Với mỗi chương học bộ môn đưa đến cho sinh viên những cái nhìn sơ khai nhất về cách vận hành nền kinh tế hiện nay cũng như mối quan hệ tác động qua lại giữa các cá thể trong một nền kinh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
———bc&da———
KINH TẾ VI MÔ
Chủ đề 2: Phân tích tác động từ thuế của chính phủ đến thị trường một mặt hàng mà bạn biết ở Việt Nam
Nhóm thực hiện: 9 Lớp học phần: MIEC0111
Trang 2Lời nói đầu
Đối với sinh viên kinh tế “Kinh tế vi mô” từ xưa đến nay đã trở thành một trong số các môn đại cương bắt buộc với sinh viên khi năm đầu bước chân vào cánh cổng Đại học Kinh tế vi mô là môn kinh tế tầm nhỏ là một phân ngành chủ yếu của kinh tế học, chuyên nghiên cứu về hành vi kinh tế của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế (người tiêu dùng, nhà sản xuất) và cách các chủ thể này tương tác với nhau Với mỗi chương học bộ môn đưa đến cho sinh viên những cái nhìn sơ khai nhất về cách vận hành nền kinh tế hiện nay cũng như mối quan hệ tác động qua lại giữa các cá thể trong một nền kinh tế, đó có thể là nhà sản xuất, người tiêu dùng, chính phủ,… Một trong số chương học mang nhiều nội dung nhất có lẽ chính là chương II Qua chương này sẽ giúp sinh viên phân tích được các vấn đề
về cung – cầu của các hàng hoá trong thị trường cùng với đó là các chế tài của Chính phủ trong quá trình lưu thông hàng hoá, nổi bật nhất trong đó là về vấn đề về “Thuế”
Chính vì vậy chúng tôi – các thành viên nhóm 9 đã cùng nhau nghiên cứu đề tài này
để hiểu sâu hơn về những tác động mà thuế đem lại cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng hiện nay vào các mặt hàng ở Việt Nam Trong vô số các mặt hàng trên thị trường thì chúng tôi nhận thấy mặt hàng “Bia” chịu những tác động mạnh mẽ nhất từ vấn đề
“Thuế” này
Trang 3Chương I: Lý thuyết liên quan đến đề tài:
1 Thuế là gì?
- Thuế được hiểu là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật như giao dịch, tài sản nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập hay điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội
- Bên cạnh đó, thuế còn được hiểu là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung
2 Đặc điểm:
Các khoản thu thuế được tập trung vào Ngân sách nhà nước là những khoản thu nhập của nhà nước được hình thành trong quá trình nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị
• Thuế là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước
• Thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế (GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất, )
• Thuế được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu
3 Một số loại thuế:
Thuế tiêu thụ đặc biệt: là loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do các
doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ tại Thuế này do các cơ sở trực tiếp sản xuất ra hàng hoá đó nộp nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế được cộng vào giá bán
• Áp dụng với doanh nghiệp: Nếu có hoạt động sản xuất hoặc nhập khẩu hàng hoá hoặc kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
• Thuế TTĐB = giá tính thuế x thuế suất
• Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:
– Hàng hóa:
+ Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
+ Rượu;
+ Bia;
+ Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
+ Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
+ Tàu bay, du thuyền;
+ Xăng các loại;
+ Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
+ Bài lá;
+ Vàng mã, hàng mã
– Dịch vụ:
+ Kinh doanh vũ trường;
+ Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);
Trang 4+ Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;
+ Kinh doanh đặt cược;
+ Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;
+ Kinh doanh xổ số
Thuế giá trị gia tăng ( VAT): Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, tính trên giá
trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ từ quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
+ Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Số thuế GTGT = số thuế GTGT đầu ra - số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
+ Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Thuế GTGT phải nộp = doanh thu × tỷ lệ %
Trong đó:
+ Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng
+Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
o Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%
o Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%
o Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%
o Hoạt động kinh doanh khác: 2%
Thuế xuất nhập khẩu: loại thuế gián thu, đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua
cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới và hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
+ Thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp = số lượng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu trên tờ khai hải quan x trị giá từng mặt hàng x thuế suất
+ Ngày 25/5/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nội dung của biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi Trong đó, có quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 10/7/2020
4 Vai trò của thuế:
• Nguồn thu của ngân sách nhà nước
Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội
bộ nền kinh tế quốc dân.Tất cả các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước đều được đáp ứng qua các nguồn thu từ thuế, phí và các hình thức thu khác như: vay mượn, viện trợ nước ngoài, bán tài nguyên quốc gia, thu khác Song thực tế các hình thức thu ngoài thuế đó có rất nhiều hạn chế, bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện Do đó thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất vì khoản thu này mang tính chất ổn định và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng Ở Việt Nam, Thuế thực
Trang 5sự trở thành nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước từ năm 1990 Điều này được thể hiện qua tỷ trọng số thuế trong tổng thu ngân sách
• Công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô
Chính sách thuế được đặt ra không chỉ nhằm mang lại số thu đơn thuần cho ngân sách mà yêu cầu cao hơn là qua thu góp phần thực hiện chức năng việc kiểm
kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh
tế quốc dân
5 Sự can thiệp của chính phủ vào thuế:
5.1 Thuế đánh vào nhà sản xuất:
- Để phân bố nguồn lực trong xã hội một cách hiệu quả chính phủ sử dụng chính sách đánh thuế đối với từng mặt hàng
- Chính phủ đánh thuế cao vào mặt hàng xa xỉ nhằm hạn chế bớt những tiêu dùng lãng phí trong khi còn rất nhiều người nghèo không đủ sống hay đối với mặt hàng bia rượu là rất có hại
- Khi chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra là t/ sản phẩm thì cung sẽ giảm, giá cân bằng sẽ tăng và lượng cân bằng trên thị trường giảm ( hình 2.24)
- Hình 2.24 cho thấy giá và lượng cân bằng ban đầu là P0 và Q0 Giá và lượng cân bằng nới là P1 và Q1 , tuy nhiên do phải nộp thuế cho chính phủ là t, người bán chỉ nhận được mức giá P2 = P1 – t Nguời mua đóng thuế là diện tích P0 P1 E1 B còn người bán đóng thuế là diện tích P2P0 B A
P1
Po
P2
E1
Eo
Q1 Q2
B
A
S1
So
Do
Hình 2.24
PS1=PSo+t
Trang 65.2 Thuế đánh vào người tiêu dùng:
- Khi chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng trên mỗi đơn vị sản phẩm tiêu dùng
là t/sản phẩm thì cầu sẽ giảm, giá và lượng cân bằng trên thị trường đều giảm ( Hình 2.25)
