1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

MỘT BÀI HỌC BỔ ÍCH VỀ GIAO LƯU NGHỆ THUẬT pot

6 369 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 134,91 KB

Nội dung

MỘT BÀI HỌC BỔ ÍCH VỀ GIAO LƯU NGHỆ THUẬT Nghệ thuật không giống như chiếc áo thời trang, thích thì mặc, không thích thì cởi bỏ. Nó có đời sống riêng theo chiều sâu của tâm hồn và tư tưởng trong mỗi người. Và muốn nhận thức được nghệ thuật, yêu nghệ thuật, phải là người có văn hóa chiều sâu, chứ không phải văn hóa bề nổi theo bản năng, cảm tính, nhất thời. 8 họa sĩ, 5 nhà nhiếp ảnh, trong đó có 1 họa sĩ Việt Nam định cư tại NGUYỄN ĐÌNH ĐĂNG-Ma tr ận linh thiêng-Sơn dầu Tokyo, là nhóm nghệ sĩ có tác phẩm trưng bày, đến từ sứ sở Mặt Trời Thái Dương Thần Nữ - xứ sở của các nhà Thiền học, Võ sĩ Đạo, sớm nổi tiếng thành công về canh tân đất nước, đang là một trong số siêu cường kinh tế - tài chính của thế giới đương đại. Vì không hiểu nhiều về nhiếp ảnh, tôi chỉ xin có ít dòng cảm tưởng về phần mỹ thuật mà thôi. Mở đầu phòng tranh, ta được xem một bố cục lớn trên nền phẳng kẻ ô vuông, gồm 19 bức tiểu họa, 3 cỡ to, nhỏ, vừa, với 2 bút pháp ấn tượng và Trừu tượng. Số tiểu họa được bố trí theo một “trật tự lệch”, không cân đối. Tác giả bức Sắp đặt là nữ họa sĩ INOUE Shigeko. Tác phẩm cho thấy sự sáng tạo hòa hợp giữa hai xu hướng hiện đại và đương đại. Xem tranh, ta tự đặt câu hỏi: “Làm nghệ thuật Sắp đặt, đâu cứ phải chỉ ở không gian 3 chiều?”. Một tác giả nữa, cũng gây cho ta sự chú ý, dù không mới. Đó là 4 bức tranh rời, toil trần, không khung, đánh số từ 1 đến 4, mang tên Sông E. Chu-Ja-Ma của họa sĩ KOYASU Shigeko. Tranh bố cục rất đơn giản: Mặt toil chỉ chia 2 mảng lớn, tượng trưng cho mặt sông và bờ sông, v ới 2 màu chủ là nâu nhạt (bờ sông) và xám đen hơi xanh (nước sông). Riêng bờ sông chỉ sử dụng những nhát cọ quét, tạo ra những đường nét nổi gân ngang dọc, uốn lượn, giăng mắc, gồ ghề, nhẹ Tranh tạo không gian suy tưởng, vô cực, gần với triết học Thiền, hướng vào nội tâm hơn lý trí. HATAKE Michihiro với 5 bức tranh tả thực - cực thực (Réalisme và Hyperréalisme), HATAKE Michihiro tạo ra vẻ đẹp như “cổ”, “cũ”, mà lại mới, hiện đại. Đó là 3 tranh tĩnh vật Hoa đêm, Trái cây và bánh mỳ. Tiếp đến là 2 tranh chân dung mang tên Có một người đàn bà như thế. Bút pháp tả thực và cực thực gần với ảnh. Nhưng sắc độ màu và ánh sáng lại có chiều sâu và đ ộ nhấn của mỹ thuật. Nghệ thuật cực thực vốn thịnh hành tại Mỹ từ thập kỷ 60, thế kỷ XX, nhưng giờ đây qua thời gian, nó lại được các họa sĩ Nhật Bản chuyển hóa theo cách riêng của mình. Tưởng như lặp lại, nhưng giao hoà cảm nhận theo cách “rất Nhật”. Ví như nền bức tranh Hoa Tuylip là 3 dải băng dọc ghép lại: giữa là dải màu nâu đen, hai bên là hai dải gỗ thông mộc hiện lên những vân gỗ và mắt gỗ tự nhiên. Trên n ền ấy, lại có 8 chiếc lông chim gắn vào như đang bay lơ lửng trên không. Hai bức chân