thu lớp đất bóc hữu cơ

+ Đào san đất, điều phối đất nền đường bằng máy đào và máy ủi

+ Đắp đất nền đường dẫn theo từng lớp dày trung bình 25cm, tiến hành lu lènđảm bảo độ chặt và triển khai thi công đến cao độ thiết kế

- Công tác định vị trí thi công khu vực san nền trên thực địa được thực hiện bằngmáy toàn đạc điện tử kết hợp với thước thép để xác định và dùng cọc tre đóng xuốngnền hiện trạng để đánh dấu các vị trí

- Sử dụng máy ủi 110CV tiến hành đào bỏ lớp đất hữu cơ tạo thành đống Đất hữu

cơ được đào bỏ hết khởi phạm vi san nền Trong quá trình thi công nếu nước mặtnhiều thì phải tiến hành tiêu nước ra khỏi phạm vi thi công Các đống đất hữu cơ nàyđược máy đào xúc lên phương tiện vận chuyển và ô tô vận chuyển đến bãi thải

Trang 17

- Tiến hành nghiệm thu bóc lớp đất hữư cơ phạm vi san nền về: cao độ, kích thướchình học

- Nhà thầu sẽ bảo vệ nền đường dẫn vào khu vực san nền khỏi bị hư hại bằng cáchthi hành các biện pháp bảo vệ bảo đảm bề mặt nền đường luôn được giữ trong điềukiện sẵn sàng thoát nước

- Công nghệ thi công là tổ hợp máy đào, ô tô tự đổ, máy ủi, lu tĩnh, lu rung, xe tướinước, máy thủy bình, máy toàn đạc

- Tất cả công tác đất khi thi công nghiệm thu phải thực hiện đúng TCVN4447:2012

b.Thi công đào nền, điều phối đất mặt bằng san nền.

+ Khái quát chung.

Trước khi tiến hành công tác đào đất, nhà thầu phải thông báo với Chủ đầu tư,mặt bằng hiện có phải được đo đạc và chấp thuận của Chủ đầu tư

Tất cả các công tác đào và điều phối đất sang đắp sẽ được thực hiện phù hợp vớicao độ ghi trong bản vẽ thiết kế hoặc theo yêu cầu của Chủ đầu tư cho phù hợp vớiđiều kiện thực tế

+ Phân cấp vật liệu đào.

- Đá: Đá được xem như một vật liệu khối đặc có cường độ và cấu trúc khôngthể bị dỡ bỏ, phá huỷ, nghiền khi không sử dụng chất nổ và búa phá dỡ

- Đất thông thường: Đất đá thông thường là các loại đất còn lại trừ đá được ghi

rõ trong đoạn trên, bao gồm đất, cát, sỏi, cuội kết, đá dăm và các loại khác

- Kiểm tra cao độ các vị trí cần đắp, tính toán khối lượng cụ thể để có phương

án điều phối đất sang đắp bằng máy ủi hoặc dùng ô tô tự đổ

- Phải chú trọng bố trí độ dốc và rãnh thoát nước, có phương án thoát nước mặtbằng khi gặp trời mưa

+ Độ dốc mái và hiện trường thi công.

Ranh giới và cao độ được ghi rõ trong các bản vẽ là sự liên hệ duy nhất tới cácyêu cầu cho các công việc lâu dài Mái dốc phải đảm bảo sự ổn định, chống trượt của

hố đào

+Đào vượt quá quy định.

Trang 18

Tất cả các khối đào vượt quá quy định, vì bất kỳ lý do nào đều phải đắp trả lạicùng với việc xác định vật liệu đắp trả lại

+ Các giá đỡ tạm thời.

- Nhà thầu có thể thực hiện theo biện pháp thi công với chi phí của mình đểquyết định sử dụng các trụ giá đỡ tạm thời như gỗ, cột thép để chống mái đào thaycho mái dốc tự nhiên Trong trường hợp này, Nhà thầu phải đệ trình các tính toán chitiết và các bản vẽ cho Chủ đầu tư phê duyệt trước khi thi công, việc phê duyệt đókhông làm giảm trách nhiệm của Nhà thầu trong việc thực hiện công tác chống đỡtạm

- Những nơi sử dụng mái dốc tự nhiên để đào, có thể sẽ gây nguy hiểm cho cáckết cấu hiện có hoặc gây trở ngại cho các hoạt động của Nhà thầu khác trong cùngkhu vực thi công thì Nhà thầu phải sử dụng các trụ đỡ tạm thời để bảo vệ mái dốc củamình như đã nói ở trên Nếu Chủ đầu tư cho rằng việc dỡ bỏ những trụ đỡ là khôngthực tế thì Chủ đầu tư có thể yêu cầu chúng được giữ lại lâu dài ở vị trí đó

+Dự trữ vật liệu để sử dụng lại.

Theo quan điểm của Chủ đầu tư, vật liệu đào thích hợp cho việc sử dụng đắp lại

ở một vị trí nào đó, Nhà thầu sẽ phải tách riêng vận chuyển và dự trữ ở một vị tríthích hợp được Chủ đầu tư chấp thuận

+ Loại bỏ vật liệu đào.

- Loại trừ các trường hợp được ghi rõ, tất cả vật liệu đào sẽ được vận chuyển tớikhu vực bãi thải trong các khu vực được Chủ đầu tư chỉ định Không được đổ bất kỳvật liệu thải nào ngoài phạm vi đã được quy định

- Công nghệ thi công là tổ hợp máy đào, ô tô tự đổ, máy ủi, lu tĩnh, lu rung, xetưới nước, máy thủy bình, máy toàn đạc

c Thi công đắp đất mặt bằng san nền K85.

- Các công việc trong phần này bao gồm việc thực hiện tất cả các công việc vềđắp mặt bằng và đắp chân taluy

- Không được đắp đất ở bất kỳ một vị trí nào khi chưa có sự kiểm tra và chấpthuận của Chủ đầu tư

- Ở các vị trí nếu thấy đất đắp bị xốp nhẹ, xói lở hoặc bất kỳ một hư hỏng nàokhác đều phải dỡ bỏ và đắp lại khi Chủ đầu tư yêu cầu

- Đất đắp ở vùng đắp được lấy đất ở vùng đào để đắp Đất ở vùng đào được đắpcho vùng đắp ngay bên cạnh, không phải vận chuyển đi xa Đất đắp không được lẫn

rễ cây, cỏ rác, không được quá 5% lượng tạp chất

- Đối với khu vực đắp đất, nếu độ dốc của sườn dốc nhỏ hơn 20% thì sau khi đàolớp phủ tiến hành đắp nền bình thường, nếu độ dốc của sườn dốc lớn hơn 20% thì sau

Trang 19

khi cào bỏ lớp phủ phải làm giật cấp từ 1,5 - 2m rồi mới tiến hành san nền để tạo sựliên kết tốt giữa các lớp đất tránh lún, trượt cho công trình.

