BIẾMHỌA Vất vả mãi tôi m ới hẹn gặp phỏng vấn được với hoạ sĩ Lý Trực Dũng bởi vì căn phòng 53 phố Huế không ai nghe máy điện thoại. Đây là xưởng vẽ của anh và có lẽ là do quá bận nên dạo này anh ít ghé qua. Hôm triển lãm khai mạc thấy anh bận rộn quá, hết trả lời phỏng vấn lại tiếp chuyện quan khách nên tôi đành lui lại buổi phỏng vấn . Chưa biết họa sĩ Lý Trực Dũng thế nào nên lúc đầu tôi có ý định hỏi theo lối Cá tháng Tư, hài hước và hóm hỉnh. Nhưng hoá ra đây lại là cuộc phỏng vấn nghiêm túc và nhiều vấn đề được hỏi và trả lời về những cái gọi là tệ nạn của xã hội như : quan liêu, tham ô, hối lộ, mất trật giao thông, ô nhiễm môi trường, giáo dục xuống cấp Hoàng Anh : Trông anh phấn khởi quá, chắc là vui vì triển lãm Biếmhoạ lần đầu tiên đã diễn ra tốt đẹp!? Hoạ sĩ Lý Trực Dũng: Vui chứ vui lắm. Công đầu này phải thuộc về báo Thể Thao Văn hoá đấy. Kể từ năm 1955 đến nay, đây là triển lãm biếmhọa lớn nhất miền Bắc. H. A: Biếmhoạ là một loại hình nghệ thuật rất nhạy cảm, làm thế nào mà các anh có thể tổ chức được một cuộc thi có thể gọi là tốt đến như vậy? L.T.D : Qu ả thực, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn khi tổ chức cuộc thi này. Vấn đề thứ nhất là sợ không có nhiều hoạ sĩ tham gia. Lúc đầu chúng tôi chỉ kỳ vọng khoảng 50 họa sĩ gửi mỗi nguời 5 tác phẩm (tp) là đã có 250 tp rồi. Vậy mà, mấy tuần đầu tiên sau cuộc phát động chỉ có rất ít người gửi, ban tổ chức (BTC) rất lo vì có ít người thế này thì hỏng mất. Nhưng sau đó, rất nhiều hoạ sĩ biếm đã gọi điện cho tôi nhờ tham vấn và sau khi giải thích cặn kẽ mục đích của cuộc thi thì họ hiểu và tham gia ngay. Và như chị thấy đấy, có tới 99 hoạ sĩ tham dự cuộc thi Dạ, xin lỗi vì đã cắt ngang lời anh H.A : Tại sao các hoạ sĩ lại dè dặt khi tham gia nhỉ ? mà theo tôi thấy thì BTC không hạn chế về đề tài, không đ ặt nặng vấn đề tranh cũ, tranh mới. Tức là mở rất rộng biên độ để các hoạ sĩ tham dự với những tác phẩm họ cho là tốt nhất của mình? L.T.D : Tâm lý tâm lý chính là rào cản lớn nhất. Vì đây là một cuộc thi chứ không phải là một cuộc triển lãm tập hợp. Đã là cuộc thi lại phải phụ thuộc vào Ban giám khảo (BGK), vào tiêu chí của BGK. Và có một điều rất tế nhị nữa là chưa từng có giải thưởng nào cho hoạ sĩ biếm nên chưa thể có thang điểm để đánh giá hoạ sĩ này hay hơn hoạ sĩ kia. Tất cả phải phụ thuộc vào tác phẩm. Vậy, có thể rất nhiều hoạ sĩ mà ta nghĩ là cây đa, cây đề chưa chắc đã đo ạt giải; nếu không đoạt giải thì chắc chắn là họ ngại rồi. H.A : Còn vấn đề thứ hai, thứ ba? L.T.D: Vấn đề thứ hai là quan niệm sai về biếmhoạ của rất nhiều người. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng biếmhoạ đơn thuần là chỉ trích, là phê phán thói hư, tật xấu, biếmhoạ là “tiểu phẩm”, là minh hoạ, là lấp chỗ trống cho bài viết, biếmhoạ là không có màu và tranh rất bé: như bao thuốc lá chẳng hạn. Nhưng thực chất, biếmhoạ là những tác phẩm độc lập, có vẽ màu và thậm chí những người vẽ biếmhoạ nổi tiếng đều là những người vẽ cơ bản rất tốt, hình hoạ chuẩn, là người thông minh và tất nhiên phải có khiếu hài hước. Với một quan niệm sai về biếmhoạ như vậy thì chuyện dè dặt đón nhận cuộc thi là