1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân loại tài liệu (nxb Đại học quốc gia 2009) vũ dương thúy ngà, 240 trang

240 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân loại tài liệu
Tác giả Vũ Dương Thúy Ngà
Trường học Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Chuyên ngành Thư viện Thông tin học
Thể loại Giáo trình
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 240
Dung lượng 88,47 MB

Nội dung

Sử dụng cho Chuyên ngành Thông tin - Thư viện. Gồm 4 chương 1. Lý luận chung về phân loại và phân loại tài liệu 2. Lược sử công tác phân loại tài liệu 3. Giới thiệu một số bảng phân loại tiêu biểu của thế giới và Việt Nam 4. Phương pháp phân loại tài liệu

Trang 1

” TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

VŨ DƯƠNG THÚY NGÀ

PHÂN L0AI TÀI LIÊU

GIAO TRINH DUNG CHO SINH VIEN

ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐĂNG

NGÀNH THƯ VIỆN THÔNG TIN HỌC

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

VŨ DƯƠNG THUÝ NGÀ

PHÂN LOẠI TÀI LIỆU

Giáo trình dùng cho sình viên đại học

và cao đăng ngành Thư viện Thông tin học

(Tái bản có chỉnh lý và bổ sung)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 3

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Chương 1: Lý luận chung về phân loại và phân loại tài liệu

1 Khái niệm

1.1 Phân loại

1.2 Phân loại tự nhiên và phân loại nhân tạo

1.3 Phân loại khoa học và phân loại tài liệu

1.4 Ký hiệu phân loại

1.5 Khung phân loại và bảng phân loại

2 Ứng dụng của phân loại tài liệu trong công tác thông tin thư viện

3 Đặc điểm của ngôn ngữ tìm tin theo phân loại

Chương 2: Lược sử công tác phân loại tài liệu

1 Công tác phân loại tài liệu ở trên thế giới qua các thời kỳ

1.1 Thời kỳ cổ đại

1.2 Thời kỳ trung cổ và cận đại

1.3 Thời kỳ hiện đại

2 Công tác phân loại tài liệu ở Việt Nam

2.1 Thời phong kiến và thuộc Pháp

2.2 Từ năm 1954 đến nay

Chương 3: Giới thiệu một số bảng phân loại tiêu biểu

của thế giới và Việt Nam

1 Bảng phân loại thập phân Dewey (DDC)

Trang 4

2 Bảng phân loại thập phân bách khoa quốc tế (UDC) 100

3 Bảng phân loại thư viện thư mục BBK 112

4 Bảng phân loại dùng cho thư viện khoa học tổng hợp

do Thư viện Quốc gia Việt Nam biên soạn 129

5.1 Bảng phân loại Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (LCC) 139 5.2 Bảng phân loại Hai chấm của Ranganathan 145

5.4 Bảng phân loại dùng cho các thư viện trường phổ thông 157

1 Các nguyên tắc và yêu cầu đặt ra đối với công tác phân loại tài liệu 161

1.2 Các yêu cầu đặt ra đối với công tác phân loại tài liệu 164

2.1 Phương pháp nghiên cứu nội dung tài liệu 171

2.2 Phương pháp xác định vị trí môn loại 177

2.3 Phương pháp xác định ký hiệu phân loại 180

3 Phương pháp phân loại các nhóm tài liệu cụ thể 197 Phụ lục 1: Bảng tra các thuật ngữ cơ bản và các từ viết tắt 221 Phụ lục 2: Bảng mã hoá tên sách tiếng Việt - tiếng nước ngoài

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Phản loại tài liệu là một khâu xứ lý tài liệu được áp dụng trong hầu hết các cơ quan thông tin, thư viện nhằm mục đích kiểm soát thư mục, tổ chức mục lục phân loại, bộ máy tra cứu thông tin, xây dựng các cơ sở dữ liệu và tổ chức kho mở Trong chương trình đào tạo chuyên ngành thư viện, thông tin, Phan loại tài liệu là một môn học quan trọng thuộc bộ môn Thư viện học

Mon hoc nay duoc thiết kế nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức lý thuyết cũng như các kỹ năng thực hành về phán loại với các dạng tài liệu khác nhau của thư viện và các

cơ quan thông tIn

Giáo trình “Phân loại tài liệu” được biên soạn nhằm phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn học này Trên một bình diện nào đó giáo trình cũng có thể được sử dụng là tài liệu tham khảo cho các cán bộ làm cônỳ tác phân loại trong các thư viện và cơ quan thông tin Nội dung của ciáo trình bao gồm 4 chương sau:

Chương 1: Đề cập đến những khái niệm cơ bản liên quan đến môn học như: Phản loại, Phân loại tự nhiên và phân loại nhân tạo, Phán loại khoa học và phân loạt tài liệu thư viện, Bảng phân loại, Ký hiệu phân loại đồng thời

Trang 6

nêu những ứng dụng của phân loại tài liệu trong công tác thông tin thư viện và phán tích các đặc điểm của ngôn ngữ tìm tin theo phán loại

Chương 2: Lịch sử công tác phân loại tài liệu: giới thiệu khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công tác phân loại tài liệu ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam từ thời

kỳ cổ đại cho đến nay

Chương 3: Giới thiệu một số bảng phân loại tiêu biểu của

thế giới và Việt Nam chẳng hạn: Bảng phân loại thập phân Dewey (DDC), Bảng phân loại thập phân bách khoa quốc tế (UDC), Bảng phân loại thư viện thư mục BBK, Bảng phân loại dùng cho thư viện khoa học tổng hợp do Thư viện Quốc gia Việt Nam biên soạn và một số bảng phán loại khác như: Bảng phán loại Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (LCC), Bảng phê: toại Hai chấm của Ranganathan, Khung đề mục quốc gia

Chương 4: Phương pháp phán loại tài liệu: Chương này nêu lên các nguyên tắc cơ bản khi tiến hành phân loại tài liệu, quy trình phân loại tài hiệu với phương pháp chung và phương pháp cụ thể áp dụng với một số nhóm tài liệu các chuyên ngành và hiên ngành

Trong quá trình biên soạn giáo trình tôi dã nhận được sự giúp đỡ tận tình và những ý kiến đóng góp quý báu của các bạn đồng nghiệp, các cán bộ Thư viện Quốc gia Việt Nam, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Viện thông tin Khoa học Xã hội, một số thư viện và cơ quan thông tin ở Việt Nam Nhân đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các bạn đông nghiệp, những người đã giúp đỡ và đóng góp

ý kiến cho tôi trong quá trình biên soạn giáo trình

Trang 7

Trong lần tái bản này chúng tôi đã cập nhật thêm một số thông tin mới thu thập được, giới thiệu nhiều hơn về Bảng phân loại thập phân Dewey rút gọn ấn bản 14, bổ sung thêm một số bài tập, lược bới một số phụ lục so với lần xuất bản trước

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn giáo trình

sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đông nghiệp để giáo trình có thể hoàn thiện hơn trong các lân xuất bản sau

Vũ Dương Thuý Ngà

Trang 8

Chương ]

LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN LOẠI

VÀ PHÂN LOẠI TÀI LIỆU

1 Khái niệm

1.1 Phản loại

Phân loại là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội và nhiều ngành khoa học Phân loại hiểu theo nghĩa rộng là việc sắp xếp, tổ chức các sự vật, hiện tượng và toàn bộ tri thức hoặc thông tin theo một trật tự có hệ thống Đây là một hoạt động cơ bản, một hoạt động trí tuệ của con người Để nhận biết và nghiên cứu về các sự vật hiện tượng, con người đã tiến hành việc phân loại với nhiều mục đích kháo nhau

Gốc của thuật ngữ phân loại trong tiếng Latinh là Classifacen Trong đó Class là cấp bậc, loại và ƒœcen là phân chia Phân loại là phân chia thành các lớp, các cấp bậc Sau này, nhiều ngôn ngữ đã dùng thuật ngữ phân loại xuất phát từ gốc Latinh đó Trong tiếng Anh và tiếng Pháp, phân loại đều được viết là Classification Trong tiéng Nga, phan loại là Klassifikacija Trong tiếng Việt, phân loại vốn là một từ gốc

Trang 9

Hán, trong đó phán là chia, tách ra và loại là loài giống Trong Từ điển Tiếng Việt phân loại được định nghĩa là “Phản

ra thành nhiều loại” (27 tr 772)