Đất đắp được đắp thành từng lớp đầm chặt với hệ số đầm nén K=0,85 (bao gồm

cả mặt bằng và taluy), chiều dày từng lớp được thí nghiệm tại hiện trường tùy thuộcvào máy móc thi công nhưng chiều dày mỗi lớp không quá 50cm

Trước khi đắp đất phải tiến hành đầm thí điểm tại hiện trường với từng loại đất

và từng loại máy đem sử dụng nhằm mục đích:

- Hiệu chỉnh bề dày lớp đất rải để đầm

- Xác định công đầm lu theo điều kiện thực tế để đạt độ chặt K theo yêu cầuthiết kế

Chú ý: Lấy một mẫu đất đại diện của loại đất dự kiến để đắp, mang về Phòngthí nghiệm chuyên ngành xây dựng để thí nghiệm một số chỉ tiêu cơ lý (ókmax - WO;

PP – PL; Thành phần hạt; Độ trương nở, CBR hoặc modul đàn hồi trong phòng thínghiệm…) để đối chiếu với yêu cầu kỹ thuật, nếu đạt yêu cầu mới tiến hành đắp

Cần phải đắp đất bằng loại đất đồng nhất, phải đặc biệt chú ý theo đúng nguyên tắc sau đây:

- Bề dầy lớp đất ít thấm nước nằm dưới lớp đất thấm nước nhiều phải có độdốc 0,04 đến 0,1 kể từ công trình đến mép biên

- Cấm đắp mái đất bằng loại hỗn hợp gồm cát, cát thịt, vỏ sạn khi có vỏ vật liệuvới cấu trúc hỗn hợp tự nhiên

Trước khi đắp đất hoặc rải lớp đất tiếp theo để đầm, bề mặt lớp trước phải đượcđánh xờm Khi sử dụng đầm chân cừu để đầm đất thì không cần phải đánh xờm

- Biện pháp thi công đắp đất:

- Khi rải đất để đầm, cần tiến hành rải từ mép biên tiến dần vào giữa

- Chỉ được rải lớp tiếp theo khi lớp dưới đã đạt độ chặt yêu cầu

- Để đảm bảo khối lượng thể tích khô thiết kế đắp đất ở mái dốc và mép biên khirải đất để đầm, phải rải rộng hơn đường biên thiết kế từ 20 đến 30cm tính theo chiềuthẳng đứng đối với mái dốc Phần đất tơi không đạt khối lượng thể tích khô thiết kếphải loại bỏ và tận dụng vào phần đắp

- Tất cả các công việc thực hiện đều phải được sự giám sát và đồng ý cho phépcủa TVGS và Chủ đầu tư

- Công nghệ thi công là tổ hợp máy đào, ô tô tự đổ, máy ủi, lu tĩnh, lu rung, xetưới nước, máy thủy bình, máy toàn đạc

- Công tác đầm đất mặt bằng san nền K85.

+ Việc đầm lớp vật liệu đã san gạt sẽ không đựơc thực hiện cho tới khi độ ẩm

và chiều dày của lớp đất được kiểm tra, được Chủ đầu tư chấp thuận

Trang 20

+ Sau mỗi lớp đắp được đổ, san gạt và điều chỉnh độ ẩm nếu cần ta tiến hànhngay công tác đầm bằng các lượt đầm được ghi rõ dưới đây.

- Các định nghĩa:

+ Lượt kín: Lượt kín được định nghĩa như một quá trình đạt được khi tất cả cácphần của bề mặt lớp được tiếp xúc tối thiểu một lần với bề mặt của thiết bị đầm.+ Lượt đơn: Lượt đơn được định nghĩa là một chuyển động liên tục của máyđầm chỉ theo một hướng

+ Với đầm rung, một lượt đầm kín sẽ bao gồm một lượt đơn của mỗi đầm; nghĩa

là một lượt đầm đơn của lu hai bánh theo một hướng bánh trước, bánh sau tạo thànhhai lượt Khi đầm bằng đầm bánh hơi thì một lượt kín được tính là 2 hoặc hơn 2 lượtđơn của thiết bị đầm tới khi toàn bộ toàn bộ bề mặt được đầm Trong lượt đầm thứhai hoặc ba thì bánh máy đầm phải đi trên khu vực giữa vết bánh thứ nhất nơi chưađược đầm ở lần trước

- Quy trình đầm:

+ Nhà thầu phải bố trí lu lèn thí điểm trên một đoạn có chiều dài từ 50 đến100mtrước sự chứng kiến của Chủ đầu tư để kiểm tra sơ đồ lu, công lu và tính năng hoạtđộng tốt của thiết bị để Chủ đầu tư chấp thuận Trình tự thi công như sau:

+ Sau khi trải vật liệu và khống chế độ ẩm trong giới hạn ta mới tiến hành đầm.+ Công tác đầm trên mỗi lớp vật liệu được tiến hành theo quy trình, có thứ tự, liêntục đảm bảo chiều dầy lớp và số lượt đầm Hướng lăn đầm nói chung là song songvới hướng đổ vật liệu

+ Trước khi rải một lớp mới trên một lớp đã đầm, lớp đầm đó phải được đánhxờm bề mặt bàng các phương pháp đã nêu để đảm bảo sự liên kết tốt giữa các lớp + Nhà thầu phải sử dụng những thiết bị đặc biệt để đầm vật liệu ở những vị trí

mà không thể dùng các thiết bị và quy trình thông thường

+ Tiến hành lu lèn đồng đều trên bề mặt, chú ý cho lu đi sát mép ra phần đắp dư

để đảm bảo độ chặt toàn bộ mặt bằng; khi lu lèn cho lu đi từ thấp lên cao để tránh vậtliệu bị đầy trôi

+ Trong quá trình lu tiến hành lu từ ngoài vào trong, lu từ thấp lên cao Các vệtbánh lu phải chồng lên nhau từ 25 đến 50cm theo chiều dọc vệt lu Tiến hành lu lèn

Trang 21

đồng đều trên bề mặt chiều rộng.

-Độ ẩm của đất khi đầm lu chỉ được sai khác ±2% so với độ ẩm tốt nhất của loạiđất đó tìm được trong phòng thí nghiệm

- Kiểm soát vật liệu đắp:

+ Đất dùng để đắp được lấy ngay tại chỗ đào trên mặt bằng sau khi đã bóc bỏlớp đất hữu cơ 0,2m Nhà thầu phải lấy mẫu để tiến hành thí nghiệm như đã trình bày

ở trên Số lượng mẫu thí nghiệm phải đủ để phục vụ việc kiểm soát vật liệu, chophép vật liệu đắp trực tiếp hoặc phải xử lý trước khi đắp

+ Kết quả của các thí nghiệm này phải đệ trình lên Chủ đầu tư Không phần đắpnào được phê duyệt nếu như không có ít nhất là 3 kết quả thí nghiệm đạt yêu cầu.+ Số lần thí nghiệm sẽ được tăng lên hai lần khi đắp 5% thể tích khối đắp đầutiên và khi đặc tính của vật liệu đắp thay đổi

+ Các thí nghiệm cần thiết để xác định dung trọng khô tối ưu là trách nhiệm củaNhà thầu và được thực hiện trong phòng thí nghiệm Nhà thầu phải lấy các mẫu dọctheo trục ở khoảng cách không lớn hơn 500 m và tại các vị trí nào hiển thị đặc tínhcủa đất

- Điều chỉnh hàm lượng độ ẩm khi đầm:

+ Nhà thầu phải lấy một lượng mẫu vừa đủ (không nhỏ hơn 5) ở khu vực san gạtvật liệu trước khi đầm để kiểm tra hàm lượng nước Những mẫu này được lấy ở các

vị trí khác nhau, từ hàm lượng nước được xác định ta đi xác định dung trọng phù hợpcho khối đắp

+ Khi các thí nghiệm tiến hành trong phòng thí nghiệm, các mẫu xác định hàmlượng nước được đặt trong vật chứa chống ẩm như chai, lọ thuỷ tinh được bịt kín.+ Kết quả thí nghiệm thu được sẽ trình lên Chủ đầu tư cùng với việc trình duyệtphần đắp đã hoàn thành công việc đầm nén

+ Khống chế độ ẩm đất đầm: Tưới nước bằng vòi hoa sen hoặc vòi phun xe tướinhưng phải hướng vòi lên trên để tạo mưa nếu độ ẩm tự nhiên thấp, nếu lớn hơn độ

ẩm tốt nhất thì cần phải san rải để phơi đất đến khi nào đạt độ ẩm tốt nhất mới tiếnhành đầm Việc xử lý tưới ẩm phải thực hiện bên ngoài khu vực đắp

- Kiểm tra công tác đầm :

