NGŨSẮC một tác phẩm của Hồng Lĩnh Như tên gọi, cuộc trưng bày là sự kết nối năm tài năng, năm cá tính, đã tạo ra năm vẻ đẹp của bảng màu “Ngũ Sắc”. Cũng có thể ví cuộc trưng bày như tấm thổ cẩm độc đáo của cộng đồng dân tộc ít người miền núi mà nền văn minh của nó còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, thuần khiết. Từ tác phẩm của các họa sĩ, ta như nghe thấy tiếng vọng của lịch sử và thời gian, trong đó thân phận con người luôn phải sống trong sự chìm nổi giữa niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, và cả những khổ đau bất tận. Hồng Lĩnh với 5 bức màu dầu khổ lớn, chỉ với hai màu đen, trắng. Mỗi bức là một chân dung bóng người hiện lên trong không gian tĩnh lặng. Trên nền bóng đen chân dung là những lời được tác giả thuyết minh, lý giải - cũng là những câu hỏi và trả lời của chính mình, nói v ề thân phận con người trên “cõi tạm”: “ Khoảng trống của nghệ thuật là sự tìm kiếm không mệt mỏi để vươn tới. Khoảng trống của cuộc sống là khi con người ngồi yên lặng để thở sau khi đã la hét kiệt sức. Nhưng khoảng trống của tâm hồn là sự vỡ tan, đánh mất, không thể nào bù đắp ” Làm nền cho bức tranh chân dung con người là những dấu hỏi, dấu chấm ở một bức khác đề từ: “ Những mùa vui, những cuộc đời vẫn trôi lềnh bềnh theo con nước Những bước chân nhọc nhằn trên lớp bùn nhão nhoẹt lại bắt đầu gieo hạt đợi mùa sau”. Nền tranh là những dấu lặng, dấu trừ, những chiếc chìa khóa ngả nghiêng Phải chăng để mở hay khóa mỗi cuộc đời, mỗi số phận đã quá mệt mỏi của kiếp người sau mỗi nạn hồng thủy mất mùa, đói kém? Một bức nữa đề từ: “Những câu thơ bỏ quên trong tâm tưởng. Những cảm xúc lẫn lộn trong ký ức. Những nỗi nhớ vụn rời Những đau khổ buồn vui như vệt sáng, như bóng đen lúc nhòa lúc hiện Khi ngồi yên, ta lắng nghe hơi thở giữa ban mai trong trẻo của đất trời.” Nền tranh đầy ắp những ký hiệu của toán học, vật lý. Phải chăng đều là tâm trạng con người, kiếp người muôn thuở, chưa giải mã, chưa có lời giải đáp? Huỳnh Thị Nhung với 4 tác phẩm màu dầu, 5 tác phẩm sơn mài cỡ trung. Đề tài là những hình người và cảnh vật, rất gần với lối tạo hình nguyên thủy - dân gian - biểu hiện - trừu tượng. Vẫn là mạch ngầm của triết lý nhân sinh đượm màu huyền thoại, tâm linh của đôi bờ nhân thế: Sự sống và cái chết; con người và cuộc đời; thế giới hiện tồn và vĩnh hằng ở bên kia cuộc sống rồi sẽ ra sao, hỡi con người? Triết luận nhiều, hàm súc, đầy tính tượng hình hơn n ữa phải kể đến một loạt tác phẩm màu dầu đen trắng (ngoại trừ hai bức màu) của Lê Triều Điển. Hầu hết tranh của ông là những ký hiệu tượng hình - trừu tượng, hoặc gợi tả nhằm lý giải về con người và cuộc sống - chân dung con người - những cặp kính nhìn đời khác nhau. Trong im lặng, tác giả đã dẫn người xem đi vào thế giới nhiều chiều của thân phận con người. Ông muốn “đồ thị hóa”, “phức hợp hóa” cuộc đời qua ký hiệu - hình tượng nghệ thuật. Khác với các bạn đồng nghiệp của phòng trưng bày, Ki-em (họa sĩ Pháp), khiêm nhường và giản dị với chùm tranh tiểu họa màu nước vẽ phong cảnh theo xu hướng ấn tượng - tả thực - gợi tả. Tranh của tác giả mang vẻ đẹp rất riêng: Sâu lắng, tinh tế, nhẹ nhàng, giàu tính nội tâm, gợi tả, tưởng như vô cực. Tác phẩm bộc lộ khá rõ nét trong sự hòa hợp tinh tế giữa hai nền tư tưởng triết học Đông - Tây. Vẻ đẹp tranh Ki-em giống như sắc hương của một loài hoa quý, nhẹ nhàng thoang thoảng bay xa, nhưng không kém phần ngân nga, đầy dư vị trong không gian thanh khiết của nghệ thuật. Xuân Cường với năm bức màu dầu cỡ trung, cùng một đề tài Tre làng quê Việt gây cho ta một cảm nhận mới về phong cách của tác gi ả. Thực mà hư ảo, huyền nhiệm. Nhát cọ, mảng màu của ông rất gần với xu hướng biểu hiện - trừu tượng. Sắc màu trong tranh tạo được tiếng nói tâm tình đầy triết lí sống của người nghệ sĩ - thi sĩ làng quê, đậm đà tình người, tính lãng mạn đầy mộng mơ của vẻ đẹp nghệ thuật. Màu tranh chói chang, nét vẽ khỏe, linh hoạt, phóng túng, chính là vẻ đẹp tròn đầy của ngôn ngữ biểu đạt trong tranh Nguyễn Xuân Cường. Cảm ơn năm họa sĩ đã cho tôi được thưởng ngoạn đầy suy tư và lý thú về triết học nghệ thuật qua tác phẩm của phòng tranh. Một cuộc kết nối đầy ấn tượng mà dư vang, dư vị của nó đã ghi đậm dấu ấn trong lòng người xem yêu cái đẹp. Trần Thức . NGŨ SẮC một tác phẩm của Hồng Lĩnh Như tên gọi, cuộc trưng bày là sự kết nối năm tài năng, năm cá tính, đã tạo ra năm vẻ đẹp của bảng màu Ngũ Sắc . Cũng có thể ví. trong sự hòa hợp tinh tế giữa hai nền tư tưởng triết học Đông - Tây. Vẻ đẹp tranh Ki-em giống như sắc hương của một loài hoa quý, nhẹ nhàng thoang thoảng bay xa, nhưng không kém phần ngân nga,. mà hư ảo, huyền nhiệm. Nhát cọ, mảng màu của ông rất gần với xu hướng biểu hiện - trừu tượng. Sắc màu trong tranh tạo được tiếng nói tâm tình đầy triết lí sống của người nghệ sĩ - thi sĩ làng