- Tầm quan trọng của quyền tự quyết của các dân tộc và chống lại các hình thức áp bức thống trị của các nước đế quốc - Giải phóng con người khỏi những áp bức ràng buộc xã hội sự khốn khổ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
-
-BÀI THU HOẠCH HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
NHỮNG ĐẶC TRƯNG BẢN CHẤT CỦA
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Nhóm thực hiện: Nhóm 4 Lớp học phần: 232POL10716
Võ Trần Ngọc Ánh - 221A140103 Nguyễn Thị Thu Hân - 221A300165 Đinh Mộng Kha – 221A050347 Bùi Thị Bích Ngọc – 221A030701 Trần Nam Phong – 221A320150 Bùi Văn Thành – 211A050049
Lê Thị Cẩm Tú – 221A140435 Giảng viên hướng dẫn: Lê Thanh Hòa
Năm 2024
Tên MSSV Nhiệm vụ Tiến độ
Trang 2Võ Trần Ngọc Ánh 221A140103 PPT, Word 100%
Nguyễn Thị Thu Hân 221A300165 Nội dung Phần 2,3 100%
Thành viên nhóm
Trang 3I ĐẶT VẤN ĐỀ
Chủ nghĩa xã hội Việt Nam với bề dày lịch sử và đa dạng văn hoá, là một đề tài nghiên cứu đặc biệt hấp dẫn, mở ra một cửa số để nhìn nhận sâu sắc về bản chất và những đặc trưng quan trọng của mô hình xã hội này Với mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và tiến bộ, chủ nghĩa xã hội Việt Nam đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát triển
và thăng tiến của đất nước
Theo triết lý Mác-Lênin chủ nghĩa xã hội Việt Nam đề cao sự công bằng xã hội, sự phân phối bình đẳng và quyền tự do cho công nhân và người lao động Nó tập trung vào việc xây dựng một hệ thống kinh tế xã hội nhằm phục vụ lợi ích chung của toàn bộ xã hội Chủ nghĩa
xã hội đã trải qua nhiều giai đoạn và thử thách Từ cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, chủ nghĩa xã hội Việt Nam đã chứng minh sự mạnh mẽ và quyết tâm của mình trong việc bảo vệ độc lập và tự do cho dân tộc, đồng thời xây dựng một xã hội công bằng và tiến bộ
Hiện nay, chủ nghĩa xã hội Việt Nam tiếp tục được thể hiện qua việc xây dựng mô hình kinh tế “định hướng xã hội chủ nghĩa” và chính sách nhân dân trung ương Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết như cải cách kinh tế, tăng cường quyền tự do và nhân quyền Chủ nghĩa xã hội không chỉ là một hệ thống chính trị mà còn là một phần quan trọng của tâm hồn và bản sắc dân tộc
Nghiên cứu về những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội Việt Nam không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá khứ mà còn mở ra những khả năng và tiềm năng cho tương lai Trong quá trình này, chúng ta có cơ hội không chỉ tìm hiểu về một mô hình xã hội độc đáo
mà còn đóng góp vào việc xây dựng những kiến thức mới, góp phần vào sự phát triển toàn diện của đất nước và nhân loại
Trang 4II CÁC KHÁI NIỆM CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
- CNXH là xã hội có nền kinh tế phát triển cao, với lực lượng sản xuất hiện đại, quan
hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, được tổ chức quản lý hiệu quả, năng suất lao động cao và phân phối chủ yếu theo lao động
- Đầu thế kỉ 19 là một tỏng ba hệ tư tưởng chính trị lớn được hình thành bên cạnh chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ
- CNXH là nhà nước mang bẩn chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi, thực hiện quyền lợi, lợi ích của nhân dân
- CNXH giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người, tạo điều kiện
để con người phát triển toàn diện
Trang 5III PHÂN TÍCH NỘI DUNG [1]
1 CNXH giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện
- Đây là các mục tiêu của CNXH nhằm tạo ra một xã hội mà mọi người đều có quyền lợi và cơ hội bình đẳng Loại bỏ sự chia rẽ giai cấp và khắc phục các bất công của xã hội.
- Tạo ra một xã hội tự do, công bằng không bị ràng buộc bởi sự bất công của xã hội hay áp bức.
- Tầm quan trọng của quyền tự quyết của các dân tộc và chống lại các hình thức
áp bức thống trị của các nước đế quốc
- Giải phóng con người khỏi những áp bức ràng buộc xã hội (sự khốn khổ, nghèo đói, bất công và áp bức) để họ có thể tự do phát triển bản thân.
- Tạo ra một môi trường xã hội mà trong đó mọi người có thể phát triển toàn diện về mọi mặt: vật chất, tinh thần, trí tuệ và xã hội.
- Mục tiêu cuối cùng của CNXH là tạo ra một xã hội công bằng, tự do và phát triển toàn diện.
Ví dụ: Việt Nam đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc
Mỹ để dành lại độc lập cho dân tộc Ngoài ra nền kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất được tăng cường; nghèo đói giảm nhanh, liên tục; đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng; thế và lực của quốc gia được tăng cường; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cố.
2 CNXH có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại
và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu
- CNXH nhấn mạnh vào việc phát triển kinh tế, với mục tiêu tạo ra sự thịnh vượng và phúc lợi cho tất cả mọi người trong xã hội
- CNXH tập trung chủ yếu dựa vào việc sử dụng công nghệ và các phương pháp sản xuất hiệu quả để tăng cao năng suất và hiệu quả sản xuất
- TLSX (đất đai, máy móc, nhà máy…) thay vì được sở hữu chung bởi các nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân thì sẽ được sơ hữu chung bởi cộng đồng Nhằm để bảo đảm rằng lợi ích từ việc sản xuất được phân phối một cách công bằng và xã hội công bằng
- CNXH tạo ra một nền kinh tế phát triển cao thông qua việc sử dụng công nghệ hiện đại và chế độ sở hữu công cộng
Ví dụ: Việt Nam đã đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia và phát triển kinh tế trên nền tảng khoa học và công nghệ
3. CNXH là chế độ xã hội do nhân dân lao động làm chủ
Trang 6- Đây là đặc trưng thể hiện thuộc tính bản chất của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội
mà Đảng và Nhân dân ta đồng thuận xây dựng là một xã hội thuộc về Nhân dân, do Nhân dân, phục vụ lợi ích của Nhân dân, hoàn toàn không phải là xã hội của các giai cấp bóc lột
mà lịch sử nhân loại đã và đang trải qua Chủ nghĩa xã hội là một đế chế chính trị dân chủ, nhà nước xã hội chủ nghĩa với hệ thống pháp luật và hệ thống tổ chức ngày cà ng hoàn thiện
sẽ quản lí xã hội ngày càng hiệu quả
- Theo C Mác và Ph Ăngghen đã chỉ rõ: “Bước thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị, là giành lấy dân chủ”
- V I Lênin, từ thực tiễn xây dựng xã hội ở nước Nga Xô viết đã coi chính quyền Xô viết, là một kiểu nhà nước chuyên chính vô sản, một chế độ dân chủ ưu việt gấp triệu lần so với chế độ dân chủ tư sản
4 CNXH có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động
- Theo V.I Lênin, chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản là một chính quyền do giai cấp vô sản giành được và duy trì bằng bạo lực đối với giai cấp tư sản Chính quyền đó chính là nhà nước kiểu mới thực hiện dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân và trấn áp bằng
vũ lực bọn bốc lột, bọn áp bức nhân dân
- Cũng theo V.I Lênin, nhà nước Xô viết sẽ tập hợp, lối cuốn đông đảo nhân dân tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội, tổ chức đời sống xã hội vì con người và cho con người
- Nhà nước chuyên chính vô sản đồng thời với việc mở rộng rất nhiều chế độ dân chủ: + Lần đàu tiên biến thành chế độ dân chủ cho người nghèo, chế độ dân chủ cho nhân dân chứ không phải cho bọn nhà giàu
+ Chuyên chính vô sản còn thực hành một loạt biện pháp hạn chế quyền tự do đối với bọn
áp bức, bọn bóc lột, bọn tư bản
5 CNXH có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại
- Thứ nhất: kế thừa và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống văn hóa dân tộc
