Đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh Đạo xây dựng hậu phương tại chỗ trong kháng chiến chống thực dân pháp 1945-1954
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_
ĐINH HỮU THUẬN
ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG TẠI CHỖ TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 1945-1954
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_
ĐINH HỮU THUẬN
ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG TẠI CHỖ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS Vũ Quang Hiển và TS Đặng Kim Oanh Những số liệu
trong luận án là trung thực, chính xác, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2022
Tác giả Luận án
Đinh Hữu Thuận
Trang 4LỜI CẢM ƠN!
Thấm nhuần đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” sau khi bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ, tôi xin được viết vài dòng ngắn ngủi để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc đối với những cơ quan, đơn vị, cá nhân và gia đình đã giúp đỡ tôi hoàn thành Luận án Tiến sĩ của mình
Tôi nhận thức được rằng, Luận án Tiến sĩ của tôi là công trình có sự đóng góp
công sức, trí tuệ của nhiều người, đặc biệt là hai nhà khoa học đáng kính là PGS.TS
Vũ Quang Hiển và TS Đặng Kim Oanh Trong vai trò người hướng dẫn khoa học,
hai Thầy Cô đã truyền cảm hứng và động lực mạnh mẽ, tận tình chỉ dẫn khoa học giúp tôi hoàn thiện Luận án Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện đề tài Luận án, bản thân tôi cũng đã nhận được nhiều sự hỗ trợ khác như cung cấp tài liệu nghiên cứu, hướng dẫn thực hiện thủ tục hồ sơ đào tạo và bảo vệ Luận án các cấp, đăng bài tạp chí khoa học trong nước và quốc tế, góp ý, nhận xét luận án của một số cơ quan, cán bộ quản lý, nhà khoa học, Thầy Cô giáo và một số cá nhân trong và ngoài Đại học quốc gia Hà Nội Có thể kể đến như: Tổ bộ môn Lịch sử Đảng, Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN; Tạp chí Lịch sử Đảng, Viện Lịch sử Đảng – HVCTQG Hồ Chí Minh; Tạp chí Thông tin Khoa học và Giáo dục và Tạp chí Kinh
tế và Xã hội của Liên Bang Nga; Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng; Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Báo Nhân dân, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang, Báo Bắc Giang, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang… Ngoài ra, được sự tiếp sức của gia đình, người thân, sự chia sẻ từ bạn học đã giúp tôi vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong quá trình thực hiện đề tài và bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ của mình Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự giúp đỡ quý báu, nhiệt tình của các cơ quan, cá nhân và gia đình! Xin chúc những điều tốt đẹp nhất đến với mọi người, xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2022
Tác giả Luận án
Đinh Hữu Thuận
Trang 51
MỤC LỤC
Trang Lời cam đoan
MỤC LỤC……… 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT………4
MỞ ĐẦU……… 5
1.Tính cấp thiết của đề tài……… 5
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……… 7
2.1.Mục đích nghiên cứu……… 7
2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu……….7
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu……… 7
3.1.Đối tượng nghiên cứu……… 7
3.2.Phạm vi nghiên cứu……… 8
4.Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu……… 8
4.1.Cơ sở lý luận……… 8
4.2.Nguồn tài liệu……….9
4.3.Phương pháp nghiên cứu……… 9
5 Đóng góp của luận án……….10
5.1.Về tư liệu………10
5.2.Về nội dung khoa học………10
6.Bố cục của luận án……… 10
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN……… 11
1.1.Các công trình nghiên cứu tiêu biểu……… 11
1.1.1.Nhóm những công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam……… 11
1.1.2.Nhóm những công trình nghiên cứu có đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang trong xây dựng hậu phương tại chỗ (1945-1954)……… 24
1.2.Những vấn đề đã được giải quyết và những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu 29
1.2.1.Những vấn đề đã được giải quyết……… 29
1.2.2.Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu……… 33
Tiểu kết chương 1:……… 34
Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC
GIANG TRONG XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG TẠI CHỖ (1945-1950)… 36
Trang 62
2.1.Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ và chủ trương của
Đảng bộ……… 36
2.1.1.Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ……… 36
2.1.2.Chủ trương của Đảng bộ tỉnh trong xây dựng hậu phương tại chỗ (1945-1950)……… 54
2.2.Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh trong xây dựng hậu phương tại chỗ (1945-1950)……….59
2.2.1.Chỉ đạo xây dựng cơ sở ban đầu của hậu phương tại chỗ……… 59
2.2.2.Chỉ đạo xây dựng vùng tự do của tỉnh……… 63
2.2.3.Chỉ đạo xây dựng, củng cố cơ sở chính trị trong vùng tạm chiếm…… 76
2.2.4.Chỉ đạo xây dựng khu du kích và căn cứ du kích trong vùng quân Pháp kiểm soát……… 79
2.2.5.Chỉ đạo phá hoại hậu phương chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ……… 85
Tiểu kết chương 2:……… 85
Chương 3 ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG TẠI CHỖ (1951-1954)……… 90
3.1 Những yếu tố mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ và chủ trương của Đảng bộ……….90
3.1.1 Những yếu tố mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ……….90
3.1.2.Chủ trương của Đảng bộ tỉnh trong xây dựng hậu phương tại chỗ (1951-1954)……… 108
3.2.Đảng bộ chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng hậu phương tại chỗ (1951-1954).117 3.2.1.Chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng vùng tự do của tỉnh……… 117
3.2.2.Chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng, củng cố cơ sở chính trị trong vùng tạm chiếm …… ……… 122
3.2.3.Chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng và mở rộng khu du kích và căn cứ du kích trong vùng quân Pháp kiểm soát……… 125
3.2.4.Chỉ đạo đẩy mạnh đấu tranh giành đất, giành dân và phá hoại hậu phương chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp……… 128
3.2.5.Huy động nhân lực, vật lực phục vụ chiến trường……….131
Tiểu kết chương 3:……… 137
Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ……… 139
4.1.Nhận xét về quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong xây dựng hậu phương tại chỗ (1945-1954)……… 139
4.1.1.Ưu điểm……….139
4.1.2.Hạn chế……….160
4.2.Kinh nghiệm lịch sử……… 167
Trang 73
4.2.1.Vận dụng đúng đắn và sáng tạo chủ trương xây dựng căn cứ địa, hậu phương tại chỗ của Đảng vào điều kiện cụ thể của địa phương……….167 4.2.2.Chăm lo xây dựng Đảng về mọi mặt, chú trọng xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh………170 4.2.3.Thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong xây dựng hậu phương tại chỗ……… 173 4.2.4.Xây dựng các loại hình hậu phương tại chỗ phù hợp với tương quan lực lượng và tích cực, chủ động đấu tranh chuyển vùng……… 176 4.2.5.Huy động sức dân đi đôi với bồi dưỡng sức dân, tạo kế sâu rễ bền gốc……….… 181 Tiểu kết chương 4:……… 183
KẾT LUẬN……… 185 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN………188 TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 189 PHỤ LỤC
Trang 8ĐHKHXH&NV- ĐHQGHN
Dân quân du kích Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội
HVCTQGHCM Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
UBKCHC Ủy ban kháng chiến hành chính
Trang 95
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
V.I.Lênin đã từng khẳng định: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự, phải có một hậu phương được tổ chức vững chắc Một quân đội giỏi nhất, những người trung thành nhất với sự nghiệp cách mạng cũng đều sẽ lập tức bị kẻ thù tiêu diệt, nếu họ không được vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện đầy đủ” [178; tr.264] Thấm nhuần và vận dụng quan điểm của Lênin về hậu phương chiến tranh, trong thực tiễn chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945-1975), để cung cấp nhân lực, vật lực cho chiến trường, cùng với việc xây dựng hậu phương chiến lược (hậu phương quốc gia) Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo xây dựng hệ thống hậu phương tại chỗ [Xem; Phụ Lục 1a] ở khắp nơi trên toàn quốc
Hậu phương tại chỗ ra đời, tồn tại và phát triển với nhiều loại hình khác nhau bao gồm: CSCT, KDK, CCDK ở vùng đối phương chiếm đóng, kiểm soát; vùng tự
do lớn, nhỏ và vùng giải phóng của mỗi tỉnh thành do chính quyền cách mạng làm chủ Trong vùng tự do của các địa phương, Đảng lãnh đạo xây dựng, phát triển toàn diện cả về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, giáo dục, y tế, biến vùng tự do trở thành CCĐ của cơ quan lãnh đạo kháng chiến và LLVT Trong vùng tạm chiếm, từ những CSCT được xây dựng, củng cố vững chắc, Đảng lãnh đạo phát triển lên thành KDK, CCDK Những CSCT, KDK và CCDK ra đời “trong lòng địch” trở thành chỗ dựa quan trọng để xây dựng, phát triển lực lượng tự vệ, DQDK và góp phần cung cấp lương thực, đạn dược chi viện cho bội đội, du kích bám trụ chiến đấu thường xuyên và lâu dài Để bảo vệ và mở rộng hậu phương kháng chiến, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch, Đảng lãnh đạo quân dân tiến công phá hoại hậu phương chiến tranh xâm lược, “biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta” hoặc là “biến hậu phương của địch thành hậu phương của ta”, tạo nên thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp, bao vây, chia cắt và kiềm chế quân địch, làm cho đối phương từng bước suy yếu và đi đến thất bại hoàn toàn
