LỜI MỞ ĐẦU Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, các nền văn hóa cổ ngày càng hiện ra rõnét hơn các nhà khảo cổ học đã lội ngược thời gian về quá khứ “đào bới” để giải đáp thắcmắc
DẪN LUẬN
1 Quá trình phát hiện và nghiên cứu văn hóa Óc Eo a.
Di tích nằm trên cánh đồng Giồng Cát - Giồng Xoài, tiếp giáp về phía đông và đông nam núi Ba Thê, nay thuộc địa phận xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn ; được phát hiện vào tháng 4 - 1942; khai quật lần đầu tiên vào tháng 2 - 4 năm 1944 (Louis Malleret, 1944 ; George Coedès, 1947) Tên gọi văn hóa Óc Eo là do nhà khảo cổ học người Pháp tên Louis Malleret đặt sau khi tổ chức khai quật khảo cổ vào tháng 2/ 1944
Hình ảnh: Di chỉ Óc Eo - tỉnh An Giang. b.
Văn hóa Óc Eo được biết đến từ rất sớm qua các thư tịch cổ Trung Quốc Người đầu tiên thu thập và dịch những tư liệu này chính là nhà nghiên cứu người Pháp P Pelliot Vào nhữngnăm 1938 - 1945, L Malleret và các cộng sự đã tổ chức nhiều cuộc thăm dò, khảo sát, khai quật và phát hiện nhiều di tích mới ở vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long Đến năm 1959 - 1963, những nghiên cứu trước đó của ông, chủ yếu là cuộc khai quật ở Óc Eo, lần lượt được giới thiệu trong 4 tập sách: “L’archéologie du Delta du Mékong” Tập I (1959) mô tả khá chi tiết các loại hình di tích, di vật được phát hiện ở vùng Hậu Giang Tập II (1960) trình bày những nghiên cứu của mình về các hiện vật thu được, đặc biệt là đồ gốm Tập III (1962) khảo cứu các loại hình đồ trang sức bằng kim loại quý, đá quý… Tập IV (1963) ngoài phần trình bày những phát hiện mới ở vùng Tiền Giang, ông còn phân tích diện mạo của nền văn minh Óc Eo ở vùng ĐBSCL Công trình này (4 tập) đã công bố những phát hiện, mở ra hướng nghiên cứu mới cho các nhà khoa học Nhiều dấu vết kiến trúc bằng gạch, bằng đá; nhiều cọc gỗ, nhà sàn; nhiều di vật bằng gốm, đất nung, đá, đồng, chì, thiếc, vàng, bạc, đá quý, thuỷ tinh…; nhiều tàn tích thực vật, xương cốt động vật nằm trong hai lớp cư trú khác nhau, ở độ sâu từ 0,60 - 2,20m đã được
L.Malleret phân tích, từ đó đưa ra nhận định: Óc Eo là một đô thị có hoạt động mậu dịch, thương mại - là một thành phố cảng có vị trí quan trọng về kinh tế, văn hóa và chính trị Tại địa điểm di tích Óc Eo đã có một quá trình cư trú lâu dài và đây được coi là một cảng biển quốc tế đặc biệt phát triển lúc bấy giờ Thông qua các hiện vật, nội dung của tập sách đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến đời sống của cư dân Óc Eo.
2 Địa bàn phân bố văn hóa Óc Eo
Ngay từ đầu TK 20 những cổ vật đầu tiên của văn hóa Óc Eo đã được phát hiện trên cánh đồng Óc Eo- Ba Thê thuộc xã Vọng Thê - huyện Thoại Sơn - tỉnh An Giang Do sự phong phú cuả loại hình, sự độc đáo của chất liệu và vẻ đẹp rực rỡ của mỹ thuật chế tác nên ngay từ lúc bấy giờ, các di vật của văn hóa Óc Eo đã lôi cuốn sự chú ý của nhiều học giả nổi tiếng người Pháp như: G.Coedès, L.Malleret, H.Parmentier…Tuy nhiên công cuộc nghiên cứu văn hóa này chỉ thực sự bắt đầu bằng cuộc khai quật của L.Malleret tại di tích Óc Eo vào năm 1944 và những năm sau đó L.Malleret đã công bố kết qủa khám phá và nghiên cứu của mình trong bộ sách có nhan đề “Khảo cổ học ở đồng bằng sông Cửu Long” (L Archeologie du delta du Mekong) lần lượt xuất bản từ 1959- 1964 Công trình này được coi là thành tựu Khảo cổ học chủ yếu về Văn hóa Óc Eo cho đến trước năm 1975.
Quá trình phát hiện và nghiên cứu văn hóa Óc Eo.Niên đại văn hóa Óc Eo
Quá trình phát hiện và nghiên cứu văn hóa Óc Eo
Di tích nằm trên cánh đồng Giồng Cát - Giồng Xoài, tiếp giáp về phía đông và đông nam núi Ba Thê, nay thuộc địa phận xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn ; được phát hiện vào tháng 4 - 1942; khai quật lần đầu tiên vào tháng 2 - 4 năm 1944 (Louis Malleret, 1944 ; George Coedès, 1947) Tên gọi văn hóa Óc Eo là do nhà khảo cổ học người Pháp tên Louis Malleret đặt sau khi tổ chức khai quật khảo cổ vào tháng 2/ 1944
Hình ảnh: Di chỉ Óc Eo - tỉnh An Giang. b.
