Nguyễn Đình chiểu với tư cách là tác giả tiên phong của bộ phận văn học Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Nguyễn Đình chiểu với tư cách là tác giả tiên phong của bộ phận văn học Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HOÀNG THỊ CƯƠNG
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VỚI TƯ CÁCH
LÀ TÁC GIẢ TIÊN PHONG CỦA BỘ PHẬN VĂN HỌC
ĐẤU TRANH CHỐNG CHỦ NGHĨA THỰC DÂN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HOÀNG THỊ CƯƠNG
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VỚI TƯ CÁCH
LÀ TÁC GIẢ TIÊN PHONG CỦA BỘ PHẬN VĂN HỌC
ĐẤU TRANH CHỐNG CHỦ NGHĨA THỰC DÂN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 62 22 01 21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS Trần Ngọc Vương
Hà Nội - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là kết quả nghiên cứu của riêng cá nhân tôi
Các số liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong
bất kì một công trình khoa học nào trước đó
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình
Hà Nội, tháng 1 năm 2021
Tác giả
Hoàng Thị Cương
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
3.Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Phương pháp nghiên cứu 6
5 Đóng góp mới của luận án 7
6 Bố cục của luận án 7
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8
1.1 Xác lập một số khái niệm liên quan đến đề tài 8
1.2 Tổng quan về văn học chống chủ nghĩa thực dân tại một số nước
trên thế giới 35
1.2.1 Văn học chống chủ nghĩa thực dân ở một số nước châu Phi -
Mĩ Latinh 35
1.2.2 Văn học chống thực dân ở một số nước châu Á 43
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu với tư cách là tác giả văn học chống chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam 63
1.3.1 Tình hình nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu 63
1.3.2 Tình hình nghiên cứu thơ văn chống chủ nghĩa thực dân
của Nguyễn Đình Chiểu 66
1.4 Bối cảnh chính trị - quân sự, kinh tế - xã hội và giáo dục - khoa cử ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX 71
1.4.1 Bối cảnh chính trị - quân sự ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX 71
1.4.2 Bối cảnh kinh tế - xã hội và giáo dục - khoa cử ở Việt Nam
nửa sau thế kỷ XIX 75
Tiểu kết Chương 1 80
Trang 5CHƯƠNG 2 QUAN NIỆM HÀNH XỬ, QUAN NIỆM VĂN HỌC, HỆ
THỐNG ĐỀ TÀI - CHỦ ĐỀ TRONG THƠ VĂN CHỐNG CHỦ NGHĨA
THỰC DÂN CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC
CHỐNG CHỦ NGHĨA THỰC DÂN Ở VIỆT NAM NỬA SAU THẾ KỈ XIX 82
2.1 Quan niệm hành xử và quan niệm văn học trong văn chương chống chủ
nghĩa thực dân của Nguyễn Đình Chiểu trong bối cảnh văn học Việt Nam trung
đại chống chủ nghĩa thực dân nửa sau thế kỉ XIX 81
2.1.1 Quan niệm hành xử và quan niệm văn học trong văn chương Việt Nam chống chủ nghĩa thực dân nửa sau thế kỷ XIX 81
2.1.2 Quan niệm hành xử và quan niệm văn học trong văn chương
chống chủ nghĩa thực dân của Nguyễn Đình Chiểu 88
2.2 Hệ thống đề tài, chủ đề trong văn chương nhà nho chống chủ nghĩa
thực dân nửa sau thế kỷ XIX và trong văn chương chống thực dân
của Nguyễn Đình Chiểu 90
2.2.1 Hệ thống đề tài, chủ đề trong văn chương Việt Nam chống chủ nghĩa thực dân nửa sau thế kỷ XIX 90
2.2.2 Hệ thống đề tài, chủ đề trong văn chương chống chủ nghĩa thực dân
của Nguyễn Đình Chiểu 104
Tiểu kết Chương 2 120
CHƯƠNG 3 HÌNH TƯỢNG CƠ BẢN, THỂ LOẠI VÀ NGÔN NGỮ TRONG VĂN CHƯƠNG CHỐNG CHỦ NGHĨA THỰC DÂN CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC CHỐNG CHỦ NGHĨA THỰC DÂN Ở VIỆT NAM NỬA SAU THẾ KỈ XIX 122
3.1 Hình tượng văn học cơ bản trong văn chương chống chủ nghĩa thực dân của Nguyễn Đình Chiểu trong bối cảnh văn học chống chủ nghĩa thực dân nửa sau thế kỉ XIX 122
3.1.1 Hình tượng cơ bản trong văn chương chống chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX 122
3.1.2 Hình tượng cơ bản trong văn chương chống chủ nghĩa thực dân
của Nguyễn Đình Chiểu 133
Trang 63.2 Hệ thống thể loại trong văn chương chống chủ nghĩa thực dân
của Nguyễn Đình Chiểu trong bối cảnh văn học chống chủ nghĩa thực dân
nửa sau thế kỉ XIX ở Việt Nam 140
3.2.1 Hệ thống thể loại trong văn chương Việt Nam chống chủ nghĩa
thực dân nửa sau thế kỷ XIX 140
3.2.2 Hệ thống thể loại trong văn chương chống chủ nghĩa thực dân của Nguyễn Đình Chiểu 146
3.3 Ngôn ngữ thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trong bối cảnh thơ văn Việt Nam chống chủ nghĩa thực dân thế kỷ XIX 162
3.3.1 Ngôn ngữ văn học chống chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam thế kỷ XIX 162
3.3.2 Ngôn ngữ thơ văn chống chủ nghĩa thực dân của Nguyễn Đình Chiểu 168 Tiểu kết Chương 3 172
KẾT LUẬN 174
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 180
TÀI LIỆU THAM KHẢO 181
PHỤ LỤC
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nhìn vào các công trình nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu cho tới thời điểm hiện nay thì danh xưng nhà thơ yêu nước gần như đã gắn liền với tên tuổi của ông.Với tư cách là tác giả tiêu biểu của dòng văn học yêu nước nửa cuối thế kỷ
XIX, lâu nay tên tuổi Nguyễn Đình Chiểu gắn liền với tên gọi lá cờ đầu của thơ ca
yêu nước, thậm chí, có lúc ông còn được diễn giải là người chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ, và trong số những công trình nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu theo
hướng này cho đến nay đã bộc lộ những giới hạn nhất định
Các công trình nghiên cứu hiện có về Nguyễn Đình Chiểu chỉ dừng lại ở việc
mô tả ông là một trong những tác gia tiêu biểu nhất của dòng văn học yêu nước, hình tượng văn học thành công nhất của Nguyễn Đình Chiểu, có ý nghĩa văn học sử quan trọng bậc nhất là hình tượng người nghĩa binh, người anh hùng vô danh tiêu biểu cho sức mạnh, cho lòng dũng cảm tuyệt vời và đức hi sinh cao cả, xứng đáng đại diện cho toàn bộ những giá trị tinh thần dân tộc Ông là người đại diện cho chung cục của một thời đại văn học, nhưng với việc sáng tạo hình tượng người anh hùng vô danh đại diện cho cuộc kháng chiến của dân tộc, ông lại là người mở đầu, chỉ ở một điểm, nhưng lại là điểm cực kì có ý nghĩa - cho trào lưu văn học chống ngoại xâm Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, một sự mở đầu như vậy không chỉ có
ý nghĩa với văn học sử Việt Nam mà còn có ý nghĩa quốc tế đậm nét Một khi “bộ phận văn học đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc trên phạm vi toàn thế giới được khảo sát một cách khoa học, Nguyễn Đình Chiểu phải là một trong những tên tuổi được đặt lên trước do việc biểu hiện lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng nhân danh toàn dân tộc” (Trần Ngọc Vương 2018a: 321)
Những công trình nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu với tư cách như một đại biểu có những đóng góp lớn lao vào bộ phận văn học chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc còn rất ít Do đó, đây là một thách thức lớn đối với chúng tôi khi tiến hành nghiên cứu đề tài này
Chủ nghĩa thực dân tuy đã có mặt chính thức ở Việt Nam từ sau năm 1858 và kéo dài cho đến năm 1954 ở miền Bắc nhưng sự hiện diện của nó ở Việt Nam chưa
Trang 8được tổng kết về mặt lý luận khoa học mà chỉ được chú ý về mặt thái độ chính trị trong các công trình đã xuất hiện ở Việt Nam
Về vấn đề này trong Văn kiện Đảng đã viết như sau:
Từ cuối thế kỷ XIX đến những thập niên đầu thế kỷ XX, nhân dân ta liên tiếp nổi dậy chống chủ nghĩa thực dân Tiếp nối các phong trào Văn Thân và Cần Vương, phong trào yêu nước ba mươi năm đầu thế kỷ XX diễn ra vô cùng anh dũng, từ khởi nghĩa Yên Thế và các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân đến khởi nghĩa Yên Bái nhưng đều không thành công vì thiếu một
đường lối đúng (Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản khóa 8
tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 năm 2015)
Do vậy việc nghiên cứu về những bình diện lịch sử và sự hiện diện cũng như ảnh hưởng của nó với các lĩnh vực khoa học xã hội ở Việt Nam hiện nay là một việc làm cấp thiết và có ý nghĩa
Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài này với mục đích làm rõ những đóng góp, vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong bộ phận văn học đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX trong tương quan với văn học chống thực dân ở một số khu vực trên thế giới
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là Nguyễn Đình Chiểu với tư cách là tác giả tiên phong của bộ phận văn học đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân; trong
đó chúng tôi chủ yếu khảo sát bộ phận di sản văn chương chống thực dân của
Nguyễn Đình Chiểu gồm thơ văn yêu nước chống Pháp, hai truyện Nôm Dương Từ
Hà Mậu và Ngư Tiều y thuật vấn đáp, để đảm bảo tính hệ thống trong quá trình
triển khai có liên hệ với toàn bộ những sáng tác của ông
Văn bản tác phẩm sử dụng khảo sát trong luận án này là Nguyễn Đình Chiểu
toàn tập, gồm 2 tập do Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp ấn hành
năm 1980 - 1982 và tái bản năm 1997 Ngoài ra chúng tôi có tham khảo các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu do Ban Văn học thuộc Viện Khoa học Xã hội tại
Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện gồm: Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Ngư
Tiều y thuật vấn đáp, Thơ văn yêu nước chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu, xuất
bản các năm 1982-1983 trong Chương trình hợp tác giữa Viện Khoa học Xã hội và
Trang 9Ty Văn hóa Thông tin Long An, Bến Tre nhân dịp kỷ niệm lần thứ 160 năm ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu
Để đảm bảo tính hệ thống chúng tôi có mở rộng phạm vi khảo sát bộ phận văn học chống chủ nghĩa thực dân của các nhà nho, văn thân Việt Nam vào giai đoạn này trên phạm vi ba miền của cả nước
Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi trong luận án này là văn học chống chủ nghĩa thực dân ở một số châu lục, nhưng do khuôn khổ của một luận án cũng như những hạn chế về tư liệu, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát đối với một số nền văn học tiêu biểu như châu Phi, châu Mỹ La tinh, Ấn Độ, Trung Quốc - nơi có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam
3.Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nhằm chứng minh và khẳng định Nguyễn Đình Chiểu với tư cách là tác giả tiên phong của bộ phận văn học đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân
Với mục đích nghiên cứu như trên, chúng tôi xác định những nhiệm vụ nghiên cứu của luận án như sau:
Làm rõ khái niệm văn học chống chủ nghĩa thực dân
Những tiền đề hình thành bộ phận văn học chống chủ nghĩa thực dân nửa cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam
Vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong bộ phận văn học chống chủ nghĩa thực dân của Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu quy định phương pháp nghiên cứu, do vậy trong luận
án này chúng tôi sử dụng phương pháp loại hình và phương pháp liên ngành