+ Nhà thầu lấy mẫu và thực hiện thí nghiệm theo chỉ định của tư vấn giám sát,các phần đắp đầm với chu kỳ được lập ra dưới đây và những nơi do Chủ đầu tư chỉđịnh để kiểm tra mối liên hệ giữa công tác đầm và hàm lượng nước hoặc dung trọngđạt được Kết quả thí nghiệm phải được đệ trình lên Chủ đầu tư trước khi thi công.Việc kiểm tra các mẫu và trình mẫu được duyệt không giải phóng nhà thầu khỏi tráchnhiệm của mình về chất lượng kỹ thuật của công trình

Trang 22

+ Không có một phần đắp nào được Chủ đầu tư phê duyệt mà không có tối thiểu

3 kết quả thí nghiệm đạt yêu cầu

- Bảo quản và làm sạch công trường:

+ Bảo quản công trường: Nhà thầu phải tiến hành bảo quản khối đắp đang và saukhi thi công theo yêu cầu của Chủ đầu tư cho tới khi hoàn thành và nghiệm thu côngviệc

+ Vệ sinh công trường: Trong quá trình đổ vật liệu Nhà thầu luôn phải giữ bềmặt, mái của khối đắp không cho chất đống các loại phế thải vật liệu Khi hoàn thànhcông việc Nhà thầu phải loại bỏ toàn bộ thiết bị thi công, vật liệu dư thừa, phế liệu rakhỏi phạm vi khối đắp, đảm bảo khối đắp sạch sẽ gọn gàng thoả mãn yêu cầu củaChủ đầu tư

2.4.2 Biện pháp thi công nền đường đào.

2.4.2.1 Đoạn qua nền đất.

a Khái quát:

- Công tác này bao gồm tất cả các hình thức đào đất thuộc phạm vi nền đườngtheo đúng cao độ, mái ta luy, kích thước hình học trên mặt cắt ngang trong hồ sơ thiết

kế của đường giao thông Công tác đào gồm các hạng mục công việc sau :

+ Đào bỏ đất hữu cơ, đất yếu

+ Đào hạ cao độ nền đường, đào bạt mái ta luy

+ Đào khuôn đường + đào rãnh thoát nước

b Đào đất hữu cơ nền đường:

- Đào đất hữu cơ nền đường được thực hiện trên phạm vi toàn tuyến, lớp đất phủ

bề mặt được bóc bỏ bằng máy xúc và máy ủi Sau khi bóc bỏ lớp hữu cơ tiến hành vệsinh bề mặt và nghiệm thu trước khi tiến hành đào hạ cos nền đường

c Thi công đào hạ cao độ nền đường, đào bạt mái ta luy và đào khuôn đường: c.1 Phương pháp đào:

- Đào đất theo tim tuyến, cao độ và mặt cắt ngang như chỉ dẫn trong các bản vẽthiết kế, đào và chuyên chở vật liệu đã đào đến nơi đổ theo đúng qui định

- Trong quá trình đào đất, hạn chế tối đa ảnh hưỏng tới vật liệu bên dưới vàtheo giới hạn đào qui định trong bản vẽ thiết kế Không được đào quá cao độ thiết kế.Trường hợp đào vượt cao độ thiết kế cần phải xử lý lại từng lớp giống như nền đườngđắp

- Những nơi vật liệu nằm cao hơn cao độ thiết kế nền hoặc cao độ móng màtơi, xốp thì sẽ được đầm nén hoặc đào bỏ toàn bộ và thay thế bằng vật liệu thích hợptheo qui định

c.2 Biện pháp đào:

Trang 23

- Dùng máy đào kết hợp với máy ủi đào nền đường, đào bạt mái ta luy, đàokhuôn đường theo từng mặt cắt ngang đến cao độ thiết kế, đào đến cọc nào thì kiểmtra cao độ theo cọc đó Với khối lượng đào nền đường lớn thì Nhà thầu chúng tôi sẽdùng ô tô vận chuyển và máy ủi để điều phối đất đào sang đắp nền đường và đổ bảithải tập kết

- Thi công đào nền đường, đào mái ta luy, đào khuôn đường đến đâu, tiến hànhthi công đào rãnh thoát nước ngay sau đó Khi đào rãnh thì phải đào từ thấp đến cao.Kích thước rãnh phải đảm bảo theo đúng hồ sơ thiết kế;

- Khôi phục lại cọc tim tuyến, cọc biên nền đường sau khi đào;

- Kiểm tra lại cao độ nền đường sau khi đào;

- Thi công nền tại vị trí nửa đào nửa đắp: Biện pháp thi công chủ yếu bằng máy ủi

<=110CV ủi từng lớp từ phía nền đào sau đó điều phối vận chuyển sang đắp ở nềnđắp với cự lý vận chuyển trong phạm vi ngắn (chỉ áp dụng trong trường hợp tận dụngđược khối lượng đào ra chuyển sang đắp) Trong quá trình thi công sẽ cân đối giữakhối lượng đất đào ra và khối lượng đất tận dụng để đắp nền đường, tại các vị trí nàythường sử dụng hai máy ủi làm việc song song, một máy đào từ bên taluy dươngxuống phần đắp, một máy làm việc phía taluy âm để san từng lớp phục vụ cho côngtác đắp Khi đã đắp đến cao độ thiết kế và cơ bản có mặt bằng mà còn dư đất đào thìkết hợp máy xúc lên ôtô vận chuyển tới vị trí đổ quy định Tại các vị trí đào có địahình tương tự nhưng không tận dụng được đất đào chuyển sang đắp sẽ tổ chức thicông bằng biện pháp dùng máy xúc đào từng lớp máy ủi gom đóng và hoàn thiện bềmặt kết hợp ôtô vận chuyển

- Đào khuôn đường được thực hiện tại các vị trí nền đào, khuôn đường đào đảmbảo đúng cao độ và kích thước hình học, lu lèn đúng độ chặt yêu cầu đồng thời cóbiên bản nghiệm thu cao độ khuôn đường trước khi chuyển bước thi công lớp mặt

2.4.2.2 Đoạn qua nền đá.

- Đối với đoạn nền đường qua nền đá C4 ngoài biện pháp thi công đã nêu ở mục c,nhà thầu chúng tôi bố trí thêm phương tiện cơ giới là máy đào 1.25m3 gắn đầu búathủy lực để tiến hành đào đá C4 nền đường, mái ta luy, khuôn đường và rãnh thoátnước Một máy đào 1.25m3 khác xúc đá C4 lên phương tiện vận chuyển đi đổ thảibằng ô tô tự đổ

- Tổ cơ giới đào đá C4 nền đường, đào mái ta luy, đào khuôn đường và đào rãnhthoát nước được bố trí gồm 01 máy đào 1.25m3 gắn đầu búa thủy lực và 01 máy đào1,25m3 xúc đá lên phương tiện vận chuyển đổ thải

- Công tác đào đá C4 nền đường, đào mái ta luy, đào khuôn đường và đào rãnhthoát nước được tiến hành trên từng mặt cắt ngang có phạm vi đào đá

Trang 24

- Công tác thi công và nghiệm thu nền đường đoạn qua nền đá được tiến hành thicông tương tự như đoạn qua nền đất, chỉ khác ở phương tiện bố trí thêm cơ giới đàođá.

