1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bí quyết loại trừ ngộ độc doc

5 174 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 150,3 KB

Nội dung

quyết loại trừ ngộ độc Nhiều năm trở lại đây, ở nông thôn hay thành thị hầu hết không còn cảnh dự trữ thực phẩm ngày Tết nên những vấn đề ngộ độc thực phẩm do ôi thiu ít xảy ra. Nhưng ngộ độc do phụ gia thực phẩm, hóa chất bảo vệ thực vật lại ngày càng được quan tâm. Để những ngày Tết thực sự vui và khỏe mạnh, hãy là những người nội trợ thông thái khi lựa chọn và bảo quản thực phẩm dùng trong gia đình. Cảnh giác khi lựa chọn thực phẩm Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm thường gặp do nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư trong các loại rau quả, các chất phụ gia ngoài danh mục cho phép, phẩm màu không rõ nguồn gốc, sử dụng hàn the chế biến giò, chả… Các độc tố có sẵn trong một số thực phẩm có thể gây nhiễm độc như nấm độc, cá nóc, bạch tuộc, các loại thủy hải sản khác chưa được nấu chín hay sấy khô. Ngoài ra, những loại thực phẩm như thịt, thức ăn thủy hải sản gồm tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến; các loại rau quả, nguồn nước ô nhiễm có thể bị nhiễm khuẩn và gây ngộ độc bởi độc tố. Một điều cần quan tâm là cúm A/H5N1 từ thịt gà, các loại gia cầm khác mang mầm bệnh cũng có khả năng lây nhiễm sang người vì dịp Tết, loại thực phẩm này được sử dụng khá phổ biến. Những ngày Tết, các loại nước ngọt, rượu, bia được sử dụng nhiều trong bữa ăn hay lúc gặp mặt bạn bè, người thân. Nước ngọt không bảo đảm an toàn vệ sinh khi có một lượng đường hóa học, chất gây sinh hơi, có khi có chất độc như kim loại nặng, hóa chất hữu cơ, chất tạo màu, tạo mùi hoặc bị nhiễm nấm, vi sinh vật. Rượu bia cũng đáng lo ngại, nhất là khi gặp loại rượu, bia giả với nhãn mác nhập ngoại, người tiêu dùng khó nhận biết về chất lượng. Một số loại rượu do người dân tự nấu thường không bảo đảm an toàn vệ sinh nên dễ bị ngộ độc, gây tử vong vì bị nhiễm độc ethanol, methanol. Do vậy, để tránh mua phải những thực phẩm có nguy cơ ngộ độc cao, người nội trợ cần chọn lựa các loại thực phẩm tươi sống, tốt nhất là có sự kiểm định của cơ quan chức năng. Đối với thức ăn đã chế biến sẵn, nên chọn mua tại những nơi có uy tín, đáng tin cậy, hợp vệ sinh, thời hạn sử dụng rõ ràng. Cảnh giác các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc. Không nên lạm dụng tủ lạnh để chứa thức ăn Chúng ta thường nghĩ rằng tủ lạnh là phương tiện có thể dự trữ được thực phẩm an toàn. Điều này không đúng vì theo nghiên cứu cho thấy, ngăn đựng rau quả trong tủ lạnh có nguy cơ chứa lượng vi khuẩn cao gấp 750 lần mức an toàn, trong đó có các loại vi khuẩn nguy hiểm như Escherichia coli, Salmonella và Listeria. Tủ lạnh không nên chứa quá đầy thức ăn. Nếu tủ lạnh chứa đầy thức ăn, nên điều chỉnh thấp nhiệt độ, đồng thời thường xuyên vệ sinh tủ lạnh mỗi tuần 1 lần với nước nóng và dung dịch khử khuẩn; riêng ngăn đựng thịt sống, nên làm vệ sinh cách nhau vài ngày. Đừng bao giờ để thịt sống ở ngăn trên cùng trong tủ lạnh vì dễ gây lây nhiễm chéo từ nước thịt rỉ qua các khe hở, thấm vào thực phẩm để ngăn dưới. Cần thận trọng với các loại rau sống dự trữ trong tủ lạnh. Vi khuẩn Escherichia coli có thể tồn tại dưới dạng lạnh, đông lạnh và thường tìm thấy trong đất trồng rau. Loại vi khuẩn này có thể nhiễm chéo từ rau sống sang các loại thức ăn khác để trong tủ lạnh. Vì vậy phải rửa thật sạch rau trước khi cho vào ngăn dự trữ riêng trong tủ lạnh. Cơm, xôi để trong tủ lạnh cũng không an toàn. Loại vi khuẩn Bacillus cereus thường thấy ở những thực vật trồng gần mặt đất như lúa, ngũ cốc, các loại rau gia vị; chúng có thể gây nên sự nhiễm độc với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Trong quá trình nấu chín, vi khuẩn này không hoạt động nhưng khi cơm, xôi để nguội, nó bắt đầu sinh sản ra các bào tử độc hại. Nên để cơm hoặc xôi vào tủ lạnh khi nó vừa nguội và phải được hủy bỏ sau 3 ngày dự trữ trong tủ lạnh. Bảo vệ sức khỏe gia đình từ căn bếp nhỏ Khi nấu nướng, phải nấu chín thức ăn với nhiệt độ thích hợp để loại trừ nguy cơ bị ngộ độc. Đối với thức ăn như rau sống, cần rửa thật kỹ từ 2 – 3 lần trước khi dùng. Nên bảo quản thực phẩm hợp lý vì các loại vi khuẩn tiềm ẩn có khả năng phát triển rất nhanh nếu không được bảo quản với nhiệt độ thích hợp. Sau chế biến, nên dùng thức ăn trong vòng 2 giờ, tốt nhất là nên ăn ngay khi còn nóng; nếu để qua 2 giờ thì cần bảo quản trong tủ lạnh và hâm lại trước khi ăn. Một điều cần chú ý đối với các loại thịt, cá, hải sản là phải được bảo quản ở ngăn đá trong tủ lạnh. Phải loại bỏ các thức ăn dư thừa vì đây là nguyên nhân thường gặp gây ngộ độc thực phẩm. Một điều nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng cần trở thành tập quán trong sinh hoạt như rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. . Bí quyết loại trừ ngộ độc Nhiều năm trở lại đây, ở nông thôn hay thành thị hầu hết không còn cảnh dự trữ thực phẩm ngày Tết nên những vấn đề ngộ độc thực phẩm do ôi. giò, chả… Các độc tố có sẵn trong một số thực phẩm có thể gây nhiễm độc như nấm độc, cá nóc, bạch tuộc, các loại thủy hải sản khác chưa được nấu chín hay sấy khô. Ngoài ra, những loại thực phẩm. cua, nghêu, sò, ốc, hến; các loại rau quả, nguồn nước ô nhiễm có thể bị nhiễm khuẩn và gây ngộ độc bởi độc tố. Một điều cần quan tâm là cúm A/H5N1 từ thịt gà, các loại gia cầm khác mang mầm bệnh

Ngày đăng: 28/06/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w