1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Đi tìm con đường mới. potx

6 264 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 164,46 KB

Nội dung

Đi tìm con đường mới Trong thời điểm khó khăn, đứng trước áp lực của các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần làm gì để có thể đứng vững? Đi tìm con đường mới Tìm ý tưởng đột phá ở đâu? Làm thế nào để có những chiến lược mới, theo sát tình hình thực tế và hiệu quả? Nhiều doanh nghiệp đang loay hoay tìm lời giải cho những câu hỏi trên. Trong cuộc cạnh tranh gay gắt nhiều doanh nghiệp đã tìm thấy “kho vàng” ý tưởng cho riêng mình. Xu hướng mới Các doanh nghiệp giàu kinh nghiệm cho biết: “Kho vàng không ở đâu xa. Đó chính là các trường Đại học hoặc các trường Đào tạo dành cho nhà quản lý cấp trung hoặc cao cấp như: PACE, VietnmMarcom (TP.HCM)". Một số nhà quản lý đích thân đăng ký tham gia các khóa đào tạo hoặc cử nhân viên đi học với mục đích: Tìm ý tưởng mới mang tính đột phá hoặc giải pháp hữu hiệu từ nguồn lực bên ngoài. Doanh nghiệp điển hình đi theo xu hướng này là Seahorse Resort & Spa (Phan Thiết). Đối với các chủ Resort khó khăn lớn nhất là cạnh tranh với những Resort ra đời sau. Họ thường sao chép mô hình từ những Resort trước, cải tiến, nâng cấp để vượt trội hơn. Nhiều Resort đưa ra các gói giảm giá dịch vụ, giảm giá phòng, kết hợp với những chương trình tiếp thị khác để thu hút khách hàng. Trong hoàn cảnh đó, Seahorse đã tìm thấy giải pháp hiệu quả cho mình sau khi kết hợp với một lớp học chuyên đào tạo tiếp thị du lịch. Bà Phùng Thị Kim Vy, thành viên Hội đồng Quản trị của Seahorse, chia sẻ: “Chúng tôi luôn đặt câu hỏi: Trong số hàng nghìn khu nghỉ dưỡng, làm cách nào để những khách hàng từng đến khu nghỉ dưỡng của mình sẽ quay lại trong những lần tiếp theo hoặc khi đến Phan Thiết, họ không thể bỏ qua Seahorse? Từ đó, chúng tôi đã chú trọng vào khâu đào tạo nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, đồng thời cử nhân viên đi học thêm các khóa nghiệp vụ nâng cao kiến thức”. Ngoài ra, Seahorse vừa tài trợ một dự án chiến lược kéo dài 5 năm cho nhóm học viên Tiếp thị Du lịch của Công ty Truyền thông Tiếp thị VietnamMarcom. Đây là một dự án được chọn lựa khá kỹ từ nhiều đề án của các nhóm. Đánh giá về dự án được chọn, ông Trần Hoàn, Chủ tịch Công ty Truyền thông Tiếp thị VietnamMarcom, cho biết: “Dự án có nhiều điểm đột phá, ví dụ như khai thác thế mạnh từ chính tên gọi của khu nghỉ dưỡng, khai thác lợi ích y học của hải mã để lồng vào các dịch vụ Đó chính là điều mà những người chủ của Seahorse chưa nhận ra để khai thác tập trung và tạo ra sự khác biệt”. “Có thể nói, việc Seahorse tài trợ cho học viên của trường nghiên cứu, thảo luận tình huống của doanh nghiệp đã giúp họ thu được những ý tưởng mới mẻ từ nguồn lực bên ngoài. Từ đó, họ đúc kết thành giải pháp và áp dụng vào thực tế”. Cùng quan điểm trên, Công ty TNHH V.E.V đã tìm ra giải pháp cho kế hoạch kinh doanh sản phẩm mới khi kết hợp với một khóa đào tạo giám đốc Marketing của trường Doanh nhân PACE. Chị Đặng Trần Cẩm Vân, giám đốc V.E.V, cho biết: “Tôi đã đưa sản phẩm và những tình huống khó khăn mà công ty đang gặp để học viên thảo luận. Từ các ý kiến, biện pháp… họ đưa ra, tôi đã có các giải pháp để định vị sản phẩm với các chương trình tiếp thị cụ thể. Các học viên đã gợi ý nhiều hướng giải quyết mà tôi nghĩ nhân viên trong công ty mình đôi khi khó có thể nghĩ ra”. Khai thác như thế nào cho hiệu quả? Việc tìm ý tưởng, chiến lược phát triển mới và tạo sự khác biệt là nhu cầu cấp thiết của nhiều doanh nghiệp. Cách làm của Seahorse hay V.E.V đang là khuynh hướng mới, thu được những hiệu quả thiết thực. Một ưu điểm của cách này là giúp doanh nghiệp không tốn kém quá nhiều chi phí thay vì phải đâu tư vào đội ngũ lập kế hoạch mới. Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp còn có cơ hội tiếp cận với nhiều giải pháp, ý tưởng của nhiều người để lựa chọn giải pháp tốt nhất. Hơn nữa, ý kiến từ những người ngoài công ty có thể giúp doanh nghiệp nhìn lại mình, thấy được các ưu, khuyết điểm. Đây là điều mà cả nhân viên lẫn chủ doanh nghiệp đôi khi không nhận ra. Theo đề nghị của ông Giản Tư Trung, Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE: “Nếu các doanh nghiệp biết cách đưa sản phẩm, tình huống khó khăn của công ty vào các buổi thảo luận hoặc tài trợ cho các luận án tốt nghiệp của học viên tại các trung tâm đào tạo, trường đại học… họ sẽ thu được nhiều lợi ích đang kể”. “Đổi lại, nhân viên cũng có điều kiện cọ sát với tình huống thật để đề giải pháp phù hợp với thực tế”. Các trường đại học, trung tâm đào tạo là nơi tập trung ý tưởng sáng tạo từ học viên và giáo viên có nhiều kinh nghiệm. Hơn ai hết họ là những người có kiến thức chuyên sâu, nhạy bén trong việc nắm bắt thị trường. Do đó, họ sẽ đưa ra những ý kiến đóng góp, tư vấn để “gọt giũa” các ý tưởng, giúp các ý tưởng đạt hiệu quả cao hơn khi đưa vào thực tế. Mối lo của các chủ doanh nghiệp là nguồn lực bên ngoài có thể mang đến cho họ nhiều rủ ro như: Ý tưởng, kế hoạch không sát với thực tế, không phản ánh đúng thực trạng của công ty. Do đó, để hạn chế những rủ ro này, doanh nghiệp cần: * Lựa chọn trung tâm đào tạo có uy tín, thỏa thuận với Ban giám đốc trung tâm, hiệu trưởng… về cách thức tổ chức buổi thảo luận hoặc chương trình tài trợ dự án có tiềm năng cho lớp học chuyên ngành tương ứng với lĩnh vực của doanh nghiệp mình. * Cho học viên biết tình hình thực tế và những khó khăn đang xảy ra trong công ty. Tổ chức các chuyến tham quan, thị thực quy mô, trao đổi về tình hình kinh doanh, sản xuất, khó khăn và thuận lợi của công ty. Như thế, học viên mới có thể đưa ra những ý kiến thiết thực hơn, phù hợp với tình hình của doanh nghiệp. * Khai thác nguồn lực từ sinh viên, doanh nghiệp sẽ có một nguồn nhân lực trẻ, mang đến những ý tưởng đột phá, bất ngờ. Tuy nhiên, sinh viên thường thiếu kinh nghiệm nên doanh nghiệp cần kết hợp với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm của mình. Nếu có thể hòa hợp đôi bên, doanh nghiệp sẽ có nhiều kế hoạch tuyệt vời. * Sau khi thu được những giải pháp, ý tưởng chủ doanh nghiệp cần cân nhắc, lựa chọn kỹ trước khi áp dụng vào thực tế. Đôi khi, các giải pháp, ý tưởng đó cần phải cân chỉnh ở nhiều khía cạnh để phù hợp với diễn biến của thị trường và tình hình công ty. Như vậy, doanh nghiệp sẽ khai thác khuynh hướng mới một cách an toàn và hiệu quả nhất. . Đi tìm con đường mới Trong thời đi m khó khăn, đứng trước áp lực của các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần làm gì để có thể đứng vững? Đi tìm con đường mới Tìm ý tưởng. khóa đào tạo hoặc cử nhân viên đi học với mục đích: Tìm ý tưởng mới mang tính đột phá hoặc giải pháp hữu hiệu từ nguồn lực bên ngoài. Doanh nghiệp đi n hình đi theo xu hướng này là Seahorse. tưởng mới mẻ từ nguồn lực bên ngoài. Từ đó, họ đúc kết thành giải pháp và áp dụng vào thực tế”. Cùng quan đi m trên, Công ty TNHH V.E.V đã tìm ra giải pháp cho kế hoạch kinh doanh sản phẩm mới

Ngày đăng: 28/06/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN