1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long

132 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang động trên vịnh Hạ Long
Tác giả Trần Thị Hạnh
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Minh Hằng, TS. Trần Thiện Cường
Trường học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Chuyên ngành Môi trường và phát triển bền vững
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Khoa học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 4,46 MB

Nội dung

Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

Trần Thị Hạnh

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, BẢO TỒN

VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG CÁC HANG ĐỘNG TRÊN

VỊNH HẠ LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-

Trần Thị Hạnh

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, BẢO TỒN

VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG CÁC HANG ĐỘNG TRÊN

Trang 3

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Trần Thị Hạnh, xin cam đoan luận văn Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang động trên vịnh Hạ Long là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học

của TS Trần Thị Minh Hằng và TS Trần Thiện Cường, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được

công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác

Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn

Tác giả

Trần Thị Hạnh

Trang 4

ii

LỜI CẢM ƠN

Qua luận văn này, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và rèn luyện trong những năm học vừa qua Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Quản lý vịnh Hạ Long và đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và các yếu tố ảnh hưởng làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn hòn Trống Mái, vịnh Hạ Long” đã hỗ trợ và cung cấp tài liệu cho tôi trong quá trình học tập và viết luận văn

Đặc biệt, tôi xin cảm ơn sâu sắc tới TS Trần Thị Minh Hằng và TS Trần Thiện Cường - Khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia

Hà Nội), đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp

Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, đồng nghiệp, các nhà khoa học, đặc biệt là GS.TS Trần Đức Thạnh, GS.TS Tạ Hòa Phương, PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển và bạn bè đã ủng hộ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2022

Học viên

Trần Thị Hạnh

Trang 5

iii

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Nội dung nghiên cứu 3

4 Cấu trúc luận văn 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan 5

1.1.1 Quan niệm chung về hang động karst 5

1.1.2 Phát triển bền vững hang động 7

1.2 Các nghiên cứu về quản lý, bảo tồn và khai thác bền vững hang động trên thế giới 8

1.3 Tổng quan về công tác quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững hang động ở Việt Nam 16

1.4 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu 18

1.4.1 Giới thiệu chung về vịnh Hạ Long 18

1.4.2 Đặc điểm tự nhiên khu vực vịnh Hạ Long 18

1.4.3 Các giá trị của di sản vịnh Hạ Long 19

1.4.4 Đặc điểm và hiện trạng các hang động trên vịnh Hạ Long 22

1.4.5 Các yếu tố tác động đến môi trường hang động vịnh Hạ Long 25

1.4.6 Các loại hình dịch vụ du lịch trên vịnh Hạ Long 29

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 31

2.2 Cách tiếp cận 32

2.2.1 Cách tiếp cận hệ thống 32

2.2.2 Cách tiếp cận bảo tồn kết hợp với phát triển bền vững 32

Trang 6

iv

2.3 Các phương pháp nghiên cứu 32

2.3.1 Phương pháp điều tra bảng hỏi 32

2.3.2 Phương pháp khảo sát thực địa 34

2.3.3 Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu thứ cấp 35

2.3.4 Phương pháp đánh giá chất lượng quản lý hang động theo chỉ số MEI 35 2.3.5 Phương pháp sử dụng công cụ phân tích SWOT 38

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39

3.1 Hiện trạng khai thác du lịch các hang động trên vịnh Hạ Long 39

3.1.1 Hiện trạng các tuyến tham quan trên vịnh Hạ Long 39

3.1.2 Hiện trạng lượng khách và thu phí tham quan vịnh Hạ Long 41

3.2 Đánh giá chất lượng quản lý các hang động trên vịnh Hạ Long 47

3.2.1 Khả năng tiếp cận và kết nối các điểm tham quan và nguồn kinh phí đầu tư 47

3.2.2 Hạ tầng điểm tham quan và hệ thống chiếu sáng 48

3.2.3 Lộ trình tham quan tại các hang động và hướng dẫn viên 50

3.2.4 Môi trường hang động 52

3.2.5 Thẩm quyền quản lý 53

3.2.6 Kết quả đánh giá chất lượng quản lý một số hang động trên vịnh Hạ Long 56

3.3 Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến hang động 61

3.3.1 Rác thải gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường trong hang động 61

3.3.2 Ảnh hưởng đến vi khí hậu trong hang động 61

3.3.3 Ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong hang động 62

3.3.4 Ảnh hưởng đến các thành tạo trong hang động 65

3.3.5 Ý kiến đánh giá về các yếu tố của hoạt động du lịch ảnh hưởng đến hang động vịnh Hạ Long 68

3.4 Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững giá trị các hang động trên vịnh Hạ Long 71

Trang 7

v

3.4.1 Đánh giá tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch các hang động trên vịnh

Hạ Long 71

3.4.2 Đánh giá về công tác quản lý, bảo tồn và khai thác các hang động 86

3.4.3 Các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang động trên vịnh Hạ Long 89

KẾT LUẬN 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 102

Trang 8

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DSTNTG Di sản Thiên nhiên Thế giới

IUCN Hiệp hội Bảo tồn Thế giới

SWOT Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (The

United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization)

VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Trang 9

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các loại hình khai thác hang động trên thế giới 9

Bảng 1.3 Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến môi trường hang động vịnh Hạ

Bảng 2.1 Ma trận chỉ số đánh giá chất lượng quản lý hang động 35 Bảng 3.1 Số liệu khách tham quan và thu phí vịnh Hạ Long 41 Bảng 3.2 Chỉ số đánh giá chất lượng quản lý hang động vịnh Hạ Long 57 Bảng 3.3 Tần suất bắt gặp các động vật trong hang động trong 2 đợt khảo

Trang 10

Hình 3.4 Biểu đồ lượng khách tham quan trung bình ngày tại các hang động Thiên Cung (tuyến 1), Sửng Sốt và Mê Cung (tuyến 2) 44 Hình 3.5 Biểu đồ lượng khách tham quan theo giờ tại động Thiên Cung

Hình 3.6 Biểu đồ lượng khách tham quan theo giờ tại hang Sửng Sốt ngày

Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của khách du lịch khi tham quan

Hình 3.8 Biểu đồ thể hiện mong muốn quay trở lại tham quan hang động

Hình 3.9 Hệ thống điện chiếu sáng hang Sửng Sốt 50

Hình 3.11 Sơ đồ thẩm quyền quản lý đối với các hang động trên vịnh Hạ

Hình 3.12 Biểu đồ kết quả phỏng vấn về công tác quản lý hang động 59 Hình 3.13 Biểu đồ tổng kết quả phỏng vấn hiện trạng bảo tồn hang động 60

Trang 11

ix

Hình 3.14 Một số đèn sử dụng trong hang Sửng Sốt (a): đèn chiếu sáng lối đi; (b): đèn LED 30W; (c): đèn nấm; (d): đèn LED thanh dài 50W; (e): đèn LED 68W

66

Hình 3.15 Thực vật phát triển khi có ánh sáng đèn chiếu tại Hang Sửng Sốt 66 Hình 3.16 Ảnh phân tích thạch nhũ không có thực vật đèn ở hang Sửng Sốt bằng phương pháp điện tử tán xạ ngược: Các tinh thể Canxit dạng tinh thể, kết thành khối

67

Hình 3.17 Ảnh phân tích thạch nhũ có thực vật đèn ở hang Sửng Sốt bằng phương pháp điện tử tán xạ ngược: Bề mặt thạch nhũ xuất hiện các lỗ rỗng

do ăn mòn sinh học

67

Hình 3.18 Di chỉ khảo cổ tại cửa động Mê Cung và Trinh Nữ bị xâm phạm

Hình 3.19 Biểu đồ kết quả phỏng vấn khách du lịch về các yếu tố tác động

Hình 3.20 Biểu đồ kết quả phỏng vấn chuyên gia về các yếu tố tác động

Hình 3.21 Thứ tự ảnh hưởng của các yếu tố đến môi trường hang động theo

Hình 3.22 Thứ tự ảnh hưởng của các yếu tố đến môi trường hang động theo

Hình 3.23 Măng nhũ đá đa dạng trong hang Đình Thu và hang Đúc Tiền 75 Hình 3.24 Sơ đồ phân bố nhóm hang có tiềm năng cho hoạt động tham

Hình 3.25 Nhũ dạng ống đang phát triển trong hang Cống Đầm 78

Hình 3.27 Sơ đồ nhóm hang động có tiềm năng cho hoạt động nghiên cứu,

Hình 3.28 Di tích tầng vỏ nhuyễn thể thuộc thời kỳ văn hóa Soi Nhụ - động

Trang 12

x

Hình 3.29 Sơ đồ phân bố các hang có tiềm năng cho hoạt động nghiên cứu,

Hình 3.30 Hang Dơi Cửa Vạn (trái) và hang Tam Cung (phải) là những hang có các tầng hang chênh lệch độ cao lớn, khó tiếp cận 84 Hình 3.31 Sinh cảnh dưới nước trong hang Hồ Ba Hầm 84 Hình 3.32 Sơ đồ phân bố các hang có tiềm năng cho du lịch mạo hiểm 85 Hình 3.33 Kết quả phỏng vấn khách du lịch về loại hình du lịch mong muốn

Trang 13

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Vịnh Hạ Long - một vùng biển đảo kỳ vĩ nằm trên dải hành lang ven biển vùng Đông Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 160 km về phía Đông, là một phần trong hệ thống tài nguyên biển đảo tỉnh Quảng Ninh, có tổng diện tích 1.553 km2, gồm 1.969 hòn đảo Trong đó, vùng được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới (vùng lõi) có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo và hơn 60 hang động đã được phát hiện Hiện trên vịnh Hạ Long có 27 điểm, cảnh điểm tham quan (hang động, bãi tắm, các hòn đảo đẹp, khu vực trải nghiệm chèo thuyền, tham quan di sản văn hóa) thuộc 5 tuyến tham quan thường xuyên đón khách du lịch Trong đó, tham quan hang động là sản phẩm du lịch ấn tượng và là lựa chọn của đa phần du khách khi đến vịnh

