1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

360 Nghề - chọn nghề nào pdf

9 434 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 210,05 KB

Nội dung

360 Nghề - chọn nghề nào Những nhân tố này ở một mức độ nhất định cũng sẽ ảnh hưởng đến phương hướng chọn nghề nghịêp của mỗi người, khi chọn nghề nghiệp cho mình mọi người không thể không suy nghĩ tới. Trạng nguyên không phải do may mắn mà có Có câu nói thế này: trong 360 nghề, nghề nào cũng có Trạng Nguyên. Bạn có trở thành Trạng Nguyên hay không? Tiền đề của nó có rất nhiều, trong đó quan trọng nhất là lựa chọn nghề nghiệp. Ta không khó để phát hiện ra: “Hầu hết những người thành công trong sự nghiệp đều có chung một đặc điểm là: Họ biết đưa ra những quyết định chính xác vào những lúc quan trọng. Họ có thể quyết đoán được không chỉ vì họ có một tố chất vốn có, mà còn do họ biết lập ra kế hoạch và mục tiêu rõ ràng cho cuộc sống và sự nghiệp của mình”. Đây cũng là một quan niệm về nghề nghiệp rất phổ biến ở trong và ngoài nước. Nhìn từ góc độ nghề nghiệp, sự khác biệt giữa các công việc là khá lớn: có nghề rất truyền thống sự thay đổi của nó có thể sự đoán trước; có nghề lại thay đổi theo hình thái. Những ngành nghề khác nhau sẽ tạo nên sự khác biệt giữa mỗi người với nhau. Lựa chọn nghề nghiệp là một mốc quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Chọn đúng nghề, nó sẽ là cơ sở để mang đến thành công cho bạn, còn nếu bạn chọn sai, bạn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn và tiếc nuối. Vì vậy trước khi lựa chọn nghề nghiệp, bạn nên suy xét xem công việc đó có phù hợp với sở thích hay chuyên ngành mà bạn đã được học hay không. Còn phải xem xét ý nghĩa của công việc đó đối với xã hội và tương lai phát triển của nó như thế nào? Ngoài ra còn phải chú ý đến môi trường làm việc và chế độ bảo hiểm của công việc. Trước tiên, ta phải nhận thức rõ sự tồn tại của hiện thực. Hiện thực cần bản lĩnh sinh tồn, kỹ xảo cạnh tranh và con đường dẫn đến thành công phải đối mặt với sự đào thải tàn khốc và sự lựa chọn vô tình của xã hội. Lúc này bạn lựa chọn người khác và người khác cũng đang lựa chọn bạn, không có bước lùi mà chỉ có một con đường duy nhất là tiến lên phía trước. Bạn nên biết rằng có người thành công, ắt có người thất bại, điều này rất bình thường. Khi gặp phải khó khăn, bạn có thể thay đổi góc độ nhìn nhận, hãy thử đặt mình thấp hơn một chút. Khi chọn công việc, ta thường chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. Ngoài nhân tốt về nhân sinh quan, giá trị quan, lý tưởng nghề nghiệp v.v… ta còn chịu sự chi phối và ảnh hưởng của những điều kiện cá nhân như: sở thích, khí chất, tính cách, các đặt trưng về tâm lý, cá tính tuổi tác, tình hình sức khoẻ, trình độ kiến thức. Chính những nhân tố đó đã dẫn đến sự lựa chọn nghề nghiệp khác nhau của mọi người trong xã hội. 1. Đam mê, sở thích Đam mê là cảm giác thích thú muốn tìm hiệu sự vật nào đó. Người có sự ham mê thường tham gia vào hoạt động nào đó, có tâm lý thích thú khi phát hiện ra cái hay của sự vật. Có lúc đam mê còn là động lực cho mọi hoạt động và công việc. Khi chúng ta đam mê một việc nào đó ta sẽ có những biểu hiện tích cực và có thái độ khẳng định với công việc đó. Niềm đam mê đó sẽ hối thúc ta phấn đấu, chăm chỉ làm việc. Ngược lại, nếu không thích thú với công việc, ta sẽ phải miễn cưỡng làm việc. Vô hình chung điều đó lãng phí tài năng, sức lực và không có lợi gì cho sự phát triển của công việc. Đam mê là người thầy tốt nhất, là sức mạnh thần kỳ cho sự phát triển của mỗi người. Khi chúng ta lựa chọn nghề nghiệp, trước tiên hãy xem mình thích làm công việc gì và mình có niềm đam mê với nó hay không? Ai cũng có một niềm đam mê riêng và chúng không giống nhau. Có người thích đọc tiểu thuyết, có người lại thích ca hát, nhảy múa, có người thích nghiên cứu kiến thức khoa học tự nhiên; có người thích các thao tác thuộc về kỹ năng. Những công việc khác nhau cần những niềm đam mê khác nhau. Người có sở trường trong các thao tác nghệ thuật, dựa vào đôi bàn tay khéo léo, đã thành công ở lĩnh vực nghệ thuật đó. Nhưng nếu ta chuyển việc đam mê của họ sang việc nghiên cứu những kiến thức lý luận trong sách vở, họ sẽ cảm thấy không có đất dụng võ. Sự khác nhau này chính là một trong những yếu tố căn bản để con người lựa chọn nghề nghiệp. Một người có thể có rất nhiều sở thích và đam mê. Người có nhiều sở thích khi lựa chọn công việc thì mức độ tự do của họ sẽ lơn hơn, rất có khả năng để thích ứng với nhiều loại công việc ở nhiều vị trí khác nhau. Niềm đam mê lớn lao có thể giúp ta chú ý hơn với sự vật ở nhiều phương diện khác nhau, tạo thêm nhiều điều kiện tốt cho sự nghiệp của chính mình. Khi ta lựa chọn nghề nghiệp, niềm đam mê sẽ là điều kiện quyết đinh trước tiên. Bởi vì có niềm đam mê, ta mới chủ động làm tốt công việc được. Không có hứng thú với công việc, sẽ có cảm giác ghét nó và đương nhiên không thể làm tốt nó. Nhưng cần phải lưu ý rằng, chỉ có đam mê mà không chú ý đến các điều kiện lựa chọn khác cũng không được. Cần phải xét đến các điều kiện khác, giống như ba đặc điểm dưới dây: 2. Khí chất Các nhà tâm lý học cho rằng khí chất là một hình thái của hoạt động thần kinh, được biểu hịên ra trên phương thức hành động. Nó chủ yếu được biểu hiện ở những sự thể nghịêm của cảm xúc. Nó làm cho toàn bộ hoạt động của con người chịu ảnh hưởng như một loại động lực đặc biệt. Người mang một khí chất đặc trưng thường biểu hiện ra một hoạt động tâm lý giống nhau ở những hoạt động khác nhau. Có thể nói khí chất cũng là một trong số những nhân tố quan trọng chi phối sự lựa chọn nghề nghiệp. các nhà tâm lý học chia khí chất thành bốn loại: Tính sôi nổi: biểu hiện chính là hoạt bát, thích hành động, thích giao lưu với người khác, phản ứng nhanh nhạy, mẫn cán, hay bị mất tập trung, dễ thay đổi sở thích và tình cảm, có tính hướng ngoại. Mạnh mẽ: phản ứng nhanh nhẹn, mạnh mẽ, tính khí tương đối nóng nảy, dễ kích động, tinh thần phấn chấn, tâm lý thường hay thay đổi, có tính hướng ngoại. Tính trầm: thích sự yên tĩnh, phản ứng chậm, thường hay có lời nói buồn bã, có tính chịu đựng, tình cảm không dễ bộc lộ ra ngoài, khả năng chú ý khá tốt, nhưng khó thay đổi, có tính hướng nội. Yếu ớt: thường hay có những biểu hiện tình cảm sâu sắc lập dị lẻ loi, hành động chậm chạp không quyết liệt, khả năng cảm nhận khá cao, thường