Phương pháp loại hình được sử dụng chủ yếu ở chương 2 và chương 3 của luận án này để phân loại, đặt Nguyễn Đình Chiểu vào bối cảnh và bộ phận văn học chống thực dân nửa cuối thế kỷ XIX dựa trên các tiêu chí như: quan niệm văn học, chủ đề, đề đài, hình tượng văn học cơ bản, thể loại và ngôn ngữ, từ đó khảo sát, phân tích và rút ra kết luận
Bên cạnh đó, khi khảo sát và phân tích, lý giải quan niệm trọng thương, vị lợi của thực dân với trọng nông, đặt nghĩa đứng trước lợi của nhà nho, quan niệm Hoa -
Trang 10Di, sự xung đột giữa Nho giáo và Thiên Chúa giáo, chúng tôi cũng vận dụng cách tiếp cận của hình tượng học (Imagology)
Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh quan niệm Hoa-Di, bài Thiên Chúa, chống văn minh phương Tây của Nguyễn Đình Chiểu với các văn thân sĩ phu
đương thời, đối chiếu Dương Từ Hà Mậu với Tây Dương Gia Tô bí lục và các tài
liệu về lịch sử xung đột giữa Nho giáo với Thiên Chúa giáo ở các nước Đông Á (chủ yếu là Trung Quốc), để làm rõ những tương đồng và khác biệt của Nguyễn Đình Chiểu so với các trí thức đương thời trước những vấn đề thời sự của đất nước
5 Đóng góp mới của luận án
Luận án là công trình đầu tiên khai thác di sản văn chương Nguyễn Đình Chiểu từ góc nhìn địa- chính trị / địa văn hóa ở bình diện chống chủ nghĩa thực dân,
cố gắng làm mới và đào sâu về một tác gia mang tính đại diện cho vùng văn học Nam Bộ ở một giai đoạn lịch sử đặc biệt của đất nước cuối thời trung đại
Góp phần khẳng định vai trò và vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong lịch sử văn học với tư cách là tác giả tiên phong của bộ phận văn học đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân
Từ trường hợp Nguyễn Đình Chiểu, nhìn sáng tác của các nhà nho cuối thế
kỷ XIX trong tính chuyển tiếp mang tính thời đại - giao thoa Đông Tây, trong mối quan hệ giữa nền văn hóa truyền thống với văn hóa phương Tây; trên đường hướng
đó, những thành tựu lý luận về văn học chống chủ nghĩa thực dân trên thế giới được vận dụng để nghiên cứu thơ văn chống chủ nghĩa thực dân của Nguyễn Đình Chiểu trong bối cảnh của thơ văn nhà nho chống chủ nghĩa thực dân cuối thế kỷ XIX
6 Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của luận án gồm 3 chương:
Chương 1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2 Quan niệm hành xử, quan niệm văn học, hệ thống đề tài, chủ đề,
trong thơ văn chống chủ nghĩa thực dân của Nguyễn Đình Chiểu trong bối cảnh văn học chống chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX
Chương 3 Hình tượng văn học cơ bản, thể loại và ngôn ngữ trong thơ văn
chống chủ nghĩa thực dân của Nguyễn Đình Chiểu trong bối cảnh văn học chống chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX
Trang 11CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Xác lập một số khái niệm liên quan đến đề tài
Về khái niệm Chủ nghĩa thực dân, Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa
như sau:
Chủ nghĩa thực dân là chính sách của các nước tư bản đế quốc dùng bạo lực
và mọi thủ đoạn xâm chiếm, nô dịch, bóc lột các nước kém phát triển và biến các nước đó thành thuộc địa Những nhà tư tưởng phản động bào chữa cho chủ nghĩa thực dân bằng chủ nghĩa chủng tộc (da trắng ưu việt hơn da màu), thuyết địa lý chính trị, tô vẽ hành động cướp bóc thuộc địa như là sứ mệnh khai hóa của các nước tiên tiến đối với các nước lạc hậu Trong thực tế, thuộc địa chỉ là nguồn cung cấp
nguyên liệu và nhân công rẻ mạt, nơi đầu tư tư bản và tiêu thụ hàng hóa (Từ điển
Bách khoa Việt Nam tập 1 1995: 513)
Theo Từ điển triết học Stanford (Stanford Encyclopedia of Philosophy), khái niệm “colonialism” có nguồn gốc từ từ colonus trong tiếng Latinh, có nghĩa là
người nông dân Gốc từ này cho thấy khởi thủy của hoạt động thực dân luôn bao gồm việc di chuyển dân cư tới một lãnh thổ mới, nơi những người mới đến này sẽ sống như những dân định cư lâu dài trong khi vẫn duy trì lòng trung thành và bổn phận đối với đất nước nơi họ sinh ra
Chủ nghĩa thực dân từ thế kỷ XV-XX là hoạt động xâm lược, thống trị bằng sức mạnh của quân sự và công nghệ hiện đại nhằm khai thác/bóc lột các nước thuộc địa để làm giàu và bành trướng thế lực cho các nước tư bản thực dân Đỉnh cao của hoạt động xâm chiếm thuộc địa diễn ra trong suốt thế kỷ XIX Từ đầu thế kỷ XX, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa bước sang trang mới, đặc biệt là sau Cách mạng tháng Mười Nga và hai cuộc chiến tranh thế giới, khiến chủ nghĩa thực dân (cũ) dần suy yếu và sụp đổ trên toàn thế giới
Mặc dù K.Marx chưa bao giờ xây dựng một lý thuyết về chủ nghĩa thực dân nhưng những phân tích của ông về chủ nghĩa tư bản đã nhấn mạnh tới khuynh hướng nội tại của nó là bành trướng để tìm kiếm thị trường mới Trong trước tác
kinh điển của K Marx như Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, K.Marx đã dự đoán rằng
giai cấp tư sản sẽ tiếp tục tạo ra thị trường toàn cầu và gây xói mòn cả những rào cản của các khu vực và dân tộc để bành trướng Sự bành trướng là sản phẩm tất yếu
Trang 12động lực cốt lõi của chủ nghĩa tư bản: sản xuất dư thừa Sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất thúc đẩy họ giảm lương, điều này lại dẫn tới một cuộc khủng hoảng về sự tiêu dùng thấp hơn sản xuất Cách duy nhất để ngăn chặn nền kinh tế sụp đổ là tìm
ra các thị trường mới để tiêu thụ hàng hóa sản xuất dư thừa Theo quan điểm của chủ nghĩa Marx, một số hình thức của chủ nghĩa đế quốc tất yếu sẽ hình thành Bằng cách xuất khẩu dân cư tới những vùng lãnh thổ ngoại quốc giàu tài nguyên, một quốc gia sẽ tạo ra một thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp và một nguồn tài nguyên thiên nhiên chắc chắn Các nước yếu hơn có thể sẽ lần lượt phải đối diện với lựa chọn hoặc tự nguyện chấp nhận tiêu thụ hàng hóa nước ngoài, điều này sẽ làm suy yếu nền công nghiệp trong nước, hoặc chịu sự thống trị về chính trị
mà kết cục cũng sẽ tương tự
Trong chuỗi bài viết đăng báo những năm 1850 trên tờ New York Daily
Tribune, Marx đã đặc biệt chú ý bàn đến tác động mà chủ nghĩa thực dân Anh gây
ra tại Ấn Độ Sự phân tích của ông thống nhất với lý thuyết chung của ông về sự thay đổi chính trị và kinh tế Ông mô tả Ấn Độ như là xã hội nhìn chung mang tính chất phong kiến đang chật vật trải qua quá trình hiện đại hóa Tuy nhiên, theo K Marx, “chủ nghĩa phong kiến” Ấn Độ là một hình thức tổ chức kinh tế đặc thù Ông
đi đến kết luận này là vì ông tin rằng đất nông nghiệp ở Ấn Độ thuộc sở hữu chung
K Marx đã sử dụng khái niệm “chuyên chế phương Đông” để miêu tả kiểu thống trị giai cấp đặc biệt sử dụng quyền đánh thuế của nhà nước nhằm bóp nặn tài nguyên
từ người nông dân Theo Marx, nền chuyên chế phương Đông xuất hiện ở Ấn Độ bởi vì sản xuất nông nghiệp phụ thuộc và các công việc công cộng quy mô lớn ví dụ như việc tưới ruộng vốn chỉ có thể do nhà nước cung cấp kinh phí Điều này có nghĩa là nhà nước không thể dễ dàng bị thay thế bởi một hệ thống chính quyền phi tập trung hóa hơn Tại Tây Âu, tài sản phong kiến có thể được dần dần được biến thành sở hữu cá nhân, có thể chuyển nhượng được Tại Ấn Độ, quyền sở hữu đất công khiến cho điều này không thể xảy ra, vì thế ngăn chặn sự phát triển của nền nông nghiệp thương mại và thị trường tự do Vì “nền chuyên chế phương Đông” hạn chế sự phát triển của sự hiện đại hóa nền kinh tế bản địa nên, theo K Marx, ách thống trị của người Anh trở thành chất xúc tác khiến cho quá trình này xảy ra Ông lập luận rằng sự xâm nhập của thương mại ngoại quốc sẽ gây ra cuộc cách mạng xã hội tại Ấn Độ Mặc dù K Marx tin rằng nền cai trị của thực dân Anh có động lực là
Trang 13lòng tham và được thực thi bằng sự tàn bạo nhưng ông vẫn cảm thấy rằng nó vẫn là chất xúc tác của quá trình tiến bộ Vì thế, Marx lập luận rằng sự cai trị của Anh tại
Ấn Độ bao gồm ba phương diện: tính cách tiến bộ của nền thống trị ngoại bang, sự phê phán đối với những nỗi khốn khổ mà người dân thuộc địa phải chịu đựng, và nền cai trị của thực dân Anh chỉ là tạm thời nếu tiềm năng tiến bộ được người dân thuộc địa nhận ra
Tiếp nối K Marx và Enghen, Lênin phân tích bản chất và động cơ của chủ nghĩa đế quốc khi xâm chiếm và khai thác thuộc địa: “Tư bản tài chính không những chỉ chú ý đến những nguồn nguyên liệu mà người ta đã biết Nó còn chú ý cả đến những nguồn có thể có được nữa; vì hiện nay kỹ thuật phát triển nhanh chóng không thể tưởng tượng được, và những đất đai hôm nay chưa dùng được thì ngày mai có thể khai thác bằng những phương pháp mới (để đạt mục đích đó, một ngân hàng lớn có thể tổ chức một đoàn nghiên cứu gồm kỹ sư, chuyên gia nông nghiệp, v.v.) với điều kiện là người ta bỏ vào đó những số vốn lớn Đối với cuộc đi tìm những tài nguyên khoáng sản, đối với những phương pháp mới để chế tạo và sử dụng nguyên liệu, v.v thì cũng vậy Do đó, tư bản tài chính không thể tách khỏi xu hướng muốn mở rộng lĩnh vực kinh tế của nó, và ngay cả toàn bộ lĩnh vực của nó nữa… nắm lấy thật nhiều đất, dù dất đai đó như thế nào chăng nữa, dù đất đai ở đâu và bất cứ bằng cách nào, vì
nó hy vọng tìm được ở đó những nguyên liệu và vì sợ bị lạc hậu trong cuộc tranh giành điên cuồng để phân chia những mảnh đất cuối cùng chưa bị phân chia trên thế giới, hoặc chia lại mảnh đất đã chia rồi” (dẫn theo Ray-mông Bác-bê 1963: 10)
Chiến lược thực dân được thủ tướng Pháp Guyin Phe-ry đưa ra trong bài phát biểu năm 1885: “Chúng tôi có một chính sách thực dân, một chính sách bành trướng thuộc địa đã được xây dựng có hệ thống Hình thức đầu tiên của chế độ thuộc địa là mang lại việc làm cho số dân quá đông ở những nước nghèo hoặc cho những nước đông dân cư Nhưng còn một hình thức khác nữa để cai trị thuộc địa: đó là hình thức thích hợp với những nước có thừa tư bản hoặc sản phẩm Và đó là hình thức mới mẻ, hiện được áp dụng phổ biến và phong phú nhất Đối với những nước giàu
có, thuộc địa là nơi bỏ vốn có lợi nhất Ông Stiu-a Min nổi tiếng đã dành một chương trong tác phẩm của mình để chứng minh điều đó, và ông tóm tắt như sau:
‘Đối với những xứ già cỗi và giàu có, việc xâm chiếm thuộc địa là một trong những việc có lợi nhất mà họ có thể theo đuổi được’ Tôi nói rằng nước Pháp, một nước
Trang 14luôn luôn có thừa thãi vốn và đã xuất khẩu những khối lượng tư bản to lớn ra nước ngoài – thật vậy, người ta có thể tính được hàng tỉ vốn của nước lớn này đầu tư ra ngoài – nước Pháp là nước giàu như thế, nên nó có lợi khi quan tâm đến mặt này của vấn đề thuộc địa Nhưng thưa các ngài, còn một mặt nữa quan trọng hơn, quan trọng hơn rất nhiều mặt mà tôi vừa nói tới Đối với những nước mà vì bản chất nền công nghiệp của họ đòi hỏi nên phải tăng cường xuất khẩu thật nhiều như trường hợp nước ta, thì vấn đề thuộc địa chính là vấn đề tiêu thụ hàng hóa… Xâm chiếm thuộc điạ cũng để phục vụ cho hải quân của chúng ta […] Hải quân của chúng ta không thể đi lại trên mặt biển mà lại không cần có những nơi trú ẩn chắc chắn, những nơi phòng ngự, những trung tâm tiếp tế […] ở một châu Âu như hiện nay, trong cuộc cạnh tranh của biết bao nhiêu đối thủ trưởng thành xung quanh chúng ta,