Theo Từ điển Oxƒford phân loại có hai nghĩa: Một là chỉ hoạt

động phân loại và hai là chỉ sự phân chia hoặc sắp xếp có hệ thống trong một lớp hoặc các lớp (www.askorford.com/dictImares)

Trên cơ sở nhiều định nghĩa và cách lý giải khác nhau đã nêu trên, có thể rút ra bản chất của phân loại là sự phân chia, sắp xếp các sự vật hiện tượng theo những tiêu chí nhất định Các tiêu chí này được đặt ra trên cơ sở phân tích một số thuộc tính đặc trưng của sự vật, hiện tượng Từ những thuộc tính này

sự vật, hiện tượng sẽ được phân chia thành các lớp, các loại dựa trên những dấu hiệu giống nhau và khác nhau của chúng _

Lớp trong khái niệm phân loại là một tập hợp các đơn vị

có cùng chung một hoặc một số đặc tính nhất định Các đơn vị

cùng chung một đặc tính này tạo thành một lớp Đặc tính của các đơn vị trong lớp tạo nên những đặc tính chung của cả lớp

Đó là những dấu hiệu để nhận dạng ra lớp đó

Ví dụ: Toán học, Thiên văn học, Vật lý học, Hoá học đều

có đặc tính chung là ngành khoa học tự nhiên Các ngành khoa học tự nhiên đó đã tạo thành lớp khoa học tự nhiên

Cơ sở để phân chia lớp là những điểm giống nhau và khác nhau của sự vật hiện tượng Dựa vào đó, người ta phân chia thành lớp và các lớp con Lớp phân loại bao gồm lớp khởi đầu

và lớp phái sinh Lớp phái sinh là các lớp được chia ra từ lớp 'khởi đầu Nếu cứ tiếp tục chia nhỏ lớp phái sinh đó ta được lớp phái sinh tiếp theo

Trang 10

Trở lại ví dụ trên Khoa học tự nhiên là lớp khởi đầu và Toán, Thiên văn học, Vật lý học, Hoá học là các lớp phái sinh

Lớp có thể phân chia nhỏ tiếp tục được gọi là lớp nút Lớp nhỏ nhất không thể chia nhỏ hơn được nữa được gọi là lớp cực biên

Ví dụ: Toán học là lớp phái sinh Lớp này có thể chia nhỏ thành: Toán học sơ cấp và toán học cao cấp Toán học sơ cấp lại có thể phân thành: Số học, Đại số học sơ cấp, Hình học sơ cấp và lượng giác học Trong lượng giác lại có thể phân thành

lượng giác phẳng và lượng giác cầu Đó là lớp nhỏ nhất Các

lớp Toán học, Toán học sơ cấp, Lượng giác là các lớp nút còn

lượng giác phẳng và lượng giác cầu là các lớp cực biên

Sự phân chia các lớp từ khái quát đến cụ thể, từ lớn đến nhỏ, từ chung đến riêng thực chất là việc phân chia theo thứ bậc hay còn gọi là phân chia theo đẳng cấp Quan hệ đẳng cấp dựa trên nguyên tắc bao trùm và phụ thuộc Lớp 1 là lớp khởi đầu bao trùm lớp 2, lớp 2 bao trùm lớp 3, lớp 3 bao trùm lớp 4

và ngược lại lớp 4 phụ thuộc lớp 3, lớp 3 phụ thuộc lớp 2 và lớp 2 phụ thuộc lớp 1

Trong phân loại tài liệu, lớp được đồng nghĩa với môn loại Trong các bảng phân loại, lớp chính còn được gọi là dãy

cơ bản

Trong mỗi sự vật hiện tượng đều có những dấu hiệu đặc

trưng nhất định giúp cho chúng ta có thể nhận biết về sự vật

hiện tượng đó Việc lựa chọn dấu hiệu đặc trưng nào làm cơ

sở để phân loại sẽ quyết định tính chất của việc phân loại Dựa trên tính chất của các dấu hiệu đặc trưng cho đối tượng phân

Trang 11

loại mà việc phân loại được chia thành hai dang: Phan loại tự nhiên và phán loại nhân tạo

1.2 Phân loại tự nhiên và phân loại nhân tạo

Phân loại tự nhiên là dạng phân loại dựa vào những đặc điểm, dấu hiệu giống nhau và khác nhau thuộc bản chất của

sự vật, hiện tượng Cách phân loại này phản ánh mối quan hệ khách quan giữa các sự vật hiện tượng trong quá trình xuất hiện và phát triển của chúng mà không phụ thuộc vào ý muốn của con người Dấu hiệu tự nhiên là tính chất cơ bản trong một tổng thể các tính chất của đối tượng được phân loại Các tính chất này là bản chất của sự vật và hiện tượng, nếu thiếu

nó ta không thể nhận dạng hoặc xác định chính xác về đối

tượng muốn xem xét, nghiên cứu

Ví dụ: Sinh vật là khái niệm chỉ các vật sống, bao gồm động vật và thực vật, vi sinh vật có trao đổi chất với môi trường bên ngoài, có sinh đẻ, lớn lên và chết Để nhận biết về các loại sinh vật khác nhau, người ta chia sinh vật thành ba loại: động vật, thực vật và vi sinh vật Trong đó động vật là sinh vật có cảm giác và tự vận động được, thực vật là tên gọi chung của các loại cây cỏ và những sinh vật bậc thấp khác có

tính chất như cây cỏ, trong các tế bào cơ thể thường có màng

bằng cellulose và vi sinh vật là những sinh vật rất nhỏ bé

thường phải dùng kính hiển vi mới thấy được Để nhận biết vẻ

động vật, người ta lại có thể chia động vật thành các loại: động vật nguyên sinh, động vật không xương sống, động vật

có xương sống và động vật có vú Trong đó, động vật nguyên

Trang 12

sinh là những động vật đơn bào gồm các loại amip, trùng roi, trùng sốt rét ; động vật không xương sống là những động vật không có cột sống như sâu bọ, trai, ốc, giun sán ; động vật

có xương sống là những động vật có cột sống nằm dọc thân phía lựng gồm cá, ếch nhái, chim và thú, động vật có vú là động vật có xương sống bậc cao, có lông mao tuyến vú, nuôi

con bằng sữa

Phân loại nhán tạo là dạng phân loại dựa vào những đặc điểm, dấu hiệu có tính chất thứ yếu, những đặc điểm hình thức của sự vật hiện tượng Những dấu hiệu này tuy không phản ánh đầy đủ bản chất của một sự vật hiện tượng, nhưng nó hỗ trợ cho việc xem xét, nhận dạng về đối tượng đó

Phân loại tự nhiên và Phân loại nhân tạo tuy khác nhau về bản chất nhưng chúng đều được áp dụng rộng rãi trong đời sống, khoa học và xã hội Tùy theo mục đích đặt ra, người ta

có thể sử dụng phân loại tự nhiên hoặc phân loại nhân tạo Có

những trường hợp lấy phân loại tự nhiên làm cơ sở để phân

chia, song cũng có nhiều trường hợp phân loại nhân tạo được

sử dụng làm cơ sở để phân loại, nhận biết về các đối tượng

khác nhau Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích của người phân loại Trong các thư viện và cơ quan thông tin, việc phân chia tài liệu theo nội dung tài liệu là phân loại tự nhiên

và việc phân chia tài liệu theo hình thức, khổ cỡ của tài liệu là phân loại nhân tạo Phân loại tự nhiên và phân loại nhân tạo được kết hợp với nhau nhằm mục đích giúp cho người đọc và người dùng tin tìm kiếm tài liệu một cách nhanh chóng và thuận tiện

Trang 13

1.3 Phân loại khoa học và phán loại tài liệu trong thư viện Phân loại khoa học là sự phân chia và sắp xếp các lĩnh vực tri thức theo một trật tự nhất định và dựa trên những nguyên tắc nhất định trên cơ sở xem xét nội dung, đối tượng nghiên cứu và phạm vi ứng dụng của chúng Đối tượng của phân loại khoa học là các khoa học

Theo Đại bách khoa toàn thư Liên Xô: Khoa học là hệ thong tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy Khoa học là kết quả của sự phát triển hàng thế kỷ của hoạt động nhận thức của loài người nhằm tích cực cải tạo thế giới để phục vụ lợi ích của mình Đối tượng của khoa học là những hình thức khác nhau của vật chất đang vận động và cả những hình thức phản ánh những hình thức ấy vào trong ý thức của con người Cùng với sự phát triển của loài người, số lượng các bộ môn khoa học ngày càng tăng lên Và điều này đã dẫn đến nhu cầu phân loại khoa học để nhận dạng cấu trúc của toàn bộ hệ thống tri thức Trên thực tế, cùng với sự xuất hiện của triết học người ta

đã có nhu cầu tổng kết, hệ thống hoá các tri thức và nghiên cứu sự phân loại các khoa học Trong phân loại khoa học, quan điểm triết học duy vật hoặc duy tâm của người phân loại

sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến việc phân chia các môn ngành khoa học Với các nhà duy tâm khách quan, Đức Chúa Trời là đấng tối thượng sinh ra muôn loài Với các nhà duy tâm chủ

quan ý thức của con người là yếu tố thực sự quyết định Ngay

từ thời kỳ cổ đại những yếu tố của phân loại khoa học đã được thể hiện trong triết học của Démocrite, Platon và Aristotle Tiếp đó Ibs Sina, triết gia Ai Cập và Roger Bacon, triết gia Anh cũng đã đề xuất các kiến giải về phân loại khoa

Trang 14

học Trong một thời kỳ dài người ta đã phân loại khoa học theo mục đích ứng dụng của khoa học Đến thời kỳ Phục hưng, quá trình phân lập khoa học diễn ra mạnh mẽ, hàng loạt các bộ môn khoa học được tách ra khỏi triết học Đến giữa Thế kỷ XIX, Ăngghen đã đưa ra nguyên tắc phân loại khoa học theo biện chứng của quá trình phát triển của khách thể Theo quan niệm của Angghen, khoa học được phân thành ba nhóm cơ bản: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học

tư duy Khoa học tự nhiên lấy hiện tượng của tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu, khoa học xã hội lấy hiện tượng của đời sống xã hội làm đối tượng nghiên cứu, khoa học tư duy lấy hoạt động của nhận thức làm đối tượng nghiên cứu Ngày nay tùy theo các quan điểm tiếp cận khác nhau có thể phân loại khoa học theo các tiêu chí khác nhau Căn cứ vào nguồn gốc hình thành khoa học có thể phân khoa học thành các nhóm: khoa học lý thuyết, khoa học thực nghiệm, khoa học thực chứng, khoa học quy nạp, khoa học diễn dịch Căn cứ vào mục đích ứng dụng của khoa học có thể chia thành: khoa học

mô tả, khoa học phân tích, khoa học tổng hợp, khoa học ứng dụng, khoa học hành động, khoa học sáng tạo Căn cứ vào cơ cấu của hệ thống tri thức có thể phân thành: khoa học cơ bản, khoa học cơ sở, khoa học chuyên môn Căn cứ vào đối

tượng nghiên cứu của khoa học có thể phân thành: khoa học

tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ, khoa học

xã hội, khoa học nhân văn, khoa học nông nghiệp, khoa học sức khoẻ

Ý nghĩa của phân loại khoa học rất lớn Phân loại khoa học được áp dụng rộng rãi trong việc tổ chức các cơ quan

Trang 15

nghiên cứu khoa học, các trường lec, lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo cán bộ hoặc chuyên môn hoá Từ bao đời nay phân loại khoa học đã làm cơ sở cho nhiều hoạt động khác nhau Trong mỗi giai đoạn lịch sử, các nhà khoa học đã

bổ sung và xây dựng một hệ thống phân loại khoa học phản ánh trình độ khoa học đương thời dựa trên tính kế thừa các hệ thống phân loại khoa học trước đó Phân loại khoa học đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng các bảng phân loại và đến công tác phân loại tài liệu trong các cơ quan thông tin thư viện (Điều này sẽ được trình bày kỹ hơn trong chương 2)

Phân loại tài liệu là phân loại các xuất bản phẩm, phân loại sách báo và tài liệu - một dạng sản phẩm của trí tuệ con người Về mặt thuật ngữ, trong một số giáo trình đã dùng thuật ngữ phân loại thư viện để chỉ phân loại tài liệu Xét về bản chất, phân loại thư viện hay phân loại tài liệu là một, tuy nhiên để phân biệt chính xác thì phân loại thư viện cần được hiểu đầy đủ là phân loại tài liệu trong thư viện nhằm mục đích phục vụ người đọc có thể sử dụng thư viện một cách tốt nhất Trên thực tế, phân loại tài liệu là một quá trình xử lý nội dung tài liệu, dùng các ký hiệu phân loại để mô tả nội dung tài liệu với mục đích xếp giá và tổ chức mục lục phân loại Phân loại tài liệu hiểu theo nghĩa rộng hơn, nó không chỉ phục vụ cho thư viện mà còn cho các lĩnh vực khác liên quan như các công việc lưu trữ, bảo tàng, phát hành, xuất bản, triển lãm sách báo Theo cuốn Hướng dẫn thực hành phân loại theo Bảng phan loai thập phan Dewey (Dewey Decimal Classification:

A practical guide) phan loại tài liệu được định nghĩa là “Việc sắp xếp có hệ thống theo môn loại các sách và các tài liệu trên giá hoặc trong mục lục hoặc các bảng tra theo một cách

Trang 16

thức tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người đọc và người tìm kiếm thông tin” Để làm được điều đó, phân loại tài liệu phải dựa vào phân loại khoa học, lấy phân loại khoa học làm cơ sở Tuy nhiên, đặc điểm của phân loại tài liệu là phân loại sản phẩm cụ thể của trí tuệ được ¡n ấn ra thành các xuất bản phẩm hoàn toàn khác với phân loại khoa học là phân loại các khái niệm Trong phân loại khoa học, người ta chấp nhận mối quan

hệ đồng thời giữa các ngành khoa học có liên quan mật thiết với nhau Mối quan hệ này được gọi là mối quan hệ đa tuyến

và phân loại khoa học là phân loại đa tuyến

Không giống như trong phân loại khoa học, phân loại tài liệu hay phân loại thư viện có đặc điểm cơ bản là phân loại

nhất tuyến hay phân loại theo một đường thẳng Phân loại tài

liệu phải sử dụng những quy ước, những ngoại lệ mà phân loại khoa học không chấp nhận mối tương quan đồng thời giữa nhiều môn khoa học Với mục đích hệ thống hoá vốn tài liệu, phân loại tài liệu không chấp nhận việc xếp một nội dung cụ thể của tài liệu vào nhiều vị trí khác nhau trên giá sách cũng như trong tủ mục lục

So với phân loại khoa học thì phân loại tài liệu được mở rộng hơn vì đây là phân loại thực hành với các đối tượng cụ thể là các xuất bản phẩm Do vậy phân loại tài liệu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nội dung chủ đề, hình thức và đối tượng sử dụng tài liệu như: sách dùng cho kỹ sư thực hành, sách dùng cho cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, sách giáo khoa, giáo trình hay sách khoa học thường thức Phân loại tài liệu dựa trên phân loại khoa học nhưng không phụ thuộc trực tiếp vào phân loại khỏa học Đôi khi phân loại tài liệu không nhất thiết phải tuân theo triệt để phương pháp phân loại khoa học

Ì' ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NOI |17

Trang 17

Trong một số giáo trình về phân loại và biên mục của nước ngoài, phân loại được xác định là việc sắp xếp có hệ thống các sách và các tài liệu khác trên giá hoặc trong mục lục và các bảng tra theo chủ đề với mục đích làm sao có thể phục vụ cho người đọc và người dùng tin có thể đọc và tra cứu thông tin một cách thuận lợi dễ dàng nhất Khi bàn về thuật ngữ phân loại tài liệu, Ranganathan đã xác định phân loại là

sự sắp xếp sách theo chủ đề và hình thức Theo ông, phân loại thực chất là việc xác định chủ đề của một cuốn sách và dịch tên của chủ đề đó sang một dạng ngôn ngữ nhân i¿o được gọi

là chỉ số phân loại theo quy định của một bảng phân loại nhất định Phân loại giúp thư viện thực hiện một số công việc cơ bản như: Sắp xếp các tài liệu lên giá sách theo trật tự logic và thực hiện việc trình bày có hệ thống các dữ liệu thư mục trong các mục lục, các bản thư mục và các bảng tra

Trên thực tế, xét về bản chất của quá trình phân loại tài liệu có thể định nghĩa phân loại là quá trình xử lý nội dung tài

liệu, kết quả được thể hiện bằng các ký hiệu phân loại Các ký

hiệu này được rút ra trên cơ sở một bảng phân loại cụ thể mà thư viện và các cơ quan thông tin sử dụng

1.4 Ký hiệu phân loại (notation): là dạng ngôn ngữ tư liệu được sử dụng để đánh chỉ số cho các tài liệu:theo các môn ngành tri thức Ký hiệu phân loại là ngôn ngữ nhân tạo

do các nhà thư viện - thư mục trong quá trình biên soạn bảng phân loại đã lập ra và quy ước để biểu đạt các khái niệm, các vấn đề theo cấu trúc của bảng phân loại Ký hiệu phân loại là

hệ thống ký hiệu được sử dụng để thể hiện các lớp trong một

hệ thống phân loại Ký hiệu phân loại có thể được thể hiện

Trang 18

bằng các chữ số Ả Rập, hoặc chữ cái, hoặc hôn hợp chữ số và chữ cái được quy ước đặc trưng cho các khái niệm cụ thể Ký hiệu phân loại được sử dụng khi biên soạn các bảng phân loại

và ghi lại kết quả của quá trình phân loại tài liệu

Yêu cầu cơ bản của ký hiệu phân loại là phải đơn giản, dễ nhớ và tiện lợi cho việc sử dụng, phạm vi sử dụng phải rộng rãi không bị gò bó về ngôn ngữ và văn tự

Về mặt cấu tạo hình thức có thể chia ký hiệu phân loại thành hai loại:

ký hiệu trong các bảng phân loại

Về mặt cấu tạo hình thức, Ký hiệu đồng nhất: Là loại ký hiệu sử dụng đơn thuần một hệ thống dấu hiệu quy ước Hệ thống ký hiệu đó có thể được thể hiện bằng hệ thống chữ cái

Trang 19

của bất kỳ một ngôn ngữ nào, hoặc cũng có thể được thể hiện bằng hệ thống các chữ số của bất kỳ một hệ đếm nào đó

Bảng phân loại thập phân Dewey là một ví dụ điển hình Việc Melvil Dewey sử dụng ký hiệu đồng nhất là chữ số Ả Rập nhìn chung có ưu điểm là đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, phạm vi sử dụng tương đối rộng rãi Theo trật tự của các số ta

dé dàng xác định vị trí của để mục mang ký hiệu đó, các ký hiệu đồng nhất bao giờ cũng được đọc lên như một số nguyên:

51, 55, 63 , đặc biệt ký hiệu bằng chữ số Ả Rập khá thông

dụng ở nhiều nước trên thế giới và chúng không bị phụ thuộc vào sự khác biệt về mặt chữ viết giữa các nước Song nhược điểm của loại ký hiệu này là muốn chỉ tiết hóa các đề mục thì

ký hiệu phải thêm nhiều chữ số và ký hiệu sẽ bị dài nếu mức chi tiết hóa cao Trong khi đó, một số bảng phân loại khác lại

có thể sử dụng hệ thống ký hiệu đồng nhất toàn chữ cái Việc

sử dụng hệ thống chữ cái để xây dựng hệ thống ký hiệu cũng không có gì khó khăn nhưng nhược điểm chính của loại ký hiệu bằng chữ cái là tạo ra rào cản ngôn ngữ làm hạn chế phạm vi sử dụng của bảng phân loại Ngoài ra, việc kéo dài ký hiệu bằng nhiều chữ cái khác nhau làm cho người sử dụng bảng phân loại sẽ rất khó nhớ Mặt khác, bảng chữ cái ở trong các ngôn ngữ khác nhau cũng không hoàn toàn đồng nhất khi

cần có sự chuyển dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác

Ký hiệu hỗn hợp: Là loại ký hiệu sử dụng đồng thời hai hay nhiều hệ thống dấu hiệu quy ước, sử dụng kết hợp chữ số

và chữ cái để tận dụng các ưu thế và khắc phục các nhược điểm của hai loại ký hiệu nói trên để tạo ra một dạng ký hiệu hỗn hợp Trên thực tế, người ta có thể kết hợp giữa chữ cái và

Trang 20

chữ số hoặc ngược lại Trong các bảng phân loại hiện đại, phần lớn các hệ thống ký hiệu phân loại đã được xây dựng dưới dạng ký hiệu hỗn hợp

Về mặt cấu tạo nội dung, Ký hiệu theo số thứ tự: là loại

ký hiệu dùng các chữ số (nguyên dương) và trật tự đếm của chúng phản ánh vị trí của từng đề mục trong bảng phân loại Loại ký hiệu này không phản ánh mối liên hệ trực thuộc lẫn nhau giữa các đề mục, ký hiệu theo số thứ tự chỉ có tính chất thống kê các đề mục của một bảng phân loại, đồng thời được quy ước để mô tả cho nội dung của từng đề mục và thể hiện kết quả của việc phân loại từng tài liệu cụ thể Với đặc điểm

đó nên khả năng chi tiết hóa các đề mục rất hạn chế, đặc biệt khó lập ký hiệu cho những đề mục mới giáp ranh xuất hiện giữa các đề mục đã có ký hiệu cố định theo số thứ tự

Với ký hiệu 527 (theo số thứ tự) chúng ta chỉ biết đề mục này chiếm vị trí thứ năm trăm hai mươi bảy trong số tất cả các

dé mục của bảng phân loại, ngoài ra chúng ta không thể biết

nó là mức độ chi tiết cấp mấy, hoặc nó là vấn đề có tính chất tổng quát hay cụ thể của môn loại tri thức nào Với loại ký hiệu theo số thứ tự thì những đề mục càng đứng về cuối bảng phân loại càng có ký hiệu dài Và ngược lại các đề mục đứng đầu thường có ký hiệu ngắn và đơn giản mặc dù mức độ phân chia chỉ tiết của chúng có thể ngang bằng như nhau

Ký hiệu đẳng cấp: là loại ký hiệu (bao gồm cả ký hiệu

đồng nhất và ký hiệu hỗn hợp) phản ánh cấu tạo logic của các

đề mục trong bảng phân loại Khác với loại ký hiệu theo số

thứ tự, khi sử dụng ký hiệu đẳng cấp người ta có thể phản ánh

các cấp phân chia chi tiết theo trình tự từ chung đến riêng, từ

Trang 21

tổng quát đến chi tiết Với loại ký hiệu này, mỗi đề mục tổng quát (thường là ở cấp phân chia thứ nhất) được biểu thị bằng một chữ cái hay một chữ số (đôi khi cần thiết dùng hai chữ số) Ký hiệu của đề mục ở cấp phân chia chi tiết thứ hai sẽ được cấu tạo với ký hiệu của đề mục cấp một và thêm vào một

số hoặc một chữ cái Cứ như vậy mỗi cấp phân chia chi tiết tiếp theo đều có ký hiệu nhiều hơn cấp trước đó một số hoặc

một chữ cái Cấu tạo ký hiệu theo đẳng cấp cho phép người biên soạn bảng phân loại có thể chi tiết hóa, bảng phân loại

nhờ đó bảng phân loại đảm bảo được tính mềm dẻo, linh hoạt,

có thể mở rộng mà trật tự cấu trúc của bảng phân loại không

bị phá vỡ

Nhược điểm của các ký hiệu đẳng cấp thường biểu lộ rõ rệt khi cần phải chỉ tiết hóa sâu các vấn đề cần phân Jaa: Về thực tế cho thấy khi phân loại một vấn đề càng vụ thể bao nhiêu thì ký hiệu phải kéo đài ra bấy nhiêu

Mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng do có ưu điểm nổi trội là có khả năng phản ánh mối quan hệ đẳng cấp giữa các khái niệm nên hầu hết các bảng phân loại trên thế giới

hiện nay đều sử dụng hệ thống ký hiệu đẳng cấp

1.5 Khung phân loại và Bảng phán loại

Thuật ngữ Khung phán loại (Classificaton Scheme)

dùng để chỉ khung phân loại ấn phẩm dùng trong công tác

phân loại tại các cơ quan thông tin thư viện Khung phân loại

là một hệ thống phân loại được trình bày dưới dạng sơ đồ

nhằm phản ánh mối quan hệ logic, đẳng cấp theo thứ bậc giữa

các khái niệm môn ngành tri thức nhằm mục đích áp dụng vào

Trang 22

việc phân loại tài liệu Trong khung phân loại thư viện toàn bộ tri thức được phân chia thành các đề mục, trong từng đề mục các khái niệm được sắp xếp theo trật tự từ chung đến riêng, từ

khái quát đến cụ thể, từ lý thuyết đến thực tiễn

Để tiện cho việc áp dụng khung phân loại vào thực tiễn và

để thống nhất về mức độ chi tiết cho từng loại hình thư viện các khung phân loại được xuất bản thành các bảng phân loại

