Tự gây dựng một sự nghiệp kinh doanh không phải là một việc dễ dàng.. Mặc dù bạn có toàn quyền trong tay nhưng bạn cũng sẽ vấp phải rất nhiều những khó khăn thử thách đòi hỏi nhiều kỹ nă
Trang 120 lời khuyên trước khi khởi nghiệp kinh doanh
Trang 2Tự gây dựng một sự nghiệp kinh doanh không phải là một việc dễ dàng Mặc
dù bạn có toàn quyền trong tay nhưng bạn cũng sẽ vấp phải rất nhiều những khó khăn thử thách đòi hỏi nhiều kỹ năng, sự nhạy bén và tính chuyên nghiệp
20 lời khuyên trước khi khởi nghiệp kinh doanh
Dưới đây là những lời khuyên từ những CEO lâu năm dành cho những ai muốn khởi nghiệp kinh doanh
1 Viết ra định hướng của công ty trong 3 năm tới
Thật khó để ghi nhớ tất cả những mục tiêu bạn muốn đạt được trong đầu Do
đó, bạn nên ghi chúng lại Khi đưa ra mỗi quyết định, hãy tự hỏi: quyết định này có giúp bạn đến gần hơn với mục tiêu của mình không
2 Học cách lắng nghe khách hàng
Khi khởi nghiệp kinh doanh, những doanh nhân trẻ thường chỉ đưa ra những dịch vụ tư vấn truyền thông Nhưng yêu cầu của khách hàng còn hơn thế nữa Thị trường sẽ cho bạn biết điều gì là cần thiết Hãy lắng nghe khách hàng và bạn sẽ biết cách phục vụ hoàn mỹ nhất
Trang 33 Không ngừng đổi mới
Mỗi phút trôi qua trên thế giới là mỗi phút phát triển của công nghệ Do đó,
dù cho lĩnh vực kinh doanh của bạn là gì, bạn luôn phải cập nhật cái mới
4 Luôn nghĩ về giá trị thay vì giá cả
Hãy luôn đánh giá mọi thứ dựa trên cơ sở giá trị chứ không phải trên thang giá
5 Chỉ thuê những nhân viên có nhiệt huyết
Điều này càng chính xác trong kinh doanh vừa và nhỏ Còn đối với những tập đoàn lớn, luôn có chỗ trống cho nhiều kiểu người cùng nhiều tính cách đa dạng Trong lĩnh vực kinh doanh nhỏ, niềm đam mê là điều kiện tiên quyết tại mỗi vị trí trong công việc Hãy thuê những con người đầy nhiệt huyết
6 Sa thải nhân viên một cách chuyên nghiệp
Sa thải nhân viên là quyết định không dễ dàng đưa ra của một CEO nhưng để kinh doanh tốt hơn, đôi khi chúng ta phải làm vậy Dù bạn sa thải hay bị sa thải, đừng làm cho mọi việc trở nên quá trầm trọng
7 Học cách tha thứ
Trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống, mọi thứ đều có thể xảy ra Bạn
Trang 4phải học cách chấp nhận và tha thứ
8 Tiền mặt là tối quan trọng trong kinh doanh
Trong bối cảnh kinh tế đầy biến động như hiện nay, điều này lại càng đúng Hãy thỏa thuận với khách hàng về việc thanh toán trước
9 Thay vì quá đề cao sự cân bằng, hãy hướng tới sự vui vẻ
Hãy luôn hướng tới niềm vui trong công việc Sự cần bằng trong thế giới ngày nay đã rất khác so với 20 năm trước
10 Đừng đánh giá thấp sực mạnh của PR
Ngày nay, truyền thông có tầm hưởng rất lớn và ngày nay sức mạnh này phần lớn nằm trong tay báo giới
11 Hãy là một người lãnh đạo thông minh
Mọi người luôn sẵn sàng nghe theo người lãnh đạo luôn tôn trọng họ Hãy học cách đánh giá và luôn có thưởng khi họ làm tốt
12 Tập trung là kỹ năng quan trọng cần có được
Hãy tập trung vào những vấn đề thực sự quan trọng trong việc kinh doanh của bạn Và thực hiện chúng một cách nhất quán
Trang 513 Đa nhiệm không có nghĩa là năng suất cao hơn
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đa nhiệm làm giảm năng lực của bộ não Do đó, không nên ôm đồm quá nhiều việc, hãy biết chia ra và chỉ đạo việc thực hiện những nhiệm vụ này
14 Tuổi tác không chỉ là con số
Trong kinh doanh, tuổi tác có vai trò quan trọng Việc quản lý một nhân viên thế hệ Y sẽ rất khác so với quản lý một nhân viên thuộc thế hệ 4-6x
15 Hình thức có vai trò quan trọng
Một người có vẻ ngoài nhã nhặn và phù hợp với hoàn cảnh luôn có lợi thế
Dù thích hay không, hãy học chú ý tới hình thức của bạn
16 Hãy học cách nhìn nhận sự việc một cách khách quan
17 Đừng áp đặt suy nghĩ của bạn vào người khác
Trong tình huống này bạn sẽ làm thế này hay thế kia, nhưng điều này không
có nghĩa là người khác cũng vậy
18 Thú nuôi giúp nơi làm việc dễ chịu hơn
Những chú cún hay mèo con đáng yêu luôn giúp cho nơi làm việc trở nên gần gũi và thân thiện hơn
Trang 619 Sự ủng hộ có vai trò rất quan trọng
Dù có cố gắng đến cỡ nào, nhưng bạn không thể đảm đương công việc một mình Hãy xây dựng mạng lưới những người ủng họ cả về cá nhân lẫn trong công việc
20 Một CEO cũng là một CVO (Chief Value Officer)
Hãy luôn tự hỏi bản thân làm thế nào để tạo dựng giá trị cho khách hàng, và cho nội bộ công ty Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ giúp bạn điều hành công ty tốt hơn