Văn hóa Óc Eo được biết đến từ rất sớm qua các thư tịch cổ Trung Quốc Người đầu tiên thu thập và dịch những tư liệu này chính là nhà nghiên cứu người Pháp P Pelliot Vào nhữngnăm 1938 - 1945, L Malleret và các cộng sự đã tổ chức nhiều cuộc thăm dò, khảo sát, khai quật và phát hiện nhiều di tích mới ở vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long Đến năm 1959 - 1963, những nghiên cứu trước đó của ông, chủ yếu là cuộc khai quật ở Óc Eo, lần lượt được giới thiệu trong 4 tập sách: “L’archéologie du Delta du Mékong” Tập I (1959) mô tả khá chi tiết các loại hình di tích, di vật được phát hiện ở vùng Hậu Giang Tập II (1960) trình bày những nghiên cứu của mình về các hiện vật thu được, đặc biệt là đồ gốm Tập III (1962) khảo cứu các loại hình đồ trang sức bằng kim loại quý, đá quý… Tập IV (1963) ngoài phần trình bày những phát hiện mới ở vùng Tiền Giang, ông còn phân tích diện mạo của nền văn minh Óc Eo ở vùng ĐBSCL Công trình này (4 tập) đã công bố những phát hiện, mở ra hướng nghiên cứu mới cho các nhà khoa học Nhiều dấu vết kiến trúc bằng gạch, bằng đá; nhiều cọc gỗ, nhà sàn; nhiều di vật bằng gốm, đất nung, đá, đồng, chì, thiếc, vàng, bạc, đá quý, thuỷ tinh…; nhiều tàn tích thực vật, xương cốt động vật nằm trong hai lớp cư trú khác nhau, ở độ sâu từ 0,60 - 2,20m đã được
L.Malleret phân tích, từ đó đưa ra nhận định: Óc Eo là một đô thị có hoạt động mậu dịch,thương mại - là một thành phố cảng có vị trí quan trọng về kinh tế, văn hóa và chính trị Tại địa điểm di tích Óc Eo đã có một quá trình cư trú lâu dài và đây được coi là một cảng biển quốc tế đặc biệt phát triển lúc bấy giờ Thông qua các hiện vật, nội dung của tập sách đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến đời sống của cư dân Óc Eo.
Địa bàn phân bố văn hóa Óc Eo
Ngay từ đầu TK 20 những cổ vật đầu tiên của văn hóa Óc Eo đã được phát hiện trên cánh đồng Óc Eo- Ba Thê thuộc xã Vọng Thê - huyện Thoại Sơn - tỉnh An Giang Do sự phong phú cuả loại hình, sự độc đáo của chất liệu và vẻ đẹp rực rỡ của mỹ thuật chế tác nên ngay từ lúc bấy giờ, các di vật của văn hóa Óc Eo đã lôi cuốn sự chú ý của nhiều học giả nổi tiếng người Pháp như: G.Coedès, L.Malleret, H.Parmentier…Tuy nhiên công cuộc nghiên cứu văn hóa này chỉ thực sự bắt đầu bằng cuộc khai quật của L.Malleret tại di tích Óc Eo vào năm 1944 và những năm sau đó L.Malleret đã công bố kết qủa khám phá và nghiên cứu của mình trong bộ sách có nhan đề “Khảo cổ học ở đồng bằng sông Cửu Long” (L Archeologie du delta du Mekong) lần lượt xuất bản từ 1959- 1964 Công trình này được coi là thành tựu Khảo cổ học chủ yếu về Văn hóa Óc Eo cho đến trước năm 1975.
Theo L Malleret, nền văn hóa này có phạm vi phân bố chủ yếu ở vùng trũng miền Tây sông Hậu gồm điạ bàn các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bạc Liêu… và một phần đất Đông Nam Campuchia Các di tích cuả nền văn hóa này có quy mô khá lớn, trong đó có hai thị trấn Trăm Phố và Óc Eo Riêng Óc Eo có diện tích rộng tới 450 ha, là một đô thị mang đặc điểm cuả một thành phố ven biển với tiền cảng Tà Keo (Cạnh Đền) cách đấy 15km Xã hội Óc Eo là một xã hội phát triển nhiều ngành nghề thủ công như nghề gốm, nghề luyện đồng, luyện sắt, luyện thiếc, nghề kim hoàn Đặc biệt nông nghiệp và thương nghiệp lúc này đã khá phát triển với một loạt chứng cứ như những công trình thuỷ lợi cổ, kênh rạch vừa tưới tiêu vừa là đường giao thông, sản phẩm thủ công thể hiện sự chuyên hoá, những đồng tiền bằng vàng, bạc, thiếc còn nguyên hay cắt làm tư làm tám, các loại trang sức, con dấu bằng đá quý, thuỷ tinh, nhiều sản phẩm có nguồn gốc ngoại nhập Nền văn hoá này còn để lại nhiều kiến trúc khác nhau như vết tích nhà sàn, những kiến trúc đồ sộ bằng gạch đá lẫn lộn thể hiện trình độ cao trong kỹ thuật xây dựng Nghệ thuật tạc tượng điêu luyện gồm hai nhóm tượng Ấn Độ giáo và Phật giáo Ngoài ra còn tìm thấy chữ viết trên các con dấu, mặt nhẫn, bia đá… đó là dạng chữ Phạn (Brami) thế kỷ V thời kỳ Gúpta của Ấn Độ cổ đại L.Malleret cho rằng nền văn hóa này là sản phẩm của một nhà nước cổ đại tồn tại từ thế kỷ II đến thế kỷ VI ở Đông Nam Á, từng được sử Trung Quốc ghi chép nhiều lần, đó là Vương quốc Phù Nam.
Tính chất cảng thị thể hiện qua vị trí địa lý của thành thị Óc Eo và các di vật có nguồn gốc từ Ấn Độ, Điạ Trung Hải, Trung Đông, Trung Hoa làm cho văn hóa Óc Eo mang đậm yếu tố “ngoại sinh”, được những nhà nghiên cứu trước đây coi là nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển văn hóa này.
