1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHỨNG MINH THẮNG LỢI CỦA CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG 8 LÀ THÀNH QUẢ 15 NĂM ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG

27 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chứng minh thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 8 là thành quả 15 năm đấu tranh của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng
Tác giả Nông Hải Hoàng, Trần Hoàng Gia, Lưu Thị Huế, Nguyễn Thị Minh Huệ, Đinh Văn Huy, Đinh Thị Ngọc Huyền, Đỗ Thị Huyền, Đỗ Thị Thanh Huyền, Lê Khánh Huyền, Nguyễn Thu Huyền, Trần Khánh Huyền, Cao Văn Hùng, Bùi Thu Hương
Người hướng dẫn Nguyễn Ngọc Diệp
Trường học Trường Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 315,87 KB

Nội dung

CHỨNG MINH THẮNG LỢI CỦA CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG 8 LÀ THÀNH QUẢ 15 NĂM ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG. Đảng ta ra đời là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Từ khi xuất hiện trên vũ đài chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tỏ rõ là một Đảng Cách mạng chân chính nhất, có sức hội tụ lớn nhất, mọi sức mạnh của dân tộc, của giai cấp, sớm trở thành đội tiên phong của giai cấp và của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc phong kiến. Nói đến những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam hôm nay thì thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 quả là một chiến thắng lịch sử. Nó đã đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta, mở ra một thời đại mới. Cuưộc cách mạng thành công là kết quả của bao nhiêu sự hy sinh mất mát của nhân dân, là nỗ lực chiến đấu không ngừng của Đảng, là sự đoàn kết tinh thần của toàn thể dân tộc, một lòng tiến về phía trước. 80 năm quằn quại trong xiềng xích thực dân, phát xít, đố biết bao nhiêu xương máu trong những cuộc khởi nghĩa, đổi lại là tương lai đất nước hòa bình, sánh vai cùng các cường quốc năm châu, cuộc sống người dân hạnh phúc và no đủ. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này và khắc ghi công ơn của thế hệ trước đã giúp chúng ta có được cuộc sống tươi đẹp hiện tại chúng em đã nghiên cứu đề tài “Chứng minh thắng lợi của cách mạng Tháng Tám là thành quả 15 năm đấu tranh của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng” CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁCH MẠNG THÁNG 8 I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ 1.1. Tình hình thế giới Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin. Anh, Mỹ mở ra mặt trận thứ hai ở Tây Âu, đổ quân lên nước Pháp, tiến về phía tây nước Đức. Nước Pháp được giải phóng. Còn ở mặt trận Châu Á - TBD: Quân Nhật bị đẩy lùi. Ngày 09/05/1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở Châu Âu. Ngày 8/8/1945, Hồng quân Liên Xô tiến công như vũ bão vào quân đội Nhật. Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Theo thỏa thuận của các nước Đồng minh, sau khi phát xít Nhật đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật. Trong khi đó, thực dân Pháp lăm le dựa vào Đồng minh hòng khôi phục địa vị thống trị của mình; mâu thuẫn Nhật- Pháp ngày càng gat gắt, cả hai quân thù Nhật Pháp đều đang sửa soạn tiến tới “chỗ tao sống mày chết” quyết liệt cùng nhau; những phần tử phản động, ngoan cố trong chính quyền tay sai Nhật đang âm mưu thay thầy đổi chủ, chống lại cách mạng. 1.2. Tình hình trong nước Trải qua các cuộc diễn tập, đến năm 1945, phong trào cách mạng dâng cao. Ngày 09/03/1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp. Tháng 03/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Bản chỉ thị đã thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết, kịp thời của Đảng; là kim chỉ nam cho toàn Đảng Việt Minh trong cao trào chống Nhật. Góp phần trực tiếp dẫn đến thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945. Đảng không chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa mà chủ trương phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước trước Tổng khởi nghĩa do Đảng đã nhận định được tình hình tại thời điểm đó ở Đông Dương đã xảy ra cuộc đảo chính, tạo ra cuộc khủng hoảng sâu sắc nên đã dẫn tới việc chưa đủ điều kiện để tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa. Đảng đã xác định kẻ thù cụ thể, trước mắt và duy nhất là phát xít Nhật; thay khẩu hiệu "đánh đuổi Phát xít Nhật - Pháp" bằng khẩu hiệu "đánh đuổi phát xít Nhật" và nêu khẩu hiệu "Thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân Đông Dương" để chống lại chính phủ thân Nhật. Chỉ thị xác định nhiệm vụ trước mắt là phát động cao trào kháng Nhật trước Tổng khởi nghĩa với phương châm đấu tranh là phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa; và đồng thời sẵn sàng chuyển lên Tổng khởi nghĩa khi có đủ điều kiện. Tháng 04/1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16/04/1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam. Ngày 28/09/1939, Toàn quyền Đông Dương đã ra Nghị định cấm tuyên truyền Cộng Sản, cấm lưu hành tàng trữ tài liệu Cộng Sản Đặt ĐCS Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật. Trong thực tế, ở Việt Nam và Đông Dương, Thực dân Pháp đã thi hành chính sách thời chiến vô cùng trắng trợn. Chúng phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào CM của nhân dân, tập trung lực lượng đánh vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Chúng ban bố lệnh Tổng Động Viên, thực hiện chính sách “Kinh tế chỉ huy” nhằm tăng cường vơ vét sức người, sức của để phục vụ chiến tranh, bắt lính sang Pháp làm bia đỡ đạn (hơn 7 vạn thanh niên bị bắt sang Pháp làm bia đỡ đạn). Lợi dụng sự thất thủ của Pháp ở Đông Dương, tháng 09/1940 Nhật Bản cho quân xâm lược Đông Dương, Pháp nhanh chóng đầu hàng và dâng Đông Dương cho Nhật. Từ đó, nhân dân ta phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”, phải chịu sự áp bức bóc lột vô cùng tàn nhẫn và dã man của Pháp – Nhật. Chính cái cảnh chịu “Một cổ hai tròng” này đã làm cho mâu thuẫn giữa ta với phát xít Pháp – Nhật ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Từ tháng 04 - 1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình thức. Đầu tháng 05 - 1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Ngày 04-06-1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước. II. DIỄN BIẾN LỊCH SỬ. VAI TRÒ CỦA ĐẢNG TRONG SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 2.1. Giai đoạn 1930 – 1935

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 

BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: CHỨNG MINH THẮNG LỢI CỦA CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG 8 LÀ THÀNH QUẢ 15 NĂM ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG.

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Diệp

Nhóm thực hiện: 04

Lớp học phần: 231_HCMI0131_10

HÀ NỘI, 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁCH MẠNG THÁNG 8 7

I BỐI CẢNH LỊCH SỬ 7

1.1 Tình hình thế giới 7

1.2 Tình hình trong nước 7

II DIỄN BIẾN LỊCH SỬ VAI TRÒ CỦA ĐẢNG TRONG SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 9

2.1 Giai đoạn 1930 – 1935 9

2.2 Giai đoạn 1936 – 1939 10

2.3 Giai đoạn 1939 – 1945 13

2.4 Kết luận lại về vai trò của Đảng trong 15 năm 17

III NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 18 3.1 Nguyên nhân khách quan 18

3.2 Nguyên nhân chủ quan 19

IV TÍNH CHẤT, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 20

4.1 Tính chất 20

4.2 Ý nghĩa 21

4.3 Bài học kinh nghiệm 24

CHƯƠNG II: LIÊN HỆ BẢN THÂN 26

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

O-o-O

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 4

Hôm nay, vào lúc 20 giờ 00 ngày 25 tháng 9 năm 2023

Tại phòng họp Google Meet

Diễn ra cuộc họp với nội dung : Hoàn thiện outline và phân chia công việc thảo luận

- Hoàn thiện outline và phân công công việc cho các thành viên trong nhóm

- Các thành viên khác đưa ra ý kiến và bổ sung

Cuộc họp kết thúc lúc 21 giờ 00 ngày 25 tháng 9 năm 2023, nội dung cuộc họp đã được các thành viên dự họp thông qua.

Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2023

NHÓM TRƯỞNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

Trang 4

3 Lưu Thị Huế 21D300138 Chỉnh sửa và bổ

sung nội dung Nhận xét và đặt câu hỏi phản biện

Đúng deadline, tham gia đóng góp ý kiến tích cực

5 Đinh Văn Huy 21D290117 Nhận xét và đặt

câu hỏi phản biện

Đúng deadline, nhưng nội dung còn cần chỉnh sửa

Trang 5

11 Trần Khánh

Huyền

21D300169 Nhóm trưởng

Lời mở đầu + Kết luận + Tổng hợp word

Đúng deadline A

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Đảng ta ra đời là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân

và phong trào yêu nước Việt Nam Từ khi xuất hiện trên vũ đài chính trị, Đảng Cộng sảnViệt Nam đã tỏ rõ là một Đảng Cách mạng chân chính nhất, có sức hội tụ lớn nhất, mọisức mạnh của dân tộc, của giai cấp, sớm trở thành đội tiên phong của giai cấp và của dântộc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc phong kiến

Nói đến những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam hôm nay thì thắng lợi Cáchmạng Tháng Tám năm 1945 quả là một chiến thắng lịch sử Nó đã đánh dấu một bướcngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta, mở ra một thời đại mới Cuưộc cách mạng thànhcông là kết quả của bao nhiêu sự hy sinh mất mát của nhân dân, là nỗ lực chiến đấukhông ngừng của Đảng, là sự đoàn kết tinh thần của toàn thể dân tộc, một lòng tiến vềphía trước 80 năm quằn quại trong xiềng xích thực dân, phát xít, đố biết bao nhiêuxương máu trong những cuộc khởi nghĩa, đổi lại là tương lai đất nước hòa bình, sánh vaicùng các cường quốc năm châu, cuộc sống người dân hạnh phúc và no đủ

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này và khắc ghi công ơn của thế hệ trước đã giúp

chúng ta có được cuộc sống tươi đẹp hiện tại chúng em đã nghiên cứu đề tài “Chứng

minh thắng lợi của cách mạng Tháng Tám là thành quả 15 năm đấu tranh của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng”

Trang 7

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁCH MẠNG THÁNG 8

I BỐI CẢNH LỊCH SỬ

1.1 Tình hình thế giới

Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối Hồng quân

Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng mộtloạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin Anh, Mỹ mở ra mặt trậnthứ hai ở Tây Âu, đổ quân lên nước Pháp, tiến về phía tây nước Đức Nước Pháp đượcgiải phóng Còn ở mặt trận Châu Á - TBD: Quân Nhật bị đẩy lùi

Ngày 09/05/1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở ChâuÂu

Ngày 8/8/1945, Hồng quân Liên Xô tiến công như vũ bão vào quân đội Nhật

Ngày 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, Chiến tranh thế giới lần thứhai kết thúc

Theo thỏa thuận của các nước Đồng minh, sau khi phát xít Nhật đầu hàng, quân độiAnh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật Trong khi đó, thực dânPháp lăm le dựa vào Đồng minh hòng khôi phục địa vị thống trị của mình; mâu thuẫnNhật- Pháp ngày càng gat gắt, cả hai quân thù Nhật Pháp đều đang sửa soạn tiến tới “chỗtao sống mày chết” quyết liệt cùng nhau; những phần tử phản động, ngoan cố trong chínhquyền tay sai Nhật đang âm mưu thay thầy đổi chủ, chống lại cách mạng

1.2 Tình hình trong nước

Trải qua các cuộc diễn tập, đến năm 1945, phong trào cách mạng dâng cao Ngày09/03/1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp Ngay trong đêm đó, Hộinghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng quyết định phát động một cao trào cáchmạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổchức và đấu tranh cho thích hợp

Tháng 03/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành độngcủa chúng ta” Bản chỉ thị đã thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết, kịp thời củaĐảng; là kim chỉ nam cho toàn Đảng Việt Minh trong cao trào chống Nhật Góp phầntrực tiếp

Trang 8

dẫn đến thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 Đảng không chủ trươngphát động Tổng khởi nghĩa mà chủ trương phát động một cao trào kháng Nhật cứu nướctrước Tổng khởi nghĩa do Đảng đã nhận định được tình hình tại thời điểm đó ở ĐôngDương đã xảy ra cuộc đảo chính, tạo ra cuộc khủng hoảng sâu sắc nên đã dẫn tới việcchưa đủ điều kiện để tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Đảng đã xác định kẻ thù cụ thể,trước mắt và duy nhất là phát xít Nhật; thay khẩu hiệu "đánh đuổi Phát xít Nhật - Pháp"bằng khẩu hiệu "đánh đuổi phát xít Nhật" và nêu khẩu hiệu "Thành lập chính quyền cáchmạng của nhân dân Đông Dương" để chống lại chính phủ thân Nhật Chỉ thị xác địnhnhiệm vụ trước mắt là phát động cao trào kháng Nhật trước Tổng khởi nghĩa với phươngchâm đấu tranh là phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứđịa; và đồng thời sẵn sàng chuyển lên Tổng khởi nghĩa khi có đủ điều kiện.

Tháng 04/1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyếtđịnh nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giảiphóng quân

Ngày 16/04/1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giảiphóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủlâm thời cách mạng Việt Nam

Ngày 28/09/1939, Toàn quyền Đông Dương đã ra Nghị định cấm tuyên truyềnCộng Sản, cấm lưu hành tàng trữ tài liệu Cộng Sản

Đặt ĐCS Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật Trong thực tế, ở Việt Nam vàĐông Dương, Thực dân Pháp đã thi hành chính sách thời chiến vô cùng trắng trợn.Chúng phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào CM của nhân dân, tậptrung lực lượng đánh vào Đảng Cộng Sản Đông Dương Chúng ban bố lệnh Tổng ĐộngViên, thực hiện chính sách “Kinh tế chỉ huy” nhằm tăng cường vơ vét sức người, sức của

để phục vụ chiến tranh, bắt lính sang Pháp làm bia đỡ đạn (hơn 7 vạn thanh niên bị bắtsang Pháp làm bia đỡ đạn) Lợi dụng sự thất thủ của Pháp ở Đông Dương, tháng 09/1940Nhật Bản cho quân xâm lược Đông Dương, Pháp nhanh chóng đầu hàng và dâng ĐôngDương cho Nhật Từ đó, nhân dân ta phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”, phải chịu sự ápbức bóc lột vô cùng tàn nhẫn và dã man của Pháp – Nhật Chính cái cảnh chịu “Một cổhai tròng” này đã làm cho mâu thuẫn giữa ta với phát xít Pháp – Nhật ngày càng trở nêngay gắt hơn bao giờ hết

Trang 9

Từ tháng 04 - 1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phongphú về nội dung và hình thức Đầu tháng 05 - 1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về TuyênQuang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốcdân Ngày 04-06-1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạocủa Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước.

II DIỄN BIẾN LỊCH SỬ VAI TRÒ CỦA ĐẢNG TRONG SỰ THÀNH

CÔNG CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

2.1 Giai đoạn 1930 – 1935

Đảng CSVN được thành lập vào ngày 3 tháng 2 năm 1930 tại Hòa Bình, Việt Nam,dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và các cán bộ cách mạng khác với hệ thống tổ chứcthống nhất, đường lối cách mạng đúng đắn, nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cáchmạng Việt Nam đã "lãnh đạo cuộc đấu tranh kịch liệt chống thực dân Pháp" Đây là sựkiện quan trọng, đánh dấu sự hình thành chính thức của một đảng Cộng sản ở Việt Nam.,cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được Hội nghịthông qua đã xác định được đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam Những nộidung chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta đãđáp ứng đúng yêu cầu khách quan của lịch sử, đáp ứng khát vọng độc lập tự do của toàndân tộc, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới mở ra sau thắng lợi của Cáchmạng tháng Mười Nga (1917) Bảy tháng sau, tại Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấphành Trung ương, luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương được thay thếcho cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam lại lần nữa nhấn mạnhmâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Việt Nam Luận cương chính trị tháng10-1930 ra đời đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