Hạ Long Số lượng khách du lịch tham quan vịnh Hạ Long ngày càng tăng Từ số liệu thống kê của cơ quan quản lý Di sản có thể thấy lượng khách tham quan vịnh Hạ Long tăng từ vài trăm ngàn lượt khách (thời điểm năm 1996) đến gần 4,4 triệu lượt (năm 2019), đây chính là minh chứng cho sức thu hút của DSTNTG vịnh Hạ Long

Du lịch vịnh Hạ Long đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành

du lịch và kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh Những năm 2017, 2018, 2019, nguồn thu phí tham quan vịnh Hạ Long đạt trên 1.000 tỷ đồng, đóng góp vào nguồn GDP của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư trở lại vào công tác bảo tồn Di sản

Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động du lịch đang tạo ra nhiều áp lực đến công tác bảo tồn giá trị di sản vịnh Hạ Long như: Gia tăng chất thải (rác thải, nước thải) từ hoạt động du lịch và các dịch vụ phụ trợ; tạo sức ép lên môi trường sinh thái, cảnh quan và công tác quản lý, bảo tồn di sản; nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; gây quá tải tại một số điểm tham quan trên vịnh Hạ Long, giảm chất lượng tham quan của du khách; gây quá tải cho cơ sở hạ tầng Từ đó, đòi hỏi tỉnh Quảng Ninh cần phải có các giải pháp bảo vệ di sản vịnh Hạ Long từ các hoạt động du lịch như tăng cường cơ chế chính sách trong công tác quản lý di sản, phát triển du lịch và bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long; hạn chế tối đa tác động tiêu cực của du lịch tới các giá trị của di sản, nhưng vẫn đảm bảo nâng cao chất lượng phục vụ du khách

Trang 14

2

Hiện nay UBND tỉnh Quảng Ninh đang triển khai nhiều hành động cụ thể để thúc đẩy phát triển bền vững cho toàn tỉnh cũng như bảo vệ môi trường và du lịch bền vững cho di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh đang xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch phát triển ngành giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến 2045, trong đó có Quy hoạch quản lý, bảo tồn

và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long Quy hoạch và các kế hoạch phát triển này phải được tích hợp trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -

xã hội của Quảng Ninh, đặt trong bối cảnh liên kết vùng để phát triển bền vững Mục tiêu đối với vịnh Hạ Long là phát triển du lịch bền vững, mà vẫn đảm bảo mục tiêu bảo tồn khu di sản và bảo vệ môi trường Đồng thời, tối ưu hóa các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của du khách mà không tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên

và không tạo ra các xung đột xã hội với cộng đồng địa phương; tăng nguồn thu từ du lịch cho ngân sách địa phương, tạo sinh kế và tăng thu nhập của người dân thông qua thúc đẩy họ tham gia vào các dịch vụ du lịch; phát triển các sản phẩm du lịch cao cấp

và nâng cao giá trị trải nghiệm của du khách

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ

2020 - 2025 cũng đưa ra mục tiêu, định hướng phát triển của tỉnh giai đoạn 2020 -

2025 là chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” theo hướng bền vững dựa vào ba trụ cột (thiên nhiên, con người, văn hóa), kết hợp với xu thế hòa bình, hợp tác, hội nhập và cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Hiện nay, cả 05/05 tuyến du lịch đang khai thác trên vịnh Hạ Long đều có các điểm du lịch hang động, điều này cho thấy tầm quan trọng của loại hình tham quan

du lịch hang động trong việc khai thác Di sản Mặt khác, số lượng khách tham quan các hang động nổi tiếng của khu di sản rất lớn cho thấy sức hấp dẫn của các hang động đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch Tuy nhiên, mới chỉ có gần 20% trong tổng số hơn 60 hang động của khu Di sản đang được khai thác, và phần lớn trong số đó đã được khai thác liên tục trong gần 30 năm qua như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, trong khi còn nhiều hang động có tiềm năng đang được đóng cửa bảo tồn Tình trạng quá tải tại các hang động như Thiên Cung, Sửng Sốt

Trang 15

3

thường xuyên diễn ra Sự quá tải xảy ra theo tháng, theo ngày và theo giờ Điều này không chỉ ảnh hưởng cho môi trường sinh thái hang động, sự bảo tồn vẻ đẹp ban đầu của thạch nhũ mà còn ảnh hưởng đến sự trải nghiệm của khách du lịch Trong khi đó, tại những thời điểm lượng khách ít hoặc ở những hang không đón khách, khả năng khai thác của hang lại bị lãng phí Đây là sự bất cập trong công tác quản lý, bảo tồn

và khai thác bền vững giá trị Di sản

Do đó, việc triển khai nghiên cứu hiện trạng và đề xuất được các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị của vịnh Hạ Long nói chung, giá trị các hang động trên vịnh Hạ Long nói riêng là hết sức cần thiết, mang tính thời sự

và có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch bền vững khu di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho chính quyền

mà còn cho cộng đồng địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trong khu vực Di sản

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng quản lý, khai thác các hang động hiện nay trong khu vực DSTNTG vịnh Hạ Long Từ đó, đề xuất các giải pháp

để quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang động

3 Nội dung nghiên cứu

Các nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm :

- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, bảo tồn và khai thác các hang động trên vịnh Hạ Long

- Phân tích những tác động của hoạt động du lịch đến môi trường hang động vịnh Hạ Long;

- Đánh giá và dự báo tiềm năng phát triển các sản phẩm du lịch của các hang động

- Đề xuất giải pháp quản lý và phát triển bền vững giá trị các hang động trên vịnh Hạ Long hướng đến du lịch bền vững

Trang 16

4

4 Cấu trúc luận văn

Mở đầu: Nêu lý do lựa chọn đề tài, các mục tiêu và nội dung nghiên cứu của

đề tài, cấu trúc luận văn

Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu: Nội dung của Chương này đưa

ra một số khái niệm và thuật ngữ liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đưa ra các nghiên cứu về quản lý, bảo tồn và khai thác hang động trên thế giới, ở Việt Nam và khái quát các đặc điểm của khu vực nghiên cứu - vịnh Hạ Long

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chương này giới thiệu về đối tượng, phạm vi nghiên cứu, các cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu được

sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Đây là nội dung chính của luận văn, đưa ra các kết quả nghiên cứu đã được thực hiện bao gồm: Đặc điểm và hiện trạng các hang động trên vịnh Hạ Long; hiện trạng quản lý, bảo tồn và khai thác các hang động; các tác động của hoạt động du lịch đến môi trường hang động; đánh giá tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch các hang động và từ đó đưa ra các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững giá trị các hang động trên vịnh Hạ Long

Kết luận: Đưa ra tóm tắt kết quả về những nội dung đã nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị

Trang 17

5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan

1.1.1 Quan niệm chung về hang động karst

Theo nhà địa mạo Jennings (năm 1985), “karst” là một từ bắt nguồn từ tiếng Đức (kras) để chỉ một hiện tượng ăn mòn phổ biến của đá vôi ở phía Tây nước Slovenie và cũng là nơi có những nghiên cứu về địa hình karst đầu tiên trên thế giới vào thế kỷ XIX, khi mà khu vực này còn đang thuộc đế chế Áo - Hung Không giống hầu hết các loại đá khác, đá vôi có thể bị nước hòa tan, rửa lũa và vì thế, các vùng karst có đặc điểm độc đáo là có hệ thống không gian karst ngầm - hang động karst Hang động được thành tạo từ các quá trình địa chất khác nhau Đó có thể là một quá trình tổng hợp của quá trình ăn mòn hóa học, xói mòn do nước, phá hủy do hoạt động của các đứt gãy, hoạt động vi sinh vật, áp suất, ảnh hưởng của không khí và thậm chí

là quá trình đào bới khai thác ngầm Hầu như tất cả các hang trong đá vôi đều được thành tạo bởi quá trình hòa tan, rửa lũa Hệ thống này có thể do hoạt động kiến tạo

mà được nâng lên khỏi mặt đất, không còn chịu tác động hòa tan, rửa lũa của nước nữa Đó có thể là các hang động khô, kỳ ảo mà ngày nay thường được sử dụng vào mục đích du lịch, quân sự, tâm linh Mặt khác, hệ thống không gian karst ngầm có thể vẫn còn đang hoạt động, còn nằm sâu dưới lòng đất, tiếp tục chịu tác động của nước và tiếp tục phát triển Đó là các hang sông, các hang ướt và vô vàn khe, kẽ rỗng khác mà chỉ có nước mới có thể chảy qua được Trong nhiều trường hợp, phạm vi phân bố, phát triển của hệ thống không gian karst ngầm lớn hơn rất nhiều so với diện

lộ biểu kiến của đá vôi trên mặt đất Các tầng hang động là bằng chứng về các quá trình hoạt động kiến tạo của trái đất Các nhũ đá và trầm tích trong hang lưu giữ quá trình cổ khí hậu, trong đó có cả biến đổi khí hậu Hệ thống hang động karst ngầm còn

là các giá trị chủ đạo trong việc công nhận các di sản thiên nhiên Thế giới

Các nghiên cứu cụ thể về hang động chỉ được thực hiện trong giai đoạn những năm đầu của thế kỷ 18 cho mục đích khảo cổ Châu Âu là nơi đầu tiên đặt nền móng cho các nghiên cứu về khảo cổ hang động Từ đó, nghiên cứu hang động lan rộng ra các quốc gia trên thế giới và được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm và nghiên cứu

Trang 18

6

trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: địa chất, thủy văn, cổ sinh, khoáng sản… Gần