Từ sau năm 1975, nghiên cứu về văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở đồng bằng sông Cửu Long là một nhiệm vụ trọng yếu của khảo cổ học Việt Nam.Những phát hiện mới đã làm cho số lượng di tích và di vật tăng gấp nhiều lần trước đây Diện mạo văn hoá Óc Eo ngày càng rõ nét, nhất là tính chất và truyền thống phát triển cuả nó trong khoảng 10 thế kỷ đầu Công nguyên và trong không gian từ lưu vực sông Hậu, sông Tiền đến lưu vực Vàm Cỏ - Đồng Nai Cư dân văn hóa Óc Eo cư trú trên những tiểu vùng sinh thái khác nhau nên có những đặc điểm khác nhau về lối sống, thể hiện trên các di tích và di vật khảo cổ học Đó là các tiểu vùng: tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, ven biển Tây Nam (vùng Bạc Liêu- Cà Mau), hạ lưu sông Tiền, Đông Nam bộ và khu vực rừng ngập mặn ven biển Đông Nam bộ Điạ bàn sinh tụ cuả cư dân văn hóa Óc Eo rất rộng lớn nhưng họ đã thích ứng được với mọi hoàn cảnh, tạo lập cuộc sống ổn định và phát triển nền văn hoá đặc sắc cuả mình Các cuộc khai quật quan trọng là tại các di tích Nền Chùa (Kiên Giang), Óc Eo (An Giang), Gò Tháp (Đồng Tháp), Đá Nổi (An Giang), Cây Gáo (Đồng Nai), Lưu Cừ (Trà Vinh), Bình Tả - Gò Xoài (Long An), Gò Thành (Tiền Giang), Phụng Sơn Tự-Chùa Gò (TP.HCM)… Đây cũng là những Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia được bảo tồn và tôn tạo thành những bảo tàng ngoài trời phục vụ cho nghiên cứu, học tập và du lịch Di tích kiến trúc trong văn hóa Óc Eo gồm di tích cư trú, kiến trúc đền tháp và mộ táng Vật liệu xây dựng gồm gỗ, gạch, đá: dấu tích các cọc nhà sàn và một số cấu kiện trang trí hoa văn, phế tích hay nền móng đền tháp thờ hoặc đền tháp- mộ táng Gỗ và đá là nguyên vật liệu cư dân bản điạ quen dùng từ thời tiền sử còn gạch là vật liệu mới do tiếp thu kỹ thuật cuả Ấn Độ từ đầu Công nguyên Vật liệu đá có kích thước rất lớn, tham gia vào các công trình là bộ phận cuả kiến trúc chứ không chỉ là các chi tiết trang trí, được lắp ghép - kết nối bằng kỹ thuật chốt mộng Hầu hết phế tích cho biết đây là đền tháp theo kiểu Ấn Độ có bình đồ hình vuông, nền móng dày đến hơn 1m xây bằng gạch, đất sét và đá sỏi để có thể chịu lực của công trình đồ sộ bên trên Đặc biệt, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện được loại hình mộ táng mà trước đây các học giả Pháp chưa biết đến Đó là các huyệt mộ hình vuông, hình chữ nhật hay hình phễu, bên trên ốp gạch hay lát đá tạo thành bề mặt khá bằng phẳng Trong các huyệt mộ có cát trắng lẫn nhiều hiện vật quý giá như các mảnh vàng chạm khắc những biểu tượng cuả Bàlamôn hay Phật giáo, đồ trang sức, một số đồ tuỳ táng khác. a Niên đại văn hóa Óc Eo
Louis Malleret cho rằng nền văn hóa này là sản phẩm của một nhà nước cổ tồn tại từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VI, chính là vương quốc Phù Nam Dựa trên bằng chứng từ các khảo cổ vật, các nhà nghiên cứu đã nhận định văn hóa Óc Eo tồn tại qua 3 thời kì cơ bản: thời kì tiền Óc Eo, thời kì Óc Eo (TK I - VII), thời kì hậu Óc Eo (nửa sau TK VII - khoảng TK IX, X) a Thời kì "tiền Óc Eo":
Các di tích được xếp vào giai đoạn Tiền Óc Eo ở Tây Nam Bộ là những di tích tìm được ở Tây Nam Bộ, có một số tính chất, đặc điểm còn có thể tìm thấy trong các di tích thuộc văn hóa Óc Eo và có niên đại trước nền văn hóa Óc Eo Những di tích thuộc giai đoạn Tiền Óc Eo là những di tích có niên đại từ Công nguyên trở về trước thuộc thời kim khi, trước khi hội tụ hình thành nền Văn hóa Óc Eo.Trong bộ sách 4 tập Khảo cổ học đồng bằng sông Cửu Long (L'Archéologie du Delta du Mékong) của Louis Malleret, tập II trình bày Văn minh vật chất Óc Eo (La Civilisation Matérielle D Oc Eo) có giới thiệu 4 chiếc rìu có vai (hache) trong đó có 1 chiếc tìm được ở di tích Óc Eo, 1 chiếc ở di tích Hỏn Chông và 2 chiếc ở di tích Núi Sập, và 3 chiếc rìu tứ giác (herminette) trong đó có 1 chiếc ở di tích Đá Nổi, 1 chiếc ở di tích Núi Sam và 1 chiếc ở di tích Núi Sập'; còn trong tập IV giới thiệu vùng Cisbassac (Le Cisbassac; vùng từ sông Hậu trở lên Đồng Nai) Cho đến nay, đã tim được các di tích ở Tây Nam Bộ thuộc giai đoạn Tiền Óc Eo như: An Sơn, Lộc Giang Rạch Núi, Gò Cao Su, Gò Ô Chùa, Động Canh Nông (Long An), Gò Tư Trăm, Gỏ Cây Tung (An Giang), Gò Tháp (Đồng Tháp) Như vậy là từ trước năm
1975, vấn đề giai đoạn Tiền Óc Eo ở miền Tây Nam Bộ đã được các nhà khảo cổ học người Pháp chú ý đến những phát hiện đầu tiên của minh, đặc biệt là Louis Malleret.
Phải đến sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, công tác nghiên cứu về di tích Tiền Óc Eo ở miền Tây Nam Bộ mới thật sự được thực hiện một cách có hệ thống và quy củ. Sau năm 1975, bên cạnh việc nghiên cứu văn hóa Óc Eo ở Tây Nam Bộ, các nhà khảo cổ học cũng đã chủ ý đến những di tích sớm hơn văn hóa Óc Eo.
Vậy là từ sau năm 1975 đến nay, Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí minh (nay là Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ) đã cùng với các cơ quan khoa học trong và ngoài nước, đặc biệt là Viện Khảo cổ học Việt Nam và các Bảo tàng ở các tỉnh phía Nam đã tiến hành khảo sát, thám sát và khai quật rất nhiều địa điểm thuộc giai đoạn Tiền Óc Eo ở Tây Nam Bộ và cũng nhận thức rõ hơn những con đường tiền Óc Eo tiến lên Óc Eo.
Kết quả của những nghiên cứu có thể tìm hiểu những công trình đề cập các di tích Tiền Óc Eo ở Tây Nam Bộ đã công bố như: Những phát hiện Khảo cổ học ở miền Nam (1978)
; Khảo cổ Đồng Nai (1991); Một số vấn đề Khảo cổ học ở miền Nam Việt Nam (1997, 2008); Khảo cổ học tiền sử và sơ sử Thành phố Hồ Chí Minh (1998); Khảo cổ học Long
An những thế kỷ đầu Công nguyên (2001); Văn hóa đồng Bằng Nam Bộ - di tích kiến trúc cổ ( ); Văn hoá Óc Eo và các văn hoá cổ đồng bằng sông Cửu Long (1984); Văn hoá và cư dân đồng bằng sông Cửu Long (1990) Gần đây khi hệ thống lại những nghiên cứu của khảo cổ học “Đóng góp vào việc nghiên cứu văn hóa Nam Bộ”, PGS.TS Tống Trung Tín có trình bày về 4 con đường tiến tới văn hóa Óc Eo: Tiền Óc Eo qua các di tích Giồng Cá Vồ, Giồng Phật (TP Hồ Chí Minh); Tiền Óc Eo qua di tích Gò Cao Su,
Gò Ô Chùa (Long An); tiền Óc Eo qua di tích Gò Cây Tung (An Giang); Tiền Óc Eo qua di tích Giống Nổi (Bến Tre) ? Trong Những phát hiện Khảo cổ học ở miền Nam, cũng có các bài viết đề cập đến vấn đề tiền Óc Eo, “Gốm trong các di tích khảo cổ học giai đoạn
“tiền Óc Eo” ở Nam Bộ” của TS Nguyễn Thị Hậu và “thời kỳ tiền Óc Eo ở Nam Bộ” của Võ Sĩ Khải.
Kết quả khai quật các di tích khảo cổ học tiền Óc Eo ở Tây Nam Bộ cho chỉ số niên đại của văn hoá tiền Óc Eo: Một số di tích ở tỉnh Long An đã có niên đại CH như di tích An Sơn, 2 mẫu than ở độ sâu 4m cho niên đại 2775 – 60 BP (cách ngày nay) và 2885 ± 60 BP; ở di tích Rạch Núi, mẫu ở độ sâu 2m cho niên đại 2400 ± 100 BP; ở di tích Lộc Giang, mẫu than gỗ ở độ sâu 2,25m trong tầng văn hóa sớm nhất cho niên đại 3950 ± 75
BP và mẫu ở độ sâu 0,8m nơi tiếp xúc giữa tầng văn hóa tiền sử với tầng đất cỏ sự xáo trộn giữa gốm tiền sử và gốm Óc Eo cho niên đại 1490 ± 50 BP; ở di tích Rạch Rừng, mẫu cọc gỗ ở độ sâu 1,7m cho niên đại 2780 – 40 BP và mẫu mảnh gỗ và than dịch vào chiếc xương sọ người MH1 ở độ sâu 1,7m cho niên đại 2800 ± 45 BP; ở di tích Gò Cao
những di vật văn hóa Óc Eo Miền Nam Việt Nam
Đồ đá
1.1 Rìu có chuôi Được đẽo từ đá phtanite màu xanh nhạt hoặc phtanite đen phủ patin Có tiết diện hình chữ nhật, hình hạt đậu hai mặt lồi Chiếc nào cũng được mài nhẵn, đặc biệt là chiếc bang phtanite màu xanh, có hai vai ngang, có vai xuôi và cùng với phần chuôi tạo thành góc nhọn, có phần chuôi vuông góc với cạnh Chuôi hình bầu dục hoặc góc tù đối với các rìu từ Núi Sập Có một chiếc rìu có lưỡi tựa như hình bán nguyệt, lưỡi cong, bán kính lớn.Tiết diện hình hạt đậu, hai mặt lồi, đây có thể là nguyên mẫu của các rìu bằng đồng.
1.2 Rìu tiết diện chữ nhật
- Di chi Óc Eo, rìu có chuôi dài hơi bất đối xứng, với phần thân hơi lối và được mài kỹ hơn các phần khác và theo cùng một trục Phần tác động gồm hai mép vát có mặt nghiêng lỗi Vai xuôi Phần tra cán dài bằng nửa độ dài của rìu và được ghè nhỏ lại Lưỡi cong.
- Di chỉ trong nội địa Hòn Chông, rìu có chuôi ngắn, thường có hình thang như chiếc rìu nêu trên, lỗi hai bên, lưỡi cong Các mặt và cạnh được đánh bóng kỹ Vai ngang Đá màu xanh lục, gần giống với “chiếc đục bằng đá tính chất như ngọc bích, xanh thẫm, mặt trơn bóng”.
- Di chỉ Núi Sập, ìu có chuỗi dài và lỗi hai bên, cả chiều dài lần chiều ngang Vai xuôi và chuỗi dài, chiếm 2/3 tổng chiều dài hiện vật Lưỡi cong Hai mặt được mài nhẵn và hơi bất đối xứng Rìu có chuỗi rộng, dài bằng nửa chiều dài hiện vật, lỗi hai bên, cả chiêu dài lần chiều ngang, Vai xuôi Hai mặt của phân cắt được mài kỹ hơn Lưỡi hình bán nguyệt.
1.3 Bôn Đặc trưng của loại dụng cụ này là hai mặt không cân đối, lưỡi vát, không đều, đáp ứng nhu cầu sử dụng thiết thực, hướng tác động vuông góc so với các công cụ nêu trên Ở miền Tây sông Hậu có hai loại.
Di chỉ Đá Nổi, bôn hình tam giác, đầu thon đối diện với đầu lưỡi cong Phần thân hơi lối, được mài nhẵn Mặt lưng lõm, vát, được mài nhẵn ở đoạn giáp lưới Tiết diện hình thang thẳng Hiện vật này thuộc nhóm công cụ có chuôi nhọn, một mặt phẳng, một mặt lồi, tiết diện hình thang Đa phân làm bằng đá đen, loại đá này rất phổ biến trong núi đá vôi vùng
- Chùa Phước Cổ, Núi Sam, bôn chuỗi thẳng một công cụ thiếu phần trên, được lưu giữ ở chùa Phước Có trên Núi Sam Tuy nhiên, hiện vật này có các viên gần như song song và mặt nghiêng không đối xứng với một mặt phẳng và một mặt lồi, cùng loại với những công cụ được mô tả dưới đây Lưỡi cong Tiết diện hình chữ nhật.
- Di chỉ Núi Sập, bôn hình thang ngắn, mặt nghiêng không đối xứng. Một mặt được trau chuốt lại bằng cách gọt bớt đi các mảnh nhỏ, chỉ mài qua loa ở lưỡi, tạo thành một đường vát ngắn Mặt còn lại lõi rõ hơn, được mài khắp mặt, đường vát rộng Tiết diện hình thang, đáy lỗi và cạnh nở về phần lưng, hướng ngược với hướng của bôn có chuôi nhọn Lưỡi cong.
- Di chỉ Côn Đảo, bôn hình thang dài, rất dày Bốn mặt được phân tách bằng những cạnh sắc và được mài chỉn chu Lưỡi cong kiểu có và có thể coi như một chiếc bôn nhờ đặc điểm có hai mặt chính không đối xứng, một mặt gần như phẳng theo đường trục dài, một mặt lối Tiết diện hình thang, đáy lỗi, cạnh nở cùng hướng với hiện vật nêu trên.
Đồ gốm
- Đồ đựng hình chảo, là những đồ đựng vững chắc, miệng chảo nhất thiết phải có đường kính lớn Thô ráp, nhưng rất thuần nhất, trộn với một lớp dày đặc hạt cát đỏ rất mịn, cá biệt có trường hợp trộn với cát trắng thạch anh hoặc tràng thạch Trong bột đất có một lớp hạt cát đỏ dày đặc và mịn, có những chỗ lấp lánh, có thể là vảy mica trắng hoặc bụi hay mảnh ánh kim sáng như vàng hoặc bạc
- Đồ đựng có thân hình cầu, loại này chỉ còn lại một mảnh, nhưng đủ lớn để có thể phục chế thành một hiện vật thuộc kiểu phăng tôm (type-fantôme) có thành dày, bằng đất nung, màu đen và giống diệp thạch, lẫn hạt cát Vì không có cổ nên hiện vật trông giống như một hình cầu rỗng mà một chỏm đã bị hớt đi để tạo thành nhờn không nhìn thấy rõ Bên trong còn nhiều dấu vết của một lớp thổ hoàng quét lên trên, màu đục mờ, có lẽ là một lớp men bóng được tráng lên khắp hiện vật Hoa văn trang trí rất mờ nhạt, có lẽ được tạo thành từ một chiếc lược Ở giữa mặt ngoài của đáy có chỗ lõm, tạo thế thăng bằng Có lẽ được nặn bằng tay.
- Bếp lò, những mảnh đồ đựng có thành dày, đều chế tác với bột đất thô ráp lần với hạt cát to Loại lò gốm này hiện nay gồm hai phần không bằng nhau thắt ngang ở giữa Ở mép có ba để đỡ giống kiểu như cái chêm góc và nghiêng về phía trong Chúng được dùng để kê nồi nấu thức ăn, trong khi những thanh củi dài được đầy vào lò lửa từ phía đối diện Hiện nay, thành lò ít được trang trí Các cạnh của hiện vật có nhiều kiểu trang trí, những đường thẳng liên nhau tạo thành một hoặc nhiều hàng, hoặc chia thành ngăn với những đường song song với mép cạnh, xiên hoặc chéo nhau Hình trang trí có thể là chấm bi hoặc hình lăn tăn Trên các bệ đỡ thường thấy những nét rạch bằng lược Một chiếc bệ có trang trí hình quái vật. Một chiếc bệ đỡ khác có trang trí hình hai con cả nổi, một con ở mép, một con ở quai.
2.2 Đồ đựng miệng hẹp a Loại đáy cong
- Đồ đựng hình quả bầu, thang tròn và hẹp, cổ ngân, miệng hẹp với đường kinh bằng 1/5 đường kính của phần thân Có một trường hợp, họa tiết trang trí hình như được tạo văn in ở phần vai Bột mịn, có tông màu hồng, sờ mát tay và còn dấu vết của men tráng màu đỏ hoặc men bóng màu thổ hoàng Có một phiên bản có phần thân tháp, giống như một chiếc lọ Chắc là sản xuất bằng thủ công.
- Bình dựng dầu thơm cỡ nhỏ, lòng bình hình cầu hai đầu dẹp, miệng hợp có lẽ trước kia là loại có thấp có gờ, đường kính bằng 1/3 đường kính của làng bình Thành bên ngoài có những đường chia phần thân thành mùi dọc Đặt vang màu hồng khá mịn, nhưng có nhiều hóc. b Chai hình trụ có đáy hình bán cầu
Gồm hai cái chai thành dày, thân và cổ hình trụ Thành bên ngoài chia làm hai nấc, cổ rộng Giữa có và thân có phân nhỏ ra đánh dấu bởi một cạnh thẳng, tạo thành một vai hẹp Đây hình bán cầu, đáy và phần còn lại của thân chai đều được trang trí thô Hoa văn bao gồm nhiều dấu rạch, chắc được tạo thành từ một chiếc lược răng thưa Những vết rạch này nằm nghiêng với một đoạn uốn hơi xoắn ốc, còn trên đáy thì có những rạch ngang. c Loại đáy phẳng có cổ
Một chiếc bình kích thước khá lớn, có cổ và chân, làm thủ công bằng một loại bột đen, quét bên ngoài một lớp màu vàng nhạt Đây là loại đồ gồm thông thường, trắc diện hơi giống loại nổi 34, chỉ khác ở chỗ chiếc bình này dài và có chân Giữa bụng và vai có một gờ nổi Trên thân bình và bên ngoài đáy trang trí đơn giản bằng hoa văn xoắn in từ một chiếc vớ đáy có đục một lỗ tròn đều Nó được nặn bằng tay từ loại bột khá mịn và nung kỹ, bên ngoài được quét một lớp thổ hoàng Ba chiếc bình khác tìm thấy ở Óc Eo được làm bằng bàn xoay Một chiếc có dáng đẹp, được chế tác từ loại đất xù xì pha với cát, màu trắng đục Nó nằm trên mặt đất, ở gò Bắc Giống Cát, đáy có đục một lỗ thủng Hai chiếc còn lại màu vàng nhạt, được chế tác từ bột đất nhẵn và mịn Không có chiếc nào có hoa văn trang trí. d Đồ đựng có thân hình quả trứng
- Chum đáy phẳng, Chúng được chế tác thành bột đất đen, kết cấu thành từng lớp, chất khử nhờn từ thực vật, có mành được quét một lớp màu hồng bên ngoài Những mảnh chúng tôi thu lượm được cho thấy có chum rộng, đường kính từ 25 đến 45cm Chum có dung tích trung bình (5 lít) nhưng lượng chứa lớn hơn tất cả những loại được mô tả ở trên Phần thân của chum hình trứng dài, đáy phẳng, miệng có viên gờ nổi Trang trí bằng ba đường rãnh sâu xung quanh vai, kèm theo bốn tai ngắn để dễ cầm, những tai này hình như không có lỗ đục Có lẽ chế tác bằng tay được làm từ đất nung có tông màu nâu, bột đất khi mịn và được khử nhờn bằng cát.
- Ấm có vòi, kiểu ấm có vòi thẳng hoặc cong, thần ấm có hình cầu hoặc hình quả trứng, chân ngắn và cổ thấp, miệng hơi loe Có lẽ được chế tác bằng bàn xoay Hiếm có những bản còn nguyên vẹn.