kẻ thì có quân đội và hải quân hoàn bị, kẻ thì có số dân không ngừng tăng lên phát triển một cách kỳ lạ; trong một châu Âu, hay đúng hơn trong một thế giới như vậy, chính sách ngồi im không xâm lược, chính là con đường suy tàn!” (dẫn theo Ray-mông Bác-bê 1963: 11-13) Charles André Julien nhận xét rằng đây là “bản tuyên ngôn đầu tiên của chủ nghĩa đế quốc được tuyên bố long trọng” (dẫn theo Ray-mông Bác-bê 1963:13) Sau đó, trong khoảng 10 năm, đế quốc Pháp đã dùng một loạt biện pháp để tạo ra công cụ thống trị cho đế quốc: thành lập Bộ thuộc địa, Hội đồng tối cao thuộc địa, sáng lập Trường Thuộc địa, Quân đội thuộc địa Ngoài cướp đoạt đất đai, bóc lột tài nguyên, thực dân Pháp còn bắt nộp “thuế máu”: tuyển mộ
lính từ thuộc địa để đưa ra chiến trường của Pháp An-be Xa-rô, trong sách Việc
khai thác thuộc địa Pháp (1923), đã thống kê: số người lao động thuộc địa của
Đông Dương được tuyển mộ đưa sang mẫu quốc là 48.981 người, trong đó số nhập ngũ là 48.922 người (1.400 người chết và mất tích) (dẫn theo Ray-mông Bác-bê 1963: 18) An-be Xa-rô cũng hiểu rõ cuộc khủng hoảng thuộc địa nổ ra sau chiến tranh thế giới thứ nhất với hàng loạt cuộc đấu tranh đòi độc lập của các dân tộc thuộc địa dưới tác động của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào Quốc
tế Cộng sản: “Cuộc khủng hoảng thuộc địa đã xảy ra ở khắp nơi Vấn đề đã được đặt ra Nhất là đối với châu Âu, nó đã được đặt ra trong những điều kiện đáng buồn nhất Số phận của châu Âu đã bị ràng buộc một cách khốc liệt vào bánh xe mà nó đã tạo ra, và từ địa vị làm chủ nó đã rơi xuống địa vị nô lệ cho bánh xe đó Nền văn minh tư bản chủ nghĩa và công nghiệp của châu Âu sinh ra từ sự bành trướng xa xôi
Trang 15và buộc phải sống trong sự bành trướng đó, hoặc phải chết nếu không có sự bành trướng đó” (dẫn theo Ray-mông Bác-bê 1963: 31) Tiên liệu của ông ta sau đó đã dần dần được xác nhận bởi hàng loạt thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa ở Á, Phi, Mỹ Latinh
K.Marx đã có những ý kiến về sứ mệnh hai mặt của chủ nghĩa thực dân,
trong bài viết Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ có viết về chủ nghĩa thực dân Anh với
tư cách là “công cụ không tự giác của lịch sử” (C.Mác 1993: 178) Và, trong một
bài báo sau đó không lâu vấn đề này được tiếp tục trở lại trong Những kết quả tương
lai của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ, K.Marx nói rõ hơn về vấn đề này: “Nước
Anh sẽ phải hoàn thành hai sứ mệnh ở Ấn Độ: sứ mệnh phá hoại và sứ mệnh xây dựng, - một mặt là phá hoại xã hội cũ ở châu Á, và mặt khác là đặt cơ sở vật chất cho xã hội phương Tây ở châu Á” (C.Mác 1993: 286) Một trong những nhà kinh điển khác, cũng đã có những ý kiến đáng lưu ý về diễn tiến của chủ nghĩa thực dân
như Lenin đã viết trong công trình: Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ
nghĩa tư bản Chủ tịch Hồ Chí Minh có Bản án chế độ thực dân Pháp được viết
dưới bút danh Nguyễn Ái Quốc, xuất bản lần đầu bằng tiếng Pháp ở Pháp năm 1925
và tiếp tục xuất bản bằng ngôn ngữ này vào năm 1946 tại Hà Nội, năm 1960 mới có bản tiếng Việt và từ đó đến nay được tái bản nhiều lần Đây là tác phẩm chính luận được trích dẫn thường xuyên trong các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa thực dân
ở Việt Nam
Về các tư tưởng và hình thức Chống chủ nghĩa thực dân (anticolonialism): đây là những hiện tượng xuất hiện đồng thời với các sự kiện xâm lược thuộc địa ở châu
Mỹ Latinh, châu Phi và châu Á của các cường quốc tư bản phương Tây Trên thực
tế, tất cả các đế quốc đều vấp phải sự bất tuân, phản ứng, và kháng cự trong suốt lịch sử nhân loại Cuộc xâm lược, cai trị, khai thác những dân tộc lân cận và xa xôi cũng như đất đai của họ bằng một chính thể hùng mạnh và thường là xa lạ, từ trong bản chất, luôn làm nảy sinh nhiều kiểu thách thức, chống đối và bạo lực
Trong công trình Encyclopedia of Western Colonialism since 1450 (Bách khoa
thư về chủ nghĩa thực dân phương Tây từ năm 1450) (2007) do Thomson Gale biên
soạn, có một mục từ khái quát khá toàn diện về lịch sử của các tư tưởng và phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân trên thế giới với tựa đề “Anticolonialism” Theo công trình này, mặc dù ý tưởng và hành động chống thực dân đã có từ rất nhiều
Trang 16thế kỷ, thật ra là cả nghìn năm nay, nhưng khái niệm “chống chủ nghĩa thực dân” (anticolonialism) thì gần đây mới xuất hiện Nếu như chủ nghĩa thực dân, theo định
nghĩa trong công trình The Dynamics of Global Dominance: European Overseas
Empires, 1415-1980 (2000) của David B Abernethy “là một tập hợp các chính sách
chính thức và các hoạt động thực tế phi chính thức cùng các ý thức hệ được vận dụng bởi mẫu quốc để duy trì sự kiểm soát đối với thuộc địa và thu lợi từ sự kiểm soát đó” (dẫn theo Thomson Gale: 2007) thì chống chủ nghĩa thực dân là một khái niệm rộng bao gồm đủ mọi hình thức phản kháng: từ chống đối bằng quan điểm chính trị cho tới
sử dụng bạo lực của quần chúng, nhằm vào chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân
Những loại hình phản kháng quan trọng và phổ biến nhất của người bản xứ trong suốt hơn năm thế kỷ của chủ nghĩa thực dân (cổ điển) là:
(1) Những chính thể, nhà nước và đế chế đã có từ trước của người bản xứ sử dụng bạo lực để bảo vệ người dân, đất đai, sự tự trị và sức mạnh chống lại sự bành trướng của người phương Tây
(2) Những cuộc nổi dậy của người bản xứ thường là những phản ứng bằng bạo lực đối với sự can thiệp hay áp đặt của những kẻ thống trị, các thể chế và phong tục của thực dân phương Tây, vốn thường xâm nhập trong hình thức của Thiên Chúa giáo do những nhà truyền đạo đưa vào hay của quân đội
(3) Nô lệ châu Phi nổi dậy chống lại chủ yếu là chế độ đồn điền và giới chủ (4) Ở tất cả các thuộc địa, những cuộc nổi dậy và phong trào phản kháng xuất hiện để nêu bật sự bất công của chủ nghĩa thực dân, những sự bạo ngược và áp đặt cụ thể, nhằm đòi hỏi những nhượng bộ, cải cách và cải thiện chứ không cố gắng tiêu diệt hay đánh bại
(5) Những nhân tố lập quốc, thường là các nhà dân tộc chủ nghĩa hay các phong trào dân tộc chủ nghĩa, tổ chức bạo động chống lại các chế độ thực dân để đánh bại họ và tạo ra các quốc gia mới được quản lý bởi các lãnh đạo từ các nhóm
cư dân bản xứ chiếm số đông
Đương nhiên, có nhiều loại hình phản kháng của người bản xứ đối với chủ nghĩa thực dân phương Tây hơn thế nữa, cả bạo lực lẫn phi bạo lực, chứ không chỉ
có năm loại vừa nêu Tuy nhiên, những hình thức phản kháng đó đại diện cho những mô hình phản ứng với chủ nghĩa thực dân phương Tây cơ bản xuất hiện chủ yếu ở các vùng lãnh thổ ngoài phương Tây
Trang 17Trong hầu hết các khu vực trên thế giới, cuộc bành trướng của các đế quốc châu Âu đã đụng phải cuộc đối đầu trực tiếp với các nhà nước và đế quốc bản xứ Cuộc nổi dậy Tzeltal năm 1712, một cuộc nổi dậy của người Maya chống lại người Tây Ban Nha ở miền Nam Mexico, nhằm tiêu diệt hay đánh đuổi những người Tây Ban Nha, cuộc nổi dậy của người Anh-điêng vào năm 1857 và cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc vào năm 1900 là những cuộc bùng nổ bạo lực của quần chúng chống lại các tổ chức truyền giáo, những người địa phương cải giáo và cộng tác với họ và “lũ quỷ ngoại quốc” nói chung Những cuộc nổi dậy của nô lệ ở khu vực Đại Tây Dương từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX - những cuộc nổi dậy bạo lực của những người châu Phi bị biến thành nô lệ trong nhiều thế kỷ và về sau là của những người gốc Phi lai da trắng ở châu Mỹ - đã tấn công vào một trong những thể chế/cơ quan kinh tế và hệ thống xã hội quan trọng nhất do thực dân phương Tây dựng nên Trong vô số những cuộc tấn công chống lại hệ thống đồn điền và các ông chủ da trắng, và chống lại hệ thống nô lệ tàn bạo, bóc lột và hạ thấp nhân phẩm con người, các nô lệ châu Phi đã tấn công chủ nghĩa thực dân hay sự cai trị của chủ nghĩa thực dân một cách trực tiếp và tình cờ Các nô lệ nổi dậy sử dụng bạo lực để đáp trả bạo lực và bất công
Các cuộc nổi dậy và phong trào phản kháng trưởng thành hơn đã dùng bạo lực để chống lại chế độ thực dân và bộ máy của nó, nhưng đồng thời các phương pháp phản kháng phi bạo lực như biểu tình, đình công, bãi khóa, kiến nghị Tại Algeria, thuộc địa của Pháp, trật tự Sufi của người Hồi giáo ở Qadiriyya, Tây Phi đã cung cấp tính hợp pháp tôn giáo và chính trị cho một phong trào phản kháng Vào năm 1834, 'Abd al-Qadir (1808-1883), 'Abd al-Qadir (1808-1883) trở thành thủ lĩnh của trật tự này và chiến đấu chống lại các nhà cầm quyền bộ lạc và người Pháp để
mở rộng thẩm quyền của họ Trong vòng ba năm, người Pháp công nhận thẩm quyền của 'Abd al-Qadir và chủ quyền của nhà nước Qadiriyya đối với hai phần ba lãnh thổ Algeria Ở Gold Coast, thuộc địa của Anh ở Tây Phi, Aborigines' Rights Protective Society (Hiệp hội bảo vệ quyền của người dân bản xứ, viết tắt là ARPS) được thành lập vào năm 1890 đã khẩn khoản yêu cầu công chúng Anh bày tỏ ý kiến chống lại các nhà cầm quyền thực dân thời điểm đó ARPS được lập nên bởi các thủ lĩnh truyền thống và họ làm việc với các luật sư người Phi được đào tạo tại Anh, tổ chức cuộc phản kháng đầu tiên trên toàn thuộc địa và cử một phái đoàn tới London
để giành cho được đạo luật bảo vệ quyền của họ đối với đất đai xứ sở
Trang 18Vào đầu thế kỷ XX hầu hết các cuộc khởi nghĩa và nổi dậy chống chủ nghĩa thực dân của các dân tộc thuộc địa đều giành thắng lợi Ở Ai Cập, một cuộc nổi dậy năm 1919, theo sau là những cuộc khởi nghĩa quần chúng, đã buộc thực dân Anh phải trao trả độc lập cho nước này vào năm 1922 Trong vòng ba tháng sau khi Iraq được Hội Quốc liên ủy thác cho nước Anh, phong trào “Ả Rập vĩ đại” nổ ra vào năm 1919 Trong vòng bảy năm tiếp theo, cuộc xâm lược của thực dân Anh đã phải đối mặt không chỉ với sự kháng cự của người Ả Rập mà còn cả của người Kurd, bắt đầu từ năm 1922 Cuối năm 1927, nước Anh công nhận nền độc lập của Iraq dưới sự cai trị của Vua Faisal (1885-1933) và vào năm 1932 Iraq đã được gia nhập Hội Quốc liên
Đông Dương (ngày nay là Việt Nam, Lào và Cămpuchia) bị đặt dưới ách cai trị của thực dân Pháp từ thập niên 1880 và 1890 Tuy nhiên, tại Hội nghị Hòa bình Paris (1919-1920), xác lập những điều kiện hòa bình sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc vào năm 1918, Nguyễn Ái Quốc và các nhà cách mạng Việt Nam đã lên tiếng đòi quyền tự trị và dân tộc tự quyết với các cường quốc Tuy nhiên, họ cũng giống như những nhà cách mạng và dân tộc chủ nghĩa ở Ấn Độ, Ai Cập, Senegal và các thuộc địa khác, đã bị phớt lờ Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) và các nhà dân tộc chủ nghĩa khác đã lập ra Đảng Cộng sản và tổ chức cuộc khởi nghĩa vào năm 1930 Sự đàn áp theo sau chỉ có tác dụng duy trì sự yên ổn của chế độ thực dân cai trị một thời gian ngắn cho đến khi cuộc khởi nghĩa khác bùng nổ vào năm 1940 Sau khi cuộc khởi nghĩa này cũng bị dập tắt, Hồ Chí Minh và các nhà cách mạng khác đã thành lập một mặt trận thống nhất bao gồm nhiều đảng phái được gọi là Việt Minh Khi Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, theo sau sự đầu hàng của quân Nhật tại Hà Nội, Việt Minh tuyên bố Việt Nam độc lập Tuy nhiên, người Pháp, không cam chịu từ bỏ quyền kiểm soát thuộc địa này, đã điều quân sang Việt Nam và giao tranh với Việt Minh từ năm 1946 đến năm 1954 - năm Pháp thua tại trận Điện Biên Phủ Cũng trong năm này, một hiệp định được ký kết giữa Trung Quốc và Pháp, được chấp thuận bởi Hội nghị Geneva về Viễn Đông (1954), chia đôi đất nước Việt Nam tại vĩ tuyến 17 Chính quyền Cộng sản nắm quyền kiểm soát miền Bắc đất nước
và lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Pháp sau đó đã phải công nhận nền độc lập của miền Nam Việt Nam, Lào và Cămpuchia
Bảng 1 (xem tại Phụ lục 1) cung cấp danh sách những cuộc khởi nghĩa chống thực dân trong năm trăm năm Nó cho thấy sự đa dạng về địa lý và sự kiên trì về
Trang 19thời gian của những cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới Tuy nhiên, danh sách này khó có thể nói là đã xác định chắc chắn và toàn diện Các học giả của các dân tộc thuộc địa còn lưu ý đến cả những hình thức phản kháng
“lặng lẽ” khác vốn hiếm khi được nhắc đến trong sách vở nhưng, theo James C Scott (1985), chúng vẫn đã là thành phần lớn nhất của chính trị nông dân
Phương diện đáng chú ý khác của chủ nghĩa chống thực dân đó là các cuộc tranh luận có tính phê phán trong giới trí thức tinh hoa tại các nước tư bản phương Tây đối với chủ nghĩa thực dân Chủ nghĩa chống thực dân của người phương Tây dựa trên nhiều lý do từ đơn giản đến phức tạp, bắt nguồn từ những mối quan tâm tới đạo đức, tôn giáo, nhân văn, kinh tế và chính trị Vào thế kỷ XVI, nhiều người châu
Âu như Antonio de Montesinos (1475-1540), Thomas More (1478-1535), Desiderius Erasmus (ca 1466-1536), Bartolomé de las Casas (1474-1566), Alonzo
de Zorita (1512-1585), Michel de Montaigne (1533-1592), Philippe de Mornay (1549-1623), và José de Acosta (1539-1600) đã lên tiếng phản đối những cuộc bành trướng, xâm lược bằng bạo lực, đặc biệt là chỉ trích những việc làm thái quá và các chính sách bạo ngược của thực dân Tây Ban Nha, nhưng họ không bao giờ phản đối
kế hoạch thực dân của đế quốc này Một số người Tin Lành, và nhiều nhà phê bình theo đạo Tin Lành người Anh và người Hà Lan hơn thế, đã nắm lấy diễn ngôn của các nhà phê bình Tây Ban Nha và tạo ra “Huyền thoại Đen” phê phán chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha
Từ giữa thế kỷ XVIII, nhiều nhà tư tưởng và chính khách lỗi lạc của châu Âu
và Hoa Kỳ không những chỉ trích sự bạo ngược và thái quá của chủ nghĩa thực dân phương Tây mà, lần đầu tiên, còn dám thách thức “tư tưởng cho rằng người châu
Âu hoàn toàn có quyền nô dịch, thực dân, và ‘khai hóa’ phần còn lại của thế giới” (Muthu 2003: 1, dẫn theo Thomson Gale 2007) Những triết gia và tác giả lớn thời Khai Sáng như Voltaire (1694-1778), Jean-Jacques Rousseau (1712-1778), Denis Diderot (1713-1784), Abbé Guillaume-Thomas Raynal (1713-1796), Richard Price (1723-1791), Immanuel Kant (1724-1804), Joseph Priestly (1733-1804), Thomas Paine (1737-1809), Marquis de Condorcet (1743-1794), Thomas Jefferson (1743-1826), Johann Gottfried Herder (1744-1803) và những người khác đã phản đối chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân vì hàng loạt lý do Theo Diderot, chủ nghĩa đế quốc châu Âu đã là một thảm họa đối với các dân tộc ngoài châu Âu vì nó gây ra chiến tranh, áp bức, nô lệ và hơn nữa nó đã làm suy đồi châu Âu Nhiều người trong
Trang 20số những cây bút Khai Sáng mang tư tưởng chống chủ nghĩa đế quốc đã chống lại chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân châu Âu trên cơ sở của tư tưởng cho rằng tất cả các dân tộc trên thế giới đều là con người và vì thế xứng đáng được tôn trọng
và đối xử công bằng Những nhà tư tưởng này không chỉ công nhận quan điểm cho rằng những dân tộc ngoài châu Âu cũng là những dân tộc có văn hóa chứ không phải là những người “dã man” hoặc “tự nhiên”, và nền văn hóa của họ không nhất thiết phải tốt hơn hay tệ hơn các xã hội áp bức, suy đồi và bạo lực của châu Âu
K Marx (1818-1883) phê phán chủ nghĩa thực dân và cho rằng các thuộc địa của phương Tây thường được dựng lên ở những nước giàu có và đông dân nhằm tước đoạt tài nguyên, nhờ thế mà đem lại cho châu Âu sự tích lũy tư bản “nguyên
thủy” hay “ban đầu” Trong bộ Tư bản (tập 1) in năm 1867 (nhà xuất bản Penguin
in lại năm 1990, trang 915-916), Marx viết: “Trong lịch sử thực, có một sự thật xấu
xa mà ai cũng biết là sự xâm lược, nô dịch, cướp bóc, giết người, tóm lại là bạo lực, đóng vai trò lớn nhất trong sự tích lũy này” Nhưng đồng thời, ông cũng thừa nhận
sự cần thiết và lợi ích của chủ nghĩa thực dân đối với sự tiến bộ của thế giới Ông cho rằng chủ nghĩa thực dân là một lực lượng hiện đại hóa quan trọng, là một phần của “quá trình chuyển đổi phương thức sản xuất phong kiến sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa” Các nhà Marxist thế kỷ XX chủ yếu tiếp nối quan điểm chỉ trích chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân của Marx
Cùng với chủ nghĩa Marx, trong thế kỷ XX, các nguyên lý chống chủ nghĩa thực dân của những người theo chủ nghĩa tự do cũng có ảnh hưởng tương đương Năm 1918, Tổng thống Woodrow Wilson tuyên bố “Mười bốn điểm” trong một thông điệp gửi Quốc hội Mỹ như một kế hoạch để chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ nhất Ở điểm thứ mười bốn, Wilson đề xuất lập một liên hiệp các quốc gia nhằm giúp các quốc gia giành được chủ quyền và độc lập dựa trên quyền tự quyết Tuyên
bố Mười bốn điểm khuyến khích nhiều nhà lãnh đạo phong trào chống thực dân tham dự Hội nghị Hòa bình Paris để gửi bản kiến nghị trao trả quyền tự trị và độc lập Hiến chương Đại Tây Dương (Atlantic Charter), bản tuyên bố về các nguyên
tắc được ban hành bởi Tổng thống Mỹ Franklin D Roosevelt (1882-1945) và Thủ
tướng Anh Winston Churchill (1874-1965) vào năm 1941, nhắc lại bản Tuyên bố Mười bốn điểm của Wilson, đòi quyền tự quyết, tự điều hành đất nước và tự do
ngôn luận cho mọi dân tộc
Trang 21Những người châu Âu di cư tới các thuộc địa sinh sống cũng hình thành những quan điểm phê phán có tính chất chống chủ nghĩa thực dân của chính họ dẫn tới, đặc biệt nhất là ở châu Mỹ, sự phản kháng, nổi dậy và cách mạng sinh ra các bang/quốc gia độc lập Chủ nghĩa chống thực dân đóng góp cho, và là một sản phẩm của chủ nghĩa dân tộc và những cuộc đấu tranh để tạo ra các thực thể mới cho những thuộc địa ở nước ngoài Thomas Jefferson, nhà tư tưởng và cũng là tác giả của Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 khai sinh Hoa Kỳ, nêu lên luận điểm “mọi người sinh ra đều bình đẳng” và hệ quả là các chính phủ nhận được “các quyền lực xứng đáng từ sự ưng thuận của người dân” Đòn tấn công chí tử của Jefferson vào nền móng đạo đức của chủ nghĩa thực dân được ca ngợi trong tư tưởng chống thực dân của nước Mỹ do Alexander Hamilton (1755/57-1804) trình bày trong The Federalist (Người có tư tưởng liên bang) hơn một thập niên sau (1787): “Thế giới
có thể bị chia thành bốn phần về chính trị cũng như địa lý, mỗi phần đều có những mối quan tâm đặc thù của mình Không may cho ba phần còn lại, châu Âu, bằng súng ống và những cuộc thương lượng, bằng sức mạnh và các thủ đoạn, ở những mức độ khác nhau, đã mở rộng sự thống trị ra khắp ba phần còn lại đó Châu Phi, châu Á và châu Mỹ đã lần lượt rơi vào ách thống trị của các đế quốc Sự vượt trội
mà châu Âu đã duy trì được lâu nay đã thôi thúc họ tự đắc xem mình như là trung tâm của thế giới và xem nhân loại còn lại được tạo ra là để phục vụ cho lợi ích của họ” Tình trạng này, theo Hamilton, sẽ không thể được tha thứ nữa: “Hãy để người
Mỹ vứt quách vị thế là công cụ cho sự vĩ đại của châu Âu!”
Các nhà lãnh đạo các phong trào chống chủ nghĩa thực dân ở châu Á, châu Phi và Trung Cận Đông cũng như các nơi khác trong suốt thế kỷ XX vận dụng các quan điểm của tư tưởng chống thực dân của cả chủ nghĩa Marx lẫn chủ nghĩa tự do Thật ra, chủ nghĩa chống thực dân đích thực - tức là, sự phản kháng trên lý thuyết
và bằng hành động đối với sự thống trị của thực dân nhằm lật đổ sự kiểm soát của
đế quốc ngoại bang và thiết lập những quốc gia dân tộc độc lập - trở nên gần như không thể tách rời với chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu, Trung Đông, và châu Á vào cuối thế kỷ XIX và thế kỷ XX Các phong trào chống thực dân nhìn chung đều sử dụng các ngôn từ của chủ nghĩa tự do như tự do, tự quyết, tự trị, quyền cá nhân v.v… khi bàn về chính trị, và các thuật ngữ của chủ nghĩa Marx như sự bình đẳng,
sự phát triển kinh tế, các quyền xã hội… khi bàn luận về các vấn đề xã hội và kinh
Trang 22tế Tư tưởng chống thực dân thế kỷ hai mươi cũng trở nên bão hòa bởi sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc và việc sử dụng lịch sử để giúp kiến tạo hoặc tạo ra căn tính dân tộc Các phong trào chống thực dân lớn của thế kỷ là các phong trào dân tộc chủ nghĩa: Đại hội Dân tộc Phi, Đại hội Dân tộc Ấn, Hội nghị các tổ chức dân tộc chủ nghĩa của các thuộc địa của Bồ Đào Nha, Đại hội Dân tộc Tây Phi thuộc Anh
và nhiều phong trào khác Trong quá khứ, các nhà sử học đã tranh luận rằng các phong trào dân tộc ở châu Á, châu Phi và Trung Cận Đông đã vận dụng các quan điểm phê phán chủ nghĩa thực dân của chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa Marx, những tư tưởng và hình thức của chủ nghĩa dân tộc, thậm chí lịch sử tư duy lý trí và tự sự của phương Tây Tuy nhiên, nhiều nhà sử học ngoài phương Tây càng khám phá lịch sử dân tộc họ, họ càng phát hiện ra rằng hình thức của phong trào chống chủ nghĩa thực dân của nước mình không đơn giản chỉ là “diễn ngôn phái sinh” dựa trên các học thuyết du nhập từ phương Tây Nhà sử học người Ấn Độ Partha Chatterjee nhận định rằng: “Giới trí thức thành thạo cả tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ đã dần dần nghĩ về tiếng mẹ đẻ như là thứ sở thuộc địa hạt bên trong của căn tính văn hóa, nơi mà những kẻ xâm lược thực dân không được đặt chân vào” (Partha Chatterjee 1993: 7) Amílcar Cabral (1924-1973), nhà lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập của Guinea-Bissau và quần đảo Cape Verde, vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên
1970 nhận ra rằng chủ nghĩa chống thực dân thật sự là “sự kháng cự về văn hóa của dân tộc đó, những người, khi bị lâm vào tình trạng bị thống trị về chính trị và khai thác về kinh tế, đã nhận ra rằng văn hóa của chính họ đóng vai trò như một bức tường thành bảo vệ được căn tính của họ (Amílcar Cabral 1973: 61)
Tóm lại, chủ nghĩa chống thực dân, cả ở các cường quốc tư bản lẫn những thuộc địa, có một lịch sử lâu dài, phức tạp và vẫn còn đang được tranh cãi
Chủ nghĩa dân tộc (hay dân tộc chủ nghĩa) được các từ điển triết học của
Liên Xô định nghĩa như sau:
Chủ nghĩa dân tộc là tư tưởng và chính sách của giai cấp tư sản nhằm kích thích những hằn thù dân tộc giữa những người lao động nhằm củng cố quyền thống trị của một dân tộc đối với một dân tộc khác Chủ nghĩa dân tộc là do chủ nghĩa tư bản đẻ ra, vì chế độ tư hữu và tư bản tất nhiên chia rẽ người ta, nhen thêm ngọn lửa thù hằn dân tộc, tăng cường sự áp bức dân tộc (…) Chủ nghĩa dân tộc hoàn toàn
không thể dung hòa được với hệ thống tư tưởng xô-viết, với chế độ xô-viết (Từ điển
Triết học 1976: 222-224)