- Hình 2.25 cho thấy giá và lượng cân bằng là P0 và Q0 Giá và lượng cân bằng người mua thực sự phải trả là P2 = P1 + t Nguời mua sẽ phải đóng thuế là phần diện tích P0P2 A B, còn người bán sẽ đóng thuế là diện tích P0P1E1B
Nhận xét:
- Việc chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng hay vào nhà sản xuất đều mang lại tác động như nhau với cả người tiêu dùng, người sản xuất, chính phủ
- Khi đánh thuế chính phủ sẽ thu một khoản thuế, nhưng người sản xuất và người tiêu dùng đều chịu thiệt
ð Cần có những chính sách về thuế hợp lý để đảm bảo tính công bằng
xã hội, tính bình đẳng, tạo dựng được hành lang pháp lý khoa học để khuyến khích sản xuất và kinh doanh phát triển
Chương II: Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
II.1 Thực trạng ngành bia ở Việt Nam:
II.1.1 Tình hình sản xuất bia hiện nay:
Ngành bia Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng kể từ khi ra đời Năm 2017 Việt Nam đứng thứ 9 về sản xuất bia trên thế giới và tiếp tục giữ vị trí này trong năm 2018
Từ chỗ có 2 nhà máy sản xuất bia lớn là Hà Nội và Sài Gòn cho đến nay cả nước có 129
cơ sở sản xuất bia trên khắp 43 tỉnh thành trên cả nước Tốc độ tăng trưởng ngành bia được đánh giá là khá ổn định cho đến nay Dự kiến, thị trường bia Việt Nam sẽ đạt quy mô 4,6
tỷ lít vào năm 2025 và 5,5 tỷ lít vào năm 2035
P2
Po P1
A
Eo
Q1 Q2
B
D1
So
PS1=PSo-t
Trang 7Về quy mô sản xuất, Sabeco là hãng bia có tổng công suất sản xuất bia lớn nhất đạt 1.8 tỷ lít/năm với 23 nhà máy ở khắp cả nước Heineken mặc dù mới gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 1991 nhưng tổng công suất đứng thứ 2 (950 triệu lít/năm) với 5 nhà máy
ở Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ Habeco đứng thứ 3 về công suất (800 triệu lít/năm) với các nhà máy phân bố ở Miền Bắc và Bắc Trung Bộ
II.1.2 Tình hình tiêu thụ bia:
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tốc độ tiêu thụ bia rượu hàng đầu thế giới, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á chỉ sau Thái Lan Nếu như trong thị trường bia thế giới tương đối bão hoà với tốc độ tiêu thụ tăng trưởng chỉ đạt 1% thì ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2010-2019 thì tốc độ tiêu thụ tăng trưởng đạt mức 11% Năm 2010, tổng sản lượng bia tiêu thụ ở Việt Nam chỉ đạt 2 tỷ lít với sản lượng tiêu thụ bình quân là 27,8 lít/người/năm Đến năm 2018 sản lượng tiêu thụ bình quân đạt 44,1 lít/người/năm Theo các báo cáo gần đây nhất về thị trường bia trong 6 tháng đầu năm 2020 sản lượng sản xuất bia đạt gần 1,96 tỉ lít giảm 17,4% so với cùng kỳ 2019 ( Theo Tổng cục thống kê )
(Số liệu mới nhất cập nhật đến năm 2018)
2420 2626
3527 3845
4005 4214
3752
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
4500
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Sản lượng bia Việt Nam ( Triệu lít )
27,8 29,9 33,6 33,5 36,2
38,5 41,4 43 44,1
0
10
20
30
40
50
Tiêu thụ bia bình quân đầu người Việt Nam
( Lít/người/năm)
Trang 8II.2 Thuế của chính phủ với thị trường bia:
Tại Việt Nam đối với thị trường bia hiện nay, chính phủ đã đề ra các loại thuế đối với mặt hàng này Một trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến “ Thuế tiêu thụ đặc biệt” Chúng ta sẽ cùng nhau phân tích về nó và những tác động mà nó gây ra cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng hiện nay
II.2.1 Nguyên nhân quá trình tăng thuế “Tiêu thụ đặc biệt” của ngành bia:
Theo như các dữ liệu mà Tổng cục thống kê đưa ra chúng ta dễ dàng đánh giá được mức độ tiêu thụ bia ở Việt Nam ngày càng gia tăng Sử dụng bia từ lâu đã trở thành một thói quen trong đời thường của bất kì người dân Việt Nam nào, nó được coi là phương tiện
để giao tiếp xã hội Tuy nhiên việc gia tăng mức độ tiêu thụ mặt hàng này cũng đồng nghĩa với sự gia tăng vô số hệ luỵ trong xã hội đó là sự hao tổn về sức khoẻ, tiền bạc, các tệ nạn