Trong quá trình phát triển của bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào, cái mới cũng ra đời từ trong lòng cái cũ Cái mới không phủ định sạch trơn, không vứt bỏ hoàn toàn cái cũ mà nó chỉ gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời của cái cũ và giữ lại những yếu tố tích cực, thích hợp của cái cũ để phát triển cái mới
Ví dụ như kế thừa và phát huy tính siêng năng, cần cù; lòng yêu nước nồng nàn …
Đó kết quả phát triển hợp quy luật từ những giá trị tích cực của truyền thống văn hóa dân tộc; là kết quả của sự đấu tranh và kế thừa tất cả những yếu tố tích cực của truyền thống văn hóa dân tộc
- Thứ hai: tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại
Tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại không chỉ là quá trình học hỏi, thu nhận những điều hay, tiến bộ để cải biến, nâng tầm những giá trị văn hóa Việt Nam mà đây còn là
cơ hội để mở rộng sự ảnh hưởng của những giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới
Trang 7Việt Nam luôn chủ động tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nghệ thuật nước ngoài để làm mới, phong phú thêm bức tranh văn hóa trong nước Chúng ta tiếp thu khá đa dạng ở các khâu một cách tích cực, từ cơ chế quản lý, quảng bá, phát hành cho đến nội dung hay hình thức nghệ thuật…
Do đó sự ổn định và phát triển của chế độ xã hội chủ nghĩa không chỉ thể hiện ở lĩnh vực kinh tế mà còn ở lĩnh vực văn hóa – tinh thần xã hội
Trong quá trình xây dựng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga, Lênin đã luận giải sâu sắc
về “nền văn hóa vô sản” – nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, rằng chỉ có xây dựng được nền văn hóa vô sản mới giải quyết được mọi vấn đề về kinh tế chính trị đến xã hội, con người
6 CNXH có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động
- Theo nguyên lý phát triển xã hội, đặc biệt trong thế giới hiện đại, mỗi quốc gia là một
bộ phận hợp thành cộng đồng quốc tế Sự phát triển quốc gia xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ
có được khi đẩy mạnh “quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”
- Quan hệ hữu nghị và hợp tác chính là thể hiện bản chất hòa hảo, thiện chí và tạo điều kiện cho các quốc gia hội nhập, tiếp thu những thành quả phát triển của mỗi bên, tích lũy kinh nghiệm và rút ngắn quá trình phát triển của mỗi nước Điều có ý nghĩa lớn lao hơn là ở chỗ, “hữu nghị”, “hợp tác”, “phát triển” chính là bản chất, là khát vọng hòa đồng theo bản chất trí tuệ và tình cảm nhân văn cao cả có tính nhân loại của con người, của loài người; điều thể hiện bản chất cao đẹp nhất của xã hội xã hội chủ nghĩa
- Qua đó chúng ta thấy quan điểm, đường lối, chính sách xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trước sau đều phù hợp với bản chất xã hội xã hội chủ nghĩa nêu trên Đây là một đặc trưng nổi bật của nội dung và mục tiêu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam Và chính nó là yếu tố, điều kiện để Việt Nam phát triển nhanh chóng trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Để thực hiện được đặc trưng nêu trên, Đảng ta vạch ra đường lối đối ngoại: độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, văn minh
- Với tinh thần và tư duy biện chứng về phát triển xã hội, Đảng ta quan niệm: Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình vận động, chuyển hóa liên tục, không ngừng phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
- Điều đó đặt ra cho Đảng ta trọng trách là phải không ngừng đổi mới tư duy, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận để vừa tiếp tục khám phá ra những vấn đề, những nội dung, những đặc trưng mới, vừa sáng suốt lãnh đạo toàn dân ta xây dựng xã hội đạt tới các phẩm chất và các giá trị, vươn tới các đặc trưng mới của xã hội xã hội chủ nghĩa trong tương lai
- Do đó, bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan hệ hợp tác, hữu nghị với nhân dân tất cả các nước trên thế giới, chủ nghĩa xã hội mở rộng được ảnh hưởng
và góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
Trang 8IV LIÊN HỆ VIỆT NAM [2],[3]
- Đặc trưng thứ nhất: "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"
Đây là đặc trưng tổng quát nhất chi phối các đặc trưng khác, bởi nó thể hiện mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Vận dụng sáng tạo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh…là công bằng, hợp lý, mọi người đều được hưởng quyền tự do, dân chủ, được sống cuộc đời hạnh phúc
- Đặc trưng thứ hai: Xã hội “do nhân dân làm chủ”
“Làm chủ” được coi là bản chất và quyền tự nhiên của con người, bởi xã hội là xã hội của loài người, xã hội đó do con người tự xây dựng, tự quyết định sứ mệnh của mình; tuy nhiên trong thực tiễn lại là chuyện khác Lịch sử đấu tranh cho tiến bộ của nhân dân các dân tộc trên thế giới chính là lịch sử đấu tranh giành và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân
- Đặc trưng thứ ba: “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”
Đây là đặc trưng thể hiện tính ưu việt trên lĩnh vực kinh tế của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng so với các chế độ xã hội khác Để có được một xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, điều tiên quyết là xã hội đó phải có một nền kinh tế phát triển Bởi vì kinh tế là lực lượng vật chất, nguồn sức mạnh nội tại của cơ thể xã hội, nó quyết định
sự vững vàng và phát triển của xã hội
Trang 9- Đặc trưng thứ tư: “Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc đòi hỏi vừa phải tiếp thu những giá trị của tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa phải kế thừa, phát triển bản sắc văn hóa của các tộc người Việt Nam, xây dựng một nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng
- Đặc trưng thứ năm: “Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”
Con người là thực thể cao nhất của giới tự nhiên, nó là sản phẩm của thiên nhiên nhưng cao siêu và bí ẩn gấp ngàn lần thiên nhiên Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội thể hiện trong đặc trưng này là quan điểm nhân văn, vì von người, chăm lo xây dựng con người, phát triển toàn diện con người (đức, trí, thể, mỹ) của Đảng và Nhà nước ta
Trang 10- Đặc trưng thứ sáu: “Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển””.
“Bình đẳng” là một phẩm chất và giá trị nhân quyền thể hiện trình độ phát triển và chất nhân văn cao của xã hội Ngay trong xã hội hiện đại, ở các nước phát triển, thực hiện bình đẳng giữa các tộc người, các dân tộc cũng đang là vấn đề nan giải Mặt khác, “đoàn kết” là sức mạnh - đó là một chân lý
- Đặc trưng thứ bảy: “Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo”
Nhà nước pháp quyền là một hình thức quản lý nhà nước trên một trình độ cao và hiệu quả
Nó điều hành hoạt động của các cơ quan nhà nước và xã hội bằng pháp luật Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước quản lý và điều hành đất nước và xã hội bằng pháp luật thể hiện quyền lợi và ý chí của nhân dân; vì vậy, là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
- Đặc trưng thứ tám: “Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới” Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng không chỉ thể hiện tính ưu
việt trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội mà còn thể hiện trong quan hệ đối ngoại, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế Việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tham gia
Trang 11tích cực vào các tổ chức, diễn đàn quốc tế, nhân dân ta đang xây dựng, thể hiện trong đặc trưng về quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta
VÍ DỤ
1.Quyền sở hữu nhà nước: Trong bản chất chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, một số ngành
công nghiệp, tài sản và tài nguyên thiên nhiên quan trọng được quyền sở hữu bởi nhà nước
Ví dụ, các ngành công nghiệp như điện lực, nước, viễn thông và đường sắt được quản lý và điều hành bởi các doanh nghiệp nhà nước
2.Chính sách xã hội: Chính sách xã hội ở Việt Nam nhằm đảm bảo sự công bằng và cân
đối trong phân phối lợi ích xã hội Ví dụ, chương trình Bảo hiểm Y tế Xã hội trình này đóng góp vào việc đảm bảo quyền lợi và sự an sinh xã hội cho người dân