Vì thế trên thực tế đã có nhiều người đồng nhất hai khái niệm khung phân loại và bảng phân loại là một Trong một số giáo trình khái niệm khung phân loại được dùng là từ đại diện cho bảng phân loại và ngược lại trong các từ điển thuật ngữ chuyên ngành trước đây khái niệm bảng phân loại được dùng thay thế cho khung phân loại

Bảng phân loại tài liệu là một công cụ không thể thiếu được trong quá trình phân loại tài liệu Bảng phân loại là một -

sơ đồ sắp xếp các khái niệm của các lĩnh vực khoa học theo một trật tự nhất định Theo “Từ điển thuật ngữ thư viện học” bảng phân loại là: “(vi liệu thực hành, phản ánh cấu trúc

và nội dung của một hệ thống phân loại thư viện thư mục nào đó” Các bảng phân loại hiện đại thường bao gồm ba bộ phận chủ yếu: bảng chính, các bảng phụ trợ và bảng tra chủ đề chữ cái Tùy theo độ sâu chi tiết hóa của các bảng phân loại, người

ta có thể phân thành các bảng phân loại mở rộng, bảng phân loại trung bình và rút gọn (35 tr 54)

Bảng chính là bảng đóng vai trò quyết định trong quá trình xác lập và định ký hiệu phân loại cho tài liệu cũng như trong quá trình xây dựng mục lục phân loại Ký hiệu phân loại của các đề mục được quy định sắn trong bảng phân loại

Trang 23

Trong thực tiễn công tác phân loại, khi xuất hiện các khái niệm mới cần phải lập thành một đề mục độc lập thì người cán

bộ phân loại phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản về cấu tạo của bảng phân loại mà định cho nó một ký hiệu phân loại phù hợp Trong các bảng phân loại, ký hiệu có thể là chữ cái, chữ

số hoặc kết hợp cả chữ số và chữ cái Tiếp theo ký hiệu phân loại là tên gọi của đề mục Thông thường trong các đề mục còn có kèm thêm những giải thích nhằm nêu bật nội dung chủ yếu của đề mục Những chỉ dẫn về phương pháp và những chỉ chỗ trực tiếp “xem”, những chỉ dẫn tham khảo “cứng xem” là những chỉ dẫn giúp cho cán bộ phân loại biết xác định ranh giới giữa các đề mục và chọn những ký hiệu chính xác khi phân loại tài liệu

Những chỉ dẫn về phương pháp thường là những chỉ dẫn làm rõ thêm về tính chất và loại hình tài liệu được tập trung trong đề mục đó Ngoài ra, sau tên của để mục còn liệt kê danh mục các đề tài có trong đề mục đó

Những chỉ chỗ trực tiếp đi noi khac: “xem” dugc sử dụng khi một vấn đề có liên quan đến các vấn đề ở nhiều đề mục khác, trong khi đó nó chỉ được phép lựa chọn và mang một ký hiệu ở một đề mục cụ thể, vì vậy ở các đề mục khác có liên quan tới đề tài đó sẽ phải ghi thêm chỉ chỗ “xem” tới đề mục

đã chọn

Chỉ chỗ tham khảo “cững xem” dùng để phản ánh mối liên hệ liên đới giữa những đề mục độc lập song cũng có chung một khái niệm chưa hoàn toàn xác định được ranh giới trong phân loại

Trang 24

Ngoài những chỉ chỗ và hướng dẫn phương pháp nói trên, trong bảng phân loại còn có hệ thống ký hiệu lựa chọn dùng

để phản ánh những vấn dé mà xét về nội dung chúng đều có giá trị ngang nhau ở hai vị trí và cho phép chọn một trong các

ký hiệu đó

Ngoài hệ thống bảng chính, trong các bảng phân loại người ta còn biên soạn ra các Bảng trợ ký hiệu hay còn gọi là các bảng phụ trợ Thông thường các bảng phân loại hiện đại thường xây dựng một số bảng trợ ký hiệu sau:

+ Tạo kha năng chi tiết hóa các đề mục

+ Phản ánh các khía cạnh phụ của tài liệu đồng thời mở rộng khả năng đánh ký hiệu của bảng chính

+ Làm cho hệ thống ký hiệu của bảng phân loại thống nhất về nội dung và hình thức, dễ nhớ, dễ sử dụng

+ Rút ngắn khối lượng của bảng phân loại mà vẫn không giảm số lượng các đề mục của bảng

Trong một số bảng phân loại các bảng trợ ký hiệu còn được gọi là bảng phụ, tiểu phân mục hoặc bảng mẫu

Trang 25

Hầu hết các bảng phân loại đều xây dựng các bảng trợ

ký hiệu Số lượng các bảng trợ ký hiệu trong các bảng phân loại không hoàn toàn giống nhau Bảng phân loại thập phân Dewey, Bảng phân loại thập phân bách khoa có tới 7 bảng trợ ký hiệu trong khi Bảng phân loại thư viện thư mục BBK hay Bảng phân loại dành cho các thư viện khoa học tổng hợp (hay còn gọi là bảng 19 lớp) chỉ có 4 bảng trợ ký hiệu Thông thường các bảng phân loại đều có ba bảng trợ ký hiệu

cơ bản như: bảng trợ ký hiệu hình thức, bảng trợ ký hiệu địa

lý, bảng trợ ký hiệu chuyên ngành Một số bảng có thêm bảng trợ ký hiệu ngôn ngữ, bảng trợ ký hiệu dân tộc, bảng trợ ký hiệu thời gian

Bảng trợ ký hiệu hình thức hay còn gọi là tiểu phân mục chung (trong DDC) hay bảng mẫu chung (trong BBK) Bảng này được xây dựng để phản ánh các khía cạnh của tài liệu được lặp đi lặp lại trong tất cả các ngành khoa học, những khía cạnh này có thể phản ánh các vấn đề theo nội dung đề tài hoặc phản ánh những vấn đề theo hình xuất bản cũng như công dụng và mục đích sử dụng của tài liệu

Bảng trợ ký hiệu địa lý hay còn gọi là bảng mẫu địa lý:

Bảng này được xây dựng để phản ánh sự phân chia theo khu

vực và phạm vi lãnh thổ Sự phân chia cơ bản dựa vào dấu

hiệu lãnh thổ Thành phần cơ bản của trợ ký hiệu địa lý là chữ

cái hoặc chữ số hay cả chữ cái và chữ số có thể được đặt trong ngoặc đơn hoặc không là tùy theo quy định của từng bảng phân loại Trong bảng mẫu địa lý, mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi châu, mỗi hệ thống xã hội đều có một ký hiệu riêng

Trang 26

Ví dụ: Trong Bảng phân loại dành cho các thư viện khoa học tống hợp (hay còn gọi là bảng phân loại 19 lớp) của Thư viện Quốc gia Việt Nam:

- Thế giới có ký hiệu là (T)

- Phe xã hội chủ nghĩa có ký hiệu là (T1)

- Phe tư bản chủ nghĩa có ký hiệu là (T2)

- Châu Á có ký hiệu là (4)

- Châu Âu có ký hiệu là (5)

- Trung Quốc có ký hiệu là (Ñ414)

Bảng trợ ký hiệu chuyên ngành hay còn gọi là trợ ký hiệu phân tích hoặc bảng mẫu riêng: là những bảng trợ ký hiệu dùng để chỉ tiết hóa các đề mục trong từng ngành khoa học cụ thể Khác với bảng trợ ký hiệu hình thức và bảng trợ ký hiệu địa lý, bảng trợ ký hiệu chuyên ngành được In ngay sau ký hiệu và tên của đề mục đó

Ngoài những khía cạnh đặc trưng cho nội dung và hình thức của tài liệu còn có thể là các khía cạnh nói về thời gian, ngôn ngữ xuất bản, các dân tộc Vì thế một số bảng phân loại còn xây dựng thêm bảng trợ ký hiệu thời gian, trợ ký hiệu ngôn ngữ, trợ ký hiệu dân tộc