Có thể nói, sự ra đời của hậu phương tại chỗ đã đáp ứng được yêu cầu chiến lược, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam, góp
Trang 106
phần làm giảm bớt gánh nặng cho hậu phương quốc gia, khắc phục hạn chế về giao thông vận tải trong điều kiện địa thế đất nước dài và hẹp, kịp thời cung cấp, đảm bảo nhân lực, vật lực phục vụ tác chiến tại chỗ, đồng thời còn chi viện cho chiến trường chính đưa cuộc kháng chiến nhanh chóng đi đến thắng lợi hoàn toàn
Cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng CCĐ, hậu phương chiến tranh nhân dân trong thời kỳ 1945-1954, căn cứ vào hoàn cảnh chiến tranh ở địa phương, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã lãnh đạo quân dân trong tỉnh tiến hành xây dựng hậu phương tại chỗ theo phương châm toàn dân, toàn diện phối hợp với tiền tuyến từng bước đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi Dựa vào điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo quân dân địa phương xây dựng các loại hình hậu phương tại chỗ như: xây dựng vùng tự do và xây dựng vùng giải phóng; xây dựng CSCT, xây dựng KDK, CCDK trong vùng đối phương chiếm đóng, kiểm soát Vừa xây dựng, bảo vệ vừa tiến công phá hoại hậu phương chiến tranh xâm lược, Đảng bộ phát động và tổ chức cho quân dân địa phương đấu tranh với địch thông qua các hình thức, biện pháp như chống chia rẽ dân tộc, tôn giáo, chống càn quét, chống bắt lính, bảo vệ mùa màng, tài sản, tính mạng của nhân dân; bảo vệ kho tàng, làm đường, làm cầu, bảo đảm cho tuyến giao thông vận tải vận chuyển cán bộ, quân lương đi qua địa phương, phá tề, trừ gian, địch vận, bao vây kinh tế, xóa vành đai trắng làm cho đối phương bị hạn chế chỗ dựa về nhân lực, vật lực Trong 9 năm trường kỳ kháng chiến, hậu phương tại chỗ ở Bắc Giang đã góp phần làm nên thế trận chiến tranh nhân dân Việt Nam rộng khắp, với “mỗi người dân là một chiến sĩ”, “mỗi làng là một mặt trận”, “mỗi xóm là một ổ du kích”; đóng góp thiết thực vào việc làm thay đổi so sánh lực lượng, từng bước làm thất bại âm mưu chiếm đóng, bình định của thực dân Pháp
Hiện nay, công cuộc bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam vẫn đang đứng trước những thách thức to lớn, vì thế nghiên cứu, làm rõ những vấn đề cụ thể của các cuộc chiến tranh đã qua, trong đó có vấn đề xây dựng hậu phương tại chỗ ở không chỉ có giá trị tiếp tục làm đầy tri thức lịch sử, giáo dục lòng tự hào dân tộc mà còn có thể
Trang 112 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án là làm sáng tỏ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang trong xây dựng hậu phương tại chỗ để tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở địa phương Từ đó rút ra một số kinh nghiệm lịch sử phục vụ cho công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân trên địa bàn tỉnh hiện nay
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tái hiện những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ trong xây dựng hậu phương tại chỗ (1945-1954)
- Hệ thống hóa chủ trương của Trung ương Đảng, Khu ủy XII, LKU I, LKU Việt Bắc và chủ trương của Đảng bộ tỉnh về xây dựng hậu phương tại chỗ (1945-1954); Hệ thống hóa sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh trong xây dựng hậu phương tại chỗ (1945-1954); Tái hiện các hoạt động của nhân nhân trong các phong trào xây dựng hậu phương tại chỗ do Đảng bộ tỉnh phát động (1945-1954)
- Nhận xét ưu điểm, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân và đúc rút kinh nghiệm lịch
sử trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang trong xây dựng hậu phương tại chỗ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
Trang 128
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung khoa học: Luận án nghiên cứu những yếu tố tác động đến sự lãnh
đạo của Đảng bộ tỉnh trong xây dựng hậu phương tại chỗ, bao gồm: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, tình hình chiến tranh trên địa bàn tỉnh; chủ trương của Đảng, Khu ủy XII, LKU I, LKU Việt Bắc;
Các hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong xây dựng hậu phương tại chỗ gồm những chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ về: xây dựng cơ sở ban đầu của hậu phương tại chỗ; xây dựng vùng tự do và xây dựng vùng giải phóng; xây dựng CSCT (cơ sở đảng, cơ sở quần chúng cách mạng) trong vùng tạm chiếm; xây dựng KDK và CCDK trong vùng quân Pháp kiểm soát; đấu tranh giành đất, giành dân và phá hoại hậu phương chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, huy động sức người, sức của phục vụ chiến trường
Về phạm vi không gian: Luận án tập trung khảo sát các hoạt động lãnh đạo xây
dựng hậu phương tại chỗ trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Giang, gồm địa bàn các huyện Lục Ngạn, Hữu Lũng, Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hòa, Yên Thế; riêng huyện Sơn Động khảo sát đến cuối năm 1947 do sáp nhập vào tỉnh Quảng Hồng Ngoài ra, luận án còn đề cập đến một vài hoạt động liên quan giữa Bắc Ninh với Bắc Giang trong xây dựng hậu phương tại chỗ
Về phạm vi thời gian: Luận án chủ yếu nghiên cứu trong khoảng thời gian bắt
đầu từ tháng 10-1945, là mốc thời gian Đảng bộ lãnh đạo xây dựng cơ sở ban đầu của hậu phương tại chỗ cho đến tháng 8-1954 khi quân Pháp rút khỏi thị xã Phủ Lạng Thương, Bắc Giang được giải phóng
Ngoài ra, luận án còn khảo sát thêm thời gian trước năm 1945 để làm rõ những nhân tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong xây dựng hậu phương tại chỗ
4 Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Trang 139
Các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về hậu phương chiến tranh, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của sử học Mác – xít ở Việt Nam về chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, về xây dựng CCĐ đó đều là những cơ sở, nền tảng lý luận để NCS vận dụng vào nghiên cứu, giải quyết nhiệm vụ của luận án
4.2 Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu bao gồm: Sách báo, tạp chí, luận án, luận văn, hồi ký, kỷ yếu có nội dung về chiến tranh nhân dân, CCĐ, hậu phương, hậu phương tại chỗ, chiến tranh du kích của các tác giả trong và ngoài nước Các công trình nghiên cứu và những hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu thống kê… liên quan đến xây dựng hậu phương tại chỗ ở Bắc Giang Nguồn tài liệu này có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp NCS có thể tìm ra những kết quả nghiên cứu đi trước, để kế thừa một cách hợp lý về các phương diện nghiên cứu như quan điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu, trên cơ sở đó NCS xác định nhiệm vụ đi sâu nghiên cứu và xây dựng bố cục, nội dung của luận án một cách phù hợp
Ngoài ra, văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, Khu ủy XII, LKU I, LKU Việt Bắc; các nghị quyết, chỉ thị, thông tri, báo cáo… của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang được khai thác, sử dụng vào việc xây dựng các nội dung như chủ trương của Trung ương Đảng, Khu ủy XII, LKU I, LKU Việt Bắc và chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng
bộ tỉnh trong xây dựng hậu phương tại chỗ
4.3 Phương pháp nghiên cứu
Luận án vận dụng, kết hợp hai phương pháp nghiên cứu chủ đạo của sử học là phương pháp lịch sử và phương pháp logic, ngoài ra luận án còn kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác để giải quyết nhiệm vụ của luận án
Phương pháp lịch sử được vận dụng chủ yếu vào việc phục dựng những yếu tố tác động, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh trong xây dựng hậu phương tại chỗ Phương pháp logic được vận dụng vào việc đánh giá, nhận xét về những ưu điểm, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân và đúc kết kinh nghiệm lịch sử trong lãnh đạo xây dựng hậu phương tại chỗ của Đảng bộ Quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng kết hợp cả hai phương pháp nêu trên vào việc mô tả hiện thực lịch sử (chương 2, 3)
Trang 14sử Đảng bộ, lịch sử địa phương, phục vụ công tác an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh hiện nay
5.2 Về nội dung khoa học
Từ những hoạt động cụ thể, sinh động trong thực tiễn lãnh đạo kháng chiến của Đảng bộ, luận án đã hệ thống hóa và làm rõ những chủ trương và sự chỉ đạo về xây dựng hậu phương tại chỗ Việc phục dựng, tái hiện sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong xây dựng hậu phương tại chỗ góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu về thực tiễn lãnh đạo xây dựng hậu phương tại chỗ của Đảng ở Bắc Giang Qua đó, luận án góp phần minh chứng thêm cho tư duy sáng tạo và đường lối kháng chiến, xây dựng CCĐ, hậu phương tại chỗ đúng đắn của Đảng
Thông qua việc tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo xây dựng hậu phương tại chỗ (1945-1954) của Đảng bộ, luận án cung cấp thêm tri thức lịch sử về sự lãnh đạo xây dựng hậu phương tại chỗ của Đảng Những luận điểm được đúc kết có ý nghĩa lý luận để tham khảo vận dụng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên địa bàn tỉnh hiện nay
6 Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm có 4 chương (8 tiết)
Trang 1511
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Các công trình nghiên cứu tiêu biểu
Từ một số công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng hậu phương, có thể khái quát thành hai nhóm sau đây:
1.1.1 Nhóm những công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam
Nhóm công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài: Bên cạnh các học
giả trong nước nghiên cứu về chiến tranh nhân dân Việt Nam còn có những học giả nước ngoài, có thể điểm qua vài công trình nghiên cứu dưới đây
Ivan Cadeau, tác giả của cuốn sách “Điện Biên Phủ 13/03- 7/05/1954”,
NXB.Thông tin và Truyền thông [145], do Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước giới thiệu năm 2019, gồm có 7 chương Thông qua cuốn sách, các sự kiện xoay quanh chiến dịch Điện Biên Phủ được tái hiện sinh động, trong khoảng thời gian kể từ khi tướng Navarre lựa chọn Điện Biên Phủ làm nơi quyết chiến chiến lược với Việt Minh cho đến thắng lợi cuối cùng của quân đội nhân dân Việt Nam vào ngày 7-5-
1954, tác phẩm cũng phản ánh góc nhìn đa chiều, khách quan của tác giả Qua góc nhìn của Ivan Cadeau, chiến thắng Điện Biên Phủ được coi là “đỉnh cao của nghệ thuật quân sự cổ điển thế kỷ XX” và sự thất bại của quân đội Pháp đã chấm dứt cuộc chiến tranh Đông Dương, là dấu chấm hết của chế độ thuộc địa do chủ nghĩa
đế quốc áp đặt lên Đông Dương Ivan Cadeau cho rằng trận chiến Điện Biên Phủ là thất bại không thể phủ nhận của quân đội Pháp trước một đối thủ dũng cảm, phải hy sinh rất nhiều xương máu để chiến thắng Ông cũng đưa ra nhiều lý do giải thích cho thắng lợi của nhân dân Việt Nam, trong đó có “sự tài tình của chính phủ Việt Nam là biết tận dụng và huy động mọi nguồn lực, sức mạnh của toàn dân và toàn quân”
Trang 1612
William J.Duiker (2000), “Hồ Chí Minh, chân dung một cuộc đời”, NXB.Hyperion, New York [179], gồm 15 chương và được giới thiệu ở Việt Nam năm 2014 Duiker từng là sĩ quan làm việc tại Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn thời chiến tranh, từng nghiên cứu và giảng dạy môn sử tại Đại học bang Pennsylvania, tác giả của nhiều cuốn sách viết về Việt Nam Bản thân ông được chứng kiến cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam trong những năm 1960 Theo Duiker, nhân dân Việt Nam có được quyết tâm chiến đấu hy sinh cho chính nghĩa cách mạng chính là nhờ ở sự lãnh đạo tài giỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với Duiker thì Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là chiếc chìa khóa để ông có thể am hiểu được những gì đã xảy ra ở Việt Nam, “là người duy nhất hiện thân cho khát vọng sâu xa về độc lập dân tộc và công bằng xã hội và kinh tế của đông đảo người Việt Nam”, “là một nhân vật phi thường trong lịch sử thế giới hiện đại”, “một chiến lược gia bậc thầy”
và “là một trong những chính trị gia có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20” Cuốn sách cũng đã góp phần phản ánh về hiện thực lịch sử Việt Nam, từ một đất nước mất độc lập, gặp nhiều khó khăn trong những năm đấu tranh giành độc lập và chương 15 tác giả đã cho thấy Việt Nam đã làm “tất cả cho tiền tuyến” để giành thắng lợi
Pierre Journoud tác giả của cuốn sách “De Gaulle e’t le Viet Nam 1969)”, Tallandier, Paris, 2011 bằng tiếng Pháp và được Nhà xuất bản Đại học Sư
(1945-phạm (Hà Nội) dịch ra tiếng Việt và giới thiệu vào năm (2019) với tựa đề “De Gaulle và Việt Nam (1945-1969)” [158] Pierre Journoud hiện đang là giáo sư chuyên ngành lịch sử thế giới đương đại tại Trung tâm nghiên cứu liên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn (CRISES), Đại học Paul Vale’ry, MontPellier III Kết cấu của cuốn sách gồm có phần mở đầu, kết luận và 7 chương, viết theo dạng biên niên, đây là tác phẩm được rút ngắn từ luận án Tiến sĩ Sử học của Pierre Journoud Ở cuốn sách này tác giả đã tái dựng một cách sinh động, hấp dẫn về một giai đoạn lịch
sử kéo dài 25 năm của Việt Nam trong quan hệ với Pháp và Mỹ, thông qua những phân tích về quan điểm và đường lối của de Gaulle từ năm 1945 đến khi ông từ chức vào năm 1969 Cuốn sách cho độc giả thấy một quá trình thay đổi nhận thức không hề dễ dàng của de Gaulle về Việt Nam và cho đến khi sự thay đổi ấy trở nên
Trang 1713
rõ ràng thì trên thực tế đã đánh dấu sự chấm hết của chủ nghĩa thực dân trên phạm
vi toàn cầu Trong chương 1 có tên “Hiểu lầm khởi thủy”, tác giả viết về giai đoạn
1945 đến 1957 với nội dung có tính khái quát về những quan điểm, đường lối của
de Gaulle - luôn muốn chia nước Việt Nam làm 3 kỳ nằm trong Liên bang Đông Dương Với quan điểm, đường lối ấy, de Gaulle đã bỏ qua lời của tướng Leclerc và
ủy viên Cộng hòa Jean Sainteny những người muốn đàm phán với Chủ tịch Hồ Chí Minh Ngược lại với de Gaulle Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn mong muốn có một nước Việt Nam thống nhất và hệ quả của sai lầm ấy đã dẫn đến sự thất bại của thực dân Pháp bằng trận Điện Biên Phủ năm 1954
Stein Tonnesson nhà sử học Na Uy tác giả cuốn sách “Vietnam 1946: How the war began”, tạm dịch: “Việt Nam 1946: Chiến tranh đã bắt đầu như thế nào” [181],
ra mắt tại Hà Nội, năm 2009 Ở cuốn sách này, tác giả đã tập trung lý giải nguyên nhân và trách nhiệm dẫn đến sự bùng nổ của cuộc chiến tranh Pháp - Việt vào ngày 19-12-1946 Một trong những nguyên nhân và trách nhiệm theo tác giả là do những viên chức Pháp ở Đông Dương làm trái với chỉ thị của chính phủ Pháp khi họ khiêu khích chính phủ Việt Minh Mặc dù tác giả đã thể hiện một số quan điểm đối lập với quan điểm của sử học Việt Nam về nguyên nhân và trách nhiệm gây ra chiến tranh, nhưng qua tác phẩm độc giả cũng thấy được cái nhìn từ một nhà sử học nước ngoài về cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, về vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Philippe Devillers là nhà báo, nhà sử học người Pháp có nhiều năm nghiên cứu về Việt Nam, năm 1988 ông cho ra đời tác phẩm “Paris – Saigon – Hanoi”, NXB.Gallimard, Paris, xuất bản bằng tiếng Việt lần đầu năm 1993 [157] Ph.Devillers đến Sài Gòn với tướng Leclerc và nhóm cộng sự với cách nhìn vấn đề bang giao lúc đó thì “hòa bình là giả thiết duy nhất có giá trị” Khi chiến tranh xảy
ra, Ph.Devillers đã luôn tìm cách làm sáng tỏ những nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh Pháp – Việt Trong 40 năm sưu tầm tư liệu, ông đã có điều kiện để làm sáng tỏ nguyên nhân của cuộc chiến tranh này Bằng thái độ tôn trọng sự thật lịch sử
và một tinh thần thẳng thắn bảo vệ công lý, ông đã dựng lên một tác phẩm với lối
Trang 1814
trình bày sự kiện, vấn đề một cách logic, rõ ràng về mối bang giao Việt – Pháp Theo quan điểm của tác giả, nguyên nhân để xảy ra chiến tranh không phải do ngẫu nhiên, mà do tội lỗi, do sự “vụng về” hoặc “tính toán sai lầm” của một vài người, một cánh nhỏ những quan chức và nhà quân sự cao cấp Pháp đã châm ngòi cho cuộc chiến tranh giữa nước Việt Nam và nước Pháp Theo Devillers, cuộc xung đột nẩy sinh từ trong tình huống lập lờ hai mặt và đã hoàn toàn có khả năng tránh được
Từ đó tác giả muốn làm rõ trách nhiệm gây ra sự đổ máu, lấy đi tính mạng của nhiều người kéo dài suốt 7 năm trong chiến tranh Đông Dương của Pháp, rồi đến cuộc chiến tranh của Mỹ gây ra ở Việt Nam kéo dài 13 năm, cuộc chiến tranh này
có một phần nguyên nhân bởi Washington và phương Tây đã chấp nhận quan điểm sai lầm của Pháp Thông qua các tài liệu được trình bày, tác giả cũng đã cho thấy thiện chí, sự khôn khéo, mềm dẻo và nguyên tắc trong ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm cứu vãn một nền hòa bình và quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do của Việt Nam
Robert B.Asprey, “War in the Shadow: The Guerrilla in History”, Vol.2, Doubleday & Company, New York, 1975, bản tiếng Anh, tạm dịch là “Chiến tranh trong bóng tối: Du kích trong lịch sử”, tập 2, Doubleday & Company, New York,
1975 [180] Đây là tác phẩm viết về chiến tranh ở Việt Nam, trong đó có nội dung tái hiện sinh động về hoạt động chiến tranh du kích của Việt Minh dưới sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp Chương 54 tác giả đã đề cập tới các làng kháng chiến ở Việt Nam, cách xây dựng các làng kháng chiến và cách chiến đấu của DQDK Việt Nam để đối phó với các kế hoạch, chiến lược của quân Pháp Chương
55, 56 tiếp tục mô tả thêm về sự phát triển của chiến tranh du kích lên chính quy, những thất bại của Pháp ngày càng nặng nề ở Việt Nam, sự can thiệp của Mỹ
Ngoài ra còn có một số tác phẩm xuất bản ở Pháp như: “Một chế độ cáo chung” của R Xalăng (Raoul Salan), NXB.Pari, 1971 [159]; “Hai mươi năm sâu xé nước Pháp” của C.Paya (Claude Paya), NXB.Lappong, Pari, 1969 [93]; “Hai cuộc chiến tranh của Việt Nam” của G.Sappha (George Chaffard), NXB.Bàn tròn, Pari,
1969 [127]
Trang 1915
Nhóm công trình nghiên cứu của học giả trong nước: Ở trong nước có khá
nhiều học giả nghiên cứu về chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, xây dựng CCĐ, hậu phương (hậu phương chiến lược, hậu phương tại chỗ)
Trong số nhiều tác giả nghiên cứu về hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng huyền thoại của Quân đội nhân dân
Việt Nam, tiêu biểu có công trình khá đồ sộ là “Tổng tập luận văn”, NXB Quân đội nhân dân, 2006 [124] Trong “Tổng tập luận văn”, từ những tác phẩm luận văn,
công trình, bài viết, bài nói của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp về hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ độc giả có thể thấy rõ những chủ trương và tổ chức, chỉ đạo kháng chiến của Đảng và Quân đội, những huấn lệnh, chỉ thị về xây dựng LLVT, về tư tưởng cách mạng tiến công, nghệ thuật chủ động tiến công; nghệ thuật tạo thời cơ và nắm vững thời cơ; thực hành chiến dịch quyết chiến chiến lược; tổng kết kinh nghiệm về chỉ đạo chiến tranh trong Chiến dịch Ðiện Biên Phủ và cuộc tiến công chiến lược Ðông Xuân 1953-1954
Từ công trình, một trong những vấn đề có tính quy luật của chiến tranh nhân dân Việt Nam đã được đúc rút Đó là, đi từ xây dựng CSCT tiến lên xây dựng KDK, CCDK, xây dựng CCĐ, hậu phương kháng chiến Từ gây dựng lòng dân, tạo chỗ đứng chân ngày một vững chắc trong vùng tạm chiếm, xây dựng những CSCT, từ
đó Đảng phát động chiến tranh du kích, tiến lên xây dựng những KDK và CCDK Đại tướng cho rằng với sự xuất hiện của CCDK, CCĐ cách mạng mới thực sự hình thành, vì đây mới là vùng mà cách mạng hoàn toàn làm chủ Trong chiến tranh cách mạng ở Việt Nam, CCĐ cách mạng lúc đầu mới là những CCDK nằm xen kẽ giữa các vùng quân đội đối phương chiếm đóng, thường xuyên bị uy hiếp, những CCĐ
đó chỉ có thể làm nhiệm vụ hậu phương của chiến tranh du kích Do đó, Đại tướng cho rằng để tiến lên giành thắng lợi triệt để cho cách mạng, chiến tranh du kích nhất thiết phải tiến lên chiến tranh chính quy, cho nên CCDK cũng nhất thiết phải tiến lên thành hậu phương ngày càng ổn định Tuy nhiên, theo Đại tướng quy luật đó không có nghĩa là phủ nhận khả năng phát triển nhảy vọt hay thụt lùi tạm thời trong
sự hình thành và phát triển của CSCT, CCĐ, hậu phương Trong chiến đấu bảo vệ
Trang 2016
CCĐ, hậu phương một trong những yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng phải triển khai là phát huy mạnh mẽ tinh thần tích cực tiến công, kết hợp chặt chẽ việc tích cực chiến đấu bảo vệ hậu phương ta với tích cực tiến công đánh phá và thu hẹp hậu phương địch
Từ những bài viết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về Điện Biên Phủ,
NXB.CTQG đã sưu tầm, hệ thống và xuất bản thành cuốn “Điện Biên Phủ” vào năm 2010 [118; tr.295-328] “Điện Biên Phủ” là cuốn sách có bố cục nội dung đảm
bảo tính logic, hợp lý và phản ánh tiến trình lịch sử với những vấn đề xoay quanh chiến dịch Điện Biên Phủ Trong đó, phần “Bài học thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ”, Đại tướng đã đưa ra một số nhận định về hậu phương chiến tranh nhân dân như về “tinh thần phục vụ tiền tuyến của nhân dân” là “hăng hái và phấn khởi lạ thường, với một sự cố gắng vượt bậc” và “Chưa bao giờ, trong suốt mấy năm kháng chiến, dân tộc ta đã góp công sức nhiều như trong Đông Xuân 1953-1954, để chi viện cho quân đội giết giặc” Về tầm quan trọng của vấn đề cung cấp nhân vật lực của hậu phương cho tiền tuyến: “Vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là một nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật; khó khăn về cung cấp quả thực không kém khó khăn về tác chiến” Do đó, sự thất bại của đối phương là bởi “Bọn đế quốc, bọn phản động không bao giờ đánh giá được sức mạnh của một dân tộc, sức mạnh của nhân dân Sức mạnh đó là vô tận Sức mạnh đó có thể khắc phục tất cả mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ địch” Đại tướng cũng khẳng định vai trò to lớn của các mặt trận khác trên toàn quốc góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Điên Biên Phủ như “nhưng trên các mặt trận phối hợp… nhân dân đã làm tròn nhiệm vụ chi viện cho quân đội giết giặc”, “cả một hậu phương đang tuôn người, tuôn của ra mặt trận” Từ đó, Đại tướng khẳng định một luận điểm quan trọng: “Quả thật, hậu phương vững chắc là một nhân tố thường
xuyên quyết định thắng lợi trong chiến tranh cách mạng” Có thể nói, cuốn “Điện Biên Phủ” là tác phẩm có giá trị lý luận sâu sắc, phản ánh và đúc kết thực tiễn cuộc
kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh anh dũng và vẻ vang của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Trang 2117
Cuốn “Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945-1975)” của Viện
Lịch sử quân sự Việt Nam, NXB.Quân đội nhân dân, 1997 [81] Công trình đã nghiên cứu, tổng kết về vai trò to lớn của các vùng hậu phương trên cả nước trong
30 chiến tranh cách mạng (1945-1975) Hậu phương là nơi cung cấp nguồn nhân lực, vật lực và động viên tinh thần bộ đội, chiến sĩ, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cho tiền tuyến đánh giặc Hậu phương là chỗ đứng chân của BĐCL, BĐĐP, DQDK, nơi để bộ đội rèn luyện, bồi dưỡng sức chiến đấu, chăm sóc thương binh và là nơi tiến có thể đánh, lui có thể phòng ngự, bảo toàn lực lượng Với vai trò quan trọng thường xuyên quyết định đến thắng lợi của chiến tranh, xây dựng hậu phương trở thành vấn đề mang tính quy luật, trở thành nguyên tắc bắc buộc, là nhiệm vụ căn bản có ý nghĩa sống còn trong chiến tranh giải phóng dân tộc Trải qua 30 năm chiến tranh cách mạng, hậu phương dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã được tổ chức chặt chẽ theo đường lối đúng đắn, sáng tạo, bằng các biện pháp hữu hiệu, qua đó phát huy sức mạnh tổng hợp của dân tộc, đi tới thắng lợi cuối cùng Đặc biệt, tác phẩm đã chỉ ra một hiện tượng kỳ lạ của chiến tranh nhân dân Việt Nam, “hậu phương không còn là đối xứng của tiền tuyến theo cách hiểu cổ điển, cũng không thể xác định chỉ bằng yếu tố không gian”
Cuốn “Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam - tập 4 (1945-1975)” của Viện
Lịch sử quân sự Việt Nam, NXB.CTQGST, 2014 [83] Nội dung của tập 4 đã khẳng định vai trò, tầm vóc tư tưởng quân sự Việt Nam, là một nhân tố quan trọng có ý nghĩa quyết định thành bại trong 30 năm chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc (1945-1975) Cuốn sách đã hệ thống hóa những nội dung cơ bản, chỉ ra tính độc đáo, đặc sắc và việc vận dụng tư tưởng quân sự Việt Nam hiện đại vào sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc Đó là tư tưởng quân sự
về chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, kết hợp chặt chẽ quân sự với chính trị, tác chiến với binh vận, kết hợp tiêu diệt địch và phát động quần chúng giành quyền làm chủ, kết hợp đánh du kích và đánh tập trung, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng LLVT nhân dân ba thứ quân làm nòng cốt trong phong trào toàn dân đánh giặc Đặc biệt, tập 4 đã trình bày
Trang 2218
có hệ thống về tư tưởng, hoạt động xây dựng CCĐ, hậu phương kháng chiến, chẳng hạn như ở tiêu mục 5 của mục I “Mối quan hệ của hậu phương với tiền tuyến” và mục II của chương IV có các nội dung về: Lòng dân - nền tảng chính trị của CCĐ - hậu phương; xây dựng CCĐ - hậu phương về quân sự, kinh tế, văn hóa; xây dựng CCĐ cách mạng tại chỗ; xây dựng CCĐ - hậu phương ở miền núi, nông thôn và đô thị; hậu phương và tiền tuyến - xây dựng và chiến đấu Đây là những nội dung trình bày khái quát, cô đọng về thực tiễn xây dựng CCĐ, hậu phương chiến tranh cách mạng Việt Nam
Cuốn sách “Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học” của Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính
trị, NXB.CTQGST, HN, 2014 [12] Đây là cuốn sách tổng kết sự lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến của Đảng với sự tham gia nghiên cứu, biên soạn công phu của đông đảo các nhà khoa học trong và ngoài quân đội, các tướng lĩnh, sĩ quan dày dạn trận mạc Đây là công trình nghiên cứu có tính kế thừa những thành tựu của những lần tổng kết trước, có những bước phát triển mới theo tư duy chính trị - quân sự không ngừng được hoàn thiện và đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam Từ bối cảnh lịch sử - nguồn gốc chiến tranh - tính chất và đặc điểm của cuộc kháng chiến, cho đến quá trình phát triển của cuộc kháng chiến và sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh của Đảng, bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã được rút ra Thông qua những vấn đề được tổng kết thì vị trí, vai trò của hậu phương đã được khắc họa đậm nét trong đường lối quân sự toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh của Đảng
Bộ sách “Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)” do Bộ
Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam biên soạn, 7 tập, NXB.Quân đội nhân dân, xuất bản qua nhiều năm [80] Bộ sách đã nghiên cứu, làm sáng tỏ bối cảnh lịch
sử, diễn biến những chặng đường phát triển của cuộc kháng chiến “toàn dân, toàn diện” của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Nội dung bộ sách cũng đã luận giải những vấn đề cơ bản về tính chất, đặc điểm, tầm vóc và ý nghĩa thắng lợi; đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo; xây dựng hậu phương, CCĐ chiến tranh
Trang 2319
nhân dân; xây dựng và phát triển sáng tạo nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng LLVT nhân dân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc; liên minh chặt chẽ với cách mạng Lào và Campuchia, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế
Cuốn sách “Lịch sử lực lượng vũ trang Quân khu 1 - Việt Bắc (1945-2015)”
của Bộ Tư lệnh quân khu 1, NXB.Quân đội nhân dân, 2015 [86] Cuốn sách đã tổng kết 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của LLVT Quân khu 1 - Việt Bắc, gắn với nhiều chiến công vang dội làm nên truyền thống, bản chất quý báu được đúc kết thành 8 chữ vàng “Trung hiếu, tiên phong, đoàn kết, chiến thắng” Nội dung cuốn sách có đề cập đến vấn đề về xây dựng hậu phương kháng chiến như: Cùng với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc ATK (An toàn khu), LLVT Quân khu 1- Việt Bắc
đã cùng nhân dân các địa phương Khu 1 phát huy vai trò to lớn của hậu phương (đưa người, phương tiện, vũ khí, kỹ thuật, hàng hóa, đạn dược vào chiến trường, sửa chữa cầu, đường, đảm bảo giao thông, phục vụ tiền tuyến) kịp thời chi viện nhân vật lực cho chiến trường trong 2 cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc
Nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng hậu phương chiến tranh,
tác giả PGS.TS Ngô Đăng Tri có một số công trình như: “Vai trò của hậu phương trong chiến dịch Điện Biên Phủ”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học 55 chiến thắng Điện
Biên Phủ, HVCT-HCQGHCM, HN, 2009 [164]; “Đảng lãnh đạo xây dựng hậu phương trong chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc thời kì 1945- 1975”
in trong sách Đảng Cộng sản Việt Nam 80 năm xây dựng và phát triển,
NXB.CT-HC, HN, 2010 [165]; Luận án PTS “Hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954)”, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1989 [167] Từ những công trình nghiên cứu về hậu phương chiến tranh nhân dân của PGS.TS Ngô Đăng Tri, có thể khái quát lên thành một số nội dung như:
Tác giả đã tái hiện một bức tranh lịch sử sinh động, khách quan, tương đối đầy
đủ về quá trình xây dựng, củng cố, bảo vệ và phát triển hậu phương chiến tranh nhân dân ở Việt Nam (1945-1954), trong đó nổi bật lên có vai trò của hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh Với một số đặc điểm thuận lợi về địa hình, đất đai, dân cư, truyền thống lịch sử, vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh đã được Đảng, quân đội và
Trang 2420
nhân dân lựa chọn, xây dựng trở thành vùng hậu phương chiến lược đáp ứng yêu cầu của kháng chiến chống thực dân Pháp Thông qua việc tái hiện lịch sử, tác giả cho thấy hậu phương Thanh - Nghệ đã làm tốt vai trò hậu phương chiến lược Thanh - Nghệ - Tĩnh trở thành chỗ dựa vững chắc của cách mạng cả nước, nơi có vị trí chiến lược về quân sự, chính trị, kinh tế; chỗ đứng chân của LLVT địa phương
và một số đơn vị chủ lực; đóng góp, chi viện sức người, sức của to lớn cho các mặt trận, các chiến trường ở Bắc Bộ, Bình - Trị - Thiên và cho cuộc kháng chiến của nhân dân Lào, đặc biệt là trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
PGS.TS Vũ Quang Hiển là nhà nghiên cứu có nhiều tác phẩm, bài viết về KDK, CCDK, hậu phương chiến tranh nhân dân Một số công trình, tác phẩm, bài viết của tác giả như: “Hậu phương tại chỗ trên chiến trường Bình Trị Thiên 1948-1950”, đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Viện Lịch sử Đảng, HVCTQGHCM,
2001 [138] Bài viết đã tái hiện rõ nét quá trình nhân dân Bình - Trị - Thiên dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đã tiến hành xây dựng hậu phương tại chỗ ngay trên
chiến trường Bình Trị Thiên (1948-1950) Trong quá trình đó, các Đảng bộ địa
phương đã ra sức xây dựng nơi đứng chân, đưa cán bộ đảng viên và LLVT trở về vùng đồng bằng bám đất, bám dân, phục hồi CSCT, xây dựng KDK và CCDK, phát động phong trào xây dựng làng chiến đấu, phá tề, trừ gian Ở vùng sau lưng địch, cán bộ, đảng viên, chiến sĩ cứu quốc luồn sâu vào vùng sau lưng địch phát triển cơ
sở kháng chiến, biến hậu phương chiến tranh xâm lược thành tiền phương kháng chiến Bên cạnh việc làm rõ mặt tích cực, tác giả cũng đề cập đến mặt hạn chế trong
sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương như còn tư tưởng ham ăn to, thắng lớn, nặng
về tác chiến, nhẹ về xây dựng, nặng về chủ lực, nhẹ về DQDK và chưa nắm vững phương châm hoạt động ở vùng sau lưng địch lấy du kích chiến là chính Trong khi BĐĐP được điều động đi tăng cường cho chủ lực nhưng không có lực lượng thay thế, làm cho thế hỗ trợ lẫn nhau giữa ba thứ quân bị giảm sút mạnh
Luận án Tiến sĩ “Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ
trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)”, Trường
ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN, 2000 [137] của tác giả Vũ Quang Hiển đã tái hiện một cách hệ thống,
Trang 25Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay
Ngoài ra, PGS.TS Vũ Quang Hiển đã cho ra đời cuốn sách “Đường lối quân
sự của Đảng - Lịch sử hình thành, phát triển và nội dung cơ bản”, NXB.CTQGST,
2020 [141] Nội dung cuốn sách được chia làm 2 phần, 8 chương, khái quát lịch sử hình thành, phát triển và một số nội dung cơ bản trong đường lối quân sự của Đảng qua các giai đoạn lịch sử cụ thể Tác giả đã hệ thống hóa những quan điểm, tư tưởng của Đảng và các nhà lãnh đạo tiền bối của Đảng về chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, chiến tranh du kích, xây dựng CCĐ, hậu phương, xây dựng CSCT, KDK, CCDK
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên của PGS.TS Vũ Quang Hiển đã góp phần làm rõ thêm về đường lối quân sự của Đảng, trong đó có nội dung đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, về chiến tranh du kích, xây dựng CCĐ, hậu phương tại chỗ và khẳng định vai trò của các cấp ủy Đảng và nhân dân trong quá trình xây dựng và bảo vệ hậu phương kháng chiến
Nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng CSCT, nhất là việc xây dựng cơ sở đảng - yếu tố quyết định thành công trong xây dựng KDK, CCDK có bài của PGS.TS Nguyễn Văn Nhật, Viện Sử học với tiêu đề: “Xây dựng cơ sở đảng
- yếu tố quyết định xây dựng thành công trong xây dựng căn cứ du kích, hậu
phương kháng chiến ở đồng bằng Bắc Bộ (1945-1954)”, đăng trên Tạp chí Lịch sử
Trang 2622
Đảng, số 291/2-2015 [156; tr.15-18] Bài viết đã nêu lên chủ trương của Đảng về
xây dựng CCDK, một trong những nhiệm vụ được coi là ngang hàng và không thể tách rời với xây dựng LLVT Để xây dựng được các CCDK Đảng đã chủ trương, chỉ đạo sát sao các tỉnh, thành, Liên khu tiến hành xây dựng cơ sở đảng, xây dựng
cơ sở quần chúng cách mạng Thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, nhiều tỉnh thành ở đồng bằng Bắc Bộ đã ra sức xây dựng cơ sở đảng, cơ sở quần chúng trong các KDK, CCDK và đạt được những kết quả tích cực Từ những CSCT, KDK
và CCDK được xây dựng, mở rộng và trở thành hậu phương kháng chiến trong lòng địch, quân dân đồng bằng Bắc Bộ từng bước bao vây, tiêu hao và tiêu diệt sinh lực địch góp phần làm nên thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)
Luận văn “Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo xây dựng hậu phương tại chỗ trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)” của tác giả Đặng Thu Hà, Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN, 2015 [128] Luận văn của tác giả Đặng Thu Hà đã làm rõ vai trò của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong việc đề ra chủ trương và chỉ đạo xây dựng hậu phương tại chỗ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Từ đó tác giả tập trung phân tích, đánh giá để làm rõ những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm lịch sử Công trình cũng đã góp phần giáo dục truyền thống cách mạng địa phương và đem lại một số kinh nghiệm lịch sử quý báu để phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận phòng thủ khu vực tỉnh Hải Dương hiện nay Hải Dương là địa phương giáp ranh với Bắc Giang,
từ Phả Lại (ngã 3 của Hải Dương, Bắc Ninh và Bắc Giang) quân Pháp theo đường sông nhiều lần tiến công càn quét vào khu CCDK Yên Dũng của Bắc Giang Quá trình xây dựng hậu phương tại chỗ kháng chiến chống thực dân Pháp của Hải Dương có sự ảnh hưởng nhất định đến Bắc Giang
Luận văn “Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo xây dựng hậu phương tại chỗ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)” của tác giả Trần Thị Thu Hằng, Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường
Trang 2723
ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN, 2016 [130] Công trình luận văn của tác giả Trần Thị Thu Hằng đã làm sáng tỏ một số vấn đề như: Những chủ trương và biện pháp chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, bao gồm chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng CSCT, xây dựng các KDK, CCDK, nổi bật là KDK Tiên - Quế - Võ Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, các biện pháp xây dựng KDK toàn diện từ quân sự đến chính trị, kinh
tế, văn hóa đã được triển khai, bao gồm cả sự chỉ đạo tác chiến chống các cuộc càn quét của địch bảo vệ hậu phương tại chỗ Từ đó tác giả đưa ra những nhận xét về những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của quá trình lãnh đạo xây dựng hậu phương tại chỗ, rút ra một số kinh nghiệm phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân ở Bắc Ninh hiện nay Bắc Ninh là tỉnh giáp ranh với Bắc Giang, cùng thuộc Liên khu Việt Bắc có chung tuyến đường quốc lộ 1A từ Hà Nội
đi Lạng Sơn, do đó đối với thực dân Pháp địa bàn Bắc Ninh và Bắc Giang nằm trong kế hoạch, mục tiêu kiểm soát huyết mạch giao thông nối biên giới Trung Quốc với Hà Nội, kiểm soát và ngăn chặn hoạt động quân sự của Việt Minh nối từ đồng bằng Liên khu III lên CCĐ Việt Bắc Mặt khác, trong xây dựng lực lượng DQDK, xây dựng làng chiến đấu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo cho cán bộ, du kích đi học tập kinh nghiệm du kích ở Bắc Ninh Điều đó cho thấy, quá trình xây dựng và bảo vệ hậu phương tại chỗ của Bắc Ninh và Bắc Giang có mối quan hệ mật thiết tác động và hỗ trợ qua lại lẫn nhau
Luận văn “Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo xây dựng hậu phương chiến tranh
du kích trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)” của tác giả Trần Thị Thuyết, Thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường
ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN, 2008 [163] Công trình luận văn của tác giả Trần Thị
Thuyết đã hệ thống hóa các chủ trương của Trung ương Đảng, LKU III và Đảng bộ tỉnh Nam Định về lãnh đạo củng cố, mở rộng hậu phương chiến tranh du kích trong tình hình mới (1-1951 đến 7-1953), đẩy mạnh cuộc chiến đấu bảo vệ và xây dựng hậu phương chiến tranh du kích, giành thế chủ động tiến công địch (8-1953 đến 7-1954)
Trang 28“Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chiến tranh du kích trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954)” của tác giả Nguyễn Văn Dũng, Thạc sĩ lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN, 2005 [115]; Luận văn “Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo chiến tranh du kích trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954)” của tác giả Phạm Thị Hương, Thạc sĩ lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN, 2015 [144] Đây là những công trình nghiên cứu, tổng kết về chiến tranh du kích trong xây dựng và bảo vệ hậu phương tại chỗ ở một số địa phương Về mặt phương pháp nghiên cứu, các công trình đã vận dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ đạo của sử học (lịch sử và logic) Về nội dung, các tác giả đều đã tái hiện quá trình Đảng bộ địa phương đề ra chủ trương, chỉ đạo, tổ chức phát động thực hiện chiến tranh du kích, xây dựng hậu phương chiến tranh du kích; khẳng định vai trò, kết quả đạt được cũng như bài học kinh nghiệm rút ra từ sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương
1.1.2 Nhóm những công trình nghiên cứu có đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang trong xây dựng hậu phương tại chỗ (1945-1954)
Các công trình lịch sử Đảng bộ tỉnh, huyện như: Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, tập 1 (1926-1975)” của Tỉnh ủy Bắc Giang, NXB.CTQG, HN, 2003 [172] ra đời trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu từ cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Hà Bắc” của Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Hà Bắc, lưu hành 1987 [14] “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, tập 1 (1926-1975) đã tổng kết quá trình Đảng bộ tỉnh ra
đời, hoạt động lãnh đạo cách mạng trên địa bàn tỉnh thời kỳ 1926-1975, trong đó có nội dung về lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954 Ngay từ tháng 10 -1945, Đảng bộ tỉnh đã có chủ trương xây dựng những cơ sở ban đầu của hậu phương tại chỗ, chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài Bước vào kháng chiến, trên
Trang 29Lục Ngạn, Sơn Động là hai huyện tạm chiếm từ năm 1947 và đến 1950 bắc Lục Ngạn được giải phóng Trong những năm kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện Lục Ngạn đã đề ra nhiều chủ trương và có những biện pháp chỉ đạo đúng đắn, kịp thời để đưa cuộc kháng chiến ngày một đi lên Tổng kết
thực tiễn đó, cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang” của
BCH Đảng bộ huyện Lục Ngạn, NXB.Thanh Niên, 2010 [3] đã cung cấp cho độc giả những nội dung, sự kiện lịch sử khá chi tiết và có ý nghĩa quan trọng, nhất là những năm đầu kháng chiến Chấp hành chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh và LKU quân dân của huyện đã tiến hành kháng chiến, xây dựng CSCT, KDK, từng bước hình thành và phát triển lớn mạnh các loại hình hậu phương tại chỗ trong vùng quân Pháp chiếm đóng Cuối năm 1950, khi bắc Lục Ngạn được giải phóng, quân dân Lục Ngạn bắt tay xây dựng vùng mới giải phóng trở thành hậu phương kháng chiến Địa bàn huyện Lục Nam ngày nay thuộc phía nam của huyện Lục Ngạn trong
kháng chiến chống Pháp, do đó cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Lục Nam 1975” của BCH Đảng bộ huyện Lục Nam, NXB.CT-HC, 2010 [2] tổng kết về thời
1930-kỳ 1945-1954 có nội dung thống nhất với cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang”, ngoài ra cuốn sách còn có nhiều nội dung phản ánh chi tiết hơn về
những sự kiện lịch sử Đảng xảy ra trên địa bàn Lục Nam
Trong thời kỳ 1945-1954, huyện Tân Yên thuộc huyện Yên Thế, do đó cuốn
sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Tân Yên” của BCH Đảng bộ huyện Tân Yên, NXB.CT-HC, 2010 [5] và cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Thế” của BCH Đảng
bộ huyện Yên Thế tỉnh Hà Bắc, NXB.Thống Kê, 1995 [8] khi trình bày về các sự
Trang 3026
kiện lịch sử Đảng diễn ra trên địa bàn Yên Thế thời kỳ 1945-1954 có nội dung thống nhất với nhau Cùng với Yên Thế, Hiệp Hòa cũng là huyện thuộc vùng tự do của tỉnh, do đó “Lịch sử Đảng bộ huyện Hiệp Hòa (1938-2010)” của BTV huyện
ủy Hiệp Hòa, 2012 [9] và “Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Thế” đã khắc họa rõ nét sự
lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh và sự chấp hành của 2 Đảng bộ huyện trong kháng chiến, kiến quốc, xây dựng vùng tự do về mọi mặt (xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhân dân và các tổ chức quần chúng cách mạng, xây dựng LLVT, xây dựng kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục…) Đồng thời với quá trình xây dựng vùng tự do, Hiệp Hòa và Yên Thế cũng luôn chủ động, tích cực đấu tranh bảo
vệ vùng tự do an toàn trước các cuộc tiến công càn quét, đánh phá của thực dân Pháp Những đóng góp to lớn về nhân lực, vật lực của Hiệp Hòa và Yên Thế cho cuộc kháng chiến của tỉnh đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, huyện
và sự hy sinh to lớn của quân dân các huyện vùng tự do, góp phần vào thắng lợi chung
Địa bàn thành phố Bắc Giang ngày nay thuộc địa phận huyện Lạng Giang trong kháng chiến chống thực dân Pháp, với tên gọi thị xã Phủ Lạng Thương Do
vậy cuốn “Lịch sử Đảng bộ Thành phố Bắc Giang” của BCH Đảng bộ thành phố Bắc Giang, NXB.CTQG, HN, 2007 [10] và“Lịch sử Đảng bộ huyện Lạng Giang”
của BCH Đảng bộ huyện Lạng Giang, NXB.CTQG, HN, 2010 [1] có sự thống nhất khi phản ánh về sự kiện lịch sử Đảng diễn ra trên địa bàn huyện Lạng Giang (1945-1954) Qua hai tác phẩm này cho thấy, ban đầu phần lớn huyện Lạng Giang thuộc vùng tự do, riêng thị xã Phủ Lạng Thương thì bị thực dân Pháp chiếm đóng từ trước cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, khi kháng chiến bùng nổ, quân dân Bắc Giang tiến công vào Câu lạc bộ Tây ở Phủ Lạng Thương, thực dân tháo Pháp chạy về Hà Nội Cuối 1949 Lạng Giang trở thành huyện bị tạm chiếm
Yên Dũng là huyện có phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh mẽ từ rất sớm, điển hình có các đội du kích như Bạch đầu quân, Thiếu niên du kích,… Quá trình xây dựng khu CCDK trên toàn huyện Yên Dũng cũng là quá trình quân dân của huyện trải qua nhiều hy sinh xương máu, thường xuyên phải chống lại các
Trang 3127
cuộc càn quét, tiến công quy với mô lớn, nhiều phương tiện, vũ khí hiện đại của
thực dân Pháp Cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Dũng” của BCH Đảng bộ
huyện Yên Dũng, NXB.CTQGST, HN, 2015 [7] đã phản ánh khá chi tiết, toàn diện
về những hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện trong xây dựng khu CCDK
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Việt Yên” của BCH Đảng bộ huyện Việt Yên, NXB.CTQG, HN, 2015 [6] tổng kết về quá trình ra đời, hoạt động lãnh đạo của
Đảng bộ huyện, trong đó có thời kỳ 1945-1954 Đây là thời kỳ Đảng bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân xây dựng chế độ mới, tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Để tiến hành kháng chiến, Đảng bộ huyện lãnh đạo nhân dân xây dựng hậu phương tại chỗ Trước 1949, Việt Yên đã xây dựng được nhiều làng kháng chiến, phong trào chiến tranh du kích phát triển Tuy nhiên khi thực dân Pháp
mở rộng chiếm đóng trên toàn tỉnh, cuối 1949 cả huyện Việt Yên trở thành huyện tạm chiếm, phong trào chiến tranh du kích ở Việt Yên gặp nhiều khó khăn, cuộc đấu tranh giành giật địa bàn với thực dân Pháp ở hai bên tuyến quốc lộ 1A thường xuyên diễn ra ác liệt
Có thể nói, những công trình trên đã nghiên cứu, tổng kết về quá trình ra đời, hoạt động và phát triển của Đảng bộ tỉnh và các Đảng bộ huyện của tỉnh Bắc Giang Qua nghiên cứu, các công trình trên đã khắc họa một cách rõ nét, sinh động, chân thực, khách quan về quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kháng chiến kháng chiến, kiến quốc, trong đó có khẳng định vai trò, trí tuệ của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện trong xây dựng và bảo vệ hậu phương tại chỗ (1945-1954) Các công trình nghiên cứu trên có ý nghĩa về mặt tinh thần to lớn, tri ân, biểu dương về những hy sinh, đóng góp to lớn của Đảng bộ, chính quyền, LLVT và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang trong chiến tranh giải phóng dân tộc; giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, hun đúc tình yêu quê hương và niềm tự hào về đất nước; động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ không ngừng học tập, lao động và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông thực hiện thắng lợi sự nghiệp Đổi mới ở địa phương
Trang 3228
Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực quân sự, an ninh như: “Lịch sử quân sự
Hà Bắc (1945-1954), tập 1” của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Bắc, 1990 [74]; “Tổng
kết chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự của Bắc Ninh - Bắc Giang trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)” của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Bắc,
1994, tài liệu lưu trữ tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh [75]; “Dân quân tự vệ
Hà Bắc - 40 năm xây dựng chiến đấu trưởng thành” của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
Hà Bắc, 1987 [73]; “Lịch sử Công an nhân dân tỉnh Bắc Giang, tập 1 1975)” của Công an tỉnh Bắc Giang, 2006 [90]; “Tổng kết chiến tranh du kích ở Bắc Giang trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)” của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Giang, NXB.Quân đội nhân dân, 2004 [71]; “Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân huyện Việt Yên trong các cuộc kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1945-2005)” của Đảng ủy Quân sự - Ban Chỉ huy quân sự huyện Việt Yên, NXB.Quân đội nhân dân, 2007 [109]; “Lịch sử lực lượng vũ trang huyện Tân Yên” của Đảng ủy Quân sự - Ban chỉ huy Quân sự huyện Tân Yên, 2006 [13]; “Đảng bộ
(1945-tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang địa phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)” của tác giả Dương Thị Hải, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN, 2014 [129] Những công trình này đã góp phần tổng kết quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của LLVT nhân dân tỉnh Bắc Giang Với những chiến công xuất sắc, LLVT trong đó có lực lượng DQDK của tỉnh đã khẳng định được vai trò, vị trí xứng đáng; là chỗ dựa vững chắc, tin cậy của Đảng bộ và nhân dân; là lực lượng đi đầu trong xây dựng và chiến đấu bảo vệ hậu phương tại chỗ Ngoài ra còn có một số công trình khác có đề cập đến xây dựng hậu phương
tại chỗ ở Bắc Giang như: Cuốn“Bắc Giang những chặng đường lịch sử” của BCH
Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, NXB.CTQG, HN, 1999 [11] Cuốn sách đã tổng kết chặng đường lịch sử từ khi dựng nước và giữ nước, đấu tranh chống thực dân, phong kiến
cho đến hiện tại (1998), trong đó có giai đoạn 1945-1954 Cuốn “Bác Hồ với Bắc Giang, Bắc Giang với Bác Hồ” của Tỉnh ủy Bắc Giang - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy,
2013 [171] Cuốn sách đã thuật lại những buổi nói chuyện, lời huấn thị, thư báo
Trang 3329
thăm hỏi, động viên, khen ngợi, tặng thưởng danh hiệu cao quý của Bác Hồ cho những tập thể và cá nhân có những thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất và chiến đấu trong đó có thành tích chiến đấu bảo vệ hậu phương của DQDK Bắc
Giang Cuốn “Lịch sử 80 năm công tác tuyên giáo Đảng bộ tỉnh Bắc Giang 2010)” của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, xuất bản năm 2010 [170]; Cuốn “60 năm ngành kiểm tra Đảng tỉnh Bắc Giang (1948-2008)” của Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, xuất bản năm 2008 [173]; Cuốn “Lịch sử Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Giang (1930-2000)” xuất bản năm 2000 của Mặt trận Tổ quốc tỉnh [174]; Cuốn
(1930-“Lịch sử phong trào nông dân và Hội nông dân tỉnh Bắc Giang (1930-2015)” của
Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang, xuất bản năm 2016 [142]… mỗi công trình là kết quả tổng kết về những mảng hoạt động khác nhau của công tác Đảng như tuyên truyền, kiểm tra và công tác Mặt trận của Đảng bộ tỉnh; tổng kết phong trào nông dân và hội nông dân Ít nhiều trong mỗi công trình đã phản ánh về những hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng và Đảng bộ tỉnh về xây dựng hậu phương tại chỗ
1945-1954 Kỷ yếu “60 năm Thương Mại Bắc Giang (1946-2006)” của Sở Thương mại và Du lịch, xuất bản năm 2006 [175]; Cuốn “Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang
100 năm xây dựng và trưởng thành 1907- 2007” của Sở Y tế Bắc Giang, 2008
[159]… mặc dù hai cuốn này chỉ có một lượng thông tin ít ỏi nhưng cũng góp phần cung cấp thêm một số thông tin trên mặt trận kinh tế và y tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Nhìn chung, các công trình trên đã giải quyết được nhiều vấn đề ở những mức
độ khác nhau về nội dung, quan điểm, phương pháp nghiên cứu và hệ thống hóa nguồn tư liệu nghiên cứu
1.2 Những vấn đề đã được giải quyết và những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu
1.2.1 Những vấn đề đã được giải quyết
Qua khảo sát một số công trình, tác phẩm tiêu biểu nghiên cứu về chiến tranh nhân dân, hậu phương chiến tranh và những công trình có đề cập đến sự lãnh đạo
Trang 3430
của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang trong xây dựng hậu phương tại chỗ (1945-1954), NCS rút ra một số nhận xét như sau:
Về nội dung: Nhìn chung, những công trình trên đã khái quát hóa, hệ thống
hóa khá đầy đủ về những quan điểm, đường lối, chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với những kết quả đạt được và kinh nghiệm lịch sử trong xây dựng hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam thời kỳ 1945-1975 Đó
là đường lối chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, xây dựng CCĐ, hậu phương Trong thực tiễn, Đảng đã chỉ đạo, tổ chức xây dựng hậu phương chiến lược và hậu phương tại chỗ ở khắp nơi trên toàn quốc, với rất nhiều biểu hiện sinh động, cụ thể Hậu phương chiến lược (hậu phương quốc gia) được xây dựng ở những vùng tự do rộng lớn như Việt Bắc, Thanh - Nghệ - Tĩnh và Nam - Ngãi - Bình - Phú; hậu phương tại chỗ được xây dựng ở khắp các tỉnh thành trên toàn quốc Hậu phương chiến lược được xây dựng về mọi mặt, từ xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng cách mạng đến xây dựng LLVT nhân dân, xây dựng kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế Những kết quả đạt được trong xây dựng hậu phương chiến lược đã tạo ra nguồn nhân lực, vật lực to lớn bảo đảm chi viện, phục vụ cho các chiến trường lớn trên toàn quốc
Hậu phương tại chỗ ở các tỉnh thành được xây dựng với nhiều loại hình khác nhau như: xây dựng vùng tự do, vùng giải phóng của tỉnh, thành, xây dựng CSCT, xây dựng KDK và CCDK trong vùng tạm chiếm Vùng tự do được xây dựng toàn diện từ kinh tế, chính trị, quân sự đến văn hóa, giáo dục, y tế và ngày càng lớn mạnh Vùng tạm chiếm đi từ gây dựng “lòng dân” tạo chỗ đứng chân ngày càng vững chắc, tiến hành xây dựng cơ sở đảng và cơ sở quần chúng cách mạng; xây dựng LLVT, nhất là lực lượng tự vệ, DQDK; xây dựng kinh tế, văn hóa, giáo dục trong các KDK, CCDK Hậu phương tại chỗ góp phần to lớn vào thắng lợi của 30 năm chiến tranh cách mạng; chia sẻ gánh nặng về nhân lực, vật lực cho hậu phương quốc gia; chiến tranh du kích ở các địa phương thường xuyên có sự phối hợp, chia lửa với các chiến trường lớn trên toàn quốc Một số công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương trong xây dựng hậu phương tại chỗ thời kỳ kháng
Trang 3531
chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với nhiều loại hình hậu phương tại chỗ Bên cạnh đó, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về một, hoặc hai loại hình của hậu phương tại chỗ như xây dựng CSCT; hoặc xây dựng KDK và CCDK Các công trình của tác giả nước ngoài góp phần làm sâu sắc thêm thực tiễn xây dựng hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam
Về quan điểm: Mục đích, ý nghĩa chiến lược của việc xây dựng hậu phương tại
chỗ trong đường lối, chủ trương kháng chiến của Đảng là nhằm khai thác, động viên nhân vật lực cho bộ đội, du kích bám trụ, đánh địch liên tục, rộng khắp và lâu dài; kịp thời khắc phục những khó khăn về địa hình, giao thông vận tải và những tình huống khác trong thực tế của chiến tranh nhân dân
Nội hàm một số khái niệm liên quan đến hậu phương, hậu phương tại chỗ đã tương đối ổn định, có sự thống nhất trong cách hiểu Trong đó có các khái niệm như hậu phương tại chỗ, CSCT, KDK, CCDK [Xem; Phụ lục 1a]
Những công trình trên cũng làm nổi bật một vấn đề nhận thức mới rút ra từ thực tiễn xây dựng hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam Hậu phương chiến tranh nhân dân là một hình thái hậu phương khó phân định ranh giới rõ ràng với tiền tuyến, có sự đan xen giữa hậu phương với tiền tuyến, giữa quân ta và đối phương, hình thành thế trận cài răng lược, hậu phương chiến tranh nhân dân khác biệt với hậu phương chiến tranh thông thường
Hậu phương tại chỗ nằm trong thế trận chiến tranh nhân dân, một thế trận giống như thiên la địa võng, với “mỗi người dân là một chiến sĩ”, “mỗi xóm là một
ổ du kích”, “mỗi làng là một pháo đài”, mỗi KDK, CCDK là một trận địa của chiến tranh du kích, sẵn sàng tiêu hao và tiêu diệt quân địch ở mọi lúc, mọi nơi Hậu phương tại chỗ ra đời ở khắp nơi, đan xen với trận tuyến, hình thành trong “lòng địch”, điều này khiến đối phương rơi vào trạng thái luôn bị động đối phó, làm nảy sinh mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung binh lực, từng bước dẫn đến thất bại về chiến lược và đi đến sụp đổ hoàn toàn Từ những công trình trên, hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam trở thành nét độc đáo, một hiện tượng kỳ lạ trong lịch sử
Trang 36Về phương pháp nghiên cứu: Để mô tả, phục dựng bức tranh lịch sử sinh động
phản ánh về hoạt động lãnh đạo xây dựng hậu phương của Đảng, các công trình, tác phẩm được khảo sát ở trên đã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ đạo và phương pháp liên ngành, phụ trợ như phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, phương pháp tiếp cận liên ngành, điền
dã, kỹ thuật tin học trong thống kê sắp xếp số liệu, vẽ bảng, sơ đồ, trình bày văn bản… Đây đều là những phương pháp nghiên cứu khoa học cần thiết, đóng vai trò hết sức quan trọng để làm nên một công trình nghiên cứu về lịch sử và rất đáng để tham khảo và vận dụng vào giải quyết nhiệm vụ của luận án Bằng các phương pháp nghiên cứu trên, các công trình đã bám sát được vào đối tượng nghiên cứu, tái hiện thành công chủ trương và sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và một số Đảng bộ địa phương trong xây dựng hậu phương tại chỗ Từ đó, các công trình đi đến đúc rút kinh nghiệm lịch sử, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Trang 3733
Về tư liệu nghiên cứu: Có thể thấy, bản thân các công trình, tác phẩm nghiên
cứu nêu trên là một nguồn tài liệu hết sức quý báu, đáng tin cậy, có giá trị tham khảo bổ ích phục vụ đắc lực cho quá trình nghiên cứu đề tài luận án Ngoài ra, với khối lượng tài liệu tham khảo trong danh mục tài liệu tham khảo của mỗi công trình nghiên cứu cũng góp phần định hướng, gợi mở cho việc sưu tầm, tìm hiểu, mở rộng nguồn tài liệu phục vụ cho luận án Tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ… đi kèm trong một
số công trình nghiên cứu đã cung cấp cho tác giả thêm một nguồn tư liệu để kế thừa, làm sâu sắc thêm cho một số luận điểm của luận án
1.2.2 Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu
Qua khảo sát một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, có thể thấy bên cạnh những vấn đề đã được giải quyết, các công trình, tác phẩm nêu trên còn để lại một “khoảng trống” khoa học Thực tế cho thấy, chưa có công trình nào tiếp cận một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống theo chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang trong xây dựng hậu phương tại chỗ (1945-1954) Do đó, đây cũng là vấn đề đặt ra đòi hỏi luận án cần phải tập trung đi sâu nghiên cứu
Cụ thể luận án cần làm sáng tỏ các vấn đề: Một là, các yếu tố tác động đến sự
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang trong xây dựng hậu phương tại chỗ, trên hai phương diện thuận lợi và khó khăn, cụ thể bao gồm các yếu tố: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng; tình hình chiến sự trên địa bàn tỉnh và chủ trương của Trung ương Đảng, khu ủy XII, LKU I, LKU Việt Bắc (1945-1950); những yếu tố mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ trong giai đoạn 1951-1954, bao gồm: Kết quả xây dựng hậu phương tại chỗ ở giai đoạn trước và tương quan lực lượng của hai bên trên chiến trường toàn quốc và ở Bắc Giang; chủ trương của Trung ương Đảng và LKU Việt
Bắc Hai là, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về xây dựng hậu
phương tại chỗ (1945-1954), bao gồm xây dựng cơ sở ban đầu của hậu phương tại chỗ; xây dựng vùng tự do về mọi mặt (xây dựng hệ thống chuyên chính nhân dân; xây dựng và đấu tranh kinh tế; xây dựng LLVT, xây dựng làng chiến đấu cùng với
Trang 3834
một số hoạt động chiến đấu bảo vệ địa bàn; xây dựng đời sống mới trên các mặt văn hóa, giáo dục, y tế; xây dựng vùng mới giải phóng); xây dựng CSCT trong vùng tạm chiếm (cơ sở đảng và cơ sở quần chúng cách mạng); xây dựng và mở rộng KDK, CCDK ở vùng quân Pháp kiểm soát, chiếm đóng; đấu tranh giành đất, giành dân và phá hoại hậu phương chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp; huy động sức người, sức của phục vụ chiến trường Tái hiện một số phong trào, hoạt động của
quần chúng nhân dân tham gia xây dựng hậu phương tại chỗ Ba là, những ưu điểm,
hạn chế và nguyên nhân khách quan, chủ quan của những ưu điểm, hạn chế đó; bước đầu tổng kết kinh nghiệm lịch sử từ quá trình lãnh đạo xây dựng hậu phương tại chỗ của Đảng bộ tỉnh
Tiểu kết chương 1:
Qua khảo sát những công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài luận
án cho thấy, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam thời kỳ 1945-1975 và cũng có nhiều công trình đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang trong xây dựng hậu phương tại chỗ (1945-1954)
Từ các công trình nghiên cứu tiêu biểu được khảo sát, NCS đã sắp xếp, hệ thống hóa thành 2 nhóm công trình, bao gồm những công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng hậu phương chiến tranh nhân dân và những công trình đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong xây dựng hậu phương tại chỗ 1945-1954 Kết quả khảo sát 2 nhóm công trình này được tổng hợp thành những vấn đề về nội dung, quan điểm, phương pháp và tài liệu nghiên cứu
Trên cơ sở những kết quả đạt được của các công trình đi trước, liên quan đến
đề tài luận án, NCS tìm ra “khoảng trống” khoa học, từ đó đặt ra nhiệm vụ, yêu cầu cần tập trung nghiên cứu Có 3 vấn đề lớn mà luận án xác định cần tập trung nghiên cứu, luận giải đó là những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ; chủ trương
và sự chỉ đạo của Đảng bộ; nhận xét về ưu điểm, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân và đúc rút kinh nghiệm lịch sử từ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ
Trang 3935
Kết quả thu được từ khảo sát các công trình nghiên cứu tiêu biểu đi trước sẽ là
cơ sở để NCS kế thừa, xây dựng bố cục nội dung luận án hợp lý, với 2 chương mô
tả về hiện thực lịch sử, tái hiện những hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh;
1 chương nhận thức lịch sử, nhận xét, đánh giá về những ưu nhược điểm, chỉ ra nguyên nhân và bước đầu đúc rút một số kinh nghiệm lịch sử
Trang 4036
Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG TRONG XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG TẠI CHỖ (1945-1950)
2.1 Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ và chủ trương của Đảng bộ
2.1.1 Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên vừa tạo ra
những thuận lợi vừa gây nên những khó khăn đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
trong xây dựng hậu phương tại chỗ
Diện tích của tỉnh Bắc Giang trong kháng chiến chống thực dân Pháp “rộng 39.089 km2, phía Đông giáp tỉnh Hải Ninh, Quảng Yên; phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và phía Bắc giáp Lạng Sơn” [71; tr.7] Bắc Giang thuộc Khu XII, đến năm 1948 thuộc Liên khu I và
từ tháng 11-1949 thuộc Liên khu Việt Bắc, nằm ở vị trí cửa ngõ, trên tuyến đường nối giữa Liên khu III với Liên khu Việt Bắc - con đường vận chuyển nhân vật lực (Cẩm Lý - Vũ Xá - Yên Sơn - Sàn - Đại Giáp - Giốc Cọc - Ri - Ruột là tuyến giao thông quan trọng để kết nối Việt Bắc - Bắc Giang đến Quảng Yên, Hòn Gai, Hải Dương, Hải Phòng và các tỉnh đồng bằng ven biển)
Hệ thống đường giao thông huyết mạch của tỉnh gồm có quốc lộ 1A, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, tuyến đường 13B (nay là đường 31) chạy từ thị xã Phủ Lạng Thương tới các thị trấn Lục Nam, Chũ, An Châu nối với đường số 4 Cùng với đường bộ, sắt còn có đường thủy, gồm các con sông lớn (sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam hạ lưu tập trung ở Phả Lại) và một số con sông nhỏ Đây là những điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thông, kinh tế và quân sự của tỉnh
Địa hình của Bắc Giang gồm có vùng núi và trung du, vùng núi gồm các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Hữu Lũng, Yên Thế, Bắc Lạng Giang, Yên Dũng có nhiều rừng rậm, núi cao; vùng trung du gồm các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, thị xã Phủ Lạng Thương có nhiều đồi trọc, nổi lên một số điểm cao Khí hậu mang đặc điểm của vùng khí hậu chuyển tiếp, vừa có tính nhiệt đới nóng ấm, vừa có tính á