xã hội, tai nạn giao thông, bạo lực gia đình,… Dưới đây sẽ là các minh chứng cụ thể nhất
về những tác hại của bia đối với đời sống xã hội:
- Rượu, bia là nguyên nhân hàng đầu tử vong do tai nạn giao thông Thật vậy theo thống kê các vụ tai nạn giao thông do uống rượu bia lái xe có tỷ lệ người lái xe chiếm từ 70-90% số vụ, trong đó, tỷ lệ nam giới gây ra là 80-90%
- Trong năm 2019, thành phố Hồ Chí Minh có 4.400 vụ tai nạn giao thông do tài xế
sử dụng rượu bia
- Theo TS Đỗ Mạnh Hùng, Phó Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp (Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức) cho biết, theo thống kê, trung bình mỗi năm, bệnh viện tiếp đón 15.000-17.000 trường hợp bệnh nhân tai nạn giao thông, tai nạn thương tích Trong
9 tháng của năm 2020, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức đã tiếp nhận khoảng 11.700 trường hợp Trong số này, tỷ lệ bệnh nhân bị chấn thương sọ não chiếm tới 48%; bệnh nhân có nồng độ cồn cao trong máu chiếm 17,5% và những bệnh nhân tử vong
do tai nạn giao thông chiếm tới 3,5%
Þ Từ những biểu hiện và hệ luỵ của việc uống rượu bia đã khiến cho chính phủ Nhà nước có những biện pháp nhanh chóng để cải thiện vấn đề đầy nhức nhối này trong
xã hội Bởi vậy đã khiến cho thuế “Tiêu thụ đặc biệt” với mặt hàng này tăng lên
Þ Khẩu hiệu: “Tăng thuế, bớt nhậu”
II.2.2 Thuế “Tiêu thụ đặc biệt” với mặt hàng bia:
- Theo luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 sửa đổi năm 2014, nghị định
108/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật thuế “tiêu thụ đặc biệt” sửa đổi với mặt hàng bia như sau: + Từ ngày 1/1/2016 cho đến ngày 31/12/2016 chịu thuế suất 55%
+ Từ ngày 1/1/2017 cho đến ngày 31/12/2017 chịu thuế suất 60%
+ Từ ngày 1/1/2018 chịu thuế suất 65%
- Theo Bộ Tài chính cho biết, căn cứ Điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định số 108/2015 /NĐCP ngày 28/10/2015 của Chính phủ quy định về giá tính thuế TTĐB.Như vậy
áp dụng vào mặt hàng bia như sau:
+ Cơ sở sản xuất bia bán hàng cho các cơ sở kinh doanh thương mại thì giá làm căn
cứ tính thuế TTĐB là giá của cơ sở sản xuất bán ra nhưng không được thấp hơn 7%
so với giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại bán ra
Trang 9+ Trường hợp giá bán của các cơ sở xuất thấp hơn 7% so với giá bán bình quân của
cơ sở kinh doanh thương mại bán ra thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là do các cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế
- Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt:
𝐺𝑖á 𝑡í𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢ế 𝑇𝑇Đ𝐵 = 𝐺𝑖á 𝑏á𝑛 𝑐ℎư𝑎 𝑐ó 𝑡ℎ𝑢ế 𝐺𝑇𝐺𝑇
1 + 𝑇ℎ𝑢ế 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑡ℎ𝑢ế 𝑇𝑇Đ𝐵
Ví dụ: Giá một két bia chai Hà Nội chưa có thuế GTGT năm 2016 là 124.000 đồng/ két,
thì giá tính thuế TTĐB xác định như sau:
𝐺𝑖á 𝑡í𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢ế 𝑇𝑇Đ𝐵 1 𝑘é𝑡 𝑏𝑖𝑎 = 124.000 đồ𝑛𝑔
1 + 55% = 80.000 đồ𝑛𝑔
II.2.3 Tác động của thuế:
II.2.3.1 Tác động của thuế đối với người tiêu dùng:
• Việc gia tăng thuế “tiêu thụ đặc biệt” được xem là một đòn đánh khá mạnh
trực tiếp vào túi tiền của người tiêu dùng Việt với mặt hàng bia Khi thuế “tiêu thụ
đặc biệt” phải đóng cao hơn thì giá bia cũng tăng lên Giá đắt đỏ thì lượng tiêu thụ
bia sẽ giảm bớt, người tiêu dùng sẽ giảm bớt mua vì ảnh hưởng túi tiền của họ Từ
đó họ sẽ phải cân nhắc trước khi sử dụng mặt hàng Cụ thể thuế mà người tiêu dùng phải chịu qua từng giai đoạn là:
- Năm 2017 khi bia đang chịu thuế VAT là 10%, thuế TTĐB 60%, tính ra một chai bia người mua đã chịu đến 43,5% thuế
- Đến năm 2018, khi thuế TTĐB tăng lên 65% thì uống một chai bia người dùng phải gánh 45,9% thuế Đó là chưa kể đề xuất tăng thuế VAT lên mức 12%
• Bên cạnh đó đang có một bộ phận người tiêu dùng có những tín hiệu tích cực đến với chính phủ khi mà họ đồng thuận với những đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt Bởi người tiêu dùng đã nhận thức được việc tăng thuế vừa tăng thu ngân sách, người dân bớt nhậu nhẹt, góp phần giảm thiểu những gánh nặng về y tế, giảm tai nạn giao thông, nâng cao thể chất cho người dân
Þ Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ khiến tác động mạnh đến người tiêu dùng từ đó hạn chế được vô số hệ luỵ cho xã hội Khi mà lượng cầu đang có xu hướng giảm thì bài toán lớn nhất sẽ đặt ra cho các nhà sản xuất lớn, vừa và nhỏ trên thị trường, họ cần đưa ra những chính sách hợp lý cho doanh nghiệp của mình trước biến động này của thị trường
II.2.3.2 Tác động của thuế đối với nhà sản xuất:
Theo Luật sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1/2016 bia được xếp vào những mặt hàng bị tăng thuế “tiêu thụ đặc biệt” và sẽ có những lộ trình áp dụng thuế cho mặt hàng này Điều đó đã gây ra vô số tác động đến các doanh nghiệp Mặc dù nguyên tắc hoạt động của các doanh nghiệp là chấp hành pháp luật, song ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Bia, Rượu và Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cũng bày tỏ sự lo lắng khi nói về nguy cơ nhãn tiền từ hệ lụy của việc tăng thuế, đó
là sự lu mờ dần của các thương hiệu Việt trong ngành bia mà rất khó khăn các DN trong nước mới gây dựng được “Trên thực tế, tuy có thị phần lớn, song hầu hết các doanh nghiệp sản xuất bia nội đều thuộc phân khúc bia trung bình với biên độ lợi
Trang 10nhuận thấp Trong khi các hãng bia lớn của nước ngoài phần lớn đều sản xuất các mặt hàng bia cao cấp, có lợi nhuận cao, nên dù có tăng thuế họ cũng vẫn có lãi”, ông Tuất nói và phân tích, việc tăng thuế TTĐB lại áp dụng đồng đều, nên khi chính sách thuế mới có hiệu lực, các doanh nghiệp bia trong nước sẽ là người chịu tác động trực tiếp, ngay cả hai doanh nghiệp lớn trong ngành là Sabeco và Habeco cũng không phải là ngoại lệ
• Giai đoạn đầu ( 2016-2017):
- Quy định mới về thuế “TTĐB” này gây ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của các công ty bia, làm tăng chi phí sản xuất, kinh doanh và có thể làm tăng giá bia thêm 7 - 8% so với hiện tại
Cụ thể là: Bia Tiger với giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng giao động từ 325.000 - 330.000đ/thùng, tăng đến 30.000đ/thùng Các nhãn hiệu khác như Heineken, 333, Sài Gòn đỏ, Sài Gòn xanh có giá bán lẻ tăng từ 10.000 - 20.000đ/thùng
- Theo các doanh nghiệp mức điều chỉnh này chưa gây ra những tác động tức thời đến việc điều chỉnh giá bán vì “doanh nghiệp không thể tăng giá trong thời điểm này nhưng chắc chắn sẽ điều chỉnh trong thời gian tới”
- Tuy dưới tác động của thuế TTĐB nhưng các ông lớn ngành bia vẫn thu về lợi nhuận với con số lớn
Năm
(Lợi nhuận sau thuế)
Þ Bước đầu cho quá trình cân nhắc tìm ra phương án phù hợp về giá với cung cầu trên thị trường
• Giai đoạn (2018-2019):
Ở giai đoạn này giá thuế TTĐB đã được đẩy lên mức 65%, điều đó đã gây ra một vài biến động đối với các doanh nghiệp sản xuất bia trong nước, khi mà lợi nhuận sau thuế của các ông lớn đồng loạt giảm
- Tập đoàn Sabeco:
+ Trong 6 tháng đầu năm 2018, lợi nhuận sau thuế của Sabeco đạt 2,446 tỷ đồng, giảm 4,67% so với cùng kỳ 2017
+ Đánh giá trong cả năm 2018, lợi nhuận sau thuế thu về chỉ đạt 4,000 tỷ đồng, giảm gần 20% so với năm 2017
+ Sang đến thời điểm năm 2019, ngành bia có dấu hiệu khởi sắc một vài nguyên nhân là do giá nguyên vật liệu giảm mạnh, chi phí hoạt động giảm, đặc biệt chi phí
hỗ trợ vật phẩm cho nhà phân phối bia hơi giảm Trong quý 3, lợi nhuận sau thuế đạt 1,386 tỷ đồng tăng 42% so với quý 3/2018