đây, hang động được khai thác nhiều hơn cho hoạt động du lịch

Theo Hiệp hội hang động thế giới, Hội hang động Hoàng gia Anh, Hội hang động Mỹ, … thì hang động karst là những khoảng trống trong lòng khối đá vôi được hình thành do bị nước hòa tan, rửa lũa, có kích thước đủ lớn để người có thể xâm nhập được vào bên trong

Hang có thể xuất hiện đơn độc trong một khối đá vôi Trường hợp đó được gọi

là hang đơn Hang đơn độc có thể chỉ có một phòng hang, nhưng cũng có thể có nhiều phòng hang liên kết với nhau Nhưng dạng thông thường và phổ biến hơn trong các địa tầng đá vôi là các hang có cấu trúc liên kết nhau tạo nên hệ thống phức tạp có hình ảnh như các cành cây liên kết

Về kích thước, các hang động phôi thai có kích thước nhỏ với đường kính đường ống dưới 20cm, còn hang động thì có kích thước vô cùng biến động từ trên 20

cm đường kính đến hàng chục, hàng trăm mét đường kính Các hang có thể dài dưới 5m, nhưng cũng có thể dài hàng trăm km (hệ thống hang động ở Phong Nha - Kẻ Bàng) Còn độ sâu có thể biến động từ vài mét đến hàng nghìn mét Về thể tích, hang

có thể biến động từ 5 - 10m3 đến hàng vạn mét khối, thậm chí lên đến hàng chục triệu mét khối Trước đây hang Deer thuộc vườn quốc gia Gunung Mulu của Malaysia được coi là hang lớn nhất thế giới với chiều dài 1,6km và thể tích 9.000.000m3

(Gillieson, D., & Clark, B., 2009) Nhưng gần đây, hang Sơn Đoòng ở vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được các nhà chuyên môn đánh giá là hang lớn nhất thế giới Hang này có nơi rộng nhất 150m, nơi cao nhất 195m, chiều dài hơn 8.573m (Tạ Hòa Phương, Nguyễn Hiệu, 2016)

Các thành tạo thạch nhũ trong hang động bao gồm hệ thống măng đá, nhũ đá, rèm đá, cột đá, các lớp trầm tích travectin, các hồ nhũ và ngọc hang động

Thực vật đèn (Lampenflora) là hệ thực vật bên trong lòng hang (rêu, địa y, nấm mốc) phát triển trên các vách đá và thạch nhũ được chiếu sáng bằng đèn chiếu sáng nhân tạo (Olsen, R., 2006)

Trang 19

7

Sức tải khách du lịch (Tourist Carrying Capacity) của một hang động là số lượng khách truy cập tối đa có thể chấp nhận được trong một đơn vị thời gian mà không gây ảnh hưởng tới môi trường (Cigna A A.& Forti D., 2013)

1.1.2 Phát triển bền vững hang động

Du lịch là sự di chuyển của khách du lịch từ nơi này đến nơi khác Nó là sự di chuyển ngắn hạn tạm thời của con người đến các điểm đến bên ngoài nơi họ bình thường sống và làm việc bao gồm các hoạt động họ say mê tại điểm đến cũng như tất

cả các cơ sở và dịch vụ được tạo ra đặc biệt để đáp ứng nhu cầu của họ Du lịch không chỉ có nghĩa là đi du lịch đến một điểm đến cụ thể nhưng cũng bao gồm tất cả các hoạt động được thực hiện trong thời gian lưu trú Nó bao gồm các chuyến thăm trong ngày và du ngoạn Sự chuyển động có thể nằm trong quốc gia hoặc khách du lịch cũng có thể đi du lịch đến các điểm đến du lịch nước ngoài có mục đích

Du lịch bền vững trong tiếng Anh được gọi là Sustainable Tourism Khái niệm

du lịch bền vững được nhắc đến lần đầu tiên năm 1992, tại Hội nghị về môi trường

và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro

Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) (UNEP, W., 1992) đã đưa ra định nghĩa:

“Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn

và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai

Du lịch bền vững nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người.”

Như vậy, Du lịch bền vững là du lịch giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối

đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào

Theo Khoản 14, Điều 3 của Luật Du lịch 2017, Phát triển du lịch bền vững là

sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - văn hóa xã hội và môi

Trang 20

8

trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai Du lịch bền vững có ba hợp phần chính: Môi trường - Văn hóa xã hội - Kinh tế

Mở rộng hơn, phát triển bền vững là “sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai” Phát triển bền vững hang động là phát triển các loại hình du lịch hang động nhằm thỏa mãn lợi ích về kinh tế của địa phương nhưng không gây tổn hại đến môi trường tự nhiên của hang động Một số hang động karst trong khu vực vịnh Hạ Long hiện đang được khai thác để phục vụ du lịch Tuy nhiên việc khai thác vượt quá sức chịu đựng của hang sẽ dẫn đến mất cảnh quan và sinh cảnh sống của một số loài đặc hữu trong hang Điều này đặt vấn đề là làm thế nào đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, đó là phát triển bền vững hang động karst Hiện nay, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, cùng với doanh nghiệp, chính quyền địa phương, cộng đồng và các thành phần liên quan khác đang có nhiều nỗ lực nhằm đưa ra giải pháp nhằm đạt được một sự cân bằng hợp lý

1.2 Các nghiên cứu về quản lý, bảo tồn và khai thác bền vững hang động trên thế giới

Các hang động tự nhiên bắt đầu được mở cửa cho hoạt động du lịch cách đây hơn 400 năm và hiện nay có khoảng 500 hang động trên toàn thế giới đang được khai thác du lịch (Cigna A A.& Forti D., 1988) Rất nhiều loại hình du lịch hang động đang được khai thác, trong đó du lịch tham quan trong hang động là loại hình du lịch phổ biến nhất Ở một số hang động, phát triển loại hình du lịch tìm hiểu văn hóa - lịch sử như hang động Nô lệ Shimoni ở Kenya - là nơi gợi nhớ lịch sử buôn bán nô

lệ ở bờ biển phía Đông châu Phi (Elizabeth A Odhiambo, 2013) hay du lịch chữa bệnh ở hang Baimo, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc (Huang L & Xu H., 2014) Các tour du lịch mạo hiểm thường nhắm đến những người có độ tuổi, thể lực và khả năng phù hợp như ở Úc và New Zealand (Holland, E., 1990) Loại hình khám phá khoa học tự nhiên trong hang cũng được khai thác ở nhiều nơi trên thế giới như: Hang động

Trang 21

9

Waitomo (New Zealand) phục vụ khách du lịch tìm hiểu, chiêm ngưỡng loài sâu phát sáng (Arachnocampa spp.) trong hang (Hall C.M., 2012) Loại hình du lịch lặn hang động cũng được khai thác ở hang Medvjeđa trên bờ biển phía đông của đảo Lošinj, Croatia (Knežević R., & Grbac-Žiković R., 2011)

Bảng 1.1 Các loại hình khai thác hang động trên thế giới

Mục đích khai thác hang động Lượng khách (%) Lợi nhuận (%)

(Nguồn: Cigna A A.& Forti D., 2013)

Từ cuối thế kỷ 19, các hang động được coi là những phòng thí nghiệm hoàn hảo cho các lĩnh vực vật lý, sinh học, địa chất, kỹ thuật, y học… Điều này là bởi vì các hang động có năng lượng từ thấp đến rất thấp, không có tiếng ồn, do đó cho phép thực hiện những thí nghiệm không thể thực hiện được ở bên ngoài Hơn nữa, hang động cung cấp một cơ sở dữ liệu rất lớn về cổ khí hậu, cổ môi trường và các quá trình địa chấn cổ xưa (Cigna A A.& Forti D., 2013)

Song song với việc khai thác các loại hình du lịch hang động, các hoạt động quản lý, bảo tồn hang động trên thế giới đã được quan tâm từ nửa sau thế kỷ XX Hoạt động đầu tiên nhằm ngăn chặn sự xuống cấp của hang động được thực hiện trong hội nghị Hang động quốc tế IV ở Ljubljana vào năm 1965 Cùng năm này, Ủy ban tổ chức và bảo vệ hang động được thành lập trong liên hiệp các quốc gia Tiếp theo, vào năm 1975, tại hội nghị Hang động quốc tế lần thứ VI (Olomouc, CSSR) đã quyết định, đây là năm quốc tế bảo vệ hang động, định nghĩa “hang động du lịch” được chấp nhận Sau đó, vào năm 1992, Hội đồng Châu Âu đưa ra Chỉ thị số 36, về

“bảo vệ môi trường sống dưới lòng đất” Theo khuyến nghị này, quy trình bảo vệ và

Trang 22

từ 1) hô hấp của con người trong hang động, 2) khí thoát ra từ nước trong hang động, 3) quá trình oxy hóa vật chất hữu cơ và quá trình hô hấp của vi sinh vật, 4) CO2 di chuyển từ không khí, đất và đá vào hang Con người là nguyên nhân gây nồng độ

CO2 tăng cao bằng việc trực tiếp hô hấp và gián tiếp bằng cách thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn và vi sinh vật có lợi ăn các chất hữu cơ Theo Avramovic D & Spasic

D (2008), để bảo tồn các giá trị thiên nhiên của các hang động, các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ không khí, các luồng gió và độ ẩm không khí) có ý nghĩa quan trọng nhất đối với việc hình thành các dạng địa mạo như thạch nhũ, măng đá, ngọc hang động

và các dạng karst khác Các điều kiện thủy văn cũng rất quan trọng và tính chất hóa học của nước là những lỗ hổng xuyên qua của đá và trầm tích ảnh hưởng đến màu sắc của thạch nhũ trong hang động Tất cả các yếu tố trên đều có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo tồn các dạng sống trong hang động hầu hết có tính đặc hữu Các yếu

tố bên ngoài có ảnh hưởng đáng kể đến địa lý và đa dạng sinh học, như các yếu tố khí hậu, và đặc biệt là lượng mưa ảnh hưởng đến độ ẩm không khí trong hang động

Đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố của hoạt động du lịch tác động đến môi trường hang động, trong đó có thể kể đến nghiên cứu điều tra các vấn đề quản lý xảy

ra trong các hang động của Pacitan của Indonesia (Kurniawan, I D & nnk, 2017) xác định tác động của các hoạt động của con người trên môi trường hang động Các vấn

đề về quản lý hang động ở Pacitan bao gồm: 1 Lắp đặt cơ sở hạ tầng bên trong hang động như lối đi bằng xi măng, đèn điện đủ màu và máy thổi lớn có hương thơm trong hang động, 2 Điều tiết yếu để hạn chế số lượng khách và các hoạt động trong các chuyến thăm quan, 3 Sự phá vỡ và hư hỏng của các thành tạo thạch nhũ trong hang

Trang 23

ra rằng, khách du lịch truy cập vào hang động tỏa ra nhiệt lượng, góp phần phát sinh nồng độ CO2, không những vậy, họ còn gây ô nhiễm sinh học khi mang theo các bào

tử, vi khuẩn từ cơ thể Cùng với đó, khách du lịch gây ô nhiễm từ các sợi tóc, da, bụi

từ giày và xơ vải từ quần áo Tại Carlsbad Cavern, Hoa Kỳ, tỷ lệ xơ vải tích tụ lâu dài trung bình hàng năm trong hang ước tính là 2 kg/năm

Các nghiên cứu về sức tải du lịch đã được thực hiện ở nhiều hang động trên thế giới như hang Santana (Brasil) (Lobo H A., Boggiani P C., & Perinotto J A., 2015), hang Murals (Ajanta) (Singh M., Arbad B R., 2013), hang Dơi (Langkawi, Malaysia) (Ismail, W M., Ibrahim, P H., & Mansor, M., 2021)… Các chỉ số sức tải

đã được nghiên cứu sức tải vật lý (Physical Carrying Capacity - PCC), sức tải sinh thái (Ecological Carrying Capacity - ECC) (Cheablam O., & Rattanarat J., 2021), sức tải xã hội (Social Carrying Capacity - SCC), sức tải hiệu quả thực tế (Effective Real Carrying Capacity - ERCC) (Tran N & nnk, 2007)

Về dòng năng lượng, hang động có thể là hệ thống gần như khép kín Từ góc

độ bảo vệ môi trường và quản lý, có thể chia hang động du lịch thành ba loại: (1) hang động có dòng năng lượng tự nhiên vượt xa dòng năng lượng do du khách tạo ra, các thông số môi trường của chúng không bị ảnh hưởng bởi sự khai thác du lịch (ví dụ: hang động thường xuyên lũ lụt); (2) hang động có dòng năng lượng tự nhiên và

du lịch có độ lớn tương tự, các thông số môi trường phản ứng với du khách nhưng sau đó trở lại trạng thái cân bằng tự nhiên; và (3) các hang động có dòng năng lượng của du khách vượt xa năng lượng tự nhiên, do đó trạng thái cân bằng môi trường tự nhiên có thể bị phá hủy Mục đích của việc quản lý có trách nhiệm là hạn chế các dòng năng lượng đưa vào để không phá hủy trạng thái cân bằng tự nhiên của các

Trang 24

vi khí hậu mong manh bên trong hang động có thể làm hỏng hoặc phá hủy các thành tạo địa chất tạo nên hang động Sau mỗi chuyến tham quan, công ty quản lý hang động sẽ phụ trách giám sát các thông số môi trường của hang động để điều chỉnh các chuyến tham quan trong tương lai (N Novas & nnk, 2017) Hệ thống giám sát tự động chất lượng không khí, nhiệt độ đá, không khí, độ ẩm và nồng độ CO2 cũng được nghiên cứu lắp đặt ở hai hang động Aranui và Ruakuri ở New Zealand phục vụ phát triển du lịch bền vững các hang động (De Freitas, C R., 2010) Quy trình thiết lập Đánh giá tác động môi trường của một hang động du lịch đã được xây dựng bởi Cigna, A A., & Burri, E (2000) Trong quy trình này, khuyến cáo dữ liệu về các thông số chính của vi khí hậu hang động nên được thu thập trong vòng ít nhất một năm trước khi khai thác hang động Các số liệu vi khí hậu này sẽ được so sánh với khí hậu thời gian đón khách cộng với những yếu tố gây ra bởi hệ thống ánh sáng, đường đi trong hang… Một dự án tối ưu được thiết lập trên cơ sở sự ràng buộc giữa việc bảo vệ môi trường hang động và các yêu cầu của việc khai thác hang Trong giai đoạn tiếp theo của quá trình khai thác hang, việc giám sát môi trường luôn là nhiệm

vụ quan trọng trong quá trình quản lý

Trang 25

13

Các giải pháp quản lý và phát triển du lịch bền vững các hang động được đưa

ra sau khi đã có các nghiên cứu cụ thể về các vấn đề xảy ra đối với hang động Trước khi đưa một hang động tự nhiên vào khai thác du lịch, cần có những nghiên cứu đánh giá chi tiết để lập các kế hoạch cụ thể cho việc khai thác (Cigna A.A., 2016) Tổ chức IUCN (Liên minh bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế) năm 1997 đã đưa ra Hướng dẫn bảo

vệ hang động và thành tạo karst trong hang, trong đó việc lập kế hoạch quản lý hiệu quả cho các vùng karst đòi hỏi sự đánh giá đầy đủ tất cả các giá trị kinh tế, khoa học

và con người, trong bối cảnh văn hóa và chính trị địa phương Về cơ bản, điều quan trọng là phải nhận ra rằng việc bảo vệ thích hợp các hang động và thành tạo karst không chỉ là vấn đề bảo tồn các đặc điểm tự nhiên có giá trị thẩm mĩ hay thú vị về mặt khoa học Trong hầu hết các trường hợp, việc bảo vệ có những tác động sâu rộng đến môi trường, từ đó tạo ra những tác động kinh tế đáng kể Hệ sinh thái trong các hang động là một trong những hệ sinh thái dễ bị tổn thương nhất Do đó, việc bảo vệ

và quản lý hiệu quả chúng đòi hỏi sự xem xét và hành động ở cả cấp khu vực và địa phương Việc phát triển các hang động cho mục đích du lịch có thể được thực hiện theo cách mà ít có tác động phá hủy nhất

Theo nghiên cứu của Smith M J., & Burns G L (2011), quan điểm quản lý

để phát triển bền vững hang động hiện đại ở Úc thông qua việc kiểm tra điểm thu hút khách du lịch nổi bật nhất của Úc, hang động Jenolan Năm vấn đề chính được thảo luận: sự quản lý và tài trợ của Khu bảo tồn hang động karst; đánh giá dữ liệu cơ sở sẵn có; cách tiếp cận và giao thông đến các hang động; quản lý khách tham quan; và các hình thức thuyết minh Những điều này minh họa tính khác nhau của việc cân bằng các giá trị và lợi ích cạnh tranh giữa bảo tồn, thương mại hóa và du lịch Avramovic D & Spasic D (2008) đưa ra khuyến cáo đối với đơn vị quản lý hang động cần phải có phương án thăm quan du lịch các hang động, sao cho sự xáo trộn cân bằng tự nhiên của các hệ sinh thái là nhỏ nhất Đối với trường hợp đoàn tham quan lớn, cần chia ra thành các nhóm nhỏ hơn, và trước khi vào hang, du khách phải nắm được các quy tắc khi vào hang (cách di chuyển hoặc hành vi của khách tham

Trang 26

vi sinh vật, làm thay đổi trạng thái cân bằng của hệ sinh thái trong hang (Cigna A A., 2016)

Việc đưa ra các chỉ số đánh giá sự bền vững môi trường karst được đưa ra bởi Van Beynen and Townsend (2005) và (Van Beynen Ph, Brinkmann R., Van Beynen K., 2012) Năm 2013, Cigna A A., Pani D đưa ra cách đánh giá chất lượng quản lý đối với một hang động đang khai thác du lịch thông qua chỉ số đánh giá quản lý (MEI) Việc đánh giá dựa trên cách chấm điểm cho các vấn đề về khả năng kết nối của hang động, cơ sở vật chất được sử dụng trong hang, lộ trình tham quan được thiết

kế cho khách du lịch, thẩm quyền của các nhà quản lý hang và trình độ của các hướng dẫn viên

Cigna A A.& Forti D (2013) đã nghiên cứu và xác định việc lập kế hoạch và quản lý một hang động một cách chính xác Trong đó, nghiên cứu khả thi bao gồm các nghiên cứu về cấu trúc hang động, các giá trị của hang động, các yếu tố môi trường bên trong và ngoài hang động, dòng khách du lịch… Kế hoạch sơ bộ và kế hoạch chi tiết được xây dựng dựa trên các yếu tố về khả năng tiếp cận hang động, khả năng tiếp nhận của cơ sở hạ tầng, các nghiên cứu đặc biệt về địa chất hang động, nguyên vật liệu được sử dụng trong hang, việc kiểm soát môi trường… Phương án tối ưu hóa được lập ra dựa trên việc phân tích việc bảo tồn và các chi phí, lợi nhuận

kỳ vọng

Trang 27

15

Hình 1.1 Lưu đồ để triển khai lập kế hoạch và quản lý một hang động

chính xác (Nguồn: Cigna A A.& Forti D., 2013)

Khí hậu Nhiệt độ

Độ ẩm Nồng độ CO 2

Tiền sử hang động

Sinh học hang động Môi trường (bên ngoài)

Môi trường (bên trong)

Dòng khách

du lịch Địa hình hang

động

NGHIÊN CỨU KHẢ THI

XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG

SỨC TẢI KHÁCH DU LỊCH

Yếu tố bên ngoài

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ PHÂN TÍCH CÁC CHI PHÍ – LỢI NHUẬN

KẾ HOẠCH CHI TIẾT

Kết quả nghiên cứu

TỐI ƯU HÓA

Bảo tồn Quản lý chi phí

Lợi nhuận kỳ vọng

THỰC HIỆN KHAI THÁC HANG ĐỘNG

KHAI THÁC THƯƠNG MẠI

GIÁM SÁT

SỬA ĐỔI ĐỂ TỐI ƯU HÓA

Trang 28

Việc nghiên cứu các tác động của hoạt động du lịch đối với hang động để đưa

ra giải pháp phát triển hang động bền vững đã được thực hiện tại khu vực hang động lớn nhất Việt Nam - Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Nghiên cứu của Trần Ngọc & Trịnh Anh Đức (2020) chỉ ra các tác động làm thay đổi các chỉ số về khí hậu chủ yếu là do biến đổi môi trường nội khu vực tạo ra, trong đó có hoạt động khai thác

du lịch Khai thác du lịch là một trong các nguyên nhân dẫn đến xu hướng làm tăng hàm lượng CO2 trong không khí lòng hang Sự tăng hàm lượng khí CO2 trong lòng hang sẽ thúc đẩy quá trình bào mòn nhũ đá mạnh hơn, điều đó dẫn đến cảnh quan tự nhiên của cả hệ thạch nhũ, vách đá sẽ thay đổi theo chiều hướng tiêu cực Khi lượng

CO2 tăng lại bị tích tụ trong hang sẽ làm thay đổi hệ số về giới hạn môi trường, đồng thời làm giảm khả năng chịu tải thực tế của khu vực di sản, điều đó làm ảnh hưởng lớn đến du lịch bền vững Nghiên cứu cải tiến hệ thống chiếu sáng trong các hang động vùng Phong Nha - Kẻ Bàng nhằm hướng tới phát triển du lịch bền vững (Trần Ngọc và nnk, 2014) đưa ra các tác động của các hoạt động du lịch, các sản phẩm du lịch, các hoạt động xây dựng công trình phục vụ du lịch đến hệ sinh thái cũng như

mỹ quan, cảnh quan và môi trường của hệ thống hang động ở Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; đề xuất cải tiến trong kỹ thuật chiếu sáng hang động nhằm đảm bảo tốt cho hoạt động du lịch nhưng không làm mất đi tính hoang sơ, tính tự nhiên để hướng tới du lịch bền vững, trong đó, loại đèn được khuyến cáo sử dụng trong hang

là đèn LED có vùng phổ huỳnh quang trong khoảng từ 500-600nm Vấn đề phát triển bền vững hang động cũng được nghiên cứu trong báo cáo về sức chịu tải du lịch đối với động Phong Nha (Tran N và nnk, 2007) Kết quả của nghiên cứu này đã tính toán được sức chịu tải thực tế của tuyến du lịch động Phong Nha - Kẻ Bàng dựa trên các

Trang 29

17

yếu tố ảnh hưởng đến sự thoải mái của khách du lịch như: khoảng cách cần thiết giữa hai người và khoảng cách giữa hai nhóm trên một tuyến tham quan, thời tiết, tiếng ồn…

Ở khu vực vịnh Hạ Long, vào các thế kỷ 19 - 20, người Pháp đã nhiều lần khảo sát các hang động trong khu vực Sau hòa bình vào năm 1954, hang động Hạ Long được chú ý nghiên cứu khảo sát, tìm ra nhiều động đẹp cho khách tham quan du lịch

Từ khi vịnh Hạ Long được công nhận là DSTNTG, đã có nhiều nghiên cứu làm rõ các giá trị tự nhiên và nhân văn của các hang động (Phụ lục III), tuy nhiên chưa có những nghiên cứu, đánh giá cụ thể và toàn diện về tác động của hoạt động du lịch đối với di sản

Trinh A D & Guinea J G (2014) đã nghiên cứu về sự tổn thương, những áp lực của các hang động karst trên vịnh Hạ Long thông qua việc phân tích các thông số

vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, độ thông gió và cường độ ánh sáng) và phân tích mẫu thạch nhũ trong nhóm hang động đang khai thác, đã từng khai thác và chưa khai thác

du lịch Từ đó đề xuất giải pháp bảo vệ các hang động và các thành tạo thạch nhũ của chúng Tuy nhiên nghiên cứu mới được thực hiện ở một số hang động và thời gian quan trắc vi khí hậu tại các hang động chưa đủ dài để đưa ra các kết luận chi tiết

Năm 2018, nghiên cứu tác động của ánh sáng nhân tạo đến hang động được thực hiện tại vịnh Hạ Long trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh "Nghiên cứu, đánh giá tác động của chiếu sáng nhân tạo đến sự phát triển, xâm lấn của thực vật trong hang động trên vịnh Hạ Long, thử nghiệm xử lý và

đề xuất biện pháp hiệu quả để xử lý, hạn chế ảnh hưởng của thực vật trong hang động" Nghiên cứu này đã đưa ra được quy trình xử lý thực vật đèn trong hang bằng hóa chất H2O2 và đề xuất loại đèn với các bước sóng thích hợp (520nm và 580nm) để hạn chế tối đa sự phát triển của thực vật đèn Việc nghiên cứu sức chịu tải của các điểm tham quan trên vịnh cũng đang được địa phương thực hiện

Về việc phát triển các loại hình du lịch hang động, ở Việt Nam, ngoài du lịch tham quan hang động, một số nơi đã khai thác song hành tham quan và du lịch tâm

Trang 30

18

linh như: động Tam Thanh - Lạng Sơn, động Hương Tích - Hà Nội… Loại hình du lịch mạo hiểm, khám phá giá trị địa chất - địa mạo cũng phát triển trong những năm gần đây, như ở các hang Sơn Đoòng, hang Én, hang Va, hang Nước Nứt và hang Tú Làn ở Phong Nha - Kẻ Bàng Ở vịnh Hạ Long, chưa có các nghiên cứu chi tiết về tiềm năng khai thác các loại hình du lịch cho các hang động tuy rằng ở đây đã có sản phẩm du lịch tham quan kết hợp tìm hiểu loài khỉ vàng Macaca Mulasta trong khu vực hang Luồn hay tìm hiểu về văn hóa Soi Nhụ, văn hóa Hạ Long tại hang Mê Cung, hang Tiên Ông

Mặc dù các hang động ở Việt Nam đã được khai thác từ lâu cho hoạt động du lịch, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có công cụ nào để đánh giá về chất lượng quản lý các hang động này Hiệu quả của việc quản lý, khai thác các hang động cần được đánh giá qua từng giai đoạn để địa phương và các nhà quản lý kịp thời có những thay đổi hợp lý nhằm khai thác bền vững các hang động

1.4 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu

1.4.1 Giới thiệu chung về vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh Năm 1962 vịnh Hạ Long đã được Nhà nước Việt Nam xếp hạng là Di tích thắng cảnh quốc gia Khu trung tâm vịnh Hạ Long với diện tích 434km2 và 775 hòn đảo có giá trị nổi bật toàn cầu về cảnh quan thiên nhiên và địa chất địa mạo đã được Tổ chức Giáo dục và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) hai lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1994 và năm 2000; Năm

2009 được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt; Năm 2011 vịnh Hạ Long được đông đảo các tầng lớp nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế ủng hộ bầu chọn là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới (Ban quản lý vịnh Hạ Long, 2014)

1.4.2 Đặc điểm tự nhiên khu vực vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long có chế độ thủy văn phức tạp: chế độ nhật triều đều, dòng chảy

là dòng chảy tổng hợp của các dòng chảy của sông, dòng chảy do gió và dòng chảy

Trang 31

19

thủy triều, trong đó, dòng chảy thủy triều là dòng ngự trị và mang tính chất thuận nghịch

Khí hậu Hạ Long là khí hậu nhiệt đới với mùa đông lạnh và mùa hè nóng nhiệt

độ trung bình 28 - 290C; mùa đông lạnh nhiệt độ trung bình từ 15 - 160C

Mưa bão thường xảy ra vào mùa hè và mùa thu (tháng 5 - tháng 10) Từ tháng

1 - tháng 4 thường có mưa phùn và sương mù (Ban Quản lý vịnh Hạ Long, 2014)

Hình 1.2 Sơ đồ khu di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long

(Nguồn: Ban quản lý vịnh Hạ Long) 1.4.3 Các giá trị của di sản vịnh Hạ Long

Giá trị thẩm mỹ: Vịnh Hạ Long là một tác phẩm điêu khắc kỳ vĩ của tự nhiên

với hàng ngàn đảo đá vôi lớn nhỏ nhô lên từ mặt biển trong xanh với muôn hình vạn trạng tạo nên một cảnh quan hoang sơ tuyệt mỹ Di sản vẫn giữ được tính tự nhiên ở mức cao Nét nổi bật của khu Di sản chính là những tháp đá vôi tuyệt đẹp cùng hệ thống hàm ếch, mái vòm và các hang động đặc biệt nhất trên thế giới

Trang 32

20

Giá trị địa chất - địa mạo: Vịnh Hạ Long là mẫu hình nổi bật nhất và rộng lớn

nhất về địa hình karstơ dạng tháp bị biển xâm thực và là một trong những khu vực quan trọng nhất trên thế giới về địa hình karst fengling (các đỉnh tách rời nhau) và fengcong (các cụm đá vôi hình chóp nằm kề nhau) Một trong những nét đặc trưng của địa hình karst fengcong là các hồ kín rộng lớn, các áng bị ngập chìm, một số hồ chỉ xuất hiện khi thủy triều lên Đây cũng là khu vực thể hiện đầy đủ các quá trình hình thành karst trên quy mô lớn và minh chứng cho một giai đoạn dài về quá trình địa chất và cung cấp nguồn dữ liệu quý báu cho việc tiếp tục nghiên cứu làm rõ lịch

sử địa khí hậu và bản chất của các quá trình karst trong một môi trường phức hợp

(Waltham T., 1998)

Hang động cũng là một trong những nét đặc trưng nổi bật về địa chất của khu

Di sản Những hang động đẹp trên vịnh Hạ Long như Thiên Cung, Đầu Gỗ, Sửng Sốt

là những điểm thu hút khách du lịch trong hành trình tham quan

Giá trị đa dạng sinh học: Vịnh Hạ Long nằm trong khu vực địa lý nối liền với

vịnh Bái Tử Long và quần đảo Cát Bà tạo thành một quần thể biển đảo có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để hình thành một hệ thống đa dạng các Habitat (nơi sinh cư) biển và đảo Đây chính là cơ sở để hình thành nên sự đa dạng sinh học cho vịnh Hạ Long Các nhà khoa học đã đánh giá vịnh Hạ Long là một trong những khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao (Nguyễn Khắc Hường, 2005)

Giá trị đa dạng sinh học của vịnh Hạ Long thể hiện ở sự đa dạng về các hệ sinh thái, đa dạng về nguồn gen quí hiếm và đa dạng về thành phần giống loài

Trong vùng vịnh Hạ Long tồn tại 10 kiểu hệ sinh thái rất đặc thù của quần đảo

đá vôi vùng nhiệt đới, bao gồm: 1) Hệ sinh thái thảm thực vật trên các đảo; 2) Hệ sinh thái tùng-áng; 3) Hệ sinh thái hang động; 4) Hệ sinh thái vùng triều đáy cứng; 5) Hệ sinh thái vùng triều đáy mềm; 6) Hệ sinh thái bãi triều cát; 7) Hệ sinh thái rừng ngập mặn; 8) Hệ sinh thái cỏ biển; 9) Hệ sinh thái vùng ngập nước thường xuyên ven bờ; 10) Hệ sinh thái rạn san hô (Viện Tài nguyên Môi trường biển, 2009) Trong đó, hệ

Trang 33

21

sinh thái hang động là một hệ sinh thái đặc thù của vùng biển đá vôi Tại DSTNTG vịnh Hạ Long có 2 trong tổng số 3 kiểu HST hang động được phân loại trên thế giới (hang ngập nước và hang trên mặt đất), mang đặc thù của địa hình karst trên biển Những nhóm sinh vật trong hang động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu quá trình tiến hóa của sinh vật Một số loài tiêu biểu đã được phát hiện như: thạch sùng

mí, cua hang Hạ Long, cá niếc hang, tôm gõ mõ

Bảng 1.2 Danh lục các loài đặc hữu vịnh Hạ Long

1 Schefflera alongensis R Vig Ngũ gia bì Hạ Long

2 Livistona halongensis T.H Nguyen & Kiew Cọ Hạ Long

3 Cycas tropophylla K.D Hill & Phan K.Loc Tuế Hạ Long

4 Impatiens halongensis Kew& T.H.Nguyên Móng tai Hạ Long

6 Primulina halongensis Kew& T.H.Nguyên Cầy ri Hạ Long

8 Primulina modesta Fin & gagnep Cây ri ôn hòa

9 Primulina drakei (B.L Burtt) Mich.Moller & A

10 Paraboea halongensis Kew& T.H Nguyên Song bế Hạ Long

12 Hedyotis lecomtei (Pit.) P.H Ho An điền Hạ Long

18 Goniurosaurus caatbaensis Ziegler, Truong,

Schmitz, Stenke & Rosler Thạch sùng mí Cát Bà

19 Tiwaripotamon edostilus Ng & Yeo 2001 Cua hang

Trang 34

22

20 Belissanna halongensis Yao, Phạm & Li Nhện Hang

21 Belissanna pisinna Yao, Phạm & Li Nhện Hang

22 Pholcus hochiminhi Yao, Phạm & Li Nhện Hang

(Nguồn: Ban quản lý vịnh Hạ Long)

Giá trị văn hóa lịch sử: Vịnh Hạ Long là một trong những nơi cư trú của người

Việt cổ với 3 nền văn hóa tiền sử kế tiếp nhau cách ngày nay từ 18.000 năm đến 3.500 năm: văn hóa Soi Nhụ (18.000 - 7.000 năm), văn hóa Cái Bèo (7.000 - 5.000 năm), văn hóa Hạ Long (5.000 - 3.500 năm) Tại một số hang động trên vịnh được xác định

có dấu tích cư trú của người Hạ Long thời tiền sử như động Mê Cung, Tiên Ông, Trinh Nữ, Thiên Long (Hà Hữu Nga, Nguyễn Văn Hảo, 1999) Nơi đây còn lưu giữ những nét văn hóa truyền thống của cộng đồng ngư dân vùng biển, ghi dấu ấn của quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Ông cha ta từ thủa lập quốc, giữ quốc

đã sử dụng những giá trị độc đáo của hệ thống hang động trên vịnh Hạ Long để cất giữ lương thực, quân trang, khí tài, giấu quân và tổ chức đánh bại các cuộc xâm chiếm của giặc phương Bắc

1.4.4 Đặc điểm và hiện trạng các hang động trên vịnh Hạ Long

Thời kỳ Pleixtoxen giữa và muộn (781 - 11,7 nghìn năm trước) là thời gian chủ yếu tạo nên hệ thống hang động nổi tiếng trên Vịnh Hạ Long Chúng thường tập trung ở các khoảng độ cao 10 - 15m; 20 - 30m; và 40 - 60m Mỗi hệ độ cao hang động đánh dấu một thời kỳ ổn định kiến tạo và ứng với một mực xâm thực cơ sở nhất định Sau đó đáy hang, động được nâng cao do vận động kiến tạo khu vực

Quá trình hình thành một hang động kéo dài suốt từ điểm khởi đầu ứng với một sự tồn tại của một mực xâm thực cơ sở cho đến tận ngày nay Vào các thời kỳ băng hà trong Pleixtoxen, khu vực Hạ Long mát lạnh, mưa nhiều nên thuận lợi cho

Trang 35

23

hoà tan đá vôi tạo hang So với tuổi của hang, tuổi của thạch nhũ trẻ hơn nhiều bởi chúng được hình thành vào thời kỳ Holoxen ấm áp về sau (cách đây khoảng 11.700 năm - ngày nay) (Trần Đức Thạnh, 1998)

Quá trình hoà tan đá vôi tạo hang và thạch nhũ: CaCO3 + CO2 + H2O ↔ Ca(HCO3)2 Đây là phương trình thuận nghịch Chiều thuận là quá trình hoà tan đá vôi tạo bicacbonatcanxi hoà tan và phân ly yếu trong môi trường nước Chiều nghịch

là quá trình kết tủa CaCO3 để tạo thành măng đá (mọc từ dưới lên) và nhũ đá (rủ từ trên xuống) Khi nhiệt độ mát lạnh, thuận lợi cho phản ứng thuận (tạo hang động), khi nhiệt độ cao thuận lợi cho phản ứng chiều nghịch (tạo thành thạch nhũ)

Theo Tạ Hòa Phương (2019), dựa vào nguồn gốc, cấu trúc hang, có thể phân loại các hang động trên vịnh Hạ Long như sau:

Hang ngầm cổ là những đoạn hang còn sót lại từ những hệ thống hang động

cổ xưa, chủ yếu là các hang ngầm Chúng có thể nằm ở những độ cao khác nhau trong các đảo đá vôi và phân biệt với các loại hang khác bởi có độ dốc và độ chênh cao đáng kể Từng phần của các hang ngầm cổ có thể bị các trầm tích thứ sinh như mảnh vụn đá, sét bột hoặc thạch nhũ lấp đầy Quá trình hình thành các hang ngầm cổ có liên quan đến hoạt động kiến tạo và tác động của các dòng sông ngầm cổ Các hang ngầm cổ là các hang có quy mô lớn, nhiều thạch nhũ và thuộc loại đẹp, hoành tráng nhất trong vịnh Hạ Long: động Sửng Sốt, động Thiên Cung, động Đầu Gỗ, đều nằm

ở mức cao 20 - 30m

Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào về tuổi của các hang ngầm cổ ở mức cao kể trên Tạm thời chỉ có thể so sánh một cách tương đối tuổi của chúng với tuổi của hệ thống thềm sông, thềm biển hiện còn có mặt trong khu vực Tuổi của hệ thống thềm sông, thềm biển ở khoảng độ cao 20 - 30m hiện được xác định ứng với nửa cuối của Pleistocen giữa, khoảng 500.000 đến 300.000 năm trước Đó cũng là khoảng thời gian giả định đã hình thành nên các hang ngầm cổ kể trên

Do có giá trị cao về mặt thẩm mỹ, các hang ngầm cổ hiện nay đều được khai thác loại hình du lịch tham quan, trong đó có hai hang động với lượng khách lớn nhất

Trang 36

24

là Thiên Cung và Sửng Sốt Ngoài ra, động Mê Cung cũng được khai thác loại hình tham quan, tìm hiểu nền văn hóa Soi Nhụ

Hang nền cổ là loại hang hình thành trong giai đoạn xâm thực ngang mở rộng

tại mực cơ sở trong quá khứ địa chất Loại hang này có nền rộng, thường nằm cao hơn mực nước biển hiện nay không nhiều Chúng được hình thành chủ yếu do sự ăn mòn hoá học và phá hủy cơ học của nước do dòng chảy và sóng vào các thời kỳ ổn định kiến tạo hoặc mực biển từng ổn định lâu dài Hệ thống nhũ trong hang được hình thành khi hang đã nổi cao trên mặt nước Những hang nền cổ đẹp tiêu biểu trong vịnh

Hạ Long là hang Trinh Nữ, hang Bồ Nâu, hang Hồ Động Tiên

Cũng như đối với các hang ngầm cổ, việc nghiên cứu tuổi hình thành của các hang nền cổ trong vịnh Hạ Long chưa được đề cập trong công trình nghiên cứu về biển đảo Dựa vào đối sánh với tuổi của các thềm biển, thềm sông có cùng độ cao 4 - 10m có mặt khá nhiều trong khu vực có thể tạm suy đoán chúng đã được hình thành vào giai đoạn cuối của Pleistocen muộn, ứng với khoảng 100.000 - 30.000 năm trước Các hang nền cổ trên vịnh hiện nay đa phần được khai thác loại hình du lịch tham quan (hang Hồ Động Tiên, hang Trinh Nữ, hang Trống) và du lịch tham quan kết hợp tìm hiểu văn hóa lịch sử (hang Tiên Ông)