dung Có một người đàn bà như thế, bút pháp đặc tả gần như tranh của hai danh họa Raphael và Leononardo thời Phục hưng ý. Một bức giống như khuôn mặt Đức Mẹ Đồng Trinh; một bức có những nét phảng phất như khuôn mặt nàng Mona Lisa. Chủ đề như muốn nhắn nhủ ta không ít những vấn đề thuộc phạm trù tâm lý về người đàn bà, cho đến nay vẫn còn là thế giới bí mật. Họa sĩ FUKUDA Reiko với 5 tác phẩm Thời gian (Tranh ghép đôi), Bầu trời, Memento Mori với lời diễn giải Hãy nhớ rằng rồi anh cũng sẽ chết, Rễ, Ngày hội. Phong cách - bút pháp nhìn chung vẫn theo lối tả thực - ấn tượng. Màu và hình gây cho ta cảm xúc khá sâu về triết lý sống. Tác giả nói nhiều về sự tàn phai của thời gian, sự sống, con ngư ời và cái chết. ở bức Memento Mori” là dấu hiệu báo trư ớc về cái chết của con người. Hình tượng chỉ là hai quả chuối lớn, khô, già, màu nâu bạc, hai hình cong nằm sát vào nhau trên nền tranh xám lạnh như hai đời t àn của đôi vợ chồng hay đôi tình nhân. Tranh Rễ chỉ là một cây ớt đầy lá xanh, quả chín đỏ, bị nhổ lên đặt ngược rễ. Qua tranh, ta dễ hiểu một thông điệp: ớt cay, nhưng rễ nhổ lên r ồi, cũng hết kiếp ớt cay. Đằng sau sự thật ấy đã kết thúc bi kịch gì của con người và cuộc sống? OKAMOTO Yusuke với 6 tranh mang những cái tên huyền thoại: H ình Fu-đô, Hình Ai-zen, Hình My-ô-ô, Hình Kông-gô, rồi Thần Gió. Trừ bức Hình Kông -gô tả một vị thần có bộ mặt dữ dội, bao quanh ông là không khí thần linh, ma thuật. Ba bức còn lại đều là những cô gái đẹp, có thân hình kiều diễm đang thành kính cầu nguyện thần linh với nhiều động tác qua đôi bàn tay mềm mại. Bức Thần Gió tả cô gái có thân hình thanh tú, mái tóc dài bị gió bay cuốn sát vào cơ thể. Nh ưng hai tay cô buông xuống lại đang nâng một chiếc đầu lâu, có hàm răng nhe ra trông thật dữ, tương phản với thân hình hiền dịu của nàng. Thông điệp như muốn nhắc con người hãy hướng thiện, tránh làm điều ác trong thế giới đầy cạnh tranh, bão tố, giành giật, sẽ bị thần linh trừng phạt. Fujita Toshiya với 6 tranh hoa rực rỡ, giàu chất trang trí, rất gần với bảng màu “vàng son - đen đỏ” của sơn mài truyền thống. Nền tranh là những đư ờng thẳng giao cắt nhau, tạo ta những ô vuông ngang dọc, gợi cho ta phong cách tác phẩm Tranh số 2 (1921) của danh họa Mondrian. Trước nền tranh là những đóa hồng rực rỡ hoặc những đoá hoa nhiều màu theo bút pháp tả thực. Tả thực kết hợp với lập thể - kỉ hà, tạo hình tương phản mà hài hòa. Cái mới, cái sáng tạo, là sự hòa hợp giữa hai phong cách thật và ảo mà tạo ra vẻ đẹp hiện đại. Nguyễn Đình Đăng với 6 tranh mang những tên đầy tính triết lý v à hoài niệm của một nghệ sĩ kiêm nhà khoa học Vật lý. ông luôn mang nặng tâm tình của người con xa xứ: Điệu vũ xứ Florence, Buổi học dương cầm, Quá khứ thức giấc, Hà Nội ám ảnh, Ký ức, Ma trận linh thiêng, Sự ra đời của Chữ Quốc ngữ, là tiếng vọng của một tâm hồn đầy yêu thương, khắc khoải. Tranh ông nhất quán với bút pháp