Trang 23Dân tộc chủ nghĩa là một trong những nguyên tắc của hệ tư tưởng và chính trị tư sản nhằm tuyên truyền tính biệt lập và tính đặc thù dân tộc của một số dân tộc nào đó, sự ngờ vực các dân tộc khác và sự thù địch giữa các dân tộc Chủ nghĩa dân tộc đã xuất hiện trong quá trình hình thành các dân tộc của xã hội tư sản và bị chi phối bởi đặc điểm phát triển của chủ nghĩa tư bản.Ở đây, khi phản ánh các quan hệ qua lại giữa các dân tộc trong chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa dân tộc biểu hiện dưới hai hình thức: chủ nghĩa sô vanh nước lớn của dân tộc thống trị mà đặc điểm của nó
là thái độ miệt thị các dân tộc khác và chủ nghĩa dân tộc địa phương của các dân tộc
bị áp bức tiêu biểu bởi xu hướng bế quan tỏa cảng và nghi ngờ các dân tộc khác (Từ
điển Triết học 1986: 122-123)
Hai định nghĩa trên đây tiêu biểu cho nhận thức một thời về chủ nghĩa dân tộc của các nhà nghiên cứu Xô Viết, có thể mượn chính ý kiến của B.Anderson để
lý giải về quan niệm trên:
Sẽ chính xác hơn nếu nói rằng chủ nghĩa dân tộc đã trưng ra một bất thường không hề dễ chịu cho lý thuyết Marxist và chính vì lý do đó nó thường bị
lý thuyết Marxist xem nhẹ, không được giải quyết một cách chính diện” (B.Anderson 2018: 20)
Và nhận thức ấy ít nhiều cũng tìm thấy sự đồng vọng của các từ điển tương
tự ở Việt Nam mà các liệt kê sau đây là những dẫn chứng:
Chủ nghĩa dân tộc: hệ tư tưởng và chính sách tư sản trong quan hệ quốc gia
và quốc tế, nhằm phục vụ quyền lợi quốc gia của giai cấp tư sản, củng cố thị trường và nhà nước, quyền áp bức bóc lột của một dân tộc này đối với dân tộc khác Chủ nghĩa dân tộc cho là dân tộc đứng ngoài lịch sử, trên giai cấp, quan niệm rằng dân tộc là một khối hài hòa trong đó mọi tầng lớp có những lợi ích cơ bản hoàn toàn giống nhau (…) Chủ nghĩa dân tộc đánh giá quá cao và lý tưởng hóa dân tộc quốc gia của mình, khinh rẻ và hạ uy tín những quốc gia và dân tộc khác Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, chủ nghĩa dân tộc trở thành một vũ khí tư tưởng của giai cấp vô sản để gây chiến và biện hộ cho chính sách nô dịch các dân tộc khác Nhưng đối với một nước bị áp bức, ở một giai đoạn nhất định của phong trào giải phóng dân tộc, chủ nghĩa dân tộc có thể có tác dụng tích cực (chương trình phục hưng dân tộc, sách lược chống chủ nghĩa đế quốc, vì độc lập chính trị
và kinh tế) (Hữu Ngọc 1987: 115-116)
Trang 24Chủ nghĩa dân tộc là hệ tư tưởng dân tộc và biểu hiện tâm lý đòi hỏi quyền lợi độc lập tự chủ và phát triển của cộng đồng quốc gia dân tộc Chủ nghĩa dân tộc hình thành và phát triển gắn liền với quá trình đấu tranh để xây dựng và bảo vệ cộng đồng quốc gia dân tộc Tùy tình hình đặc điểm dân tộc, giai cấp và đặc điểm của từng dân tộc, chủ nghĩa dân tộc mang dấu ấn dân tộc và giai cấp khác nhau Có chủ nghĩa dân tộc truyền thống thể hiện lòng yêu nước lâu đời của một dân tộc, có chủ nghĩa dân tộc
tư sản, có chủ nghĩa dân tộc Xô viết, có chủ nghĩa dân tộc sô vanh nước lớn, có chủ
nghĩa dân tộc cách mạng (Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 1 1995: 498)
Từ góc nhìn của khoa học lịch sử, cụ thể hơn là chuyên ngành quan hệ quốc
tế, khái niệm này đã được định nghĩa như sau:
Chủ nghĩa dân tộc đề cập đến một hệ tư tưởng, một tình cảm, một hình thức văn hóa, hoặc một phong trào tập trung vào quốc gia hay dân tộc Chủ nghĩa dân tộc
đã trở thành một trong những động lực chính trị và xã hội quan trọng nhất trong lịch
sử Ở một góc độ khác, chủ nghĩa dân tộc là xu hướng tư tưởng tuyệt đối hóa giá trị dân tộc mình, đặt dân tộc mình ở vị trí cao nhất trong toàn bộ hệ thống giá trị, đi đến chỗ khoa trương, bài ngoại, tự phụ, coi dân tộc mình cao hơn tất cả và gây thiệt hại cho dân tộc khác (…) Trong khi đó, những người theo chủ nghĩa xã hội khoa học cho rằng chủ nghĩa dân tộc là hệ tư tưởng tư sản được thể hiện trong quan hệ dân tộc, là xu hướng chính trị tư sản trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc Sau khi giai cấp tư sản thực thi chủ nghĩa thực dân và xâm lược các dân tộc khác, chủ nghĩa dân tộc biểu hiện dưới hai hình thức: chủ nghĩa dân tộc nước lớn hoặc còn gọi
là chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, và chủ nghĩa dân tộc địa phương Chủ nghĩa dân tộc của các dân tộc bị áp bức, đấu tranh chống thực dân, giành và bảo vệ độc lập dân tộc mang ý nghĩa tích cực và tiến bộ Nhưng đáng chú ý, người ta không gọi đó là chủ nghĩa dân tộc, mà gọi là tinh thần dân tộc, ý thức dân tộc Đó cũng chính là chủ nghĩa yêu nước Chủ nghĩa yêu nước là đặc trưng cơ bản của cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức chống thực dân đế quốc, giành độc lập dân tộc (Đào Minh Hồng,
Lê Hồng Hiệp 2018: 86-88)
Năm 2018, công trình Cộng đồng tưởng tượng nguồn gốc và sự lan truyền
của chủ nghĩa dân tộc mới được chuyển ngữ sang tiếng Việt do Lưu Ngọc An
thực hiện đã cung cấp một cái nhìn khác về vấn đề chủ nghĩa dân tộc Theo đó, B.Anderson quan niệm:
Trang 25Xuất phát phát điểm của tôi là coi việc dân tộc tính (nationality), hoặc nếu thích nhìn từ các biểu nghĩa đa dạng của từ này, tính dân tộc (nation-ness), cũng như chủ nghĩa dân tộc, là những tạo tác văn hóa đặc thù (…) Trong một tinh thần nhân học, tôi đề xuất định nghĩa sau về dân tộc: dân tộc là một cộng đồng chính trị tưởng tượng - được tưởng tượng có giới hạn và chủ quyền một cách cố hữu” (B.Anderson 2018: 21-23)
Gần đây, trong cuốn sách được xuất bản tại Việt Nam vào năm 2019 Hai
mươi mốt bài học cho thế kỷ 21, vấn đề chủ nghĩa dân tộc đã được Yuval Noah
Harari đề cập đến trong mối liên hệ so sánh với quá trình toàn cầu hóa:
Liệu việc quay lại với chủ nghĩa dân tộc có mang lại những giải pháp thực sự cho các vấn đề của thế giới toàn cầu chúng ta, hay đó chỉ là sự nuông chiều thoát ly thực tế, có thể sẽ nhấn chìm nhân loại và cả sinh quyển vào thảm họa? Để trả lời câu hỏi này, đầu tiên chúng ta nên đập tan một huyền thoại phổ biến Trái với hiểu biết thông thường, chủ nghĩa dân tộc không phải là một phần tự nhiên và vĩnh hằng của tâm lý con người; nó không có gốc rễ trong sinh lý con người (…) Các dạng thức ôn hòa hơn của chủ nghĩa ái quốc là một trong những sáng tạo nhân từ nhất của con người Tin tưởng rằng dân tộc mình là độc đáo, rằng nó xứng đáng với lòng trung thành của mình và mình có những nghĩa vụ đặc biệt đối với các thành viên của nó tạo cảm hứng khiến tôi quan tâm đến người khác và hy sinh vì họ, sẽ là một sai lầm nguy hiểm nếu cho rằng không có chủ nghĩa dân tộc, chúng ta tất thảy sẽ sống trong một thiên đường tự do Khả năng cao là chúng ta sẽ sống trong hỗn loạn giữa các bộ tộc Các đất nước hòa bình, thịnh vượng và tự do như Thụy Điển, Đức
và Thụy Sĩ đều có ý thức dân tộc vững vàng (…) Vấn đề bắt đầu khi chủ nghĩa ái quốc hiền hòa biến hình thành chủ nghĩa siêu ái quốc sô-vanh Thay vì tin rằng dân tộc mình là độc đáo, điều hoàn toàn đúng với mọi dân tộc, tôi bắt đầu cảm thấy dân tộc mình là thượng đẳng, rằng tôi nợ nó tất cả lòng trung thành của mình, rằng tôi không có nghĩa vụ gì đáng kể với bất cứ ai khác Đây là mảnh đất màu mỡ cho các xung đột bạo lực Suốt nhiều thế hệ, chỉ trích cơ bản nhất dành cho chủ nghĩa dân tộc là nó dẫn tới chiến tranh Nhưng mối liên hệ giữa chủ nghĩa dân tộc và bạo lực không làm giảm đi sự thái quá của chủ nghĩa dân tộc, đặc biệt là khi mỗi quốc gia biện hộ cho việc phát triển quân sự bằng sự cần thiết phải bảo vệ đất nước chống lại mưu đồ của các nước láng giềng Miễn là quốc gia mang lại cho công dân của mình
Trang 26với mức độ an ninh và thịnh vượng chưa từng có thì người dân sẵn sàng trả giá bằng máu Trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX thỏa thuận này (giữa cá nhân và quốc gia) của chủ nghĩa dân tộc vẫn còn khá hấp dẫn Mặc dù nó đang đưa đến các mâu thuẫn khủng khiếp trên phạm vi chưa từng có, các nhà nước hiện đại vẫn xây dựng các hệ thống y tế, giáo dục và pháp luật khổng lồ (Yuval Noah Harari 2019: 143-146)
Văn minh
Trên thế giới, có rất nhiều định nghĩa về “văn minh” Quan điểm của Niall
Ferguson trong công trình Văn minh phương Tây và phần còn lại của thế giới
(2016) có thể xem là một trong những quan điểm đại diện của giới học giả phương Tây về “văn minh”, phản ánh khuynh hướng tư tưởng “châu Âu trung tâm luận” nhưng đã ngả về phía “phòng thủ” hơn là “tự tin” Ông đặt ra câu hỏi làm điểm xuất phát của cuốn sách này: “Vì sao phương Tây thống trị phần còn lại của thế giới chứ không phải ngược lại?” và tập trung lý giải câu hỏi đó với “sáu ứng dụng lợi hại”
mà ông cho rằng phương Tây có mà phần còn lại của thế giới không có được Đó là:
1) cạnh tranh: trong đó bản thân châu Âu bị chia năm xẻ bảy về chính trị
và trong mỗi vương quốc hay nước cộng hòa lại có rất nhiều thực thể cạnh tranh với nhau;
2) khoa học: trong đó tất cả các phát minh của thế kỷ XVII về toán học, thiên văn học, vật lý học, hóa học và sinh học đều diễn ra ở Tây Âu;
3) pháp trị và chính phủ đại diện: trong đó hệ thống tối ưu của trật tự xã hội và chính trị được nảy nở trong thế giới nói tiếng Anh, dựa trên quyền
sở hưu tư nhân và quyền đại diện của người sở hữu tài sản trong cơ quan lập pháp được bầu ra;
4) y học hiện đại: trong đó gần như tất cả những đột phá của thế kỷ XIX
về chăm sóc y tế, kể cả khống chế dịch bệnh nhiệt đới, đều được thực hiện bởi người Tây Âu và Bắc Mỹ;
5) xã hội tiêu dùng: trong đó cuộc Cách mạng Công nghiệp diễn ra tại nơi có cả nguồn cung cấp công nghệ thúc đẩy sản xuất và cả nhu cầu tiêu dùng hàng hóa nhiều hơn, tốt hơn, rẻ hơn, bắt đầu từ ngành dệt may;
6) đạo đức lao động: trong đó người phương Tây là những người đầu tiên trên thế giới kết hợp được lao động hiệu quả và cường độ cao hơn với tỉ
lệ tiết kiệm cao hơn, cho phép tích lũy tư bản bền vững
Trang 27“Sáu ứng dụng lợi hại” ấy, theo tác giả, là “chìa khóa để phương Tây trỗi dậy”, và phần còn lại của thế giới cuối cùng cũng đã bắt đầu áp dụng chúng từ thời Thiên hoàng Minh Trị ở Nhật Bản (1867-1912) (Niall Ferguson 2016: 452-453)
Cũng hướng mạnh mẽ và dứt khoát về văn minh phương Tây nhưng Bàn về
văn minh của Fukuzawa không cổ súy người Nhật “rập khuôn” văn minh phương
Tây Ông phân tích tâm lý bài ngoại thuở ban đầu trước những thứ tân kỳ đến từ phương Tây: “Việc này cũng giống như thể đang từ trong màn đêm tịch mịch đột nhiên lọt vào giữa buổi trưa chói chang náo nhiệt; mọi thứ đập vào mắt họ đều kỳ quặc quái dị, chẳng có thứ gì mà họ ưa cho nổi” (Fukuzawa Yukichi 2018: 12) Và ông nhận xét rằng những người chống phương Tây quyết liệt của Nhật khi đó mang
“tinh thần yêu nước thô ráp” của “những kẻ [anh hùng mà] non nớt” (Fukuzawa Yukichi 2018: 12) Cách thức đó không những không thể giúp Nhật Bản giữ được nền độc lập mà còn cản trở Nhật Bản trên con đường học hỏi để tự cường
Fukuzawa xác định bản chất của văn minh là: “hiểu theo nghĩa hẹp thì là tình trạng con người dùng chính sức mình để làm ra ngày càng nhiều những thứ mình muốn, trong việc ăn mặc, cư trú hòng bổ sung cho nhu cầu thường nhật; hiểu theo nghĩa rộng, văn minh không chỉ đơn giản làm cho việc ăn mặc cư trú được tiện nghi, nó còn làm cho đời sống con người ngày càng cao thượng thông qua việc trui rèn cả trí tuệ và đạo đức” (Fukuzawa Yukichi 2018: 89), “là việc đạt được cả sự tiện nghi về vật chất lẫn sự nâng cao của tâm hồn con người Điều đó bao hàm cả việc làm cho những thứ cần thiết thường ngày được dư thừa và phẩm cách con người được coi trọng” (Fukuzawa Yukichi 2018: 95) Và, theo ông, “điểm trọng yếu của việc phát triển văn minh nằm ở chỗ ra sức tăng cường và mở rộng các hoạt động cũng như nhu cầu của con người, tìm kiếm không ngừng các phương tiện để thỏa mãn” (Fukuzawa Yukichi 2018: 58) Ông cũng xác định “tri thức và đạo đức là động lực của sự tiến bộ này, nên kết cục có thể nói văn minh chính là sự tiến bộ của tri thức và đạo đức của con người” (Fukuzawa Yukichi 2018: 96)
Fukuzawa áp dụng thang đánh giá “văn minh” theo ba cấp độ: văn minh, bán khai và dã man mà ông cho là đã được cả thế giới khi ấy thừa nhận Theo thang đo
“văn minh” đó thì “những nước được cho là văn minh nhất là các nước châu Âu và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Những nơi được cho là bán khai (nước đang phát triển, mới văn minh một nửa) gồm các nước châu Á như Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Nhật
Trang 28Bản… còn các nước châu Phi hay châu Úc thì bị coi là chốn dã man, chưa phát triển” (Fukuzawa Yukichi 2018: 42-43) Mặt khác, “nếu như lấy Trung Quốc hiện nay mà so với các nước phương Tây thì phải nói Trung Quốc là bán khai, văn minh nửa mùa, nhưng nếu so Trung Quốc với các nước bên châu Phi, hay khi so người Nhật Bản với người Ainu (hay còn gọi là Ezo) thì cũng có thể gọi cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản là văn minh vậy” (Fukuzawa Yukichi 2018: 46) Bởi vậy, theo ông “ở tất cả các nước trên thế giới hiện nay, dẫu họ đang ở trong tình trạng dã man hay bán khai đi chăng nữa, nếu bọn họ muốn thúc đẩy nền văn minh nước mình được tiến bộ, thì trước hết phải lấy văn minh châu Âu làm mục đích mà xác lập tiêu chí của bàn luận, rồi từ đó mới cân nhắc được chuyện tán thành hay phản đối” (Fukuzawa Yukichi 2018: 48)
Tuy nhiên, ông cũng không sùng bái văn minh phương Tây một cách thiếu lý trí mà vẫn cho thấy sự thận trọng, thông thái khi nhận định rằng: “việc nói các nước phương Tây là các nước văn minh thì chính xác cũng chỉ có thể nói vậy tại thời điểm lịch sử này mà thôi […] tiến trình văn minh không hề có giới hạn và mức độ nền văn minh của phương Tây hiện nay không phải là thứ đáng để ta thỏa mãn […] nếu truy ngọn ngành thì nền văn minh đó cũng đã trải qua những giai đoạn tiến hóa
kể trên đạt đến trình độ của ngày hôm nay Cho nên châu Âu hiện nay chỉ nên được coi là nền văn minh có trình độ cao nhất mà con người đã đạt được trong giai đoạn này của lịch sử mà thôi” (Fukuzawa Yukichi 2018: 46-48) Ông không cổ súy việc
“bắt chước châu Âu đến từng li từng tí” (Fukuzawa Yukichi 2018: 50), bởi theo ông
“tinh thần của văn minh […] chính là khí chất tinh thần của một dân tộc Khí chất tinh thần này không thể mua được hay bán được, cũng như không thể dùng sức người mà chế tạo ra Nó thấm vào toàn thể cộng đồng, lan tỏa trên mọi mặt đời sống nhân dân của một nước” (Fukuzawa Yukichi 2018: 51) “gọi là ‘quốc tục’ hay ‘dân ý’, “quốc dân tính’, phong tục của một nước Việc “du nhập cái vỏ bề ngoài của văn minh” không giúp Nhật Bản thật sự văn minh hóa được, mà “trước nhất phải biến cải cái tinh thần của văn minh trở thành của chính chúng ta đã, rồi mới du nhập đến cái vỏ vật chất” (tr 52), “cầu thép hay kiến trúc, gạch đá thì dễ dàng bắt chước được theo phương Tây, trong khi chính phủ hay pháp luật thì cực kỳ khó cải cách […] Xa hơn nữa, việc thay đổi tinh thần của cả dân tộc lại càng cực kỳ gian nan” (Fukuzawa Yukichi 2018: 54)
Trang 29Trước những mặt trái của nền văn minh phương Tây, Fukuzawa khẳng định:
“một thứ vẫn có mặt tích cực là làm cho văn minh được tiến bộ thì những khuyết điểm đáng ghê sợ kia có thể bỏ qua được mà không cần băn khoăn gì nhiều Nội loạn hay chiến tranh có lẽ là những ví dụ như vậy” (Fukuzawa Yukichi 2018: 91) Ông lại trả lời những người chất vấn: như vậy thì phải chăng “văn minh không nhất thiết phải song hành với cả tri thức lẫn đạo đức” rằng đó là vì họ ngỡ “văn minh trên thế giới hiện nay đã đạt đến trạng thái tột đỉnh rồi” trong khi “so với mức độ phát triển lý tưởng của nó thì vẫn chưa đạt đến dù chỉ là nửa phần” (Fukuzawa Yukichi 2018: 97) vì những kẻ ngu dốt, vô đạo “là căn bệnh của thế giới văn minh” (Fukuzawa Yukichi 2018: 97) Xét trên tầm vóc quốc gia, ông cho rằng: “Không thể bàn luận về văn minh chỉ trên phương diện một cá nhân, mà chỉ nên bàn trên phương diện toàn thể một đất nước […] Nói phương Tây văn minh còn châu Á không văn minh, là bởi vì ở phương Tây những kẻ thậm ngốc kia không thể thoải mái phơi bày sự ngu ngốc của mình; còn ở châu Á thì số ít những bậc xuất chúng hơn người kia không thể thoải mái phát huy cả trí tuệ lẫn đạo đức của họ” (Fukuzawa Yukichi 2018: 115-116) Ông cũng bác bỏ sự khái quát hóa rằng Trung Quốc là “quốc gia lễ nghĩa” bởi vì “nhìn vào tình hình toàn thế quốc gia thì thấy bọn trộm cắp, bọn giết người rất nhiều, pháp luật cực kỳ khắc nghiệt mà tội phạm cũng không giảm” (Fukuzawa Yukichi 2018: 118) Do vậy, theo đánh giá của ông thì “Trung Quốc không phải là một quốc gia lễ nghĩa mà mới chỉ là một nước có một số người biết lễ nghĩa sinh sống mà thôi” (Fukuzawa Yukichi 2018: 118)
Quan niệm về “văn minh” của Fukuzawa cũng theo các tân thư, tân văn Trung Hoa truyền vào Việt Nam Thế hệ chí sĩ Việt Nam đầu tiên là những người đi tiên phong trong việc tiếp thu và truyền bá quan niệm văn minh của phương Tây Tuy nhiên, theo nhận xét của nhà văn Nguyên Ngọc, sự thất bại của các chí sĩ Việt Nam là vì lời kêu gọi thống thiết hướng đến văn minh của họ đã không được dân tộc và xã hội Việt Nam khi ấy nghe thấy “bởi vì cái nền tảng xã hội trên đó ông đứng chỉ là một xã hội nông dân với lòng yêu nước nồng cháy mà quá ‘thô ráp’ Và cái tầng lớp sĩ phu nảy sinh trên nền tảng đó cũng chỉ có thể là trí thức của một xã hội nông nghiệp lạc hậu, một lớp trí thức đầy khí tiết mà ‘thô ráp’” (trong Fukuzawa Yukichi 2018: 15) Trần Hải Yến đưa ra nhận xét về thất bại này từ một
Trang 30góc nhìn khác về diễn trình của khái niệm “văn minh” ở Việt Nam đầu thế kỷ XX: qua bộ lọc của lòng yêu nước và tinh thần dân tộc của các chí sĩ, “từ một công cụ biện hộ và được thêu dệt thành một lý tưởng ‘đẹp đẽ’ của các thiết chế thực dân,
‘văn minh’ đã trở thành những luận đề mang tính cứu cánh”; nhưng, nếu như trong trường hợp của Nhật Bản, “văn minh” vừa là cứu cánh cho việc truy cầu độc lập, vừa là công cụ biện hộ cho chủ nghĩa bành trướng đề quốc theo kiểu Nhật thì trong
Văn minh tân học sách của các chí sĩ Việt Nam, “ ‘văn minh’ được tiếp biến thành
sách lược văn hóa như một phản kháng ngầm đối với ‘chủ thuyết khai hóa’ của thực
dân; và rốt cục, vị thế bị trị của chủ thể tiếp biến đã quyết định ý tưởng văn minh
đó không thể trở thành hiện thực – một khát khao không thành của ‘kẻ khác’ ” (Trần Hải Yến 2019: 55)
Chủ nghĩa yêu nước
Joep Leersen, trong mục từ “Patriotism” (Imagology: The Cultural
Construction and Literary Representation of National Characters : A Critical Survey), viết: “Thuật ngữ này thường được sử dụng khá lỏng lẻo, với nghĩa ‘biểu
hiện tình cảm yêu nước, tình yêu đối với quê hương’, và, vì thế, như là một khái niệm đồng nghĩa nhưng ôn hòa hơn của khái niệm ‘chủ nghĩa dân tộc’ Tuy nhiên, điều đó nên được hiểu rằng diễn ngôn của chủ nghĩa yêu nước có trước diễn ngôn
về chủ nghĩa dân tộc rất lâu và có nghĩa, ít nhất từ thế kỷ XVII, XVIII, như thứ gì
đó khá là khác biệt Trong lúc chủ nghĩa dân tộc đặt trên giả định nền tảng rằng
‘các tính cách dân tộc’ được chia sẻ quyết định những sợi dây ràng buộc chính trị mạnh mẽ nhất và những sự trung thành trong xã hội thì chủ nghĩa yêu nước xem
xã hội đơn thuần chỉ như một hệ thống kinh tế và chính trị của sự phân phối của cải và quyền lực Trong chủ nghĩa yêu nước thời Khai Sáng, ‘tình yêu đối với quê hương’ gợi lên một phẩm chất đạo đức chính trị kiểu Cicero vốn đối lập với chế
độ chuyên chế quân chủ: nó chứa đựng hàm nghĩa rằng lòng trung thành cơ bản của thần dân không cần phải dành cho cá nhân ông vua, hay phẩm chất đạo đức cơ bản của thần dân cũng không phải là tuân thủ mọi mệnh lệnh của vị vua đó Trái lại, lòng yêu nước là sức mạnh đối lập với chủ nghĩa chuyên chế quân chủ, sẽ bảo
vệ cho các đặc quyền của luật pháp, phong tục và nghị viện trước ý chí của ông vua, và manh nha có tính chất dân chủ Cho đến cuối thế kỷ XX, ý niệm về tính tộc người/dân tộc tính có rất ít ý nghĩa trong quan niệm về lòng yêu nước: người
Trang 31ta nói đến ‘quê hương’ với ý nghĩa là một nhà nước hay một xã hội hơn là một nền văn hóa hay tộc người” (2007: 393-394)
Từ điển triết học Stanford (2017) đưa ra định nghĩa về lòng yêu nước của
Stephen Nathanson (1993: 34-35) với bốn nội hàm:
1 Lòng yêu mến đặc biệt đối với đất nước mình,
2 Ý thức về sự đồng nhất của cá nhân với đất nước,
3 Có mối quan tâm đặc biệt đối với sự thịnh vượng của đất nước,
4 Sẵn sàng hy sinh để thúc đẩy sự tiến bộ của đất nước
Ông cho rằng một người yêu đất nước mình nhưng không thể hiện bất cứ mối quan tâm đặc biệt nào đối với đất nước mình thì sẽ ít khi được xem là một người yêu nước Bên cạnh đó, ý thức đồng nhất của cá nhân cũng biểu hiện ra thành một số cảm xúc dễ lây: niềm tự hào về những phẩm chất và thành tựu, cũng như hổ thẹn về những sai lầm hay tội ác của nó Nhưng đây chỉ là một định nghĩa Một sự mô tả đầy đủ hơn về chủ nghĩa yêu nước sẽ đề cập cả đến những niềm tin vào những phẩm chất của đất nước mình, nhu cầu thuộc về một nhóm và là một phần của một
tự sự bao quát, để được liên hệ với một quá khứ và tương lai vượt qua những giới hạn hạn hẹp của cuộc đời và những lo lắng vụn vặt của cá nhân, cũng như những điều kiện xã hội và chính trị ảnh hưởng tới sự lên xuống và dòng chảy của chủ nghĩa yêu nước, ảnh hưởng về chính trị và văn hóa của nó, và hơn thế nữa
Khái niệm “chủ nghĩa yêu nước” và “chủ nghĩa dân tộc” thường bị nhiều tác giả sử dụng thay thế cho nhau Vào thế kỷ XIX, Acton đã đối lập “dân tộc tính” và
“chủ nghĩa yêu nước” như là tình cảm và bản năng và một quan hệ đạo đức Dân tộc tính là “sự liên hệ của chúng ta với nòi giống” vốn “chỉ có tính tự nhiên và vật chất”, trong khi chủ nghĩa yêu nước là sự nhận thức về những nghĩa vụ đạo đức của
chúng ta đối với cộng đồng chính trị (Acton 1972: 163, dẫn theo Từ điển triết học
Stanford) Sang thế kỷ XX, Elie Kedourie đã làm điều trái ngược lại, mô tả chủ
nghĩa dân tộc như là học thuyết triết học và chính trị về các dân tộc có đầy đủ tư cách giống như các đơn vị cơ bản mà trong đó cá nhân có thể tìm thấy tự do và sự hoàn thiện, và chủ nghĩa yêu nước chỉ như là tình cảm hay lòng thương mến đối với
đất nước của mình (Kedourie 1985: 73-74, dẫn theo Từ điển triết học Stanford) Cả
chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dân tộc đều bao hàm tình yêu, sự đồng nhất với và mối quan tâm đặc biệt đối với một thực thể nhất định Trong trường hợp của “yêu
Trang 32nước” thì thực thể đó là “đất nước”; trong trường hợp của “chủ nghĩa dân tộc” thì
đó là “dân tộc” (theo nghĩa tộc người/văn hóa) Vì thế, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dân tộc được hiểu như cùng kiểu tập hợp các niềm tin và quan điểm, được phân biệt dựa theo đối tượng của chúng hơn là sức mạnh của những niềm tin, quan niệm hay như tình cảm với lý thuyết
Chủ nghĩa yêu nước có mối liên hệ với đạo đức và niềm tin Khi được hỏi
Tại sao bạn lại yêu đất nước mình? hay Tại sao bạn lại trung thành với đất nước mình, một người yêu nước có thể sẽ hiểu câu hỏi đó có nghĩa là “Có điều gì tốt đẹp
ở đất nước bạn đến mức bạn nên yêu hay trung thành với nó?” rồi viện dẫn những cái mà họ tin là những phẩm chất và thành tựu của đất nước mình để giải thích Điều này cho thấy rằng lòng yêu nước có thể được đánh giá từ quan điểm đạo đức hay niềm tin – một tập hợp những quy phạm đánh giá những niềm tin và các trạng thái luận lý học về đức tin khác Simon Keller đã phân tích lòng yêu nước từ quan điểm này và nhận thấy nó thiếu sót Keller lập luận rằng trong khi tình yêu và lòng trung thành của một người với một người thân hay một người bạn có thể tồn tại với mức ước lượng thấp về các phẩm chất cá nhân thì lòng yêu nước lại bao gồm cả sự công nhận giá trị của đất nước mình Tuy nhiên, lòng trung thành của một người yêu nước lại không thuyết minh cho một tập hợp các phẩm chất mà một đất nước có thể sở hữu Nếu rơi vào trường hợp đó và nếu một đất nước láng giềng hóa ra lại có những phẩm chất như vậy tới một mức độ thậm chí còn cao hơn thế thì lòng trung thành của một người yêu nước sẽ được hướng vào đó Họ trung thành với đất nước
mình vì đất nước ấy, duy chỉ đất nước ấy, là đất nước của họ; lòng trung thành của
họ là “có từ đầu” Người yêu nước có động cơ nghĩ về quê cha đất tổ (patria) của
mình là thiêng liêng với tất cả những phẩm chất và thành tựu dù bằng chứng, được
lý giải khách quan, có đảm bảo cho điều đó hay không
Mặt khác, lòng yêu nước của một người thường có đặc điểm là đi kèm với sự
không ưa, thậm chí thù địch với những nước khác Nó có xu hướng kích động chủ nghĩa quân sự và gây ra căng thẳng, xung đột quốc tế Trong trường hợp của chủ nghĩa yêu nước cực đoan, lòng yêu nước còn bị đẩy tới mức không còn phân biệt đúng/sai (“Đất nước của chúng ta, dù đúng hay sai”) khiến cho người ta sẵn sàng đặt lợi ích quốc gia lên trên hết bất chấp điều đó là giẫm đạp lên những nguyên tắc đạo đức
Trang 33Theo MacIntyre, đối tượng của lòng trung thành ái quốc của một người nào
đó là đất nước và chính thể của nó; nhưng điều này không có nghĩa là một người yêu nước sẽ ủng hộ bất cứ chính thể nào đang nắm quyền Nhân danh tính cách, lịch
sử và các khát vọng đích thực của đất nước mình, người yêu nước có thể chống lại một chính quyền nào đó dựa trên lòng yêu nước mang tính phê phán và có lý trí
Nhưng một số hoạt động và kế hoạch quan trọng của đất nước, một số “lợi ích lớn
lao” của nó, phải được đặt ngoài sự chất vấn và cân nhắc mang tính phê phán Với kiểu đối tượng này, MacIntyre cho rằng lòng yêu nước “về cơ bản là một quan điểm phi lý trí”
Vào năm 1979, Dolf Sternberger đưa ra thuật ngữ “lòng yêu nước hợp hiến” (“constitutional patriotism” (Verfassungspatriotismus)) để miêu tả lòng trung thành
với đất nước được hiểu theo nghĩa này (Sternberger 1990: 13-16, dẫn theo Từ điển
triết học Stanford) Thuật ngữ này về sau được sử dụng lại bởi Jürgen Habermas đặt
trong ngữ cảnh vượt trên lòng trung thành tiền-chính trị (tức là dựa trên các tiêu chí dân tộc và văn hóa) trong đời sống cộng đồng, và thay thế chúng bằng một căn cước chính trị mới, hậu dân tộc, thuần túy mang ý nghĩa chính trị trong luật pháp và các
cơ quan của một nhà nước dân chủ và tự do Habermas tranh luận rằng căn cước này, được thể hiện và củng cố bằng lòng yêu nước hợp hiến, có thể cung cấp nền tảng vững chắc cho một quốc gia, căn cứ trên tính đa dạng về tộc người và văn hóa vốn là đặc trưng ở các quốc gia Tây Âu Nó cũng tạo điều kiện thúc đẩy sự thống nhất của châu Âu và cung cấp “thuốc giải” cho “niềm tin vào sự giàu mạnh đầy tinh
thần sô-vanh” luôn cám dỗ những đất nước này (Habermas 1990, dẫn theo Từ điển
triết học Stanford)
Một dạng khác của chủ nghĩa yêu nước được ủng hộ bởi John H Schaar là
“chủ nghĩa yêu nước dựa trên thỏa thuận” (covenanted patriotism) phù hợp với các nước có dân cư hợp thành từ quá nhiều tộc người và văn hóa khác nhau nên khó có thể hình thành “lòng yêu nước tự nhiên” Ví dụ kiểu mẫu của Schaar là Hoa Kỳ, nơi
mà theo ông công dân “được ràng buộc với nhau không phải bởi nguồn gốc chủng tộc hay tôn giáo mà bởi truyền thống hoặc lãnh thổ, không phải bởi những bức tường và truyền thống của một thành phố, mà bởi tư tưởng chính trị… bởi một thỏa ước, bởi sự hiến dâng cho một hệ nguyên tắc và bởi sự trao đổi những lời hứa hẹn
sẽ duy trì và thúc đẩy một số cam kết nhất định” (Schaar 1981: 291, dẫn theo Từ
Trang 34điển triết học Stanford) Tuy nhiên, một dạng khác là “chủ nghĩa yêu nước tự do”
được đề xuất bởi Maurizio Viroli, người kêu gọi quay trở lại với điều mà chủ nghĩa yêu nước đã từng sử dụng trước khi nó được khai thác để phục vụ cho quốc gia – dân tộc và chìm hẳn vào trong lòng của chủ nghĩa dân tộc: tình yêu đối với các luật
lệ và thể chế của một chính thể và sự tự do chung cho mọi người mà chúng tạo cơ
hội (Viroli 1995, dẫn theo Từ điển triết học Stanford) Dạng thức mới mẻ, nhấn
mạnh vào khía cạnh chính trị này của chủ nghĩa yêu nước được đón nhận với những phản ứng trái chiều: vừa được cảm thông, vừa bị hoài nghi Những người hoài nghi bàn về những triển vọng của một chủ nghĩa yêu nước hợp hiến của châu Âu (xem
Müller 2007: 93-139, dẫn theo Từ điển triết học Stanford) Họ tranh luận rằng chủ
nghĩa yêu nước không có bất cứ sự gắn kết hay căn tính không mang tính chính trị nào thì sẽ chỉ dẫn đến một ý thức bản sắc rất mờ nhạt và động lực tham dự vào nền chính trị rất yếu ớt – mà như vậy, có thể hiểu là, “chủ nghĩa yêu nước là không đủ”
(Canovan 2000, dẫn theo Từ điển triết học Stanford)
Chủ nghĩa yêu nước cũng là một vấn đề được nhiều học giả Việt Nam quan
tâm sâu sắc Tuy nhiên, trong số các công trình đó, Trong dòng chủ lưu của văn học
Việt Nam - tư tưởng yêu nước của Trần Văn Giàu (1983) có liên quan mật thiết đến
đối tượng của luận án hơn cả Công trình này đã cung cấp một sự khảo sát toàn diện
về quá trình hình thành, nội hàm và các đặc trưng của lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, từ thời Văn Lang Âu Lạc tới thời hiện đại Ông viết: thời đại Văn Lang Âu Lạc đã để lại những thần thoại “toàn những truyện
yêu nước, yêu dân, yêu giống nòi” với “cái nghĩa đồng bào” của Truyện họ Hồng
Bàng, sức đoàn kết đấu tranh chống thủy tai của Truyện Sơn Tinh, sự vươn lên kỳ
diệu ngang tầm với nhiệm vụ đánh xâm lăng của nhân dân trong Truyện Thánh
Gióng, khoa kỹ xây thành quách, đúc vũ khí để bảo vệ nước nhà trước ngoại bang,
cũng như tinh thần cảnh giác với nguy cơ bị phản bội từ bên trong của Truyện thần
Rùa vàng (Trần Văn Giàu 1983: 10) Ở giai đoạn thứ hai: giai đoạn lịch sử dân tộc
chống Hán, Đường, nhân dân ta đã không cam chịu bị đô hộ bằng vô số cuộc khởi nghĩa, ý chí quyết tâm bám giữ đất đai, giữ gìn bản sắc, tiếng nói, phong tục tập quán như giỗ Tổ Hùng Vương, các truyền thống lớn, thờ các vị anh hùng hy sinh vì nước, thờ tổ tiên Văn hóa dân tộc trở thành vũ khí mạnh chống lại ách thống trị ngoại bang, để rồi cuối cùng, ‘Ngũ Hành Sơn’ đè trên mình dân tộc Việt Nam bị lật
Trang 35ngang bởi sức mạnh của bản thân dân tộc Việt Nam” (Trần Văn Giàu 1983: 11) Chín thế kỷ quốc gia dân tộc phong kiến là giai đoạn thứ ba của chủ nghĩa yêu nước trong điều kiện nước nhà độc lập, nhân dân chiến đấu để bảo vệ nền độc lập đó Trong chín thế kỷ này, chủ nghĩa yêu nước lúc này được biểu hiện rực rỡ bằng các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm Cho đến cuối thế kỷ XVIII thì tất cả các lần kháng chiến đều thắng lợi vẻ vang: Ngô Quyền thắng Nam Hán, Lê Hoàn thắng Tống, Lý Thường Kiệt thắng Tống, Trần Quốc Tuấn thắng Nguyên - Mông không phải một lần mà đến ba lần, Lê Lợi thắng Minh, Nguyễn Huệ thắng Thanh Bất chấp điều kiện lực lượng so sánh vô cùng chênh lệch, “kẻ bại trận luôn luôn chính lại là tên khổng lồ, bại trận không tỉ số, bại luôn tám lần trong tám thế kỷ (Trần Văn Giàu 1983: 11-12) Mặt khác, chủ nghĩa yêu nước của thời kỳ độc lập còn biểu hiện
ở nhiều mặt xây dựng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Đỉnh cao của chủ nghĩa yêu nước thời phong kiến là chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa nhân đạo và
ý chí hòa bình được kết tinh trong kiệt tác “Bình Ngô đại cáo” (Trần Văn Giàu 1983: 13) Giai đoạn thứ tư của chủ nghĩa yêu nước là vào thời kỳ hiện đại với những nội hàm: a) Chủ nghĩa yêu nước ngày nay là chủ nghĩa yêu nước của nhân dân, không bị hạn chế, biến chất bởi chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi, chủ nghĩa sô-vanh
tư sản, phong kiến; b) Chủ nghĩa yêu nước ngày nay kết hợp hài hòa với chủ nghĩa quốc tế vô sản; c) Chủ nghĩa yêu nước ngày nay nhất trí và đi đôi với chủ nghĩa Mác-Lênin, gắn liền với chủ nghĩa xã hội Trần Văn Giàu tổng kết: “sinh nở và phát triển trong suốt mấy nghìn năm lịch sử, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không phải chỉ là một tình cảm hời hợt, mà là cả một hệ thống tư tưởng rất phong phú” (Trần Văn Giàu 1983: 14)
Trong công trình Văn học phản kháng (Resistance Literature), Barbara
Harlow nhận định rằng, “cuộc đấu tranh mang tính lịch sử với chủ nghĩa thực dân
và chủ nghĩa đế quốc của các phong trào phản kháng […] được tiến hành đồng thời với cuộc đấu tranh giành quyền viết về lịch sử và văn hóa” (Barbara Harlow 1987: 171) Hơn thế, cuộc đấu tranh giành quyền kiểm soát về lịch sử và văn hóa này “khi được nhìn từ mọi khía cạnh cũng không kém phần quan trọng so với cuộc đấu tranh bằng vũ khí” (Barbara Harlow 1987: 171)
Trong tất cả các hình thức phản kháng - bằng xe tăng, súng trường, nghệ thuật, hội họa, âm nhạc, điêu khắc và văn chương - thì sự phản kháng thông qua
Trang 36văn chương là hình thức phản kháng hiệu quả nhằm giúp cho người đọc nhận thức được thực tại Trong lịch sử nhân loại, có nhiều nhà văn đóng vai trò quan trọng vào sự hình thành các cuộc cách mạng và phong trào giành độc lập Ví dụ như
Harriet Beecher Stowe với tác phẩm Túp lều bác Tom - cuốn tiểu thuyết đã ảnh
hưởng rất lớn tới cuộc Nội chiến Hoa Kỳ 1861-1865 vì nó kêu gọi người da đen nổi dậy Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đã nói rằng bà chính là người viết ra cuốn sách làm nổ ra cuộc chiến tranh vĩ đại này
Văn học phản kháng không chỉ giới hạn ở sự đấu tranh cho tự do về chính trị mà còn mở rộng sang đấu tranh cho sự tự do của cá nhân, văn hóa và kinh tế Hầu hết các tác phẩm ra đời ở các nước cựu thuộc địa là một kiểu phản kháng đối với sự kiến tạo những quan niệm và hình ảnh người bản xứ trong các sáng tác văn chương đã được công nhận của phương Tây và nỗ lực tái xây dựng nền văn hóa, ngôn ngữ và truyền thống dân tộc Đó là những “phản diễn ngôn” chống lại các
diễn ngôn thực dân của phương Tây Tiểu luận Về văn hóa dân tộc (On National