giỏi quan sát những tình tiết mà người khác không quan sát được. Phân loại khí chất không phải là chỉ ra loại này tốt hay xấu, thiện hay ác. Thực ra mỗi loại khí chất đều có mặt tích cực và tiêu cực. Nhìn từ góc độ lựa chọn công việc, thì những người sôi nổi và mạnh mẽ khá thích hợp với những công việc yêu cầu phản ứng nhạy bén. Ngược lại, những công việc yêu cầu sự tỉ mỉ lại thích hợp với những người có tính trầm và yếu ớt. Mỗi công việc khác nhau có yêu cầu nhất định đối với khí chất của mỗi người. Ví dụ: các vận động viên hay phi hành gia cần phải có trí tuệ, dũng cảm, nhanh nhạy và quyết đoán. Những người làm việc trong lĩnh vực y tế cần phải có phản ứng nhanh nhạy, cẩn thận, nhẫn nại, nhiệt tình; nhân viên ngoại giao thì cần phải có tư duy nhạy bén, tư thái đường hoàng, lịch sự, ngôn ngữ đẹp, khả năng ảnh hưởng lớn. Nói tóm lại, nếu bạn hiểu được đặc điểm tính cách của mình, nó sẽ rất tốt cho vịêc phát huy sở trường, và nâng cao khả năng thích ứng với công việc của bạn. 3. Tính cách Tính cách là đặc điểm tâm lý được biểu hiện ra thông qua hành động và thái độ của một người đối với người hoặc sự vật trong cuộc sống; nó là một thái độ đối với cuộc sống; và cũng là một thói quen hành vi. Ví dụ như: Có người luôn có thái độ nghiêm túc trong công việc, làm việc chăm chỉ, có người khi đợi người khác làm việc luôn có một thái độ nguyên tắc cao, quyết đoán, lịch sự, sẵn sàng giúp đỡ người khác, có những người luôn thể hiện thái độ khiêm tốn, tự tin. Sự khác biệt về tính cách của mọi người tương đối lớn: Có người kiêu ngạo ghê gớm; có người nhiệt tình, hoạt bát; có người lại trầm tư, sống nội tâm; có người thì dám làm, tự tin nhưng lại thiếu sự cẩn thận, ngược lại có người cẩn thận nhưng lại thiếu tự tin. Tính cách là do nhiều loại đặc trưng hình thành, tính cách và khí chất không giống nhau. Xã hội cũng có sự đánh giá khác nhau về hai điều đó. Ở một mức độ nào đó tính cách có thể thay đổi khí chất. Tính cách còn có tác dụng chi phối năng lực và khả năng phát triển của một con người. Mỗi một công việc trong xã hội đều có những yêu cầu phẩm chất, tính cách nhất định. Ví dụ: Là một nghệ sĩ ngoài những yêu cầu về năng lực khí chất, cần phải sống hoạt bát, vui vẻ, giàu tình cảm; là một thầy giáo, ngoài việc phải có kiến thức sâu rộng, còn phải có tình cảm yêu thương học sinh, có trách nhiệm với công việc, giàu tình yêu thương con người, làm việc cẩn thận. thực tế đã chứng minh, nếu không có một phẩm chất tốt, phù hợp với yêu cầu của công việc thì bạn rất khó thích ứng với nó. 4. Giới hạn về khả năng Khả năng trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, nó là đặc trưng tâm lý cho sự hoàn thành của công việc. Khả năng có thể phân thành hai loại: Khả ănng bình thường và khả năng đặc biệt. Ví dụ như: khả năng quan sát, lý giải, ghi nhớ, tưởng tượng thuộc về khả năng bình thường. Nó tồn tại trong một phạm vi rất rộng. năng lực điều hoà thuộc khả năng đặc biệt. Nó chỉ phát huy tác dụng trong những lĩnh vực đặc biệt. Bất kỳ công việc nào trong xã hội đều có một yêu cầu nhất định về năng lực của người thực hiện nó. Nếu bạn thiếu đi khả năng mà công việc đó yêu cầu, bạn sẽ rất