2.4.3 Biện pháp thi công nền đường đắp.

a Đào bóc đất hữu cơ nền đường:

- Sử dụng máy đào và máy ủi đào bóc lớp đất hữu cơ, lớp đất yếu, vét bùn làmsạch lớp đất, cây cỏ, rể cây và xúc lên ô tô vận chuyển đổ đi Tiến hành kiểm tranghiệm thu cao độ, kích thước hình học rồi triển khai thi công hạng mục tiếp theo

b Đắp đất nền đường đầm K95:

b.1 Vật liệu dùng để dắp đất nền đường:

+ Vật liệu dùng để đắp nền đường là đất C3 tận dụng từ nền đường đào

+ Không sử dụng các loại đất sau đây cho nền đắp: Đất muối, đất có chứa nhiềumuối và thạch cao (tỷ lệ muối và thạch anh cao trên 5%) đất bùn, đất mùn và các loạiđất mà theo đánh giá của Tư vấn giám sát là nó không phù hợp cho sự ổn định củanền đường sau này

+ Đối với đất sét (có thành phần sét dưới 50%) chỉ được dùng ở những nền nềnđường khô ráo, không ngập, chân đường thoát nước nhanh, cao độ đắp nền từ 0,8mđến dưới 2,0m

+ Tốt nhất nên dùng một loại vật liệu đất đồng nhất để đắp cho một đoạn nền đắp,nếu thiếu đất mà phải dùng hai loại đất dễ thấm nước và khó thấm nước để đắp thìphải hết sức chú ý đến công tác thoát nước của vật liệu đắp nền đường Không đượcdùng đất khó thoát nước bao quanh bịt kín lớp đất dễ thoát nước

+ Cần phải xử lý độ ẩm của đất đắp trước khi tiến hành đắp các lớp cho nềnđường Độ ẩm của đất đắp càng gần với độ ẩm tốt nhất càng tốt (từ 90% đến 110%của độ ẩm tối ưu Wo) Nếu đất quá độ ẩm hoặc quá khô thì nhà thầu phải có các biệnpháp xử lý như phơi khô hoặc tưới thêm nước được Tư vấn giám sát chấp thuận đểđạt được độ ẩm tốt nhất của đất đắp trong giới hạn cho phép trước khi đắp nền

b.2 Biện pháp đắp đất trên mặt cắt ngang:

+ Đắp đất nền đường trên mặt cắt ngang theo từng lớp, chiều dày

mỗi lớp trung bình 25cm và đầm chặt từng lớp rồi mới đắp tiếp lớp sau cứ tuần tựnhư vậy cho đến cao độ thiết kế Đến bước này thì xem như là đã đắp xong phần nềnđường cơ bản

b.3 Đổ, san đất:

- Khi kết thúc đầm nén lớp đất đắp dưới phải được KCS của Nhàthầu tiến hành thí nghiệm kiểm tra độ chặt Kyc mới được đổ, san đất đắp lớp trên

Trang 25

- Khi đổ và khi san đất, nếu thấy đất đưa đến đắp không đảm bảochất lượng qui định thì phải loại bỏ.

- Căn cứ vào kết quả thí nghiệm xác định chiều dày lớp đất đắp đểtiến hành đổ, san đất trên suốt bề rộng nền đường

- Sau khi đắp xong phải bạt mái đất taluy cho bằng phẳng và bảođảm mái được đầm chặt

- Khi san đất, mặt san phải phẳng đều và tạo độ dốc thoát nước ra 2bên để khi trời mưa nước mưa thoát tốt ra hai bên

b.4 Đầm lèn đất:

- Khi đầm đất bất kỳ bằng thiết bị gì, cũng phải đầm lèn cho đồngđều suốt trên bề rộng của nền đường, phải đầm 1 lượt cho khắp diện tích rồi mới đầmđến lượt khác

- Khi đầm bằng máy thì vệt đầm sau phải phủ lên vệt đầm trước20cm, bánh đầm phải ra sát mép đường theo kích thước thiết kế

- Đầm từ hai bên mép đường đầm vào trong nếu trên đường thẳng,trên đoạn đường cong phải đầm từ bụng đường cong đến lưng đường cong

+ Bạt bỏ đất đắp dư ngoài mái nền đường:

+ Khi đắp xong từng đoạn đến độ cao vai đường thì phải căn cứ vào cọc dời, dấu,xác định lại tim đường và tiến hành đào bạt phần đắp đất thừa trên mái nền đất đắpphục vụ cho việc đầm ở biên nền đường Bố trí phương tiện phù hợp để gom xúc sốđất này để đắp đoạn tiếp theo không được tạo thành từng đống đất thừa tùy tiện ởchân đường thiếu mỹ quan và ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng dải đất 2 bên chânđường

- Sau khi thi công xong lớp đắp K95 cuối cùng tiến hành đắp lề tạo khuôn đường,

và kết hợp lu lèn tăng cường lòng đường trên toàn bộ chiều dài của tuyến đường, quátrình lu cần tranh thủ theo các quy định kỹ thuật lu lèn Dùng máy ủi gọt lại cho đúngcao độ thiết kế và mui luyện lòng đường

- Công nghệ thi công là tổ hợp máy đào, ô tô tự đổ, máy ủi, lu tĩnh, lu rung, xetưới nước, máy thủy bình, máy toàn đạc

b.5 Công tác kiểm tra và nghiệm thu lớp đất đắp trong quá trình thi công:

- Mỗi lớp đất đầm nén xong đều phải kiểm tra độ chặt với mật độ ít nhất là hai vịtrí trên 1000 m2, nếu không đủ 1000 m2 cũng phải kiểm tra hai vị trí; khi cần có thểtăng thêm mật độ kiểm tra và chú trọng kiểm tra cả độ chặt các vị trí gần mặt ta luy

- Kết quả kiểm tra phải đạt trị số độ chặt K tối thiểu quy định trong hồ thiết kếbản vẽ thi công Nếu chưa đạt thì phải tiếp tục đầm nén hoặc xới lên rồi đầm nén lạicho chặt

- Khi kiểm tra bằng phương pháp rót cát hoặc túi nước phải đào hố thử nghiệm

Trang 26

đến đáy lớp đất đầm nén Khi dùng phương pháp dao vòng, phải lấy mẫu vào daovòng ở độ sâu chính giữa lớp đầm nén Nếu dùng thiết bị đo độ chặt bằng các phươngpháp vật lý, phải thao tác và đặt đầu đo đúng theo văn bản chỉ dẫn kèm theo thiết bịcủa nhà sản xuất.

2.4.4 Biện pháp điều phối đất.

a Giải pháp điều phối đất thừa từ đào nền sang đắp nền đắp trong phạm vi công trình.

- Căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được duyệt, khối lượng đất đào nềnđường lớn hơn khối lượng đất đắp Khối lượng đất thừa từ đào nền ngoài phương án

đổ ra bải tập kết còn lại tận dụng đất đắp nền đường

- Đất thừa được chọn từ đào nền sang đắp nền đắp được lấy mẫu kiểm tra các chỉtiêu cơ lý của vật liệu đất đắp nền đường Sau khi có kết quả thí nghiệm đảm bảo cácchỉ tiêu cơ lý của đất tiến hành đắp đất

- Công tác điều phối đất thừa từ đào nền sang đắp nền đắp được tiến hành bằng cơgiới với tổ hợp máy đào và ô tô Máy đào đào hạ cos nền đường từ nền đào xúc lên ô

tô vận chuyển sang đắp nền đắp trong phạm vi công trình

- Bố trí số lượng ô tô vận chuyển đất từ nền đào sang đắp nền đắp phụ thuộc vàocông suất của máy đào hoạt động trong 01 ngày (ca), ưu tiên máy hoạt động liên tục

- Tiếp theo bố trí máy ủi, máy lu tiến hành thi công kịp thời lớp đất đắp nền đắpđược điều phối từ nền đào sang

- Tùy theo tình hình thời tiết thuận lợi nhà thầu chúng tôi tăng cường tổ hợp máyđào+ô tô vận chuyển; tổ hợp máy ủi+máy lu để điều phối khối lượng đất thừa từ đàonền sang đắp nền đắp nhằm đẩy nhanh tiến độ công trình

b Giải pháp vận chuyển, đổ thải thi công.

