Giáo dụctrítuệtrẻ 2-6 tháng Những điều cha mẹ nên biết Trong những ngày tháng này, trẻ cảm nhận và nhận thức thế giới qua các giác quan vận động, vì vậy trítuệtrẻ được đánh giá qua chính những cử động non nớt của cơ thể. Khi mới 2-3 tháng tuổi, sự cảm nhận của trẻ bắt đầu từ những gắn bó tình cảm với người mẹ, như nhận ra mẹ qua mùi sữa, biết đưa mắt về phía tiếng mẹ nói… 4-5 tháng, trẻ có thể quay hẳn đầu về phía tiếng động hay tiếng trò chuyện của người lớn. Bé thường rất thích thú trong việc nằm chơi với những ngón chân ngón tay của mình. Đến 6 tháng, trẻ đã biết hóng chuyện và đáp lại bằng một số nguyên âm a, u…, biết nhận ra tên mình và quay đầu lại khi có ai đó gọi. Một số bé cũng đã có thể phân biệt được người lạ, người quen khi tiếp xúc. Bố mẹ nên làm những gì cho bé? -Khuyến khích kĩ năng cầm nắm: Với trẻ 2 tháng: Để đồ vật có màu sắc rực rỡ và có âm thanh (súc sắc chẳng hạn) gần bé và lắc cho bé chú ý, rồi từ từ di chuyển đồ vật sang hai bên, bé sẽ đưa mắt nhìn theo. Dùng ngón tay bạn sờ, xoa nhè nhẹ các ngón tay của bé để kích thích những tế bào thần kinh ở phần Da tay. Mẹ có thể ôm con vào lòng, vừa vuốt ve, nắn chân nắn tay vừa trò chuyện với bé, hay cùng bé đung đưa theo nhịp bài hát đơn giản. Bé cảm nhận được những tác động gần gũi và tình cảm ấy, dù chưa thể biểu hiện ra ngoài bằng một hành động cụ thể. Với trẻ 3 tháng tuổi: Hãy buộc các đồ chơi mềm vào cạnh cũi hay treo ở phía trên giường, xe nôi vừa tầm để bé có thể nhìn, nghe, với tay cầm được đồ chơi đó. Nên sử dụng đồ làm bằng các vật liệu khác nhau (vải, nhựa, cao su, gỗ…) và chú ý phải đảm bảo an toàn cho bé. Khi trẻ 5 tháng thì cho bé chơi trò “Cho và lấy” để khuyến khích bé xòe ngón tay ra cầm và buông đồ vật. Đặt bé vào lòng bạn, cho bé xem các đồ vật trong hộp và lắc hộp cho bé nghe, đưa từng thứ cho bé sờ mó hay cầm, kể cả việc bé cầm rồi quẳng đồ chơi đi… 6 tháng tuổi, bạn cho bé tập tự cầm bình Sữa bằng hai tay, nhón thức ăn cho vào miệng, tự cầm thìa xúc ăn. Cho bé sờ đồ vật ấm hay lạnh (cốc nước ấm, cốc kem…), đồ vật ráp, thô hoặc trơn, nhẵn khác nhau… và luôn nhớ phải trò chuyện với bé về những thứ đồ ấy. - Giúp trẻ hình thành ngôn ngữ Để trẻ bước đầu làm quen với ngôn ngữ hãy trò chuyện mọi lúc, mọi nơi với bé về những việc bạn đang làm, về mọi người, mọi thứ xung quanh như thể bé nghe và hiểu được những điều bạn nói. Sử dụng những ngữ điệu khác nhau để nói với bé. Khi bé phát ra âm thanh bạn hãy nhắc lại các âm thanh đó cho bé nghe. - Cho trẻ tiếp xúc nhiều với thiên nhiên và nghe những loại nhạc có giai điệu vui, nhẹ nhàng: Hãy thường xuyên bế bé ở tư thế mà bé có thể nhìn được mọi thứ xung quanh: bông hoa, chiếc lá lay động, nhìn thấy xe, mọi người đi lại, trận mưa qua cửa kính… Cho bé nghe những bài hát có giai điệu tươi vui để bé được nhún nhảy theo nhịp điệu ấy. Cùng bé xem những cuốn sách mỏng có bìa cứng, bên trong có những bức tranh to, đơn giản, vẽ người hay vật. Đồng thời, hãy chỉ và nói cho bé biết tên của những nhân vật trong tranh. Nói chung, với các bé trong độ tuổi này cha mẹ cần chú ý giúp bé phát triển thể chất, vận động tay chân, vì trítuệ bé lúc này được đánh giá qua sự thành thục của vận động hay trạng thái cảm xúc, chứ không phải qua khả năng tư duy trừu tượng. Đây chính là điều mà bố mẹ nên quan tâm để tìm ra cách thích hợp bồi dưỡng trítuệ cho con mình. . Giáo dục trí tuệ trẻ 2-6 tháng Những điều cha mẹ nên biết Trong những ngày tháng này, trẻ cảm nhận và nhận thức thế giới qua các giác quan vận động, vì vậy trí tuệ trẻ được. thể. Khi mới 2-3 tháng tuổi, sự cảm nhận của trẻ bắt đầu từ những gắn bó tình cảm với người mẹ, như nhận ra mẹ qua mùi sữa, biết đưa mắt về phía tiếng mẹ nói… 4-5 tháng, trẻ có thể quay hẳn. lớn. Bé thường rất thích thú trong việc nằm chơi với những ngón chân ngón tay của mình. Đến 6 tháng, trẻ đã biết hóng chuyện và đáp lại bằng một số nguyên âm a, u…, biết nhận ra tên mình và quay