Hang hàm ếch biển hình thành chủ yếu do sự xâm thực của nước biển và

sóng triều hiện đại Các đảo đá vôi ở Hạ Long đều có phần chân ít nhiều bị ăn lõm vào thành ngấn biển, những chỗ bị ăn vào sâu hơn tạo thành các hang hàm ếch biển

Một số hang xuyên thủng khối đá vôi sang phía đối diện, trở thành các hang luồn

Các hang luồn thường có trần tương đối bằng phẳng, ở ngang hoặc cao hơn mức triều dâng hiện nay, còn đáy hang thì ngập dưới biển Chúng thường là đường nối thông các hồ nước mặn trong đảo với môi trường vịnh bên ngoài, do đó chúng chứa một số sinh cảnh đặc thù, là nơi ẩn náu, trú ngụ của các loài sinh vật biển tạo ra sự đa dạng

về loài như: thực vật phù du, động vật phù du, rong cỏ biển, san hô, cá, động vật đáy

Các hang hàm ếch và hang luồn thuộc thế hệ hang trẻ nhất trong khu vực vịnh

Hạ Long Sự hình thành của chúng gắn liền với hoạt động của đới triều hiện đại, liên

Trang 37

Hồ Ba Hầm, hang Luồn…

Hình 1.3 Các kiểu địa hình và hang động karst vịnh Hạ Long

(Nguồn: Waltham T., 1998) 1.4.5 Các yếu tố tác động đến môi trường hang động vịnh Hạ Long

a Các yếu tố tự nhiên

Theo kết quả phỏng vấn các chuyên gia về các yếu tố tự nhiên tác động đến môi trường hang động vịnh Hạ Long bao gồm các yếu tố ngoại sinh và các yếu tố nội sinh Các yếu tố ngoại sinh: Nhiệt độ không khí, độ ẩm bên ngoài hang động, ánh sáng, lượng mưa, quá trình dâng cao mực nước biển Các yếu tố nội sinh bao gồm: Nhiệt độ của đá gốc, nhiệt độ không khí bên trong hang, quá trình thẩm thấu của dòng nước ngầm trong hang Các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau và cùng

Trang 38

- Trái lại, nếu mưa quá nhiều quá trình hòa tan rửa trôi vẫn mạnh mẽ, nhưng quá trình lắng đọng thạch nhũ sẽ giảm, do cacbonat canxi hòa tan bị cuốn trôi đi Vì vậy lượng mưa điều hòa ở mức trung bình cao là phù hợp nhất

Phụ thuộc theo mùa

2 Ánh sáng

Ánh sáng tự nhiên trong hang thường ổn định, nhưng vì một lý do nào đó cường độ ánh sáng tự nhiên tăng lên (ví dụ cây cối chắn cửa hang bị phá bỏ, bị gió bão bẻ gãy…) thì ánh sáng sẽ tác động làm phát triển thực vật rong tảo bám măng nhũ, làm cho nhũ xỉn màu và hạn chế quá trình tích

tụ phát triển nhũ đá

khoảng cách từ cửa hang vào lòng hang và theo mùa

Trang 39

Làm sập trần hang/ thay đổi cấu trúc hang

Kết quả nghiên cứu các quá trình đổ lở trong hang động vịnh Hạ Long chỉ ra các hoạt động kiến tạo đã gây ra hiện tượng nứt

vỡ, đổ lở các khối thạch nhũ lớn nhỏ, sập một phần hệ thống trần, nền hang động, làm thay đổi một phần cấu trúc hang (Ban Quản lý vịnh Hạ Long, 2018)

Tùy thuộc đặc điểm địa chất khu vực

Ví dụ, Hồ Ba Hầm là một hang luồn tuổi cổ Pleistocen và được tái tạo trong Holocen

Có những dấu hiệu chiều cao của hang đang bị thu hẹp do dâng cao mực nước biển hiện đai

7 Nhiệt độ

Nhiệt độ môi trường nước và không khí trong hang động tăng cao quá dẫn đến cân bằng nghiêng về quá trình tích tụ thạch nhũ, nhưng lại giảm quá trình hòa tan đá vôi tạo nguồn cung Kết quả chung là thạch nhũ kém phát triển và hang động ngừng hoạt động mở rộng (dù rất chậm) Nhiệt độ cao trong hang làm phát triển các vi tảo, rong bám làm xỉn màu thạch nhũ Trái lại khi nhiệt độ thấp và lạnh quá, cân bằng nghiêng

về hòa tan rửa trôi đá vôi, nhưng kém tạo thạch nhũ

khoảng cách từ cửa hang vào lòng hang và theo mùa

Tùy theo vị trí hang và các tác nhân tạo khí

Trang 40

28

gió từ các cửa hang

- Cùng với đó là hoạt động của các dòng chảy ngầm trong quá khứ đã hòa tan và cuốn trôi vật liệu tạo nền hang, để lại các

hố sụt dạng hàm ếch bên dưới đường đi trong hang của khách du lịch, điển hình tại động Thiên Cung và hang Sửng Sốt

Không có trong các hang khô

12 Trầm tích

trong hang

Cùng với các chỉ số về độ ẩm, nhiệt độ có thể tạo điều kiện phát triển thực vật

Phụ thuộc đặc điểm cấu trúc hang

- Hoạt động du lịch trái phép ở những hang động chưa là điểm du lịch; Hoạt động sinh sống trong hang của người dân nuôi trồng thủy sản trái phép

- Hoạt động tôn tạo trong hang của người dân làng chài để làm nơi tránh trú khi mưa bão cũng ảnh hưởng đến hiện trạng của hang động