Nó có thể ngắn và có hình nón, tháng hoặc hơi cong, dài hoặc hơi loe, hẹp hoặc mở rộng, trơn hoặc trang trí bằng đường rãnh hình tròn, cổ cắt thẳng hay có những đường gờ nổi phức tạp với nhiều hốc và lưới ở giữa, một bản có trang trí hình động vật Có chiếc quanh cổ có gờ nổi, có chiếc không. e Nắp đậy, cổ và chân đế
- Đó gồm có vùng miền Tây sông Hậu có hai loại nếp chính Một loại có lỗ ở giữa đc dễ cám, một loại có núm Loại thứ hai bao gồm nhiều kiểu phù hợp với hình dáng của đồ đựng.
- Nắp đậy có lỗ cầm, những nắp đậy này, hình như rất phổ biến, có phần lõm ở giữa, từ đó nhô lên một chỏm tròn, chỉ có chỏm này đục lỗ cầm, nhờ thể đỗ đựng được đậy kín hoàn toàn Những hiện vật này được nặn trên bàn xoay, bằng cách di chuyển ngón tay hoặc một chiếc bay theo đường bán kính, từ tâm ra phần viên tròn khi bàn đang xoay, trên hầu hết các bản thu được đều thấy rõ một đường xoắn ốc Chúng được nặn từ một loại đất thuần nhất và mịn, sau khi nung có màu hồng hoặc vàng nhạt Trên một số bản còn thấy dấu vết lớp quét ngoài màu thổ hoàng Một số bản có đường kính lớn, chắc là nắp đậy loại đồ đựng có miệng rộng Căn cứ vào chất liệu đất, có thể chia chúng thành hai loại Một loại được chế tác từ bột đất màu xám hoặc đen nhạt, xù xì, pha lẫn cát loại hạt to với tỷ lệ cao.
- Chân đế, các đồ đựng thu thập được trên mặt đất ở Óc Eo và trong các hố thám sát Chân để thẳng hay nghiêng, thường ngắn, đôi khi có đường kính khá lớn Căn cứ vào chất liệu đất, có thể chia chúng thành hai loại Một loại được chế tác từ bột đất màu xám hoặc đen nhạt, xù xì, pha lẫn cát loại hạt to với tỷ lệ cao.
- Chân đèn, những hiện vật hình nón cụt hoặc hình trụ, chính giữa có lỗ thống hình ống từ trên xuống dưới, đường kính hẹp Trên đoạn gần miệng lỗ có vành cổ Tất cả những bản này đều được chế tác bằng tay hoặc bằng bàn xoay, từ bột đất mịn, trong trơn và xám, sau khi nung có màu hồng. f Dọi xe chỉ
Những hiện vật hình nón cụt hoặc hình trụ, chính giữa có lỗ thống hình ống từ trên xuống dưới, đường kính hẹp Trên đoạn gần miệng lỗ có vành cổ Không có chiếc nào còn nguyên vẹn, do đó khó hình dung được phần đáy Tất cả những bản này đều được chế tác bằng tay hoặc bằng bàn xoay, từ bột đất mịn, trong trơn và xám, sau khi nung có màu hồng Ở di chỉ Óc Eo, đã thu thập được khoảng bốn mươi chiếc.
2.3 Luyện Kim và Đồng Sắt a Tượng hình sinh động
Đời sống văn hóa cư dân Óc Eo thông qua tư liệu khảo cổ
Từ kho tài liệu văn hóa vật chất hết sức phong phú và đa dạng của nghiên cứu khảo cổ học trong mấy chục năm gần đây kết hợp với các nghiên cứu liên ngành như dân tộc học, tôn giáo học, văn hóa học, khoa học tự nhiên v.v… đã giúp chúng ta bước đầu phác thảo bức tranh về đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của cư dân miền Tây Nam Bộ thời kỳ Óc Eo.
1 Đời sống vật chất a Đời sống sinh hoạt
- Cư trú: Chủ nhân văn hóa Óc Eo sinh tồn trên vùng đất cực Nam của Tổ quốc Việt Nam, trung tâm là vùng hạ lưu sông Cửu Long và những thách thức buộc con người có sự thích ứng để tồn tại và phát triển Địa bàn của cư dân Óc Eo tương đối thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở đây thuận lợi cho việc sinh trưởng của nhiều loại cây trồng, nhất là cây lúa.
- Cư dân Óc Eo ở Tây Nam Bộ thường cư trú trong những vùng thuộc châu thổ thấp trũng miền Tây sông Hậu, vùng rừng U Minh, vùng Đồng Tháp Mười. b Trang phục:
- Cho đến nay, chưa có một tài liệu nào viết về cách ăn mặc của cư dân Óc Eo một cách đầy đủ, cụ thể Tuy nhiên, thông qua một vài gợi ý từ thư tịch cổ Trung Quốc và hệ thống các tượng thờ Phật giáo, Hindu giáo cùng những di vật là đồ trang sức có thể cho ta đoán định được một hình ảnh tương đối về cách ăn mặc, đầu tóc của cư dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong những thế kỷ đầu Công nguyên.
- Trong các di tích Óc Eo xuất hiện rất nhiều dọi xe sợi, với kiểu dáng khác nhau, các mộ táng ở di tích Gò Ô Chùa đều thấy chôn theo dọi se chỉ, điều này đã chứng minh rằng nghề dệt rất phát triển Đặc biệt, thời kỳ này có thể các loại vải được dệt ra với nhiều loại dày, mỏng, kẻ ngang, kẻ sọc, kẻ ô vuông và có thể đã có những hoa văn khác nhau Như vậy, có thể thấy, cư dân Óc Eo, mặc không phải chỉ để che chắn mà còn để làm đẹp Vải có thể đã được các thợ nhuộm nhuộm thành nhiều màu sắc với nhiều họa tiết khác nhau.
- Từ tư liệu dân tộc học có thể hình dung lối ăn mặc của họ có thể không khác nhiều so với lối ăn mặc của nhiều dân tộc bản địa vùng Đông Nam Bộ cuối thế kỷ XIX Có thể nam giới chỉ mặc chiếc khố dạng thắt lưng, đó là một mảnh vải dài luồn giữa hai đùi trước khi quấn xung quanh vùng thắt lưng, rồi thả một đầu xuống phía trước Trang phục này để hở hoàn toàn đùi và mông và dường như là trang phục duy nhất của đàn ông trong các tộc người ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên Trang phục của phụ nữ có lẽ là một tấm vải lớn, quấn quanh bụng và buông dài đến chân Cả nam và nữ để ngực trần, đôi khi họ quấn quanh mình một tấm vải rộng để chống lại khí trời xe lạnh hay dùng để địu con Bên cạnh đó, cư dân Óc
Eo còn có thể quấn những chiếc khăn làm thành mũ đội đầu được thấy ở trong hình mảnh gốm mịn ở Nền Chùa (Kiên Giang) Trên khăn đã được quấn thành chiếc mũ còn được trang trí nhiều đồ trang sức rất đẹp.
- Trang sức có thể coi là một bộ phận của trang phục Người Óc Eo rất thích đeo đồ trang sức, họ đeo trang sức lên tay, tai, cổ và cả trên đầu Trong các loại hình đồ trang sức thì các loại hạt chuỗi được sử dụng phổ biến và thường được xâu thành chuỗi đeo ở cổ Các hạt chuỗi đá có kiểu dáng rất đa dạng và phong phú về số lượng và đều được làm từ các loại đá quý Các hạt chuỗi làm bằng thủy tinh nhuyễn thể, kim loại, gốm v.v… và đều mô phỏng theo kiểu dáng của hạt chuỗi đá Các hạt chuỗi đá có hình lục giác, bát giác, quả nhót, quả nhót thắt hai đầu, hình tròn, hình giọt nước, hình răng thú, hình cầu, hình trụ v.v… Khuyên tai hai đầu thú cũng là một trang sức độc đáo của cư dân Giồng Cá Vồ - Giồng Phệt.
- Đối với người Óc Eo, đeo đồ trang sức nhiều khi không phải chỉ làm đẹp mà còn để khẳng định vị trí xã hội, sự giàu sang của mình. Điều này được thể hiện qua những đồ trang sức được chế tác cầu kỳ, tinh xảo với chất liệu vàng, đá quý là chủ yếu Đặc biệt, đeo đồ trang sức đối với cư dân Óc Eo nhiều khi còn thể hiện niềm tin, tôn thờ tôn giáo của mình Điều này được thể hiện rõ qua những chiếc nhẫn có chạm hình bò Nandin - vật cưỡi của thần Siva, hay những đôi khuyên tai có hình vòi voi, được chạm khắc hoa văn rất đẹp. c Ẩm thực:
- Thói quen ăn uống của một cộng đồng dân cư phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Trong đó, môi trường tự nhiên là yếu tố quan trọng nhất quyết định ẩm thực, phương thức và thói quen ăn uống của cộng đồng.
- Cư dân Óc Eo sống trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hệ sinh thái đa dạng, phong phú, thích hợp cho mọi loại cây trồng phát triển Phù sa của các con sông hằng năm bồi đắp cho những cánh đồng ngày càng màu mỡ Qua các phát hiện khảo cổ học và bảng phân tích kích thước của vỏ trấu đã cho thấy rằng nghề trồng lúa nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vào mười thế kỷ đầu Công nguyên đã rất phát triển, với nhiều giống lúa khác nhau, chủ yếu là giống lúa gạo tẻ, họ “trồng một năm thu hoạch ba năm” (Tấn Thư) Cư dân nơi đây còn biết tách các hạt lúa để nấu thành cơm Điều này được thể hiện qua việc phát hiện nhiều dấu tích của lúa gạo, vỏ trấu trong các di tích Gò Tháp, Óc Eo, Nền Chùa.
- Cùng với cơm, cư dân Óc Eo cung cấp bữa ăn cho gia đình bằng cách đánh bắt tôm, cua và cá có sẵn trong tự nhiên Điều này được chứng minh bằng việc phát hiện nhiều dấu vết của các loài thuỷ hải sản như xương cá, mai rùa, vỏ ốc, nghêu, hàu v.v… trong các di tích cư trú.
- Ngoài ra, thịt cũng là thực phẩm được người dân địa phương chú trọng Họ có thể nuôi gà, chó, lợn hoặc săn thú rừng như hươu, nai v.v… để bổ sung thức ăn cho gia đình Minh chứng cho giả thuyết này là chính là dấu tích còn lại của các loại xương, răng gia súc, gia cầm mà các nhà khảo cổ đã tìm thấy trong các đống rác bếp trong di tích cư trú.
- Rau, củ, quả ở đây rất phong phú và đa dạng Cư dân Óc Eo có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho bữa ăn bằng cách trồng rau hoặc hái rau dại xung quanh nhà Ngoài ra còn có các loại trái cây bổ sung chất dinh dưỡng giúp bữa ăn của họ thêm phong phú Điều này đã được chứng minh trong một cuộc điều tra năm 2011 tại Gò Tư Trâm (Ba Thê, An Giang), nơi nhà khảo cổ đã tìm thấy các loại hạt trái cây ở độ sâu 3m Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy hình ảnh trái cây trên các lá vàng được chôn trong những ngôi mộ táng.
- Lương thực, thực phẩm của người xưa và cách họ chế biến có lẽ đơn giản hơn chúng ta ngày nay Chúng có lẽ thường được nấu trong nồi gốm và một số thực phẩm có thể nướng trực tiếp trên ngọn lửa Việc phát hiện những chiếc ấm cùng những nhận định của các nhà khoa học cho rằng: cư dân Óc Eo đã trồng các loại hoa sen, hoa súng, hoa Atiso, hoa cúc, hoa trang, hoa cẩm chướng v.v… có thể suy đoán cư dân Óc Eo đã sử dụng các loại lá, hoa để nấu uống Ngoài ra, cư dân Óc Eo còn biết chế biến các loại rượu. d Đời sống mưu sinh
TỔNG KẾT
Trên vùng đất Nam Bộ, văn hóa Óc Eo đã hình thành, phát triển và toả sáng Con người nơi đây đã khai phá đất đai, tạo dựng cuộc sống, tiếp thu và phát triển một nền văn minh tương đối cao trong hơn 5 thế kỷ Thông qua những tài liệu khảo cổ học đã cho phép phác hoạ một cách khái quát bức tranh về đời sống của cư dân Óc Eo ở miền NB
Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, nó được nhìn nhận là chứng cứ vật chất của vương quốc Phù Nam; là quốc gia cổ đại đầu tiên được hình thành ở Đông Nam Á.Phù Nam được hình thành từ rất sớm, vào khoảng cuối thế kỷ I đầu thế kỷ II, với tư cách là một bộ phận tiên tiến thời bấy giờ, nó chinh phục các lãnh thổ xung quanh và nhanh chóng trở thành một đế quốc cổ đại Nó tồn tại cho đến thế kỷ VII thì bước vào giai đoạn suy vong rồi tan rã hoàn toàn
Cư dân Óc Eo đã tự tạo cho mình một cuộc sống tương đối ổn định, phong phú Họ biết tận dụng những thức ăn sẵn có bằng cách triển khai các hoạt động săn bắt, hái lượm theo phổ rộng, và chăn nuôi nhiều loại động vật, trồng nhiều loại cây để bổ sung nguồn lương thực, thực phẩm cho cuộc sống Họ biết đào kênh dẫn thuỷ nhập điền, tưới tiêu cho ruộng đồng, phát triển nghề trồng lúa nước, đồng thời, cũng là phương tiện giao thông hữu hiệu cho người dân nơi đây.
Các nghề thủ công ở Phù Nam rất phong phú và đa dạng với trình độ và quy mô khác nhau, phản ánh một số đặc điểm địa lý tự nhiên - môi trường, kỹ thuật sản xuất và trong một chừng mực nào đó, là tư duy thẩm mỹ, trí thông minh sáng tạo của tộc người trong quá trình thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội Các nghề thủ công đã tạo ra rất nhiều sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày của cư dân nơi đây Các loại công cụ sản xuất, vật liệu, đồ trang trí mỹ nghệ có giá trị văn hóa và hàng hoá cao, trong khuôn khổ của nền sản xuất tiền công nghiệp, gắn chặt với hoạt động nông nghiệp qua các giai đoạn lịch sử
Với vị trí của một thương cảng toạ lạc tại địa điểm trung gian của “Con đường tơ lụa trên biển”, cư dân Óc Eo đã sớm tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên thế giới Điều này đã khiến cho nhiều học giả xem Óc Eo là một trung tâm liên thế giới của vương quốc Phù Nam Quan hệ thương mại giữa Óc Eo với thế giới bên ngoài sớm được chứng minh qua những hiện vật được phát hiện trong các di tích Óc Eo như hai đồng tiền vàng La Mã, gương đồng thời Hán, đồ trang sức hai đầu thú Có thể nói, thủ công nghiệp, thương nghiệp đã đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc hình thành nên các thị tứ và các đô thị thời cổ đại trên vùng đất Nam Bộ, mà Óc Eo (An Giang) là một ví dụ. Đời sống tinh thần của cư dân Óc Eo thời kỳ này cũng vô cùng phong phú, đa dạng.
Về tín ngưỡng, tôn giáo, cư dân Óc Eo ở vùng ĐBSCL có sự hội nhập giữa tín ngưỡng dân gian với các nước cổ đại cùng thời Cùng với các tín ngưỡng bản địa, hai tôn giáo Phật giáo và Hindu giáo đã phát triển một cách mạnh mẽ trên vùng đất này Các vị thần Hindu rất phong phú và đa dạng, trong đó thần Vishnu được thờ cúng rộng rãi nhất còn thần Siva được thờ chủ yếu dưới hình thức linga và yoni Đạo Phật cũng có mặt ở đây từ rất sớm, khoảng thế kỷ II với 2 phái Đại thừa và Tiểu thừa, được chứng minh qua các di vật: tượng Phật Thích Ca, Quan Âm và tượng Di Lặc Bồ Tát Các vị thần, Phật xuất hiện trong các di tích với số lượng lớn, nhiều chủng loại, cho thấy đời sống tâm linh của cư dân nơi đây vô cùng phong phú, đa dạng
Quan niệm về thế giới quan, nhân sinh quan của cư dân Óc Eo cũng được thể hiện rất rõ qua văn hóa ứng xử với người đã chết Dưới con mắt của người dân nơi đây - những tín đồ theo Ấn Độ giáo thì cái chết là khởi nguồn của mọi niềm hạnh phúc, an lạc, là được về với một thế giới khác tốt đẹp hơn Chính vì thế mà đồ tuỳ táng trong các ngôi mộ cổ rất phong phú, đa dạng.
Song song với việc thể hiện các giá trị về đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của cư dân Óc Eo thời bấy giờ, những di vật khảo cổ học Óc Eo còn cho ta thấy được những giá trị về nghệ thuật của nó Qua các hình ảnh được chạm khắc trên những hiện vật vàng, và những đường nét sắc xảo của các hiện vật trang sức đã cho thấy trình độ kỹ thuật, tay nghề của những người thợ kim hoàn thời ấy đã rất tỉnh xảo, ngành thủ công này được chuyên môn hóa cao và phổ biến với đường nét chạm khắc, lối thể hiện tinh vi trên những vật có kích thước nhỏ Nghiên cứu giá trị mỹ thuật trên các hiện vật vàng, cho thấy cư dân Óc Eo đã có một trình độ kỹ thuật chế tác vàng điêu luyện Qua những sản phẩm này, nó còn thể hiện sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần khẳng định nghề kim hoàn đã có sự phát triển đạt trình độ cao nhằm phục vụ nhu cầu thẩm mỹ, tín ngưỡng tôn giáo của cư dân đương thời.
Có thể thấy rằng, văn hóa Óc Eo thực chất là sản phẩm vật chất của vương quốc cổ Phù Nam tồn tại sáu thế kỷ đầu Công nguyên, với những địa điểm phát hiện trải rộng hầu khắp châu thổ sông Cửu Long mà nền tảng của nó là miền Tây sông Hậu Nền văn hóa này tồn tại và phát triển, rực rỡ và đa dạng, tinh tế và độc đáo cùng với không gian và thời gian của vương quốc Phù Nam Nó còn có ảnh hưởng lan toả ra bên ngoài châu thổ, để lại nhiều dấu tích cho đến ngày nay.
Từ những điều đó đã cho thấy vị trí và tầm quan trọng của nền văn hóa Óc Eo vô cùng to lớn; là nền văn minh cổ nằm trên vùng châu thổ ĐBSCL Những giá trị văn hóa đặc sắc này là chính là một phần nằm trong dòng chảy của tiến trình văn hóa Việt Nam. Như vậy, có thể khẳng định rằng, văn hóa Óc Eo trên vùng đất Nam Bộ, văn hóa Champa ở miền Trung Việt Nam cùng với lịch sử của các vương quốc này là một bộ phận của văn hóa và lịch sử văn hóa Việt Nam tạo nên sự đa dạng, phong phú trong một chỉnh thể nền văn hóa Việt Nam.