Phân tích nghệ thuật ngoại giao của Đảng trong việc giải quyết thù trong giặc ngoài 1945-1946 và Ý NGHĨA VẬN DỤNG TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ ANTT VÀ CHỦ QUYỀN TỔ QUỐC HIỆN NAY
Trang 1PHÂN TÍCH NGHỆ THUẬT NGOẠI GIAO CỦA ĐẢNG TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT THÙ TRONG GIẶC NGOÀI 1945-1946 &
Ý NGHĨA VẬN DỤNG TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ ANTT VÀ
CHỦ QUYỀN TỔ QUỐC HIỆN NAY
Trang 23 Bùi Xuân - Thành viên
4 Phạm Văn – Thành viên Tìm tư liệu, nội dung, hình ảnh
6 Lê Văn – Thành viên
7 Hiếu – Thành viên, vai trò: Tập hợp nội dung, Thuyết trình
8 Trí – Thành viên, vai trò: Sáng tạo và trình chiếu slide
Trang 3I Nghệ thuật ngoại giao của Đảng trong việc giải quyết thù trong giặc ngoài năm 1945-1946
1 Vấn đề thù trong, giặc ngoài của cách mạng Việt Nam
Mỹ đang nuôi dã tâm biến Đông Dương thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
Trang 4+ Phía Nam, hơn 2 vạn quân Anh với danh nghĩa quân Đồng
minh giải giáp quân đội Nhật đã đồng loã và tiếp tay cho thực dân Pháp quay lại Đông Dương Ngày 23-9-1945, được quân Anh giúp sức, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai.
+ Trên đất nước ta lúc đó còn có khoảng 6 vạn quân Nhật
đang chờ giải giáp Một số quân Nhật đã thực hiện lệnh của
quân Anh, cầm súng cùng với quân Anh dọn đường cho quân Pháp mở rộng vùng chiếm đóng ở miền Nam.
Trang 5+ Lúc này, các tổ chức phản động “Việt quốc”, “Việt cách”, Đại Việt ráo riết hoạt động Chúng dựa vào thế lực bên ngoài
để chống lại cách mạng Chưa bao giờ trên đất nước ta có
nhiều thù trong, giặc ngoài như lúc này.
Hình ảnh lực lượng quân đội của Tưởng Giới
Thạch (Quốc Dân Đảng)
Trang 6Quân đọi Anh tiếp nhận khí giới đầu hàng của binh lính
Nhật Bản tại Sài Gòn, tháng 9-1945
Nhân dân miền Nam đứng lên chống Thực dân Pháp vào ngày 23-09-1945
Trang 72 Sách lược ngoại giao chống “thù trong, giặc ngoài” của Đảng và đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh
a Mềm dẻo về sách lược nhưng cứng rắn về nguyên tắc
trong giải quyết mối quan hệ với kẻ thù.
Với quân Tưởng:
- Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa kiên trì nguyên tắc cứng rắn nhằm bảo đảm giữ vững mục tiêu bảo đảm sự lãnh đạo
của Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng, vừa vận dụng sách lược mềm dẻo nhằm tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chính,
trước mắt là thực dân Pháp.
Trang 8- Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc chỉ rõ “Đối với
Tàu, vẫn chủ trương Hoa - Việt thân thiện” Thực hiện hòa với Tưởng, ta nhân nhượng với chúng trên một số mặt: kinh tế, chính trị (dành 70
trong Quốc hội và 4 ghế bộ trưởng không qua
ghế bầu cử ).
- Bên cạnh sự nhân nhượng trên, Đảng kiên
quyết vạch trần âm mưu hành động chia rẽ phá hoại các tổ chức cách mạng do tay sai của
Tưởng gây ra, kiên quyết trùng trị chúng theo
pháp luật khi có đầy đủ chứng cớ, đảm bảo giữ vững nguyên tắc sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền Nhà nước, giữ vững thành quả cách mạng, thực hiện chính phủ liên hiệp nhưng bản chất cách mạng của chính quyền vẫn giữ vững, nền độc lập của đất nước vẫn được bảo toàn.
Trang 9Ý nghĩa: Những chủ trương biện pháp nhân
nhượng với Tưởng là sự lựa chọn sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là hoàn toàn cần thiết trong điều kiện lịch sử Việt Nam lúc bấy
giờ Với sách lược nhân nhượng đó ta đã làm
thất bại hoàn toàn âm mưu hành động phá hoại của quân Tưởng và tay sai; vạch trần bộ mặt
phản dân hại nước của bọn phản động, đầu cơ, tay sai thân Tưởng; bảo toàn nền độc lập non
trẻ, giữ vững chính quyền cách mạng; đồng thời
có điều kiện tập trung cùng nhân dân Nam Bộ đánh Pháp.
Trang 10Đối với Pháp:
- Đảng khẳng định phải đảm bảo nguyên tắc “độc lập
về chính trị, nhân nhượng về kinh tế”.
- Khi Tưởng và Pháp ký Hiệp ước Hoa - Pháp (ngày 02- 1946), hai bên đã thương lượng với nhau một số quyền lợi Tình hình đó đã đặt Đảng và Chính phủ ta trước một sự lựa chọn giải pháp đánh hay hoà?
28 Phân tích tình thế, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định chọn giải pháp hoà hoãn, dàn xếp với Pháp
là nhằm tránh tình thể cùng một lúc phải đấu tranh với nhiều kẻ thù, bảo toàn thực lực, tạo thêm thời gian củng cố chính quyền và thành quả cách mạng, tăng cường tiềm lực để đưa cách mạng tiến lên; đồng thời
để sớm gạt được quân Tưởng ra khỏi nước ta và loại trừ bọn tay sai của chúng Đây chính là sách lược “Hòa để tiến” của ta.
Trang 11- Triển khai quyết sách ấy, Chính phủ ta đã ký kết với Pháp Hiệp định sơ bộ ngày 06-3-1946
và sau đó là bản Tạm ước ngày 14-9-1946.
Ý nghĩa: Việc ta nhân nhượng với Pháp một số điều kiện để nhằm mục đích: Kéo dài thời gian hòa hoãn, củng cố và chuẩn bị lực lượng,
nhưng không thỏa hiệp các vấn đề nguyên tắc
về độc lập và thống nhất quốc gia.
Trang 12Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đại biểu Anh, Mỹ, Trung Quốc
tại lễ ký kết Hiệp định sơ bộ ngày 06-03-1946
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Pháp Marius Moutet ký tạm ước ngày 14-09-1946
Trang 13b Thực hiện nguyên tắc thêm bạn bớt thù.
- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời trong tình
thế “không đồng minh, không tiền, hầu như không vũ khí” và chưa giành được địa vị trên trường quốc tế
- Chính phủ ta đã triệt để khai thác cam kết của các
nước Đồng minh nêu ra trong chiến tranh, đặc biệt là
quyền độc lập, tự quyết và bình đẳng giữa các dân tộc
- Tranh thủ việc chính quyền Mỹ chưa công khai chủ trương rõ ràng, dứt khoát về vấn đề Đông Dương, ủng
hộ tư tưởng độc lập, tự trị của các dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên giữ quan hệ với các đại diện của Mỹ có mặt ở Việt Nam nhằm tranh thủ họ hỗ trợ để kiềm chế các tướng lĩnh của Tưởng và thế lực của Pháp
Trang 14c Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù để đấu tranh
- Đối với Pháp, ta cương quyết chống lại Pháp mưu mô chiếm lại Đông Dương, tranh thủ Mỹ công nhận nền độc lập của Việt Nam và “giao hòa với chúng ta”;
- Đối với Tưởng Giới Thạch “nên tránh xung đột quân sự mà chỉ xung đột bằng chính trị” Chúng ta đã sử dụng lực lượng của Tưởng có mặt ở Việt Nam làm đối trọng với lực lượng của thực dân Pháp, kiềm chế âm mưu của Pháp sớm khôi phục lại
sự kiểm soát Đông Dương Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát hiện
ra những bất đồng và xung đột quyền lực cục bộ khá gay gắt ngay trong nội bộ tướng lĩnh của Tưởng và các nhóm tay sai,
do đó đã có ứng xử khôn khéo trong quan hệ, vừa đấu tranh chính trị, ngoại giao, vừa khai thác mặt hám lợi vật chất của các tướng lĩnh Tưởng để hạn chế sự chống phá của chúng.
Trang 15d Kiên quyết đấu tranh trấn áp bọn phản cách mạng khi có đủ chứng cứ, nhưng không được mắc mưu khiêu khích của chúng.
- Ngay từ đầu, Đảng đã nhận rõ bản chất phản động của bè lũ tay sai của Tưởng và Pháp, chúng luôn câu kết với các thế lực ngoại xâm bên ngoài và đang ráo riết, trắng trợn chống phá chính quyền cách mạng Vì vậy, Đảng đã đề ra các biện pháp
cụ thể:
+ Phải kiên trì nắm tình hình để có bằng chứng chứng minh
âm mưu, thủ đoạn phản động của chúng;
+ Phải vận động tuyên truyền để người dân hiểu bản chất phản động của chúng, từ đó tích cực ủng hộ cách mạng;
+ Kiên quyết đấu tranh vạch trần tội ác của chúng khi có đủ bằng chứng;
+Khôn khéo để không bị mắc mưu tạo cớ của đối tượng.
Ý nghĩa: Đã vạch trần tội ác của chúng, mặt khác phân hóa, chia rẽ, làm tan rã sự câu kết giữa Quốc dân đảng và thực dân Pháp, lôi kéo, thu hút được sự tham gia giúp đỡ của quần chúng nhân dân, chứng tỏ bản lĩnh và sự khôn khéo của lực lượng CAND.
Trang 16Lực lượng công an bảo vệ kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 02/03/1946
Đội trinh sát – Sở Công an Bắc Bộ điều tra khám phá vụ án số 7 phố Ôn Như Hầu, Hà Nội ngày 12/07/1946
Trang 17II Ý nghĩa vận dụng trong sự nghiệp bảo vệ
ANTT và chủ quyền Tổ quốc hiện nay
1 Ý nghĩa đường lối ngoại giao giai đoạn
1945-1946 với tình hình nước ta hiện nay.
* Ý nghĩa đối với giai đoạn 1945-1946.
- Những chủ trương, chính sách nói trên của Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã bảo vệ được nền độc lâp của đất nước, củng cố
giữ vững chính quyền cách mạng, xây dựng được lực lượng chuẩn
bị cho cuộc trường kì kháng chiến với thực dân Pháp (1945 –
1954)
- Với đường lối chính trị vô cùng sáng suốt của Đảng và chủ
tịch Hồ Chí Minh cùng với việc thực hiện đường lối ngoại giao
cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược
- Đường lối đấu tranh ngoại giao trong giai đoạn này còn để lại nhiều bài học quý giá về đường lối đấu tranh vừa mềm dẻo vừa cứng rắn cho cuộc đấu tranh ngoại giao trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ sau này
Trang 18*Ý nghĩa với tình hình nước ta hiện nay.
Thứ nhất, đó là ngoại giao phải luôn xác định, quán triệt
nguyên tắc vì lợi ích quốc gia-dân tộc Trải qua quá trình đấu
tranh cách mạng, Đảng ta ngày càng xác định rõ nguyên tắc vì lợi ích quốc gia-dân tộc trong hoạt động đối ngoại
Thứ hai, tiếp tục vận dụng khéo léo phương châm “dĩ bất
biến, ứng vạn biến”, kiên trì về nguyên tắc nhưng linh hoạt về sách lược và bước đi
Thứ ba, vận dụng phương châm “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”
Thứ tư, phát huy cao độ tính chủ động, tích cực của ngoại giao Hồ Chí Minh Chỉ có chủ động, tích cực mới giúp nâng cao vai trò của Việt Nam, có điều kiện thuận lợi để bảo vệ lợi ích của Việt Nam và đương đầu với mọi tình huống cạnh tranh hoặc hợp tác thỏa hiệp giữa các nước lớn
Thứ năm, vận dụng bài học về chú trọng công tác nghiên cứu, tham mưu, dự báo, đồng thời không ngừng bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại
Trang 20Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Nga
Vladimir Putin dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao
hai nước tiến hành hội đàm tại Phủ Chủ tịch, Hà
Nội vào ngày 20/06/2024
Chủ tịch nước Tô Lâm tiến hành hội đàm với Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 19/08/2024
Trang 212 Những yêu cầu đặt ra với công tác công an hiện nay.
- Thứ nhất, hiện nay, các thế lực đế quốc bên ngoài luôn tìm cách móc nối với các tổ chức phản động trong nước nhằm thực hiện âm mưu
chống phá sự lãnh đạo của Đảng, âm mưu xóa bỏ chế độ XHCN.
- Thứ hai, chúng luôn tìm cách lôi kéo, dụ dỗ nhân dân, tuyên truyền
để nhân dân hiểu sai về sự lãnh đạo của Đảng.
- Thứ ba, trên thế giới và ở khu vực, xung đột vũ trang, tranh chấp tài nguyên, chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, khủng bố tiếp tục gia tăng.
- Thứ tư, tình hình tội phạm trong nước gia tăng và có xu hướng ngày càng phức tạp, các thế lực thù địch thường xuyên nghiên cứu, thay đổi hình thức, phương thức thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước
Tất cả làm cho hoạt động bảo vệ giữ gìn an ninh quốc gia và bảo vệ trật tự an toàn xã hội trở lên khó khăn hơn.
Trang 223 Vận dụng bài học kinh nghiệm trong sách lược đấu tranh ngoại giao trên, đòi hỏi lực lượng CAND phải làm tốt các công tác sau:
- Phải làm tốt công tác điều tra, trinh sát nắm tình hình, thu thập củng cố chứng
cứ, phải kiên quyết đấu tranh lật tẩy âm mưu và hành động chống phá của kẻ thù khi đã có đầy đủ chứng cứ;
- Phải khéo léo tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia
phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc Vì các thế lực thù địch luôn tìm cách lôi kéo
dụ dỗ nhân dân tham gia các hoạt động chống đối Đảng, Nhà nước, điển hình như
vụ biểu tình ở Mường Nhé, Điện Biên năm 2011, hay ở Tây Nguyên năm 2001,
2004, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân tộc, chúng đã lôi kéo dân tham gia các vụ biểu tình này
- Phải thực hiện nguyên tắc “đối với địch phải cương quyết, khôn khéo” Đây
chính là một biểu hiện của việc nhân nhượng có nguyên tắc với kẻ thù Theo đó, đòi hỏi lực lượng CAND phải luôn phải giữ thái độ cứng rắn, không khoan
nhượng với kẻ thù, kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu chống phá cách
mạng của kẻ thù Còn khôn khéo tức là phải có cách làm, cách xử trí công việc mềm dẻo, linh hoạt
Trang 234 Rút ra bài học với bản thân.
- Nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch với
cách mạng Việt Nam;
- Ra sức học tập, phấn đấu, rèn luyện trở thành người Công an giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới;
- Nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với các
biểu hiện tiêu cực, các phần tử chống đối;
- Tuyên truyền để nhân dân hiểu chủ trương đúng đắn của Đảng, vận động để nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Trang 24Các hình ảnh của lực lượng CAND trong giai đoạn hiện nay
Trang 25THANK YOU