- Đất đổ thải thi công bao gồm: đất hữu cơ, đá không thích hợp (đá mềm C4 + đácứng C4), đất dôi dư từ đào nền sau khi đã tận dụng đắp nền đắp

- Sau khi nghiên cứu vị trí đổ thải trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được duyệt,nhà thầu chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra thực địa các vị trí đổ thải và đánh giá lại trữlượng củng như phạm vi mặt bằng được phép đổ thải thực tế

- Căn cứ tiên lượng mời thầu kèm theo hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, nhà thầuchúng tôi chia các vị trí đổ thải thành 03 khu vực Khu vực đổ thải dành cho đất hữucơ; khu vực đổ thải dành cho đá không thích hợp; khu vực đổ thải dành cho đất dôi

dư, các khu vực đổ thải được đảm bảo đổ đủ và đúng khối lượng thi công

- Riêng khu vực đổ thải dành cho đất dôi dư dự kiến làm vật liệu san lấp được nhàthầu chúng tôi san gạt lớp đất hữu cơ sạch sẽ

Trang 27

- Công tác vận chuyển, đổ thải đất hữu cơ được tiến hành đầu tiên Đất hữu cơđược bóc tách khối lượng từ mặt bằng san nền, đường giao thông và vận chuyển đổthải bằng ô tô tự đổ đến khu vực đổ thải dành cho đất hữu cơ Công tác vận chuyển

đổ thải đất hữu cơ kết thúc khi đã nghiệm thu công tác đào đất hữu cơ mặt bằng sannền và đường giao thông

- Công tác vận chuyển, đổ thải đất dôi dư được tiến hành kết hợp sau khi đã điềuphối đất đào sang đắp nền đắp đã hoàn thành và đất đào không thích hợp để đắp Vậnchuyển đổ thải bằng ô tô tự đổ đến khu vực đổ thải dành cho đất dôi dư

- Công tác vận chuyển, đổ thải đá không thích hợp bằng ô tô tự đổ đến khu vực đổthải dành cho đá mềm C4 + đá cứng C4

- Tổ hợp cơ giới để vận chuyển, đổ thải thi công gồm: máy đào >=0,8m3; máy đào1,25m3; máy ủi; Ô tô vận chuyển

Kèm theo bản vẽ minh họa biện pháp thi công toàn bộ các công tác ở trên:

2.5 Biện pháp thi công chi tiết làm lớp móng cấp phối đá dăm.

2.5.1 Yêu cầu kỹ thuật đối với cấp phối đá dăm:

Trang 28

Chỉ tiêu Phương pháp thử

1 Chỉ tiêu Los- Angeles của cốt liệu (L.A), %:

2 Chỉ số sức chịu tải CBR tại độ chặt

K>=0,98, ngâm nước 96 giờ, %:  100 22 TCN332 – 06

2.5.2 Công tác chuẩn bị vật liệu cấp phối đá dăm:

- Lấy mẫu CPĐD để thí nghiệm kiểm tra chất lượng so với yêu cầu ở bảng trên

và tiến hành thí nghiệm đầm nén tiêu chuẩn để xác định dung trọng khô lớn nhất cmax

và độ ẩm tốt nhất W0 của CPĐD

- Chuẩn bị vật liệu cấp phối đá dăm: Vật liệu CPĐD từ nguồn cung cấp đượctập kết về bãi chứa tại chân công trình để tiến hành công tác kiểm tra, đánh giá chấtlượng vật liệu:

- Bãi chứa bố trí gần vị trí thi công và khối lượng đảm bảo thi công tối thiểucho 1 ca thi công;

- Bãi chứa vật liệu không bị cày xới, xáo trộn do sự đi lại của các phương tiệnvận chuyển, thi công và không bị ngập nước, không để bùn rác và vật liệu khác lẫnvào

- Trong mọi công đoạn vận chuyển, tập kết phải có biện pháp nhằm tránh sựphân tầng của vật liệu CPĐD

2.5.3 Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công:

- Khôi phục và kiểm tra hệ thống cọc tim, mép lòng đường

- Kiểm tra lại các chỉ tiêu kỹ thuật quy định của mặt bằng thi công, đặc biệt là

Trang 29

- Huy động đầy đủ các thiết bị thi công chủ yếu: Ôtô tự đổ vận chuyển CPĐD,máy san, các loại lu, thiết bị khống chế độ ẩm, máy đo cao độ , các thiết bị thínghiệm độ chặt hiện trường.

- Kiểm tra tất cả các tính năng cơ bản của thiết bị thi công

- Đưa các thiết bị vào thi công đại trà phải dựa trên kết quả thi công thí điểm.Thi công thí điểm:

- Phải có tổ chức thi công một đoạn rải thử gần 50m trước khi triển khai đại trà

để rút kinh nghiệm hoàn chỉnh quy trình và dây chuyền công nghệ trên thực tế ở tất

cả các khâu: chuẩn bị, rải và đầm nén CPĐD; kiểm tra chất lượng; kiểm tra khả năngthực hiện của các phương tiện, xe máy; bảo dưỡng CPĐD sau thi công

Từ kết quả thi công thí điểm, tính toán lại và hiệu chỉnh các thông số như:

 Hệ số rải (hệ số lu lèn) Krải

 Tương quan giữa số lần lu lèn (hoặc công lu) và độ chặt lu lèn

 Số lượng phương tiện vận chuyển tham gia vào dây chuyền, cự ly giữacác đống vật liệu

- Việc rải thử phải có sự chứng kiến của chủ đầu tư và tư vấn giám sát

2.5.5 Công tác tập kết vật liệu vào mặt bằng thi công:

- Vật liệu cấp phối đá dăm được vận chuyển bằng ô tô tự đổ từ bải tập kết đến

đổ thành từng đống theo chiều dài thi công

- Khối lượng đổ đóng được tính toán theo chiều dày của lớp móng cấp phối đádăm thông qua đoạn thi công thí điểm

- Công tác tập kết vật liệu cấp phối đá dăm vào mặt bằng thi công được tiếnhành liên tục đảm bảo cho công tác san gạt và lu lèn đủ 01 ca thi công

2.5.6 Yêu cầu về độ ẩm của vật liệu cấp phối đá dăm:

- Độ ẩm tốt nhất của vật liệu cấp phối đá dăm nằm trong phạm vi độ ẩm tối ưu(W0 ± 2%) cần duy trì suốt quá trình chuyên chở, tập kết, san rải và lu lèn

- Trước và trong quá trình thi công cần kiểm tra, điều chỉnh kịp thời độ ẩm củavật liệu CPĐD

 Nếu vật liệu có độ ẩm thấp hơn phạm vi độ ẩm tối ưu, phải tưới nước bổsung bằng các vòi tưới dạng mưa và không để rửa trôi các hạt mịn Nên kết hợp việc

bổ sung độ ẩm ngay trong quá trình san rải, lu lèn bằng bộ phận phun nước dạngsương gắn kèm

 Nếu độ ẩm lớn hơn phạm vi độ ẩm tối ưu cần phải hong khô trước khi lu

Trang 30

2.5.7 Công tác san rải cấp phối đá dăm:

- Đối với lớp móng trên, vật liệu CPĐD được rải bằng máy rải

- Đối với lớp móng dưới nên sử dụng máy rải để nâng cao chất lượng côngtrình Khi dùng máy san thì CPĐD được đổ thành đống trên mặt bằng công trườngvới khoảng cách thích hợp thông qua thi công thí điểm nhưng khoảng cách các đốngkhông lớn hơn 10m

- Chiều dày mỗi lớp thi công sau khi lu lèn đảm bảo chiều dày thiết kế

- V quy t nh chi u dày r i ph i c n c và k t qu thi công thí i m, có th xác nh đ ải phải căn cứ và kết quả thi công thí điểm, có thể xác định ải phải căn cứ và kết quả thi công thí điểm, có thể xác định ăn cứ và kết quả thi công thí điểm, có thể xác định ứ và kết quả thi công thí điểm, có thể xác định ải phải căn cứ và kết quả thi công thí điểm, có thể xác định đ ểm, có thể xác định ểm, có thể xác định đ

h s r i (h s lu lèn) s b Kr i nh sau: ệ số rải (hệ số lu lèn) sơ bộ Krải như sau: ố rải (hệ số lu lèn) sơ bộ Krải như sau: ải phải căn cứ và kết quả thi công thí điểm, có thể xác định ệ số rải (hệ số lu lèn) sơ bộ Krải như sau: ố rải (hệ số lu lèn) sơ bộ Krải như sau: ơ bộ Krải như sau: ộ Krải như sau: ải phải căn cứ và kết quả thi công thí điểm, có thể xác định ư sau:

 Kyc : là độ chặt yêu cầu của lớp CPĐD, %

- Tại các vị trí tiếp giáp với vệt rải trước, phải tiến hành loại bỏ vật liệu CPĐDrời rạc tại các mép của vệt rải trước khi rải vệt tiếp theo

- Nếu trong quá trình san, rải CPĐD, nếu phát hiện có hiện tượng phân tầng(tập trung đá cỡ hạt lớn ) thì phải xúc đi thay cấp phối mới Cấm không được bù các

cỡ hạt và trộn lại tại chỗ ; nếu có hiện tượng kém bằng phẳng cục bộ thì phải khắcphục ngay bằng cách chỉnh lại thao tác máy

- Phải thường xuyên kiểm tra cao độ, độ bằng phẳng, độ dốc ngang, độ dốcdọc, độ ẩm, độ đồng đều của của vật liệu CPĐD trong qua trình san rải

2.5.8 Công tác lu lèn cấp phối đá dăm:

- Phải lựa chọn loại lu và phối hợp các loại lu trong sơ đồ lu lèn tùy thuộc vàoloại đá làm vật liệu, chiều dày, chiều rộng và độ dốc dọc của lớp móng đường Thôngthường sử dụng lu nhẹ 60 - 80KN để lu sơ bộ với vận tốc 3km/h, lu 3 – 4lượt/ điểm,sau đó dùng lu rung 100 – 120 KN hoặc lu bánh lốp có tải trọng bánh 25 – 40KN lu

Trang 31

1220 lượt /điểm cho đến khi đạt độ chặt yêu cầu, lu hoàn thiện bằng lu bánh sắt 80 100KN, lu 2-3 lượt/điểm.

Số lần lu phải đảm bảo đồng đều đối với tất cả các điểm trên mặt móng

- Việc lu lèn thực hiện từ chổ thấp lên chổ cao, vệt sau chồng lên vệt trước ítnhất 20cm

- Ngay sau giai đoạn lu lèn phải tiến hành ngay công tác kiểm tra cao độ, độdốc ngang, độ bằng phẳng, phát hiện và sửa chữa kịp thời các vị trí lồi lõm

- Sơ đồ công nghệ lu lèn áp dụng để thi công đại trà cho từng lớp vật liệu nhưcác loại lu sử dụng, trình tự lu, số lần lu phải được xây dựng trên cơ sở thi công thíđiểm

- Đối với các đoạn tuyến phải đảm bảo giao thông, sau khi tưới phải rải mộtlớp đá mạt (0,5x1)cm và lu nhẹ Đồng thời bố trí lực lượng duy tu, bảo dưỡng hàngngày để thoát nước bề mặt, bù phụ, quét các hạt đá văng ra ngoài và lu lèn các chổ cóhiện tượng bị bong bật do xe chạy

2.5.9 Kiểm tra nghiệm thu:

a Kiểm tra nghiệm thu, chất lượng vật liệu:

Giai đoạn kiểm tra phục vụ cho công tác chấp thuận nguồn cung cấp vật liệu:

- Mẫu phải được lấy tại nguồn cung cấp, cứ 3000m3 vật liệu cung cấp chocông trình phải lấy 1 mẫu kiểm tra

- Vật liệu phải thỏa mãn các chỉ tiêu cơ lý quy định

Giai đoạn kiểm tra phục vụ công tác nghiệm thu chất lượng vật liệu CPĐD đãtập kết tại chân công trình để đưa vào sử dụng:

- Mẫu kiểm tra phải lấy tại chứa ở chân công trình, cứ 1000m3 phải lấy 01 mẫukiểm tra

- Vật liệu phải thỏa mãn các chỉ tiêu cơ lý trước khi đem sử dụng cho côngtrình

b Kiểm tra trong quá trình thi công

Nhà thầu thi công phải thường xuyên thí nghiệm, kiểm tra theo các nội dungsau:

- Độ ẩm, độ phân tầng: Cứ 200m3 hoặc 01 ca thi công lấy lấy mẫu thí nghiệmthành phần hạt, độ ẩm

Trang 32

Mật độ kiểm tra và các yêu cầu cụ thể như sau: u c th nh sau: ụ thể như sau: ểm, có thể xác định ư sau:

Chỉ tiêu kiểm tra

Giới hạn cho phép

Mật độ kiểm traMóng

dưới

Móngtrên

Cứ 40m - 50mvới đoạn tuyến thẳng,20-25m đối với đoạntuyến cong đứng đo 1mặt cắt ngang

≤5mm

Cứ 100m đo tại 1

vị trí

c Kiểm tra sau khi thi công để phục vụ nghiệm thu hạng mục công trình:

- Đối với độ chặt: Cứ 7000m2 thí nghiệm kiểm tra tại 03 vị trí ngẫu nhiên bằngphương pháp đào hố rót cát Hệ số Kkiểm tra ≥ Kthiết kế

- Kiểm tra các yếu tố hình học và độ bằng phẳng:

+ Đo kiểm tra các yếu tố hình học (cao độ tim và mép móng, chiều rộng móng,

độ dốc ngang móng): 250m/vị trí trên đường thẳng và 100m/vị trí trên đường cong

Trang 33

+ Đo kiểm tra độ bằng phẳng bề mặt móng bằng thước 3m: 500m/vị trí.

d An toàn lao động và vệ sinh môi trường:

- Việc chế tạo hỗn hợp CPĐD và thi công lớp CPĐD phải đảm bảo tuân thủcác quy định về vệ sinh và an toàn lao động hiện hành Phải kiểm tra ATLĐ đối vớicon người, thiết bị và hiện trường trước khi thi công

- Phải có biện pháp đảm bảo ATGT trong suốt quá trình chuẩn bị, tập kết vậtliệu và thi công

- Khi thi công lớp cấp phối đá dăm phải thường xuyên tưới ẩm để đảm bảohàm lượng bụi không được vượt trị số cho phép theo quy định hiện hành và tuân thủquy định Luật bảo vệ môi trường

Kèm theo bản vẽ minh họa biện pháp thi công toàn bộ các công tác ở trên:

2.6 Biện pháp thi công chi tiết thi công kết cấu mặt đường BTXM:

2.6.1.Thi công kết cấu mặt đường bê tông xi măng:

a Công tác chuẩn bị:

- Công tác chuẩn bị bao gồm các việc đo đạc, định vị khuôn đường, lu lèn lạimóng đường cấp phối đá dăm nhằm đảm bảo bề mặt đáy lòng đường được bằngphẳng, chặt, cao độ và độ dốc ngang đúng quy định Tiến hành chuẩn bị công tác vậtliệu để đổ bê tông

b Công tác vật liệu:

- Xi măng: Đảm bảo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 6260-2009,

TCVN2682-2009 và TCVN 2682-92 Xi măng sử dụng thi công vận chuyển đến công trường phảiđược ghi rõ ràng trên bao bì như: Số lô, số hiệu, ngày tháng năm sản xuất… hoặcgiấy chứng nhận của nhà sản xuất

- Cát vàng: Đảm bảo quy định trong tiêu chuẩn Cát sử dụng cho bê tông khônglẫn bùn sét quá 3%

- Đá dăm: Tiêu chuẩn áp dụng: Quy định tạm thời về thi công và nghiệm thumặt đường BTXM

- Nước: Nước sử dụng cho công trình phù hợp quy định trong tiêu chuẩn

- Bạt lót nguyên tấm, không bị rách để đảm bảo kín nước

c Công tác thi công lót bạt nilon:

- Trải bạt nilon theo đúng yêu cầu thiết kế, đảm bảo các yếu tố kỹ thuật và chấtlượng đúng yêu cầu

- Tiến hành trải như sau:

+ Bạt, vải khi lắp ghép đảm bảo hai mí chồng đủ chiều rộng ít nhất 20cm

+ Khi trải ra nền không dùng cọc ghim, hoặc ném vật nặng làm thủng bạt

+ Sau khi trải, tiến hành đổ bê tông và không để phơi dưới ánh nắng quá 1 giờ.+ Chúng tôi sẽ thực hiện theo phương pháp cuốn chiếu, trải đến đâu đổ bê tôngđến đó và không cho người, súc vật dẫm đạp lên khu vực đã trải

Tất cả các công tác trên được thực hiện bằng thủ công

d Công tác thi công lắp đặt, tháo dỡ ván khuôn:

Trang 34

- Ván khuôn thi công mặt đường bê tông được nhà thầu dùng ván khuôn thép.Ván khuôn được gia công tại xưởng cơ khí, chiều cao của cạnh đứng ván khuôn bằngchiều cao của mặt đường Ván khuôn được lắp đặt theo đường dây đã được căngtrước mép mặt đường thiết kế

- Sử dụng máy kinh vĩ để định vị đóng các cọc với khoảng cách mỗi cọc là 50m

và ở những nơi có thay đổi địa hình trắc dọc để căng dây

- Công tác kiểm tra cao độ ván khuôn mặt đường bằng máy thuỷ bình để đảmbảo cao độ của ván khuôn mặt đường bằng cao độ thiết kế mặt đường

Để cho ván khuôn mặt đường không bị xê dịch, sử dụng cọc thép dài từ 0,6m 0,8m để đóng qua các lỗ đã bố trí sẵn ở ván khuôn

Công tác tháo dỡ ván khuôn được thực hiện khi bê tông đạt được cường độ chophép tháo ván khuôn tức là bê tông đạt cường độ từ 30-35 Kg/cm2

e Công tác trộn bê tông:

- Các cốt liệu trước khi đưa vào máy trộn đã được rửa sạch không lẫn tạp chất,bụi bẩn

- Công tác vận chuyển bê tông đến vị trí đổ được thực hiện đúng quy trình, tránhkhông để hỗn hợp bê tông phân tầng, không để rơi vãi, đông kết

Hoặc bê tông được mua từ các công ty sản xuất bê tông tươi vận chuyển đếncông trình để đẩy nhanh tiến độ thi công Công tác trộn, vận chuyển… bê tông đềuphải tuân thủ các quy trình và được sự chấp thuận của tư vấn giám sát hiện trườngmới đưa vào sử dụng

f Công tác đổ và đầm lèn bê tông mặt đường:

- Trước khi đổ bê tông mặt đường, thực hiện kiểm tra lớp móng, ván khuôn, khenối, kiểm tra chất lượng các máy móc như máy trộn bê tông, máy đầm

- Do chiều dày tấm mặt đường <28cm nên nhà thầu tiến hành đổ một lớp đúngchiều dày thiết kế Bê tông được xả trực tiếp tại vị trí thi công, quá trình rải hỗn hợp

bê tông được thực hiện rải theo chiều rộng mặt đường và rải đúng chiều dày thiết kếcộng với hệ số đầm nén của bê tông Bê tông mặt đường được đổ trực tiếp lên lớpmóng và dùng xẻng, cào san bằng

- Khi san gạt hỗn hợp bê tông, chú ý không hất lên cao mà chỉ gạt từ vị trí nàyqua vị trí khác để tránh hỗn hợp bê tông bị phân tầng, đồng thời quá trình san hỗnhợp bê tông phải được san đều, tránh hiện tượng cốt liệu trong hỗn hợp bê tôngkhông đồng đều

- Công tác đầm nén bê tông được chúng tôi thực hiện sau khi đã san gạt bê tôngvới một diện tích đủ rộng

- Dùng đầm dùi và đầm bàn chấn động để dùi cạnh mép ván khuôn và chấnđộng trên toàn bề mặt Sau khi chấn động bằng đầm bàn và đầm dùi thì dùng đầmngựa là phẳng để hoàn thiện sơ bộ bề mặt Công tác đầm được tiến hành bắt đầu từngoài mép mặt đường vào giữa, thời gian đầm tại một chỗ là 45-60 giây Vệt đầm sauphải trùng lên đầm trước là từ 5cm-10cm

- Trong quá trình đầm nén hỗn hợp bê tông, bố trí một số nhân lực để bù phủnhững vị trí chưa đủ độ dày và tiến hành san gạt đầm nén đến cao độ thiết kế

Trang 35

- Để mặt đường bê tông được phẳng đều chúng tôi tiến hành dùng đầm miếttrên mặt bê tông, vừa miết vừa chuyển động về một phía với mỗi đoạn khoảng 10-20m sau đó miết trở lại.

g Công tác hoàn thiện bề mặt:

- Dùng ống nước gạt lại làm cho bề mặt thật phẳng

- Quá trình hoàn thiện mặt đường được tiến hành khẩn trương trong khoảngthời gian trước khi hỗn hợp bê tông bắt đầu đông kết

- Công tác hoàn thiện được thực hiện bằng thủ công, chúng tôi sử dụng bàn xoa

gỗ xoa bằng cho đến khi bề mặt không đọng nước thì thôi

h Công tác bảo dưỡng bê tông sau đổ theo thời gian quy định:

- Trong quá trình thi công mặt đường chúng tôi bố trí công tác lưu thông hợp lýtránh không cho các phương tiện cơ giới qua lại làm hư hỏng mặt đường

- Trong qúa trình bê tông đông cứng chúng tôi sẽ cắm biển báo và bố trí nhâncông bảo vệ tuyệt đối không cho xe cộ, người, súc vật qua lại làm hỏng mặt đường

- Nguyên tắc của bảo dưỡng bê tông là không để bê tông co rút đột ngột dướitác dụng của năng nóng, trong thời tiết không thuận lợi chúng tôi sử dụng bạt che đểche kín không để bị nước mưa xói hỏng bê tông

- Thường xuyên giữ ẩm bê tông để không cho bê tông co ngót đột ngột dưới tácdụng của nắng gió

- Tránh hiện tượng nước trong hỗn hợp bê tông bốc hơi nhanh

- Công tác bão dưỡng được thực hiện theo 03 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Sau khi mới đổ xong sử dụng bao xi măng để che tấm bê tônghoặc bạt để che tránh hiện tượng mất nước và bốc hơi nhanh trong điều kiện thời tiếtkhô nóng hoặc xói chảy trong điều kiện thời tiết có mưa

+ Giai đoạn 2: Bắt đầu thực hiện khi bê tông se lại Sử dụng cát để rãi và tạo ẩm

bề mặt tấm bêtông bằng cách tưới nước lên bề mặt mỗi ngày 03 lần

+ Giai đoạn 3: Bắt đầu kết thúc gia đoạn 2, giữ lớp cát tạo ẩm nhưng không tướinước sau và kéo dài 15 ngày

i Công tác cắt và làm khe co dãn mặt đường:

- Sau khi đổ bê tông mặt đường, tiến hành cắt bê tông để thi công khe co giãn

- Khe được bố trí theo chiều vuông góc với tim tuyến Dùng máy cắt bê tông, cắtkhe theo chiều dày và chiều rộng đúng thiết kế Dùng nhân công lấy bê tông khỏikhe, vệ sinh sạch sẽ Việc làm khe đổ matít chúng tôi dùng phương pháp xẻ khe trong

bê tông mới cứng và có thể dùng phương pháp xẻ nén (xẻ khe trong bê tông ướt).Phương pháp xẻ khe không chấn động lại bê tông và có thể tạo thành các khe rất bằngphẳng Chúng tôi sẽ xẻ khe tùy theo điều kiện khí hậu và thường là sau khi đã hoànthành và hoàn thiện bê tông mặt đường trong khoảng thời gian 10-20 giờ

- Để cho nước không thấm qua khe nối làm hỏng nền và mặt đường chúng tôi sẽthực hiện chèn matít Matít được trộn theo tỷ lệ 40% nhựa đường + 40% cát vàng +20% xi măng, đảm bảo các điều kiện như sau:

+ Dính bám chắc với bê tông

+ Đủ độ đàn hồi, có khả năng biến dạng ở nhiệt độ thấp

+ Không thấm nước và không cứng hóa theo theo thời gian

Trang 36

- Trước khi đổ ma tít chúng tôi sẽ vệ sinh sạch và thổi bụi bẩn ra khỏi khe Matítnhựa được đun nóng chảy và rót vào khe

j Công tác kiểm tra nghiệm thu:

- Kiểm tra và nghiệm thu trong quá trình thi công như kiểm tra và nghiệm thu

+ Chênh cao của các tấm kề nhau: ± 2mm

- Kiểm tra khe co giãn:

+ Độ thẳng của khe ngang: ± 10mm

+ Kiểm tra vị trí, chiều sâu, chiều rộng đúng thiết kế

+ Kiểm tra tỷ lệ trộn ma tit trước khi thi công

+ Kiểm tra trong quá trình đổ ma tít vào khe

k Thiết bị thi công:

- Máy trộn Bê tông: 02 cái

- Và các thiết bị phụ trợ khác

Kèm theo bản vẽ minh họa biện pháp thi công toàn bộ các công tác ở trên:

2.7 Biện pháp thi công chi tiết rãnh dọc:

- Thoát nước dọc bằng rãnh hở hình thang kích thước (40x120x40)cm Gia cốrãnh bằng tấm lát bê tông xi măng M200 đá 1x2 Tấm lát KT (60x50x6)cm được lắpghép trên lớp đệm vữa xi măng M75 dày 2cm, đáy rãnh và khóa đỉnh rãnh bằng bêtông M150 đá 1x2 dày 10cm thi công theo phương pháp đổ tại chỗ Chiều dài rãnhdọc gia cố bằng tấm lát KT (60x50x6)cm L=1607,24m, chiều dài rãnh dọc gia cốbằng bê tông đổ tại chổ M200 đá 1x2 L=160m

2.7.1 Các yêu cầu chung:

- Công trình thoát nước phải thi công đúng tim, cos, bảo đảm dộ dốc thiết kế

- Nghiệm thu mương, hố móng và sửa móng bằng thủ công bảo đảm độ bằngphẳng đáy móng đào trước khi tiến hành các công tác thiếp theo

- Độ chặt đất hai bên mương, rãnh thoát nước phải đạt độ chặt theo thiết kế

2.7.2 Thi công rãnh thoát nước dọc:

Trang 37

- Công việc thi công rãnh bao gồm: Định vị tim tuyến rãnh, đào hố móng, làmlớp đệm vữa, lắp đặt tấm đan (hoặc đổ bê tông rãnh tại chổ), miết mạch vữa giữa cáctấm lát, lắp dựng ván khuôn và đổ bê tông đáy + khóa đỉnh rãnh, đắp đất một bênrãnh

a Công tác đo đạc và định vị lại tim rãnh dọc:

- Chuyền cao độ từ các mốc cao độ chính trên tuyến về một vị trí cố định gầncông trình để tiện kiểm tra theo dõi cao độ sau này

- Công tác định vị tim rãnh nhằm đảm bảo đúng vị trí của công trình, được thựchiện trong suốt thời gian thi công bao gồm việc xác định các cọc mốc và mốc cao độ.Cắm các vị trí cọc để định vị đường trục dọc làm cơ sở cho việc kiểm tra trong suốtquá trình thi công

- Vị trí tim rãnh được xác định bằng cách đo khoảng cách từ cọc chi tiết (cọctim đường), đo vuông góc với tim đường đến tim rãnh, khoảng cách đo như bản vẽthiết kế Trong quá trình thi công vị trí và cao độ đó được giữ nguyên, sau khi thicông xong phần móng sẽ đánh dấu các điểm đặc trưng và các điểm trục dọc côngtrình để thuận cho kiểm tra lúc xây lắp

b Thi công đào rãnh qua nền đất và hoàn thiện hố móng rãnh dọc:

- Thực hiện công tác này phải tuân thủ theo TCVN 4447-2012 về thi công vànghiệm thu công tác đất

- Rãnh thoát nước dọc KT(40x40x120)cm được thi công bằng phương pháp cơgiới kết hợp với thủ công

- Dùng máy đào kết hợp nhân công đào đất, đá rãnh thoát nước dọc, đất đá đàođược tập kết thành đống, những loại đất đảm bảo chất lượng được tận dụng để đắpnền đường, những loại đất đá không thích hợp được xúc đổ lên xe vận chuyển đến vịtrí bải thải đúng nơi quy định

- Nhân công đào gọt hoàn thiện, đầm chặt hố móng rãnh theo đúng kích thướchình học và độ chặt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công

- Mời TVGS kiểm tra nghiệm thu hố móng rãnh để tiến hành bước tiếp theo

c Thi công lớp đệm cát và đệm vữa:

- Đáy móng được đệm một lớp cát, tạo phẳng theo yêu cầu kỹ thuật và kiểmtra độ bằng phẳng cần thiết, chiều dày của lớp đệm sau khi hoàn thiện là 5cm

- Hai vách thành rãnh được đệm một lớp vữa tạo phẳng theo yêu cầu kỹ thuật,chiều dày lớp vữa đệm M75 là 2cm

c Thi công tấm lát gia cố rãnh:

Trang 38

c.1 Vận chuyển và lắp đặt tấm lát gia cố rãnh:

- Tấm lát rãnh được thi công đúc sẳn tại bãi tập kết của nhà thầu (đã trình bày ở

mục 2.3), được bão dưỡng đúng thời gian quy đinh và được sự nghiệm thu của TVGS

trước khi vận chuyển đến vị trí lắp đặt

- Công tác bốc dỡ tấm lát từ bải đúc lên xe vận chuyển bốc xuống đến vị trí thicông, khối lượng tấm lát bóc lên xuống được tính toán theo chiều dài thi công cụ thể

- Công tác bóc được tiến hành bằng thủ công, bóc lên xe vận chuyển đến vị tríthi công rồi bóc xuống liên tục

- Việc thi công lắp đặt tấm lát gia cố rãnh được thực hiện bằng thủ công

- Tấm lát được xếp thành hàng dọc so với đường tim của rãnh và được xếp khítvào nhau Mối nối giữa những tấm lát giữa hàng sau phải so le với mối nối ở hàngtrước đó

- Sau khi xếp tấm lát xong, mép của lớp tấm lát rãnh tiếp giáp với mặt đất vàvai đường phải phẳng, thẳng, đúng hình dạng, kích thước của trắc ngang rãnh yêucầu

- Tấm lát phải được đúc theo đúng kích thước cấu trúc ghi trong hồ sơ thiết kế.Các góc cạnh của tấm lát phải khít với nhau Mọi khe chống giữa các tấm lát phảiđược lấp đầy vữa để tạo thành một bức tường vững chắc

c.2 Công tác trát mạch và đổ bê tông khóa đáy và đỉnh rãnh:

- Sau khi hoàn thành công tác lắp đặt, định vị tấm lát và nghiệm thu với cán bộgiám sát, tiến hành trát mạch tấm lát và đổ bê tông đáy + khóa đỉnh rãnh M150 đá1x2, bảo dưỡng theo đúng yêu cầu

c.3 Công tác đắp đất một bên vai rãnh:

- Khi bê tông đỉnh rãnh đảm bảo cường độ yêu cầu tiến hành đắp đất đầm chặtmột bên đỉnh rãnh và vệ sinh hoàn thiện rãnh gia cố

c.4 Thiết bị thi công:

- Xe vận chuyển tấm lát: 02 chiếc

- Máy trộn bê tông+vữa: 02 cái

- Và các thiết bị phụ trợ khác

Kèm theo bản vẽ minh họa biện pháp thi công toàn bộ các công tác ở trên:

2.8 Biện pháp thi công chi tiết thoát nước – cống bản:

2.8.1 Yêu cầu kỹ thuật thi công:

a Công tác ván khuôn:

Ngày đăng: 21/10/2024, 17:38

w