Ký hiệu của các bảng các trợ ký hiệu có thể được ghép

trực tiếp với ký hiệu của bảng chính hoặc có thể ghép bằng

cách sử dụng hệ thống các dấu: dấu bằng (=), dấu gạch ngang (-), dấu ngoặc kép “ ”, dấu ngoặc đơn (), dấu chấm (.) là tùy thuộc vào quy định của từng bảng phân loại

Trong một số bảng dấu ( ) dùng để ghép trợ ký hiệu hình thức, trợ ký hiệu địa lý với ký hiệu chính

Trang 27

Trợ ký hiệu được biểu thị bằng các chữ số, chữ cái hoặc kết hợp cả chữ cái và chữ số tùy theo quy định của từng bảng

Bảng tra cứu chủ đề theo vần chữ cái

Bảng tra cứu chủ đề chữ cái là bộ máy tra cứu bổ trợ kèm theo bảng phân loại thư viện thư mục Bảng này liệt kê và sắp

xếp các chủ đề thể hiện các khái niệm đã được phản ánh trong

khung phân loại theo vần chữ cái Thực chất bảng tra chủ đề chữ cái là bảng tra ngược các khái niệm đã được hệ thống hoá trong bảng chính và các bảng trợ ký hiệu

Bảng tra cứu chủ đề chữ cái giúp cho người cán bộ phân loại trong quá trình xác định vị trí của đề mục để từ đó định ra

ký hiệu phân loại cho tài liệu song trong bất cứ trường hợp nào cũng không được chỉ căn cứ vào bảng tra cứu chủ đề mà phải đối chiếu với bảng chính

2 Ứng dụng của phân loại tài liệu trong công tác thông tin thư viện

Phân loại tài liệu là một khâu xử lý được ứng dụng trong nhiều khâu công tác trong hoạt động thông tin - thư viện

nhằm mục đích kiểm soát thư mục, tổ chức bộ máy tra cứu

theo phân loại, biên soạn thư mục, tổ chức kho mở, phục vụ

cho việc tìm tin Nhiều nhà thư viện học trước đây đã khẳng

định: Cơ sở của thư viện là sách, nền tảng của nghề thư viện là phân loại Không có phân loại tài liệu người cán bộ thư viện

không thể xây dựng và tổ chức thư viện có hệ thống Với việc

xử lý tài liệu theo phân loại, chúng ta có thể tổ chức các phương tiện tra cứu theo phân loại bao gồm: mục lục phân loại và các cơ sở dữ liệu Mục lục phân loại là công cụ tra cứu

Trang 28

tin truyền thống trong thư viện và cơ quan thông tin Mục lục phân loại phản ánh kho sách thông qua việc sắp xếp các phiếu

mô tả theo cấu trúc một bảng phân loại nhất định Mục lục phân loại thực hiện chức năng giới thiệu tài liệu và hướng dẫn đọc tra tìm tài liệu theo môn ngành tri thức nào

Trong những năm gần đây, các thư viện và cơ quan thông tin ở Việt Nam áp dụng việc tự động hoá với nội dung cơ bản

là xây dựng các cơ sở dữ liệu Ký hiệu phân loại là một trong những trường cơ bản trong cấu trúc của các cơ sở dữ liệu Trên cơ sở cập nhật file đảo, ký hiệu phân loại là một trong những dấu hiệu quan trọng để tra tìm, truy cập thông tin và tài liệu trong các cơ sở dữ liệu

Ngoài việc tổ chức mục lục và các phương tiện tra cứu theo môn ngành tri thức, phân loại tài liệu còn được ứng dụng trong sắp xếp kho tài liệu Việc sắp xếp sách và tài liệu trên giá theo phân loại rất thuận lợi cho việc sử dụng, tìm kiếm và quản lý kho sách

Sắp xếp kho theo phân loại nghĩa là sắp xếp tài liệu trên giá theo các ngành khoa học của một bảng phân loại cụ thể Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa ký hiệu sắp xếp kho và

ký hiệu phân loại trong mục lục Ký hiệu kho có mức độ khái quát hơn không chỉ tiết bằng trong mục lục phân loại

Khi tổ chức kho mở để người đọc tự chọn tài liệu, các thư viện và cơ quan thông tin thường tổ chức theo các môn ngành tri thức, ký hiệu xếp giá bao gồm ký hiệu phân loại và ký hiệu tên tài liệu hoặc ký hiệu tác giả (Có thể tham khảo kỹ hơn trong Chương 4) Với việc tổ chức kho theo phân loại, các thư viện và cơ quan thông tin.sẽ giúp cho người đọc và người

Trang 29

dùng tin nhanh chóng nhận biết được vị trí của tài liệu thông qua việc tập hợp tất cả các tài liệu có cùng một nội dung vào một vị trí xác định ở trên giá Ở các nước phương Tây, ngay từ cuối thế kỷ XIX, phân loại đã được sử dụng như là một công

cụ chủ yếu để xếp giá trong hầu hết các thư viện Nhiều bảng phân loại đã được sử dụng nhằm mục đích này

Phân loại còn được ứng dụng để tổ chức, tạo lập, sắp xếp các đề mục trong bản thư mục, hoặc sắp xếp các kho tài liệu của cơ quan xuất bản, hiệu sách, triển lãm sách, biên soạn thư mục, đặc biệt là thư mục thông báo sách mới

Nhờ có việc tổ chức các phương tiện tra cứu theo phân loại, phân loại tài liệu đã góp phần xây dựng ngôn ngữ tìm tin trong thư viện và các cơ quan thông tin, giúp cho việc tra tìm tài liệu theo môn ngành tri thức trong mục lục truyền thống và mục lục điện tử Với việc tổ chức mục lục phân loại và kho

mở theo phân loại, các thư viện và cơ quan thông tin có thể đáp ứng yêu cầu tìm tin rộng hoặc hẹp theo các lĩnh vực mà

họ quan tâm Trong mục lục phân loại, có thể tìm các thông tin cụ thể bằng cách tìm từ các cấp phân chia lớn đến các lớp phân chia chi tiết được thể hiện trên các phiếu tiêu đề hoặc tìm thông qua sự hỗ trợ của ô tra cứu chủ đề chữ cái Trong kho mở theo phân loại, người đọc có thể dé dàng tìm được toàn bộ các tài liệu về cùng một lĩnh vực hoặc cùng một chủ

Trang 30

Ưu điểm của loại tìm tin theo từ khoá từ chuẩn được thể hiện rõ nhất khi tìm tin theo chủ đề cu thé, hep Con đối với các đề tài lớn tổng hợp tìm theo phân loại sẽ có kết quả đầy đủ hơn Để đạt được kết quả tìm tin tốt nhất ta nên phối hợp ký hiệu phân loại với từ khoá hoặc từ chuẩn Ở Việt Nam, với việc sử dụng một số phần mềm như: CDS/ISIS, Libol Hib, Elib cong tac biên mục đọc máy đã được tiến hành trong các

cơ quan thông tin và thư viện Với việc xây dựng các cơ sở dữ liệu, ta có thể tiến hành tìm tin theo ký hiệu phân loại

Ngoài ra, ở một số nước ngoài và Việt Nam, trong biên mục tập trung và biên mục tại nguồn (phần biên mục mô tả kèm theo tài liệu), ký hiệu phân loại được coi là một yếu tố không thể thiếu được để góp phần thống nhất và chuẩn hoá về mặt xử lý nghiệp vụ

3 Đặc điểm của ngôn ngữ tìm tin theo phân loại

Ngôn ngữ tìm tin theo phân loại là một trong những dạng ngôn ngữ tìm tin được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng thư viện trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam Ngôn ngữ tìm tin theo phân loại là loại ngôn ngữ tìm tin tiền kết hợp (kết hợp trước) Áp dụng theo phân loại, chúng ta phải sử dụng bảng phân loại trong công tác xử lý tài liệu và xây dựng bộ máy tra cứu, tìm tin Sau quá trình phân loại tài liệu, các ký hiệu phân loại sẽ được xác định tương đương theo bảng phân loại cơ quan thông tin - thư viện sử dụng Từ đó chúng ta sẽ thu được những dấu hiệu để tổ chức phương tiện để tra cứu theo phân loại Với việc sử dụng ngôn ngữ tìm tin theo phân loại, tri thức được chia thành các môn loại lớn Trong từng môn loại lớn có

Trang 31

sự phân chia chi tiết theo nguyên tắc: Từ chung đến riêng, từ khái quát đến cụ thể, các khái niệm được sắp xếp theo đẳng cấp Quan hệ cơ bản trong hệ thống phân loại là bằng quan hệ thứ bậc

Với những đặc điểm nêu trên ngôn ngữ tìm tin theo phân loại có những ưu điểm cơ bản sau:

- Tính hệ thống cao, trình bày chặt chẽ, logic

- Sắp xếp và tập hợp tất cả các khái niệm thuộc một lĩnh vực tri thức hoặc môn ngành vào một môn loại (mục) và dat ra một hệ thống các ký hiệu tương ứng thống nhất

- Tính phổ thông của một hệ thống phân loại dựa trên hệ thống các ký hiệu bảng phân loại sử dụng mà không phụ thuộc vào một ngôn ngữ nào đó Ngược lại đề mục chủ đề và

từ khoá, từ chuẩn được xây dựng trên cơ sở ngôn ngữ tự nhiên,

mà mỗi ngôn ngữ lại có đặc thù riêng về hình thức, từ vựng và ngữ pháp Vì thế khi sử dụng các ký hiệu phân loại người cán

bộ phân loại không phải tính đến việc xử lý các hiện tượng từ đồng nghĩa, từ đa nghĩa hay cách diễn đạt, lựa chọn thuật ngữ như khi định từ khoá, từ chuẩn hay định chủ đề

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, ngôn ngữ tìm tin theo phân loại cũng có một số nhược điểm, cụ thể là:

- Khoa học và đời sống không ngừng phát triển, do đó việc xuất hiện thêm các khái niệm mới là một hệ quả tất yếu Nhiều môn ngành khoa học đan xen (liên ngành) xuất hiện

Và việc cập nhật thêm các khái niệm mới là một điều cần thiết

và luôn đặt ra với mọi bảng phân loại Trên thực tế, không phải bảng phân loại nào cũng làm được điều đó Do vậy các bảng phân loại thường bị bất cập, lạc hậu hơn so với thực tế

Trang 32

Mặt khác việc thực hiện bổ sung thêm các khái niệm mới vào các bảng phân loại còn có nhiều nan giải và khó thỏa đáng cho mọi trường hợp, nhiều khi việc bổ sung khái niệm mới làm rối loạn hoặc phá vỡ tính hệ thống của trật tự sắp xếp vôn đặt ra là theo logíc, đẳng cấp của môn loại

Ví dụ: Công nghệ sinh học và tin học được coi là những ngành khoa học mũi nhọn hiện nay nhưng trong bảng phân loại 19 lớp và Bảng phân loại thư viện thư mục BBK, hai ngành này vẫn chưa được dành cho vị trí thỏa đáng

Khi cập nhật khái niệm Tin học, Bảng phân loại dùng cho

các thư viện khoa học tổng hợp và BBK của Việt Nam đã xếp

khái niệm này vào mục 6T7.3 và F973 (phân mục kỹ thuật tính trong ngành Vô tuyến điện tử học) Việc sắp xếp đó chưa thật hợp lý Hay đối với khái niệm khác như: Bdo ràng, Bảng phân loại dùng cho các thư viện khoa học tổng hợp đã đưa vào phân mục Văn hoá quần chúng là quá khiên cưỡng

- Muốn diễn đạt một khái niệm phức tạp thì ta phải sử dụng những ký hiệu dài và phức tạp Trong nhiều bảng phân loại để biểu đạt các vấn đề cụ thể người ta phải sử dụng tới những ký hiệu dài hơn 9 ký tự hoặc chữ số

Ví dụ: Trong bảng phân loại DDC vấn đề Đường đua xe

mô tô ở Indianapolis có ký hiệu là 796.720 6877252

Với những ký hiệu dài như vậy chúng ta sẽ rất khó nhớ và khó tra cứu

- Sự xuất hiện của các môn ngành khoa học có tính chất liên ngành đan xen làm cho tính khoa học và tính hệ thống khó đảm bảo Trong các bảng phân loại, các khái niệm có quan hệ với nhau theo đẳng cấp phụ thuộc và trên thực tế khi

Trang 33

phân loại người ta rất chú trọng đến nguyên tắc phân loại nhất tuyến (phân loại theo đường thẳng) Nhiều khi do phải tuân thủ nguyên tắc đó, nhiều môn ngành đã được đưa vào những

vị trí chưa thỏa đáng trong bảng phân loại

- Việc tra tìm tài liệu theo phân loại không đơn giản, dễ dàng như tìm theo từ khoá, từ chuẩn hay đề mục chủ đề vì muốn tìm tài liệu theo phân loại đòi hỏi người dùng tin phải nắm được cơ cấu bảng phân loại mà thư viện hoặc cơ quan thông tin đang sử dụng và phải có sự hỗ trợ của Hộp phiếu tra cứu chủ đề chữ cái Nếu thiếu điều kiện đó thì việc tìm tin sẽ gặp nhiều khó khăn

Mặc dù có những điểm hạn chế về mặt này mặt khác

nhưng ngôn ngữ tìm tin theo phân loại vẫn là ngôn ngữ tìm tin

cơ bản được áp dụng trong các thư viện và cơ quan thông tin

dù ở trong bất cứ môi trường nào: thủ công hay tự động hoá, trong các thư viện truyền thống cũng như trong các thư viện

Ngày nay sự bùng nổ thông tin đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu Trong các thư viện và cơ quan thông tin, sự thay đổi

nhanh chóng về cách thức tổng hợp, bao gói, truy cập thông

tin đã kéo theo những thay đổi về phương thức tổ chức tìm

kiếm và chuyển giao thông tin Lượng thông tin gia tăng và sự

phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ

thông tin đã ảnh hưởng tới phương thức biên mục, tổ chức vốn

tài liệu và tìm kiếm thông tin Từ chỗ cơ giới hoá, ngày nay các thư viện và cơ quan thông tin đã áp dụng tự động hoá Trong kỷ nguyên thông tin, chúng ta đã và đang phải đối mặt

với sự bùng nổ các dòng và các nguồn tin trên xa lộ thông tin

Trang 34

toàn cầu Bản chất và khối lượng của các dòng tin, nguồn tin này không ngừng gia tăng và thật khó mà nhận biết và kiểm soát hết được Nó lớn gấp nhiều lần so với việc kiểm soát thư mục trước đây Khi thông tin ngày càng giữ vai trò quan trọng và nội dung thông tin ngày càng phong phú đa dạng thì nhu cầu tổ chức thông tin theo hệ thống với quy

mô lớn ngày càng trở nên cấp bách Từ thực tế đó, nhu cầu phân loại để tổ chức kiến thức và tổ chức thông tin ngày càng trở nên thiết yếu hơn

Trong môi trường điện tử, người cán bộ thư viện và cán

bộ thông tin phải xử lý một số lượng thông tin nhiều hơn và

đa dạng hơn Bên cạnh các tài liệu truyền thống, xuất hiện ngày càng nhiều các nguồn tin từ xa, các địa chỉ, nguồn tin

trên mạng Công tác kiểm soát thư mục đã phải bao quát các

tài liệu phi truyền thống: tài liệu điện tử, tài liệu số hoá, các bằng phát minh sáng chế, các thông tin được lưu giữ trên các dang phi giấy (như hình ảnh, âm thanh, dữ liệu truyền qua vệ tinh ) Dé kiểm soát được các dạng tài liệu và các nguồn thông tin đó, hơn bao giờ hết công tác phân loại sẽ vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng

Trang 35

Chương 2 LỊCH SỬ CÔNG TÁC PHÂN LOẠI TÀI LIỆU

1 Công tác phân loại tài liệu ở trên thế giới qua các

thời kỳ

1.1 Thời kỳ cổ đại

Công tác phân loại tài liệu đã được áp dụng từ rất sớm, gắn liền với sự xuất hiện của các thư viện cổ xưa Theo một số nhà nghiên cứu, ngay từ Thế kỷ VỊI trCN vào thời vua Atsuabanipan tại thư viện của Atxêri đã có tiến hành công tác phân loại tài liệu Khoảng 20.000 tấm đất sét - sách thời bấy giờ - đã được sắp xếp phân loại theo các nhóm: lịch sử, luật pháp, kiến thức tự nhiên, ma thuật, giáo lý, thần thoại Theo các nhà nghiên cứu trong bảng kê tài liệu thời bấy giờ, dưới

mục luật pháp có các tiểu mục như:

- Pháp quyền và luật lệ của nhà nước

- Mô tả các quy chế xử án

- Biên bản hồ sơ buôn bán nô lệ

Đến thế kỷ thứ II tr.CN, tại Ai Cập đã xuất hiện thư viện

Alêchxăngđri - một thư viện nổi tiếng thời cổ đại với vốn sách gồm 700.000 bản sách viết tay trên da cừu và papirut Nhà bác

Trang 36

học vĩ đại đồng thời cũng là nhà triết học, nhà thơ Calimác Ptôlômep (310 - 240 tr.CN) đã phân loại, sắp xếp và biên mục cho 90.000 bản sách bằng da cừu và papirut Calimác đã chia tài liệu thành 120 nhóm, tương đương với 120 lớp gồm: anh hùng ca, thơ trữ tình, kịch, lịch sử, triết học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên: toán học, địa lý, thiên văn, đạo luật dựa trên nghề nghiệp của các tác giả Bên trong các lớp tài liệu được sắp xếp hệ thống theo thời gian

Vào thé ky I sau Cong nguyên, thư viện của La Mã cũng

đã tiến hành phân loại tài liệu Theo các nhà nghiên cứu, việc phân loại tài liệu trong các thư viện thời cổ đại đã chịu nhiều ảnh hưởng của các quan điểm phân loại khoa học của các nhà triết học đương thời Cùng với sự xuất hiện của triết học, các

nhà khoa học thời kỳ cổ đại đã có những thử nghiệm đầu tiên

để tổng kết, hệ thống hoá những tri thức khoa hoc ấy Các nhà triết học cổ đại đã đưa ra các quan điểm phân loại khoa học

khác nhau

Nhà triết học duy tâm Hy Lạp cổ đại Platon (427-347 trCN) đã phân chia các ngành khoa học dựa trên khả năng tinh thần của con người Theo ông con người có ba khả năng

cơ bản là trí tuệ (tư duy về các khái niệm), cảm giác (nhận thức các đối tượng tự nhiên) và ý chí (nguồn gốc hành động của con người) Từ nhận thức này ông đã chia tri thức thành

ba nhóm:

- Biện chứng học

- Vật lý học

- Luân lý học

Trang 37

Theo quan niệm của người xưa, khái niệm vật lý thực chất là khoa học Đối lập với quan điểm duy tâm của Platon, nhà triết học Démocrite đại diện cho trường phái duy vật cổ đại, người ma Mac va Angghen đã ví là “Bộ óc bách khoa đầu tiên trong số các nhà triết học Hy Lạp” lại khẳng định mọi vật được cấu tạo bởi những nguyên tử khác nhau Theo ông, cơ sở phân loại chung xuất phát từ thuộc tính của vật chất

và quy luật chuyển động của vật chất và nguyên tử Với nhận thức như vậy, ông đã chia tri thức ra thành bốn lĩnh vực phù hợp với bốn đối tượng nghiên cứu là:

- Vũ trụ

- Con người

- Tư duy

- Phương pháp luận

Khác với Platon và Démocrite, Aristotle (384-322

tr.CN) lại phân chia tri thức dựa trên hai dấu hiệu là mục đích nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu Từ thực tế thời kỳ

cổ đại chỉ có một khoa học là triết học chứa đựng những tri thức khoa học đầu tiên về tự nhiên và những tri thức phôi thai về xã hội thời đó, giữa triết học và tất cả các ngành tri thức khác chỉ có một loại quan hệ: sự phụ thuộc của tất cả các ngành kiến thức vào triét hoc, Aristotle da phan chia khoa học thành ba nhóm khác nhau:

- Nhóm triết học về lý thuyết bao gồm: logic học, toán học, vật lý học và siêu hình học

- Nhóm triết học thực hành bao gồm: luân lý học, chính

tn học và kinh tế học

Trang 38

- Nhóm triết học sáng tạo bao gồm: thơ ca, tu từ học và nghệ thuật (gồm cả kỹ thuật và nghề thủ công)

Cách phân loại của Aristotle được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng, cách phân loại này ảnh hưởng lớn đến sự phân loại khoa học trong thời kỳ trung cổ Ông đã tìm cách xây dựng một hệ thống duy nhất những khoa học bao gồm mọi ngành tri thức đã biết được thời đó

Sau Aristotle những người theo chủ nghĩa khắc kỷ, tiêu

biểu là nhà triết học Épicure (341-270 tr.CN) đã chia tri thức

thành ba nhóm là:

- Vật lý bao gồm học thuyết về tự nhiên nói chung

- Đạo đức bao gồm học thuyết về xã hội

- Logic bao gồm học thuyết về tư duy

Theo quan niệm của những người theo !rrờng phái khác

kỷ, triết học là quả trứng trong đó lòng đỏ là đạo đức, lòng trắng là vật lý và vỏ trứng là lôgic

Ở phương Đông, tại Trung Quốc, thư viện nói chung và công tác phân loại tài liệu nói riêng đã xuất hiện từ rất sớm Triều Hán đã xây dựng được một thư viện khá đồ sộ với các sách được viết tay trên các thẻ tre Vào thế ky I tr.CN, thoi Tây Hán tại Trung Quốc thịnh hành cách phân loại của Lưu Hướng và con là Lưu Hâm, hai ông đã được giao trọng trách quản lý thư viện của nhà vua Trong quá trình thực hiện nhiệm

vụ của mình, các ông đã giành ít nhiều sự quan tâm cho việc sắp xếp, mô tả và phân loại sách Hai ông đã phân chia tài liệu thành 7 nhóm (thất lược):

Trang 39

1 Tap luge (Tap van)

2 Luc nghé lugc (Bach khoa thu, kinh dién)

3 Chư tử lược (Triết học)

4 Thi phú lược (Thơ văn)

5 Binh thư lược (Quân sự)

6 Thuật số lược (Toán, ảo thuật)

7 Phương kỹ (Thủ công nghệ)

Kế theo đó, Lý Xuân, Lý Sang đã được giao trọng trách quản lý thư viện Trong số những người quản lý thư viện, Lý Xuân đã đưa ra quan điểm phân loại tài liệu riêng của mình Ong cũng chia tài liệu thành bảy nhóm, nhưng cách phân chia của ông có phần khác so với cách phân chia của Lưu Hướng

và Lưu Hâm Trong số bảy nhóm ông dành riêng một nhóm

phân loại theo hình thức Cụ thể ông đã phân chia tài liệu

thành bảy nhóm như sau:

có thể đánh giá hết được về ưu nhược điểm của bảng này

Trang 40

Theo lập luận của các nhà nghiên cứu thì trong nhiều thế kỷ cách phân loại của thư viện thuộc các nước phương Tây chịu ảnh hưởng mạnh mẽ theo cách phân loại khoa học và tri thức của các nhà triết học, các nhà khoa học lớn như: Démocrite, Platon và Aristotle

Bên cạnh việc việc phân loại tài liệu trong thư viện, việc phân loại sách để biên soạn các bản thư mục cũng đáng được quan tâm Ở Trung Quốc, trong Hán thư - Nghệ văn chí, Ban Cố (thế kỷ I) đã phân chia tài liệu thành sáu nhóm:

1 Lục nghệ

2 Chư tử (Triết học)

3 Thi phú (Thơ văn)

4 Binh thư (Quân sự)

5 Số thuật (Toán, ảo thuật)

6 Phương kỹ (Thủ công nghiệp)

Vào thế kỷ IV, thời Tấn Vũ Đế, Lý Sung đã đề xuất ra cách phân chia tài liệu thành 4 nhóm : Kinh - Sử - Tử - Tập Trong đó: Kinh là các sách kinh điển, Sử là các sách về lịch

sử, Tử là các sách về triết học và Tập là các sách về văn học, nghệ thuật

Trong nhiều thế kỷ tiếp theo ở Trung Quốc thịnh hành

kiểu phân chia: Kinh - Sử - Tử - Tập hoặc Giáp - Ất - Bính -

Định Nhìn chung cách phân loại của Trung Quốc còn đơn giản, nhưng cách phân loại này đã tồn tại trong một thời gian đài và có ảnh hưởng không nhỏ đến cách phân loại tài liệu của một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam

Ngày đăng: 09/10/2024, 09:45