khó để làm tốt nó. Vì vậy, khi lựa chọn công việc bạn không nên chỉ dựa vào sở thích nhất thời, mà phải suy xét xem trình độ học vấn và năng lực nghề nghiệp của mình có phù hợp không. Có như vậy bạn mới tìm được một công việc thích hợp, khi đó bạn mới tìm được đất dụng võ. Đối với những công việc như kế toán, thống kê, người thực hiện phải có khả năng ghi nhớ tốt, còn tính cách “hào phóng” lại hoàn toàn không phù hợp với công việc này. Đối với những công việc như thiết kế, kiến trúc, sữa chữa v.v thì yêu cầu người thực hiện phải có khả năng phán đoán và tư duy trừu tượng. Những người bình thường, trong quá trình lựa chọn công việc ngoài chịu ảnh hưởng và bị hạn chế của nhiều yếu tố, thì tính cách, tuổi tác và tình trạng sức khoẻ của họ cũng có những ảnh hưởng nhất định. Mặc dù xã hội ngày nay nam nữ bình đẳng, nhưng khi lựa chọn nghề nghiệp, nếu không suy xét đến sự khác biệt về tâm sinh lý giữa nam và nữ thì quả thật rất khó tìm được một công việc phù hợp với mình, không tốt cho việc phát huy năng lực bản thân, cũng không có lợi cho việc phát triển của xã hội. Do đặc điểm sinh lý của nam giới và nữ giới không giống nhau, thể lực của nam giới tốt hơn nữ giới, nên thông thường nữ giới không thích hợp với những công việc nặng nhọc; lực cân bằng của nữ giới mạnh hơn nam giới, vì thế nữ giới rất thích hợp với nghề làm tiếp viên hàng không, nhân viên đường sắt. Do đặc trưng tâm lý của nam giới và nữ giới khác nhau, nên mỗi giới đều có những đặc điểm riêng về trí lực, tính cách khí chất, năng lực v.v khuynh hướng của nam giới là chọn những nghề có tư duy trừu tượng. Đa số nam giới có đặc điểm là có khí chất dũng cảm; đa số nữ giới có đặc điểm là tình cảm phong phú. Tính cách của nam giới thường là hướng ngoại, tính cách của nữ giới thường là hướng nội. những sự khác biệt đó là do giới tính tạo thành, nhưng không phải là tuyệt đối. Có một số ngành nghề đòi hỏi tình trạng sức khoẻ không giống nhau, ví dụ diễn viên múa, nhân viên phục vụ trong khách sạn, tiếp viên hàng không, hướng dẫn viên du lịch v.v ngoài năng lực về chuyên ngành ra, thì còn có yêu cầu về độ tuổi, hình dáng, tình trạng sức khoẻ, người làm nghề nghiên cứu hóa học xúc giác phải nhạy; người làm nghề lái xe, phi công, lái tàu thị lực phải tốt, vận động viên thể thao, người trong quân đội thì phải khoẻ mạnh, cường tráng … Những nhân tố này ở một mức độ nhất định cũng sẽ ảnh hưởng đến phương hướng chọn nghề nghiệp của mỗi người, khi chọn nghề nghiệp cho mình mọi người không thể không suy nghĩ tới. . 360 Nghề - chọn nghề nào Những nhân tố này ở một mức độ nhất định cũng sẽ ảnh hưởng đến phương hướng chọn nghề nghịêp của mỗi người, khi chọn nghề nghiệp cho mình mọi. câu nói thế này: trong 360 nghề, nghề nào cũng có Trạng Nguyên. Bạn có trở thành Trạng Nguyên hay không? Tiền đề của nó có rất nhiều, trong đó quan trọng nhất là lựa chọn nghề nghiệp. Ta không. nghề lại thay đổi theo hình thái. Những ngành nghề khác nhau sẽ tạo nên sự khác biệt giữa mỗi người với nhau. Lựa chọn nghề nghiệp là một mốc quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Chọn

Ngày đăng: 28/06/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w