là điều kiện cốt yếu cho thắng lợi của cách mạng Đảng phải có đường lối chính trị đúngđắn, có kỷ luật tập trung, liên hệ mật thiết với quần chúng Đảng là dội tiên phong củagiai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác Lê-nin làm nền tảng tư tưởng, đại biểu chung choquyền lợi của giai cấp vô sản ở Đông Dương, đấu tranh để đạt được mục đích cuối cùng

là chủ nghĩa cộng sản

Trong cao trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh, lần đầu

tiên với cương vị lãnh đạo cách mạng Đảng ta đã nhanh chóng nắm bắt tổ chức phong trào quần chúng công – nông đứng lên cướp chính quyền Thực dân Pháp và

tay sai đã đàn áp dã man cao trào cách mạng của Nhân dân ta Tháng 9-1930, BanThường vụ Trung

Trang 10

ương Đảng gửi thông tri cho Xứ ủy Trung Kỳ vạch rõ chủ trương bạo động riêng lẻ trongvài địa phương lúc đó là quá sớm vì chưa đủ điều kiện Trách nhiệm của Đảng là phải tổchức quần chúng chống khủng bố,giữ vững lực lượng cách mạng, “duy trì kiên cố ảnhhưởng của Đảng, của Xô viết trong quần chúng, đế đến khi thất bại thì ý nghĩa Xô viết ănsâu vào trong óc quần chúng và lực lượng của Đảng và Nông hội vẫn duy trì”.

Cao trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh tuy chỉ tồn tại trong thờigian ngắn, nhưng đã khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo cáchmạng của giai cấp vô sản mà đại biểu là Đảng ta, ở chỗ nó đem lại cho nông dân niềm tinvững chắc vào giai cấp vô sản, đồng thời đem lại cho đông đảo quần chúng công nônglòng tự tin ở sức lực cách mạng vĩ đại của mình

Cao trào cách mạng 1930 - 1931 là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng cách mạng, góp phần chuẩn bị cho thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Đầu năm 1932, trước tình hình các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng vàhầu hết ủy viên các Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ bị địch bắt và nhiều người đã hysinh, Ban lãnh đạo Trung ương đã công bố Chương trình hành động của Đảng Cộng sản

Đông Dương (tháng 6-1932) Để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh vũ trang bạo động sau

này, Đảng phải đề ra và lãnh đạo quần chúng đấu tranh giành những quyền lợi thiết thực hằng ngày, rồi dần đưa quần chúng tiến lên đấu tranh cho những yêu cầu chính trị cao hơn.

Tháng 03-1935, Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng họp ở Trung Quốc đã khẳng định thắng lợi của cuộc đấu tranh khôi phục phong trào cách mạng và hệ thống tổ chức Đảng Thành công của Đại hội đã khẳng định trên thực tế trào cách mạng và hệ hống tổ chức Đảng đã được khôi phục, mở ra một giai đoạn phát triển mới của Cách mạng Đông Dương

2.2 Giai đoạn 1936 – 1939

Tháng 7-1936, Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ hai tại ThượngHải Xuất phát từ tình hình thực tế Hội nghị đã xác định: “Kẻ thù cụ thể, trực tiếp trướcmắt của nhân dân Đông Dương lúc này không phải là thực dân Pháp nói chung, mà làbọn thực dân phản động Pháp” Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng lúc này chính làchống phát xít, chống chiến tranh để quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi

tự do, dân chủ,

Trang 11

cơm áo và hòa bình Từ đó, Đảng quyết định thành lập Mặt trận thống nhất nhân dânphản đế Đông Dương, đến tháng 3/1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương Ngoài

ra, Đảng đã ra sức ủng hộ và đoàn kết cùng với giai cấp công nhân và Đảng Cộng sảnPháp, ủng hộ Mặt trận Nhân dân Pháp, ủng hộ Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp đểcùng chống kẻ thù chung là phát xít và phản động thuộc địa ở Đông Dương Trong giaiđoạn này, để mở rộng quan hệ của Đảng với quần chúng, Đảng đã quyết định chuyển từ

tổ chức bí mật sang hình thức tổ chức và đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp

và nửa bất hợp pháp

Tháng 10 - 1936, Trung trong Đảng được tổ chức lại đặt ra vấn đề nhận thức lại mốiquan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, phản đế và điền địa trong cách mạngĐông Dương cách mạng giải phóng dân tộc không nhất thiết phải gắn kết chặt với cuộccách mạng điền địa

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc vận động dân chủ diễn ra trên quy mô rộng lớn,lôi cuốn đấu tranh phong phú Nắm cơ hội Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp quyết địnhtrả tự do cho một số tù chính trị, thi hành một số cải cách xã hội ở các thuộc địa Pháp và

cử uỷ ban điều tra thuộc địa đến Đông Dương

Đảng phát động phong trào đấu tranh công khai của quần chúng, mở đầu bằng cuộcvận động lập “Uỷ ban trù bị Đông Dương đại hội” nhằm thu thập nguyện vọng quầnchúng, tiến tới triệu tập Đại hội đại biểu nhân dân Đông Dương Quần chúng sôi nổihưởng ứng, trong thời gian ngắn, ở khắp các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, từ thành thị đếnnông thôn đã lập ra các “uỷ ban hành động” để tập hợp quần chúng, ở Nam Kỳ lên đến

600 “uỷ ban hành động”

Đầu năm 1937, phái viên của Chính phủ Pháp là Godart đi kinh lý Đông Dương vàBrévié sang nhận chức toàn quyền Đông Dương, Đảng vận động hai cuộc biểu dương lựclượng quần chúng dưới danh nghĩa “đón rước”, meeting, biểu tình, đưa đón “dân tìnhnguyện”

Ngày 5/5/1937, Tổng Bí thư Hà Huy Tập xuất bản cuốn Tơrốtxki và phản cáchmạng, phê phán những luận điệu “tả” khuynh của các phần tử tờrốtxkít ở Việt Nam như

Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường…., góp phần xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị và tổchức

Trang 12

Các báo tiếng Việt, tiếng Pháp của Đảng, Mặt trận Dân chủ Đông Dương ra đời, sáchchính trị được xuất bản để giới thiệu chủ nghĩa Mác - Lênin và chính sách mới của Đảng.

 Cuốn Vấn đề dân cày (1938) của Qua Ninh (Trường Chinh) và Vân Đình (VõNguyên Giáp) tố cáo tội ác của đế quốc và phong kiến đối với nông dân và làm rõvai trò quan trọng của nông dân trong cách mạng

 Cuốn Chủ nghĩa mác xít phổ thông của Hải Triều được in và phát hành năm 1938

 Một số sách giới thiệu về Liên Xô, cách mạng Trung Quốc, Mặt trận nhân dânPháp và Mặt trận dân nhân Tây Ban Nha

 Hội truyền bá quốc ngữ ra đời và phát triển mạnh từ cuối năm 1937

Hội nghị Trung ương Đảng (29 - 30/03/1938) quyết định lập Mặt trận Dân chủĐông Dương, bầu đồng chí Nguyễn Văn Cừ làm Tổng Bí thư của Đảng

Đến tháng 4/1938, Đảng có 1.597 đảng viên hoạt động bí mật và hơn 200 đảng viênhoạt động công khai Số hội viên trong quần chúng công nhân, nông dân, phụ nữ, họcsinh, cứu tế là 35.009 người

Trong những năm 1937 - 1938, Mặt trận Dân chủ còn tổ chức các cuộc vận độngtranh cử vào các Viện dân biểu Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Hội đồng quản hạt Nam Kỳ, Hội đồngkinh tế lý tài Đông Dương

Năm 1939, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ xuất bản cuốn sách Tự chỉ trích, chỉ rõnhững sai lầm, khuyết điểm, các bài học cần thiết trong lãnh đạo, chỉ đạo Đảng Đó là tácphẩm có ý nghĩa lý luận, thực tiễn của Đảng nâng cao năng lực lãnh đạo và bản chất cáchmạng của Đảng

Tháng 10/1938, Nguyễn Ái Quốc rời Mátxcơva (Liên Xô) trở lại Trung Quốc Năm

1939, từ Trung Quốc, Người gửi nhiều thư cho Trung ương Đảng trong nước, truyền đạtquan điểm Quốc Đế cộng sản, góp ý kiến về lãnh đạo của Đảng

Tháng 9/1939 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp đàn áp cáchmạng, Đảng rút vào hoạt động bí mật Cuộc vận động dân chủ kết thúc Đó là một phongtrào sôi nổi, có tính quần chúng rộng rãi, với mục tiêu chống phản động thuộc địa và taysai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình Qua đó đội quân chính trị quần chúng gồmhàng triệu người được tập hợp, giác ngộ, rèn luyện

Trang 13

Phong trào đấu tranh chính trị diễn ra trên quy mô rộng lớn, hình thức đấu tranhphong phú, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia buộc chính quyền thực dân phảinhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.

Phong trào dân chủ 1936 – 1939 để lại nhiều bài học về xây dựng Mặt trận dân tộcthống nhất; về kết hợp mục tiêu chiến lược với mục tiêu trước mắt, về sử dụng các hìnhthức đấu tranh…

Chủ trương của Đảng 1936 – 1939 chỉ có tính chất sách lược nhưng rất kịp thời vàphù hợp với tình hình mới

→ Qua lãnh đạo phong trào giai đoạn 1936 - 1939, Đảng tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm mới về chỉ đạo chiến lược: giải quyết mối quan hệ mục tiêu chiến lược

và mục tiêu trước mắt; xây dựng một mặt trận thống nhất; phân hoá và cô lập cao

độ kẻ thù nguy hiểm nhất; kết hợp hình thức tổ chức bí mật và công khai để tập hợp quần chúng Và các hình thức đấu tranh: tổ chức Đông Dương đại hội, đấu tranh nghị trường, trên mặt trận báo chí, đòi các quyền dân sinh, dân chủ, bãi công lớn của công nhân ở vùng mỏ (12/11/1936), kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1/5.

Thực tiễn phong trào chỉ ra rằng: “Việc gì đúng với nguyện vọng nhân dân thìđược quần chúng nhân dân ủng hộ và hăng hái đấu tranh, và như vậy mới thật là phongtrào quần chúng”

Cuộc vận động dân nhân 1936- 1939 đã làm cho địa trận và lực lượng cách mạng được mở rộng ở cả nông thôn và thành thị, đây là bước chuẩn bị thứ hai cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, khẳng định đúng phương châm đấu tranh

“Dĩ bất biến ứng vạn biến" trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam 2.3 Giai đoạn 1939 – 1945

Ðể đưa cao trào giải phóng dân tộc (1939-1945) đến thắng lợi bằng cuộc Tổng khởinghĩa Tháng Tám, có ba thời điểm lịch sử thể hiện bản lĩnh chính trị và năng lực lãnhđạo đặc biệt của Ðảng ta: đó là các hội nghị Trung ương từ cuối năm 1939 đến đầu năm

1941 phát triển hoàn chỉnh, sáng tạo đường lối giải phóng dân tộc; những quyết sáchquan trọng cuối năm 1944 đầu năm 1945 thổi bùng lên cao trào kháng Nhật cứu nước;quyết định Tổng khởi nghĩa của Hội nghị Ðảng toàn quốc tháng 8-1945

Ngày đăng: 16/10/2024, 10:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w