Culture) và Da đen, mặt nạ trắng (Black skin, White mask) của Frantz Fanon,
người Algeria, là một trong những tác phẩm thuộc bộ phận văn học phản kháng được biết đến nhiều nhất của phong trào chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi Tiểu
thuyết Hạt lúa mì của nhà văn Ngugi Wa Thiong’O mô tả hiện thực xã hội và lịch
sử này Văn học “hậu thuộc địa” chính là một hình thức đáp trả từ phía kẻ yếu: nó
kể về những tộc người bị đẩy ra bên lề, bị nô dịch, bị đàn áp, đồng thời miêu tả hiện thực khắc nghiệt tăm tối của điều kiện sống trong hoàn cảnh bị xâm chiếm bởi thực dân và đế quốc phương Tây
Sự ra đời của “triết học hậu hiện đại” và nhiều trường phái phê bình khác như trường phái Frankfurt và chủ nghĩa hậu cấu trúc đã tác động đến văn học thế
kỷ XX Các trường phái này phê phán những giả định nền móng và xu hướng phổ quát hóa triết học phương Tây Các triết gia hậu hiện đại thời kỳ đầu có tầm ảnh hưởng lớn là Jean Boudrillard, Jean Lyotard, Jacques Derrida và Michel Foucault Trong đó Michel Foucault tranh luận xung quanh quan niệm về tri thức và quyền lực, diễn giải sự vận hành của chúng trong bối cảnh thuộc địa Tư tưởng của các nhà triết học này là nguồn tri thức lớn đã thay đổi tư tưởng của các trí thức ở các cựu thuộc địa, thúc đẩy họ sáng tạo văn chương và nghệ thuật dựa trên sự kết hợp của tinh thần triết học với tinh thần phản kháng Một số nhà văn tiêu biểu ở các nước
Trang 37châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh sáng tác dưới ảnh hưởng của các tư tưởng này là Mulk Raj Anand, Raja Rao, R.K Narayan, Ahmad Abbas, (Salman Rusdie) của
Ấn Độ Chinua Achebe, Ngugi Wa Thiong’O, Wole Soynika, (V.S Naipaul) và Ben Okri Athol Fugard, Nadine Gordimer, J.M Coetzee của châu Phi C.L.R James, V.S Reid, Una Marson và Derek Walcott của vùng Caribê Regobetra Menchu, Claribel Alegeria, Omar Cabezas của Trung Mỹ…
Văn học chống thực dân (anticolonial literature) là một bộ phận của văn học
phản kháng Tuy chưa có công trình nào đưa ra định nghĩa riêng về bộ phận văn học này, nhưng dựa trên nhiều nghiên cứu và các tác phẩm cụ thể chúng ta có thể khái quát như sau: Văn học chống chủ nghĩa thực dân là một hình thức “phản kháng bằng văn học” xuất hiện chủ yếu ở các nước/lãnh thổ bị xâm chiếm và biến thành thuộc địa của các cường quốc tư bản, đóng vai trò như một trong những nỗ lực có tổ chức nhằm giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Sự xuất hiện của văn học chống chủ nghĩa thực dân do những nguyên nhân: một là vì văn học thường được thực dân sử dụng như một công cụ nhằm hợp lý hóa và khẳng định địa vị thống trị của mình đối với các lãnh thổ thuộc địa và người dân ở những nơi đó, như
Leela Gandhi nhận xét trong công trình Postcolonial Theory: An Introduction (Giới
thiệu lý thuyết hậu thuộc địa): “Các quan hệ thực dân có thể được thiết lập bằng họng súng, thủ đoạn và sự lừa dối, nhưng chúng được duy trì trong thời kỳ chất vấn tại nghị trường bằng văn chương và sách vở” (dẫn theo Barbara Harlow 1987: 253), văn học chống chủ nghĩa thực dân trước hết là một công cụ “phản diễn ngôn” (counter-discourse) nhằm bác bỏ, vô hiệu hóa những luận điệu tư tưởng này, thứ hai
là nhằm kêu gọi và cổ vũ người dân ở các nước/lãnh thổ thuộc địa nổi dậy lật đổ nền thống trị của các đế quốc thực dân, giành lại độc lập cho dân tộc Vì vậy, văn học chống chủ nghĩa thực dân rất gần với văn học yêu nước và liên quan chặt chẽ với chủ nghĩa dân tộc cũng như ý thức khẳng định bản sắc
Tuy nhiên, cách xác định như trên chỉ nhấn mạnh vào sự “phản kháng”, tức
là khi đã xuất hiện sự “áp đặt” và “đàn áp” Nói cách khác, văn học chống chủ nghĩa thực dân theo định nghĩa trên xuất hiện cùng với sự thiết lập thuộc địa của các đế quốc thực dân Thực tế cho thấy rằng, ở một số nước, văn học chống chủ nghĩa thực dân xuất hiện từ trước khi quá trình thuộc địa hóa diễn ra Trong giai đoạn này, văn học chống chủ nghĩa thực dân ở các nước nói trên thuần túy mang
Trang 38tính bản địa Đó là sự phản ứng/kháng cự (response/resist) bằng ngôn ngữ và văn chương của giới trí thức và người dân thuộc địa với sự xâm nhập và xâm lược của thực dân phương Tây bằng cả hai con đường vũ lực và văn hóa Hiện tượng này được bắt gặp tại những nước/lãnh thổ nơi đã hình thành ý thức về bản sắc văn hóa
rõ rệt và đã tồn tại một truyền thống văn chương sách vở cùng một đội ngũ trí thức sẵn sàng nhập cuộc để bảo vệ nền văn hóa quốc gia/dân tộc trước sự tấn công và
âm mưu đồng hóa của các thế lực ngoại bang, tiêu biểu như Ấn Độ, Trung Quốc
và các nước đồng văn, một số nước theo đạo Hồi ở Bắc Phi và Trung Cận Đông, một số nước tại khu vực Mỹ Latinh
Chúng tôi cũng cho rằng bản thân nội hàm của chủ nghĩa thực dân mà các sách nghiên cứu về chủ nghĩa thực dân ngày nay xác định không trùng hợp với cách nhìn, cách hiểu của thời Nguyễn Đình Chiểu và của Nguyễn Đình Chiểu Bản thân Nguyễn Đình Chiểu không có khái niệm “chủ nghĩa thực dân”, ông chủ yếu nhìn giặc Pháp từ góc nhìn văn hóa Hoa-Di chứ chưa thể hình dung được mục đích khai thác thuộc địa, ý đồ cướp tài nguyên, áp đặt các giá trị văn hóa phương Tây cho xã hội Việt Nam như tổng kết của các sử gia hiện đại Việc chống Pháp
của Nguyễn Đình Chiểu chỉ tình cờ phù hợp trên một số phương diện nào đó với
các nhà cách mạng trong thế kỷ XX, không thể coi là một Chính việc không hiểu biết hết kẻ thù đã chi phối một số đặc điểm của sáng tác Nguyễn Đình Chiểu
1.2 Tổng quan về văn học chống chủ nghĩa thực dân tại một số nước trên thế giới
1.2.1 Văn học chống chủ nghĩa thực dân ở một số nước châu Phi - Mĩ Latinh
Văn học chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi
Theo từ điển Britanica, mục “Văn học châu Phi” do Elizabeth Ann Wynne
Gunner, Harold Scheub viết, văn học viết ở châu Phi được sáng tác bằng ngôn ngữ bản địa hoặc ngôn ngữ du nhập/chịu ảnh hưởng của các ngôn ngữ phương Tây do thực dân đưa sang
Văn học viết bằng các thứ tiếng bản địa châu Phi gồm có:
Văn học viết bằng tiếng Ethiopia: phần lớn văn học ở Ethiopia được viết
bằng tiếng Geʿez và Amharic Ngôn ngữ cổ điển là tiếng Geʿez, nhưng theo thời gian văn học viết bằng tiếng Geʿez chỉ chiếm lĩnh một phần nhỏ Ngôn ngữ nói phổ biến hơn là tiếng Amharic ngày càng chiếm lĩnh phần lớn vì nó được sử dụng cho các mục đích chính trị và tôn giáo Geʿez trở thành ngôn ngữ sáng tác văn chương ở
Trang 39Ethiopia từ rất sớm, vào thế kỷ XIII, dùng để viết các biên niên sử của các hoàng gia, văn bản tôn giáo và phần nhỏ thơ ca thế tục Vào cuối thế kỷ XIX, các nhà truyền giáo đưa báo in vào Ethiopia và sách vở được xuất bản bằng tiếng Amharic Báo chí bằng tiếng Amharic bắt đầu xuất hiện vào những năm 1924, 1925 và những tác phẩm văn học châu Âu được dịch và xuất bản Một trong những tác phẩm tiêu
biểu của Ehtiopia thời kỳ này là Haddis alem (1924; “Thế giới mới”) viết về một
thanh niên được học hành ở châu Âu, khi trở về quê hương đã phải nếm trải những xung đột giữa nền giáo dục châu Âu và những truyền thống của quá khứ
Văn học viết bằng tiếng Hausa: nền văn học này xuất hiện từ khoảng thế kỷ
XIV, XV Vào đầu thế kỷ XIX, tiếng Hausa được viết bằng ký tự Ả Rập được gọi là ajami Vào năm 1903, dưới ảnh hưởng của người Anh, bảng chữ cái Latinh được thêm vào Thời kỳ này có những tác phẩm thơ ca để phản ứng sự hiện diện của các
lực lượng thực dân Anh, ví dụ như “Malam Shi’itu’s Bakandamiya” (Chiếc roi
ngựa che đậy) và “Alhaji Umaru’s Zuwan nasara” (Sự xuất hiện của các tín đồ Thiên Chúa giáo)
Văn học viết bằng tiếng Somali: vào cuối thế kỷ XIX, trong văn học viết
tiếng Somali xuất hiện Mohammed Abdullah Hassan (1864-1920) - lãnh tụ tôn giáo
và phong trào đấu tranh vũ trang chống lại các lực lượng của thực dân Anh, Ý và Ethiopia tại Somali Ông được tôn vinh vì tài năng xuất khẩu thành thơ, sử dụng thơ
ca làm vũ khí đấu tranh Qua những bài thơ đầy chất hùng biện và giáo huấn (một
số bài thơ của ông được xem là tác phẩm kinh điển ở Somali), ông thu hút được nhiều người đi theo Vào năm 1899, ông tuyên bố “thánh chiến” với các cường quốc thực dân và những kẻ làm tay sai cho họ
Văn học viết bằng tiếng Nam Sotho: có tác giả đầu tiên là Azariele M Sekese
(1893) Nhân vật Moshoeshoe - một trong những lãnh tụ huyền thoại của phong trào phản kháng của người dân các khu vực phía Nam châu Phi - được khắc họa trong
nhiều tác phẩm, tiêu biểu là Senate, shoeshoe ’a Moshoeshoe (1954; Thượng viện,
niềm tự hào của Moshoeshoe) của J.J Machobane Chủ đề quan trọng khác của văn
học viết Sotho là sự xung đột giữa truyền thống Sotho và văn minh phương Tây,
trong đó có đạo Thiên Chúa Everitt Lechesa Segoete viết tiểu thuyết Monono ke
moholi ke mouoane (Của tiền như sương khói, 1910) nói về xung đột giữa truyền
thống Sotho và thế giới của người da trắng Albert Nqheku viết tiểu thuyết Arola
Trang 40naheng ea Maburu (Arola giữa những người Boer, 1942) đề cập đến những xung
đột giữa người da đen và người da trắng, giữa nông thôn và thành thị, giữa truyền thống và hiện đại
Văn học viết bằng tiếng Swahili có tác giả đầu tiên được biết đến là
Muyaka bin Haji al-Ghassaniy (1776-1840) - nhà thơ người Kenya Ông viết nhiều tác phẩm, trong đó có những bài mang chủ đề dân tộc Đầu thế kỷ XX, những bản anh hùng ca thời hiện đại, tiêu biểu như “Utenzi wa vita vya Wadachi
kutamalaki mrima” (Cuộc chinh phục bờ biển Swahili của quân Đức năm 1897)
do Hemedi bin Abdallah bin Said Masudi al-Buhriy sáng tác, hay “Utenzi wa vita
vya Maji Maji” (Bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Maji Maji, 1933) của Abdul Karim bin Jamaliddini Tiểu thuyết Habari za Wakilindi (Truyện kể về dòng dõi
Wakilindi) do Abdallah bin Hemedi bin Ali Ajjemy sáng tác được xuất bản thành
ba tập từ năm 1895 đến 1907, viết về những người cai trị đất nước Usambara thuộc dòng họ Kilindi
Văn học viết bằng tiếng Xhosa: xuất hiện từ giữa thế kỷ XIX Những nhà thơ
phản kháng, tiêu biểu là Henry Masila Ndawo và S.E.K Mqhayi, lên án những người da trắng ở Nam Phi vì đã tạo ra không khí đàn áp ngày càng tăng đối với người da đen Mqhayi được tôn vinh là “cha đẻ của nền thi ca Xhosa” Thành tựu
lớn nhất của văn học viết bằng tiếng Xhosa là tiểu thuyết Ingqumbo yeminyanya (Sự
nổi giận của cha ông, 1940) của A.C Jordan Trong tác phẩm này, Jordan khám
phá vấn đề trọng tâm mà hầu hết các nhà văn trước ông đều quan tâm, đó là mối quan hệ giữa truyền thống của người châu Phi với sự xâm nhập của phương Tây, giữa những người châu Phi theo xu hướng Tây hóa và những người Xhosa theo truyền thống và không nhượng bộ
Văn học viết bằng tiếng Yoruba: xuất hiện từ giữa thế kỷ XIX và chịu ảnh
hưởng của hai nguồn: truyền thống truyền khẩu và sự du nhập của văn hóa phương Tây Tác phẩm tiêu biểu của văn học viết bằng tiếng Yoruba nói về sự xuất hiện của
người châu Âu và phản ứng của người bản xứ là Aiye d’aiye oyinbo (Thời đại đổi
thay: người da trắng giữa chúng ta, 1955)
Văn học viết bằng tiếng Zulu: trong các thế kỷ XIX và thế kỷ XX tập trung
vào hai chủ đề lớn ám ảnh các nhà văn phía Nam châu Phi: sự xung đột giữa thành thị, Thiên Chúa giáo, bối cảnh xã hội Tây hóa với nông thôn và truyền thống ở châu