cực thực. Nhìn kỹ, tranh nào cũng có hồn, có thần, có sự suy tư sâu lắng, vượt lên trên cái thật trong đời sống để vươn tới những lý tưởng đầy ước mơ như trong chiêm bao mà ông gửi gắm lòng mình qua cái đẹp. Saito Nozomi với những tranh Búp bê, Hướng ánh sáng, Tiền đồn của mây, Thông báo thời tiết Bút pháp tả thực - ấn tượng; Gam m àu sáng, người vật trong tranh bố cục đầy ắp, ngổn ngang đến bề bộn. Rất ít không gian trống. Nhưng không vì thế mà tác ph ẩm thiếu tính khát quát hóa. Trái lại, đó là sự sung mãn của cái đẹp mà ông muốn bộc lộ qua t ài năng và cá tính của mình. Cái bề bộn, chật trội trong tranh ông, ta dễ liên tưởng đến bút pháp của người họa sĩ đồng nghiệp nước áo đi trư ớc, Gustav Klimt (1862-1918), Chủ tịch đầu tiên nhóm li khai (Sezession) Wien, ảnh hưởng phái ấn tượng, Tượng trưng và Tân nghệ thuật (Art Noureaux), vẽ nhiều tranh chân dung, tranh thần thoại, tranh phúng dụ. Bài học bổ ích rút ra qua phòng tranh với tôi là: 1- Tranh không mới, không gây sự ngạc nhiên, kỳ vọng, nhưng lại gây được sự suy nghĩ sâu lắng về những bài học lịch sử, giàu tính triết lý nội tâm của nghệ thuật. Suy cho cùng, ngôn ngữ nghệ thuật nào cũng chỉ là phương tiện nhằm bộc lộ thế giới quan, nhân sinh quan của ngư ời nghệ sĩ mà thôi. 2- Nghệ thuật là cái đẹp có kế thừa, tiếp tục và sáng tạo. Muốn sáng tạo, trước hết phải học hỏi, học đến nơi đến chốn, mới có vốn trí thức vững vàng. Từ đó mới tự tin, tự lực mà lao động sáng tạo ra cái mới. 3- Tinh thần Nhật Bản + Kỹ thuật phương Tây. Nói khác đi là tinh th ần dân tộc + Văn minh phương Tây. Người nghệ sĩ công dân nào cũng phải biết tiếp nhận kiến thức thật chính quy, thấu đáo, mới làm nên sự nghiệp lớn, vẻ vang cho đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của chính mình và cộng đồng dân tộc. Ngày nay, trong không gian toàn c ầu hóa rộng mở, giao lưu - hội nhập luôn là bài học tốt cho mỗi người nghệ sĩ được tiếp thu vốn quý của tinh hoa nhân loại. 4- Nghệ thuật không giống như chiếc áo thời trang, thích thì mặc, không thích thì cởi bỏ. Nó có đời sống riêng theo chiều sâu của tâm hồn và tư tưởng trong mỗi người. Và muốn nhận thức được nghệ thuật, yêu nghệ thuật, phải là ngư ời có văn hóa chiều sâu, chứ không phải văn hóa bề nổi theo bản năng, cảm tính, nhất thời. TRẦN THỨC . MỘT BÀI HỌC BỔ ÍCH VỀ GIAO LƯU NGHỆ THUẬT Nghệ thuật không giống như chiếc áo thời trang, thích thì mặc, không thích thì cởi bỏ. Nó có đời sống. mở, giao lưu - hội nhập luôn là bài học tốt cho mỗi người nghệ sĩ được tiếp thu vốn quý của tinh hoa nhân loại. 4- Nghệ thuật không giống như chiếc áo thời trang, thích thì mặc, không thích. lắng về những bài học lịch sử, giàu tính triết lý nội tâm của nghệ thuật. Suy cho cùng, ngôn ngữ nghệ thuật nào cũng chỉ là phương tiện nhằm bộc lộ thế giới quan, nhân sinh quan của ngư ời nghệ

Ngày đăng: 29/06/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w