điều tương đối dễ hiểu vì họ ngại va chạm. Ví dụ như ở nước Anh, một hoạ sĩ đã vẽ “người đàn bà thép” Margaret Thatcher với cái miệng mỏng quẹt khi tô son đậm, cái mũi diều hâu khủng khiếp và cái mũ rộng vành nặng chịch trùm hết cả khuôn măt. Bà Margaret Thatcher có xem bức biếmhọa đó và phát hiện ra rằng bà không nên tô son quá đậm và đội mũ quá rộng. Bà đã chỉnh lại trang phục và quả thực sau đó bà đã liên tục được bầu chọn là ngư ời phụ nữ ăn mặc thanh lịch của thế giới trong nhiều năm. Điều này cho thấy tác dụng rất tốt của biếm hoạ. Vấn đề thứ ba là tiêu chí chấm giải . Đã là cuộc thi, có giải thưởng thì chắc chắn phải có nhiều xì xào. Tiêu chí chấm giải về ý tưởng : độc đáo, mới, tốt, không đặt nặng vấn đề chính trị, không khiêu khích chính phủ, ưu tiên tác phẩm có tính nhân văn. Về chất lượng phải hình hoạ tốt, màu đẹp, không rườm rà về mặt hình thức. Trong BGK có 2 hoạ sĩ biếm, có cả nhà quản lý Trung ương và nhà báo. Theo tôi với BGK nh ư vậy là rất công tâm. ở đây có nhiều tác phẩm có ý tưởng tốt, thông minh nhưng nét lại không chuẩn, không đẹp thì cũng không đoạt giải cao được. Ví dụ như tác phẩm đoạt giải nhì của họa sỹ Trung Li êm có ý rất tốt, sâu cay và hóm hỉnh lẽ ra phải đạt giải nhất nhưng hình hoạ lại không đẹp, Tác phẩm Lời hứa cũng như vậy, ý tưởng tuyệt vời, rất sâu sắc nhưng xét cả một chùm tác phẩm thì chưa đồng đều. Tức là BGK không thể làm hài lòng tất cả những ý kiến đã có nhưng sẽ cố gắng hết sức có thể vào những lần tiếp theo; dù BGK đã có một bức bi ếm rất vui về chính mình khi vẽ BGK trước khi chấm thì ngồi vểnh râu nhưng sau khi chấm xong thì toàn cà chua trứng thối ném vào người. H.A : Nếu không sợ cà chua, trứng thối thì BTC sẽ để cuộc thi Biếmhoạ trở thành thông lệ hàng năm chứ? L.T.D: Lúc đầu chúng tôi dự kiến 2 năm 1 lần. Nhưng sau đó nhận được nhiều ý kiến rất tốt, ủng hộ nhiệt tình cho cuộc thi nên có thể sẽ l à một năm một lần. Chúng tôi cũng đã nhận được lời mời từ thành phố Hồ Chí Minh vào triển lãm. Theo tôi, đây là một tín hiệu tốt. Mọi ngư ời đã có cái nhìn cởi mở về biếm hoạ! H.A : Vậy, biếmhoạ sẽ trở thành một chuyên ngành mới của mỹ thuật L.T.D : Cười rất tươi Tôi và hoạ sĩ Lý Trực Dũng còn nói rất nhiều chuyện vui xung quanh cuộc thi này. Có những điều tưởng rất dễ lại không dễ, có những điều tưởng rất khó hoá ra lại rất dễ và Triển lãm biếmhoạ lần thứ nhất do báo TTVH diễn ra vào ngày Cá tháng Tư 2008 vui đến nỗi có hoạ sĩ đoạt giải nhì khi bay từ TPHCM ra nhận giải vẫn cứ sợ mình sẽ ăn một con cá “rõ to” vào ngày 1.4 . H.A ghi . lãm Biếm hoạ lần đầu tiên đã diễn ra tốt đẹp!? Hoạ sĩ Lý Trực Dũng: Vui chứ vui lắm. Công đầu này phải thuộc về báo Thể Thao Văn hoá đấy. Kể từ năm 1955 đến nay, đây là triển lãm biếm họa. Vấn đề thứ hai là quan niệm sai về biếm hoạ của rất nhiều người. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng biếm hoạ đơn thuần là chỉ trích, là phê phán thói hư, tật xấu, biếm hoạ là “tiểu phẩm”, là minh. cho bài viết, biếm hoạ là không có màu và tranh rất bé: như bao thuốc lá chẳng hạn. Nhưng thực chất, biếm hoạ là những tác phẩm độc lập, có vẽ màu và thậm chí những người vẽ biếm hoạ nổi tiếng