Ngày đăng: 09/10/2024, 22:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Ban Quản lý vịnh Hạ Long (2011), Báo cáo tổng kết đề tài cấp cơ sở "Khảo sát, đánh giá hiện trạng các di tích khảo cổ khu vực di sản thiên thế giới vịnh Hạ Long", Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát, đánh giá hiện trạng các di tích khảo cổ khu vực di sản thiên thế giới vịnh Hạ Long
Tác giả: Ban Quản lý vịnh Hạ Long
Năm: 2011
3. Ban Quản lý vịnh Hạ Long (2014), Báo cáo khoa học Đề án Đánh giá sức chịu tải của các điểm du lịch trên vịnh Hạ Long, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo khoa học Đề án Đánh giá sức chịu tải của các điểm du lịch trên vịnh Hạ Long
Tác giả: Ban Quản lý vịnh Hạ Long
Năm: 2014
4. Ban Quản lý vịnh Hạ Long (2017), Báo cáo tổng kết đề tài "Nghiên cứu giá trị của các hang ngầm và hồ nước mặn trên vịnh Hạ Long", Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giá trị của các hang ngầm và hồ nước mặn trên vịnh Hạ Long
Tác giả: Ban Quản lý vịnh Hạ Long
Năm: 2017
5. Ban Quản lý vịnh Hạ Long (2018), Báo cáo tổng kết đề tài "Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sạt lở, đổ lở và xói lở bờ hệ thống đảo làm cơ sở cho việc quản lý, bảo tồn và khai thác hợp lý giá trị di sản phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội khu vực vịnh Hạ Long và Bái Tử Long”, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sạt lở, đổ lở và xói lở bờ hệ thống đảo làm cơ sở cho việc quản lý, bảo tồn và khai thác hợp lý giá trị di sản phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội khu vực vịnh Hạ Long và Bái Tử Long
Tác giả: Ban Quản lý vịnh Hạ Long
Năm: 2018
12. Ban Quản lý vịnh Hạ Long (2021), Báo cáo sức chứa tại động Thiên Cung, thuộc đề tài “Nghiên cứu, đánh giá, xác định sức tải du lịch khu di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long phục vụ quản lý và phát triển du lịch bền vững”, Quảng Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo sức chứa tại động Thiên Cung, thuộc đề tài “Nghiên cứu, đánh giá, xác định sức tải du lịch khu di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long phục vụ quản lý và phát triển du lịch bền vững”
Tác giả: Ban Quản lý vịnh Hạ Long
Năm: 2021
14. Hà Hữu Nga, Nguyễn Văn Hảo (1999), Hạ Long thời tiền sử, Ban Quản lý vịnh Hạ Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hạ Long thời tiền sử
Tác giả: Hà Hữu Nga, Nguyễn Văn Hảo
Năm: 1999
16. Nguyễn Khắc Hường (2005), Đa dạng sinh học vịnh Hạ Long và vùng phụ cận, Ban Quản lý vịnh Hạ Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng sinh học vịnh Hạ Long và vùng phụ cận
Tác giả: Nguyễn Khắc Hường
Năm: 2005
17. Nguyễn Xuân Khiển (Chủ biên), (2019), Tài nguyên các vùng đá vôi và phát triển bền vững ở Việt Nam, NXB Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên các vùng đá vôi và phát triển bền vững ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Xuân Khiển (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam
Năm: 2019
18. Trần Ngọc, Bùi Khắc Sơn, Trịnh Anh Đức, Võ Văn Trí, Trần Xuân Mùi (2014), Nghiên cứu cải tiến hệ thống chiếu sáng trong hang động Phong Nha - Kẻ Bàng nhằm hướng tới phát triển du lịch bền vững, Tạp chí TT KH&CN Quảng Bình, ISSN 0866-7543; Số 5, trang 81-88 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cải tiến hệ thống chiếu sáng trong hang động Phong Nha - Kẻ Bàng nhằm hướng tới phát triển du lịch bền vững
Tác giả: Trần Ngọc, Bùi Khắc Sơn, Trịnh Anh Đức, Võ Văn Trí, Trần Xuân Mùi
Năm: 2014
19. Trần Ngọc, Trịnh Anh Đức (2020), Nghiên cứu nguồn gốc sự biến đổi hàm lượng khí CO 2 và động học quá trình thành tạo nhũ đá trong hệ thống hang động Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng phục vụ phát triển du lịch bền vững, Tạp chí KH&CN Đại học Duy Tân, Số 06(43) (2020), trang 24-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nguồn gốc sự biến đổi hàm lượng khí CO"2" và động học quá trình thành tạo nhũ đá trong hệ thống hang động Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng phục vụ phát triển du lịch bền vững
Tác giả: Trần Ngọc, Trịnh Anh Đức (2020), Nghiên cứu nguồn gốc sự biến đổi hàm lượng khí CO 2 và động học quá trình thành tạo nhũ đá trong hệ thống hang động Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng phục vụ phát triển du lịch bền vững, Tạp chí KH&CN Đại học Duy Tân, Số 06(43)
Năm: 2020
20. Tạ Hòa Phương (2019), Những giá trị địa chất, địa mạo vịnh Hạ Long, Ban quản lý vịnh Hạ Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giá trị địa chất, địa mạo vịnh Hạ Long
Tác giả: Tạ Hòa Phương
Năm: 2019
21. Tạ Hòa Phương, Nguyễn Hiệu (2016), Sơn Đoòng - Hang karst lớn nhất thế giới, một số đặc điểm địa chất và những vấn đề liên quan, Tạp chí khoa học ĐHQGHN: Các khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1 (2016), 45-54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơn Đoòng - Hang karst lớn nhất thế giới, một số đặc điểm địa chất và những vấn đề liên quan
Tác giả: Tạ Hòa Phương, Nguyễn Hiệu (2016), Sơn Đoòng - Hang karst lớn nhất thế giới, một số đặc điểm địa chất và những vấn đề liên quan, Tạp chí khoa học ĐHQGHN: Các khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1
Năm: 2016
22. Trần Đức Thạnh (1998), Lịch sử địa chất vịnh Hạ Long, Ban quản lý vịnh Hạ Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử địa chất vịnh Hạ Long
Tác giả: Trần Đức Thạnh
Năm: 1998
1. Ban Quản lý vịnh Hạ Long (2018), Bộ nội dung thuyết minh vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long (Tài liệu dành cho hướng dẫn viên) Khác
7. Ban Quản lý vịnh Hạ Long (2015), Báo cáo khảo sát tìm kiếm hang mới trên vịnh Hạ Long Khác
8. Ban Quản lý vịnh Hạ Long (2018), Báo cáo tổng kết năm 2018, phương hướng nhiệm vụ năm 2019 Khác
9. Ban Quản lý vịnh Hạ Long (2019), Báo cáo tổng kết năm 2019, phương hướng nhiệm vụ năm 2020 Khác
10. Ban Quản lý vịnh Hạ Long (2020), Báo cáo tổng kết năm 2020, phương hướng nhiệm vụ năm 2021 Khác
11. Ban Quản lý vịnh Hạ Long (2021), Báo cáo tổng kết năm 2021, phương hướng nhiệm vụ năm 2022 Khác
13. Ban Quản lý vịnh Hạ Long (2014), Vịnh Hạ Long - Di sản Thiên nhiên thế giới Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Lưu đồ để triển khai lập kế hoạch và quản lý một hang động - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Hình 1.1. Lưu đồ để triển khai lập kế hoạch và quản lý một hang động (Trang 27)
Hình 1.2. Sơ đồ khu di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Hình 1.2. Sơ đồ khu di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long (Trang 31)
Hình 1.3. Các kiểu địa hình và hang động karst vịnh Hạ Long - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Hình 1.3. Các kiểu địa hình và hang động karst vịnh Hạ Long (Trang 37)
Bảng 1.3. Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến môi trường hang động - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Bảng 1.3. Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến môi trường hang động (Trang 38)
Hình 2.1. Sơ đồ các hang động trên vịnh Hạ Long - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Hình 2.1. Sơ đồ các hang động trên vịnh Hạ Long (Trang 43)
Hình 2.2. Khảo sát thực địa tại hang Tam Cung và Cặp La - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Hình 2.2. Khảo sát thực địa tại hang Tam Cung và Cặp La (Trang 46)
Hình 3.1. Sơ đồ các tuyến tham quan vịnh Hạ Long (Nguồn: Ban Quản lý vịnh - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Hình 3.1. Sơ đồ các tuyến tham quan vịnh Hạ Long (Nguồn: Ban Quản lý vịnh (Trang 52)
Bảng 3.1. Số liệu khách tham quan và thu phí vịnh Hạ Long - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Bảng 3.1. Số liệu khách tham quan và thu phí vịnh Hạ Long (Trang 53)
Hình 3.4. Biểu đồ lượng khách tham quan trung bình ngày tại các hang động  Thiên Cung (tuyến 1), Sửng Sốt và Mê Cung (tuyến 2) (Nguồn: Ban Quản lý - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Hình 3.4. Biểu đồ lượng khách tham quan trung bình ngày tại các hang động Thiên Cung (tuyến 1), Sửng Sốt và Mê Cung (tuyến 2) (Nguồn: Ban Quản lý (Trang 56)
Hình 3.6. Biểu đồ lượng khách tham quan theo giờ tại hang Sửng Sốt ngày - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Hình 3.6. Biểu đồ lượng khách tham quan theo giờ tại hang Sửng Sốt ngày (Trang 57)
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của khách du lịch khi tham quan - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của khách du lịch khi tham quan (Trang 58)
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện mong muốn quay trở lại tham quan hang động vịnh - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện mong muốn quay trở lại tham quan hang động vịnh (Trang 58)
Hình 3.9. Hệ thống điện chiếu sáng hang Sửng Sốt (Nguồn: Ban quản lý vịnh - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Hình 3.9. Hệ thống điện chiếu sáng hang Sửng Sốt (Nguồn: Ban quản lý vịnh (Trang 62)
Hình 3.10. Lộ trình tham quan động Thiên Cung - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Hình 3.10. Lộ trình tham quan động Thiên Cung (Trang 63)
Hình 3.11. Sơ đồ thẩm quyền quản lý đối với các hang động trên vịnh Hạ Long - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Hình 3.11. Sơ đồ thẩm quyền quản lý đối với các hang động trên vịnh Hạ Long (Trang 68)
Bảng 3.2. Chỉ số đánh giá chất lượng quản lý hang động vịnh Hạ Long - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Bảng 3.2. Chỉ số đánh giá chất lượng quản lý hang động vịnh Hạ Long (Trang 69)
Hình 3.12. Biểu đồ kết quả phỏng vấn về công tác quản lý hang động - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Hình 3.12. Biểu đồ kết quả phỏng vấn về công tác quản lý hang động (Trang 71)
Hình 3.13. Biểu đồ kết quả phỏng vấn hiện trạng bảo tồn hang động - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Hình 3.13. Biểu đồ kết quả phỏng vấn hiện trạng bảo tồn hang động (Trang 72)
Bảng 3.3. Tần suất bắt gặp các động vật trong hang động trong 2 đợt khảo sát - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Bảng 3.3. Tần suất bắt gặp các động vật trong hang động trong 2 đợt khảo sát (Trang 75)
Bảng 3.4. Tần suất gặp các loài thực vật trong hang động trong - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Bảng 3.4. Tần suất gặp các loài thực vật trong hang động trong (Trang 76)
Hình 3.18. Di chỉ khảo cổ tại cửa động Mê Cung và Trinh Nữ bị xâm phạm - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Hình 3.18. Di chỉ khảo cổ tại cửa động Mê Cung và Trinh Nữ bị xâm phạm (Trang 80)
Hình 3.19. Biểu đồ kết quả phỏng vấn khách du lịch về các yếu tố   tác động đến môi trường hang động trên vịnh Hạ Long - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Hình 3.19. Biểu đồ kết quả phỏng vấn khách du lịch về các yếu tố tác động đến môi trường hang động trên vịnh Hạ Long (Trang 81)
Hình 3.21. Thứ tự ảnh hưởng của các yếu tố đến môi trường hang động theo - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Hình 3.21. Thứ tự ảnh hưởng của các yếu tố đến môi trường hang động theo (Trang 82)
Hình 3.23. Măng nhũ đá đa dạng trong hang Đình Thu và hang Đúc Tiền - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Hình 3.23. Măng nhũ đá đa dạng trong hang Đình Thu và hang Đúc Tiền (Trang 87)
Hình 3.24. Sơ đồ phân bố nhóm hang có tiềm năng cho hoạt động tham quan - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Hình 3.24. Sơ đồ phân bố nhóm hang có tiềm năng cho hoạt động tham quan (Trang 87)
Hình 3.25. Nhũ dạng ống đang phát - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Hình 3.25. Nhũ dạng ống đang phát (Trang 90)
Hình 3.30. Hang Dơi Cửa Vạn (trái) và hang Tam Cung (phải) là những hang có - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Hình 3.30. Hang Dơi Cửa Vạn (trái) và hang Tam Cung (phải) là những hang có (Trang 96)
Hình 3.31. Sinh cảnh dưới nước trong hang Hồ Ba Hầm - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Hình 3.31. Sinh cảnh dưới nước trong hang Hồ Ba Hầm (Trang 96)
Hình 3.32. Sơ đồ phân bố các hang có tiềm năng cho du lịch mạo hiểm - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Hình 3.32. Sơ đồ phân bố các hang có tiềm năng cho du lịch mạo hiểm (Trang 97)
Hình 3.33. Kết quả phỏng vấn du khách về loại hình du lịch mong muốn - Nghiên cứu, Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch bền vững các hang Động trên vịnh hạ long
Hình 3.33. Kết quả phỏng vấn du khách về loại hình du lịch mong muốn (Trang 98)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN