1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Văn học: Hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ trong văn học Việt Nam thế kỷ XV - XIX qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu

102 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ trong văn học Việt Nam thế kỷ XV - XIX qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu
Tác giả Hoang Hong Van
Người hướng dẫn Pham Van Hung, TS
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Văn học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 25,02 MB

Nội dung

Có thé khang định, những van dé đã được nhóm tác giả cuốn sách Văn học Việt Nam trên những chặng đường chống phong kiến Trung Quốc xâm lược có vai trò quan trọng, làm tiền đề để người vi

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-oÚO -HOANG HONG VAN

TRONG VAN HỌC VIỆT NAM THE KỶ XV - XIX

QUA SANG TAC CUA MOT SO TAC GIA TIEU BIEU

LUAN VAN THAC Si VAN HOC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-oÚO -HOANG HONG VAN

TRONG VĂN HỌC VIET NAM THE KỶ XV - XIX

QUA SANG TAC CUA MOT SO TAC GIA TIEU BIEU

Luan van Thac si chuyén nganh: Van hoc Viét Nam

Mã số: 8229030.04

Người hướng dẫn khoa học: TS PHAM VĂN HUNG

Trang 3

Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được nhiều

sự giúp đỡ của quý thầy cô và của tập thé.

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến TS Phạm Văn Hưng, người thầy đã định hướng đề tài, tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá

trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô Khoa Văn học

- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp

đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn Thạc sĩ

Trang 4

Chương 1: TONG QUAN VE HÌNH ANH KE XAM LƯỢC, ĐÔ HO TRONG VAN

HOC VIET NAM TRUNG DAI VA HINH ANH KE XAMLUOC, DO HO TRONG

VAN HỌC VIỆT NAM THE KY X - XIV o.oo ceccccccccscssesscssescseesessessessessessessesseanesseasess 14

1.1 Giới thuyết về quan niệm kẻ xâm lược, đô hộ trong văn hoc Việt Nam trung dai 14 1.2 Sự chi phối của quan niệm nghệ thuật về con người đến sự thể hiện hình ảnh ké xâm lược,

đồ hộ trong văn học Việt Nam trung đầạI - - + - 5+ S++x+xt+k+kerrekerrtkrterrkrkrrerrrrrke 18

1.3 Sự chi phối của quan niệm về kiểu nhân vật phản diện trong phân loại nhân vật văn học

đến sự thé hiện hình ảnh ké xdm /ược, đô hộ trong văn học Việt Nam trung đại 20 1.4 Khái quát về hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ trong văn học Việt Nam thé ky X - XIV 21

1.4.1 Quân Tng 2-5 5SESTEềEEEEEEEEE121121121111211 11.111.101.121 24

1.4.2 Quân Mông - NGUVÊN Gv KH kg hưu 26

Tidu két Churong 88 na 32 Chương 2: HINH ANH KE XAM LƯỢC, DO HO DEN TỪ PHƯƠNG BAC TRONG

VAN HOC VIET NAM THE KY XV - DAU THE KY XIX QUA SANG TAC CUA MOT SO TAC GIA TIỂU BIEU o.0 c.ccccsssessssessssssssesssessssessssesssecsssesssesssesssseesseesssees 34

2.1 Hình ảnh quân Minh trong văn học Việt Nam thé ky XV - XVI - 34

2.1.1 Trong Đại Việt sử ki toàn thư của Ngô Si LÊH ccsccscsssseesersee 36

2.1.2 Trong một số tác phẩm của Nguyễn Trấi - + s5s+ce+c+E+Ertereersee 41

2.2 Hình anh quân Thanh trong văn học Việt Nam thế ky XVIII - đầu thé kỷ XIX 48

2.2.1 Trong Hoàng Lê nhất thong chí của Ngô gia văn phái -5-5¿ 49

2.2.2 Trong Đại Việt quốc thư của Quang Truing 55:©52©525sz5ce+csscsa 57 Tidu két Choong 72 1886 s435:1 60

Chương 3: HINH ANH KE XAM LƯỢC, ĐÔ HO DEN TỪ PHƯƠNG TÂY TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA SAU THE KY XIX QUA SANG TÁC CUA MOT

SO TÁC GIÁ TIỂU BIỀỂU 2252552222222 222tr 62

3.1 Trong các sáng tác thuộc khuynh hướng văn học yêu nước chống thực dân Pháp 62

3.1.1 Trong thơ văn của Nguyễn Đình ChiỂM 2c ©s+cs+cs+c+EzEerrerrercee 63 3.1.2 Trong thơ Nguyễn Xuân Ôn + 2+52+E2+E+E£EESEEEEEEEEEEEEEESEEErrrrrervee 68

Trang 5

3.2 Trong các sáng tác thuộc khuynh hướng tố cáo hiện thực -:::::-++‡ 70

3.2.1 Trong thơ Nguyễn KMUyen ccccccsscessessesssessesssssessesssssessessessssssessessesssessessessseees 71

3.2.2 Trong thơ Trần TẾ XMƠNg - 22-2255 ©5t2E‡EEEEEEESEEEEEEEEEkerkrrkrrreered 75

3 3 Trong sáng tác thuộc khuynh hướng văn học nô dịch - - s-s+x+xeecexxee 78

3.4 Sự vận động trong việc thể hiện hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ trong văn học Việt Nam thế

KY XV ~ XIX 0 81

Tiểu kết Chương 3 cccccccccsssesssssssssessessssssscssssssssscsucsusssscsussusssecsessusssscsecsusasseseeaeeeneees 90

KET LUẬN 5c Ss SE 12 1211211211 2111112112111121111112111E1111 11111111 re 92

Trang 6

làm nổi bật tinh thần yêu nước của dân tộc bằng việc xây dựng hình ảnh những

vị vua anh minh, có đức, có tài; những tam gương anh hùng, những nhà Nho

yêu nước, nặng lòng với đất nước và nhân dân; đặc biệt là hình ảnh những

người nông dân nghĩa sĩ ở nửa sau thé kỷ XIX,

Tuy nhiên, không thé không kể đến việc thé hiện hình ảnh ké xâm lược,

đô hộ đất nước ta được các tác giả xây dựng trong thé đối sánh dé khang định sức mạnh của tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc và cũng phản

ánh quan niệm của con người, đặc biệt là các tác giả - các trí thức nhà Nho.

Có thể thấy, đối tượng phản ánh của văn học là con người vậy nên văn học luôn hướng đến việc thể hiện con người, cụ thé là qua nhân vật Hình anh

kẻ xâm lược, đô hộ cũng là một kiểu nhân vật - nhân vật phản diện; vậy nên

chắc chan việc nghiên cứu hình ảnh kẻ xâm iược, đô hộ trong văn học Việt Nam

thời trung đại có một vai trò đặc biệt quan trọng.

Văn học trung đại Việt Nam nói chung và văn học trung đại Việt Nam

thế kỷ XV-XIX nói riêng chịu ảnh hưởng đậm nét bởi ý thức hệ tư tưởng của

xã hội phong kiến trong mối quan hệ với các tôn giáo, đặc biệt là Nho giáo

Quan điểm “văn di tải dao”, “thi dĩ ngôn chi” từ lâu đã có ảnh hưởng lớn đến

các sáng tác Tái hiện hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ trong các sáng tác của văn

học trung đại Việt Nam thé kỷ XV-XIX giúp người đọc hình dung cụ thé hơn

về quan điêm, cách nhìn của con người Việt Nam thời trung đại qua chính việc

Trang 7

thé hiện hình anh kẻ xâm /ược, đô hộ qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu

- những tác giả chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo trong một chế độ xãhội có phần ít giao lưu, tiếp xúc với thế giới nên khá xa lạ với phương Tây

Hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ trong văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ

XV đến thế kỷ XIX có sự đặc biệt hơn so với giai đoạn trước đó là thé kỷ

X-XIV bởi lẽ, giai đoạn này có sự xuất hiện của cả kẻ xâm lược, đô hộ đến từ

phương Bắc và đến từ phương Tây Dù hình ảnh quân phương Bắc đã từng xuất

hiện trong văn học trung đại Việt Nam thế kỷ X - XIV nhưng chúng tôi lựachọn giai đoạn thế kỷ XV - XIX vì có sự xuất hiện của quân Minh và quân

Thanh, không chỉ đã hội tụ đủ những đặc điểm của quân Tống, quân Mông

-Nguyên trước đó mà còn có thêm những điểm khác biệt du đều đến từ Trung

Hoa Đặc biệt, việc đi sâu vào hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ trong văn học giai

đoạn này sẽ giúp chúng ta có những khám phá, lí giải có ý nghĩa về quan niệm,

tư tưởng, cách nhìn của con người Việt Nam thời trung đại cùng những nét đặc

sắc trong nghệ thuật khắc họa nhân vật từ việc nhận diện sự bất biến và vận

động trong hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ đến từ phương Bắc sang kẻ xâm lược,

đô hộ đến từ phương Tây - những nét tương đồng và khác biệt cũng như thấy được giá tri hiện thực sâu sắc.

Với những lí do lí luận và thực tiễn trên, đề tài của chúng tôi đi vào quá

trình tìm hiéu, nghiên cứu van đề: “Hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ trong văn học

Việt Nam thé kỷ XV - XIX qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu ”.

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Thơ văn yêu nước chống quân xâm lược, đô hộ là một bộ phận không

nhỏ trong văn học Việt Nam trung đại Bởi vậy, đã có khá nhiều công trình

nghiên cứu về bộ phận văn học nay; trong đó, tất nhiên có nói đến hình ảnh kẻ

xâm lược, đô hộ Hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ tuy chưa được nghiên cứu một

cách độc lập nhưng đã từng được tìm hiéu, tong kết trong các công trình nghiên

Trang 8

cứu mà phần lớn là các công trình nghiên cứu về cảm hứng yêu nước của vănhọc Việt Nam qua các giai đoạn, bao gồm cả văn học dân gian và văn học viết,

Trong cuốn Tỉnh thần yêu nước qua các thể loại văn học dân gian người

Việt, Vũ Tố Hảo cùng nhóm tác giả đã khăng định: Từ “pho sử chống ngoại xâm truyén thuyết miệng dân gian”, chúng ta có thé hình dung ra “điện mao”

của kẻ xâm lược, đô hộ Các tác giả cũng chỉ ra âm mưu thâm độc và tội ác của

kẻ xâm lược, đô hộ phương Bắc: “Cùng với truyền thống đồng hóa, mà xét cho

cùng cũng là một mặt của chính sách diệt chúng - bởi vì hủy điệt con người

bằng xương bằng thịt hay hủy diệt cái hon dân tộc của con người ấy thì cũngvậy” [15, tr.43] Đặc biệt, nhóm tác giả cũng đưa ra quan điểm: “các vươngtriều phong kiến phương Bắc trong quá khứ đều có tư tưởng sô-vanh(chauvinism) nước lớn, họ déu tự coi mình là “trung tâm”, là “văn minh”, còn

các nước khác, các dân tộc khác déu là man di, moi ro Đây von là tu tưởng dân tộc hẹp hoi của các vương triều người Han.” [15, tr.81] Có thé thay, ngay

từ trong văn học dân gian, nhóm tác giả của công trình nghiên cứu trên đã chỉ

ra nhân dân lao động đã quan tâm đến việc khắc họa hình ảnh kẻ xâm lược, đô

hộ gắn liền với tội ác và cũng nhận thấy âm mưu hiểm độc của chúng: dù là kẻ xâm lược, đô hộ đến từ phương Bắc hay phương Tây.

Tác giả Nguyễn Nghĩa Dân với Long yêu nước trong văn học dân gian

Việt Nam cũng đồng quan điểm khi khăng định: “Nghệ thuật văn học dân gian

thời kỳ này [thực dân Pháp xâm lược, đô hộ] thể hiện phong phú nhất là truyền

thuyết lịch sử” [10, tr 24,25] Trong công trình nghiên cứu của tác giả NguyễnNghĩa Dân, hình ảnh quân Pháp với sự khác biệt về văn hóa và sự bóc lột tàn

bạo khi cai trị dân ta cũng đã được chỉ rõ Đặc biệt, tác giả khi sử dụng những

bài ca dao sưu tầm về đời sống công nhân vùng mỏ không chỉ với mục đích cho thấy nỗi khổ, than thân của dân ta mà còn khắc họa một cách tự nhiên về

tội ác của kẻ xâm lược, đô hộ.

Trang 9

Hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ đến từ phương Bắc đã được nhiều tác giảkhái quát với những đặc điểm nổi bật trong các công trình nghiên cứu về cácgiai đoạn văn học, có thé kế đến như: Văn hoc Việt Nam (thé kỷ X - nửa dau

thé ky XVIII) của Dinh Gia Khánh hay Văn hoc Việt Nam (nửa cuối thé kỷ XVIII

- hết thé kỷ XIX) của Nguyễn Lộc Còn phải ké đến trong số những nghiên cứu

về hình ảnh kẻ xâm lược, đồ hộ từ phương Bắc trong văn học Việt Nam trung đại là cuốn Văn học Việt Nam trên những chặng đường chống phong kiến Trung

Quốc xâm lược của Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội năm 1981 khi đãtổng kết khá đầy đủ về đặc điểm của văn học Việt Nam thời trung đại nhưng

mới cơ bản chỉ ra hình ảnh quân phương Bắc Các tác giả đã cho thấy diện mạo

của văn học Việt Nam trong quá trình thể hiện hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ.Bốn phần chính trong cuốn sách cũng là bốn giai đoạn khác nhau của dòng văn

học yêu nước Việt Nam chống phong kiến Trung Quốc xâm lược từ thế kỷ X cho đến trước Cách mạng Tháng Tám được nhận thức và trình bày theo phương

pháp lich sử gồm bốn phan

Điều đáng ghi nhận trong công trình này đó là các tác giả đã chỉ ra được

sự vận động trong việc khắc họa hình ảnh kẻ xâm lược phương Bắc từ Tống,

Mông - Nguyên đến quân Minh, Thanh cùng tội ác, âm mưu hiểm độc của chúng cũng như khác biệt của quân Minh bên cạnh những nét kế thừa từ quân

Tống hay Mông - Nguyên Nhóm tác giả khang định âm mưu nô dịch và đồng

hóa giữ vai trò xuyên suốt không chỉ từ thời Tần - Hán qua Minh - Thanh mà

còn đến tận ngày nay Tuy nhiên, biểu hiện của âm mưu ấy thì có phần khác

nhau tùy thuộc vao điều kiện lịch sử và tương quan lực lượng ở mỗi thời điểm

cụ thê Chăng hạn, khi thì sử dụng chiêu bài “giáo hóa” với “thi thư, lễ nhạc”

nhưng cũng có những lúc lại sử dụng chiến thuật “đốt sạch, phá sạch” nhằm

hủy diệt di sản văn hóa, xóa sạch quá khứ của dân tộc ta Đặc biệt, kẻ xâm lược,

đô hộ đến từ phương Bắc không những thực hiện “cưỡng bức” văn hóa của dân

Trang 10

tộc ta qua việc truyền bá chữ Hán, đạo Nho mà còn sử dụng Đạo giáo với một

hệ thống phù phép ma thuật - rất gần với các hình thái tín ngưỡng nguyên thủycủa dân gian nên dễ tiếp cận với nhân dân ta với việc truyền bá những câu

chuyện “ma thuật” về những tên tướng của Bắc triều với mục đích nhằm ngăn

chặn việc xuất hiện các hiền tài nước Nam, dễ bề thực hiện âm mưu xâm lược

Không chỉ dừng lại ở cướp nước, giết dan thông thường, nha Minh so với nhà

Tống, Nguyên đã thi hành nhiều chính sách đã man hơn; áp đặt một cách gaygắt hơn về van đề tư tưởng đối với xã hội Việt Nam, “/dm sao cho nước takhông còn có gì gọi là long mạch tỉnh thân, tư tưởng ” [59, tr 207]

Những nghiên cứu trên không chỉ trích dẫn thơ văn khắc họa hình ảnh

kẻ xâm lược, đô hộ từ phương Bắc mà còn bước dau phân tích, lí giải từ phươngdiện nghệ thuật Nhóm tác giả đã chỉ ra thủ pháp song song đối chiếu là thủ

pháp nổi bat được các tác giả trung đại sử dụng dé khắc họa hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ và ta Về phía kẻ xâm lược, đô hộ từ phương Bắc, người viết không

phê phán chung chung mà cố gắng đi sâu, tập trung làm nỗi bật tính cách cụ

thé của từng tướng đầu sỏ trong khi về phía ta thì lại tập trung làm nổi bật hình tượng người anh hùng tập thé Có thé khang định, những van dé đã được nhóm tác giả cuốn sách Văn học Việt Nam trên những chặng đường chống phong kiến Trung Quốc xâm lược có vai trò quan trọng, làm tiền đề để người viết có những

khám phá, lí giải về sự vận động của hình ảnh ké xâm lược, đô hộ từ phươngBắc đến phương Tây trong văn học Việt Nam thế kỷ XV - XIX qua một số tácgiả tiêu biểu

So với các công trình nghiên cứu về hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ phươngBắc trong văn học Việt Nam thời trung đại thì các công trình nghiên cứu có

quy mô về hình ảnh quân Pháp trong văn học Việt Nam thời trung đại có phần

ít hơn Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu về lịch sử văn học Việt Nam như Văn học Việt Nam (nửa cuối thé kỷ XVIII - hết thé kỷ XIX), tác giả Nguyén

Trang 11

Lộc cũng có phân tích hình ảnh quân Pháp đan xen trong khi nói về khuynhhướng văn học yêu nước chống Pháp ở nửa cuối thế kỷ XIX và các chươngriêng về các tác giả như Nguyễn Đình Chiều, Nguyễn Thông, Nguyễn Xuân

Ôn, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Tác giả Nguyễn Lộc đã chỉ ra điểm

giống nhau và khác nhau của chủ thé sáng tác trong văn học giai đoạn nửa cudi

thế ky XIX so với văn học trung đại Việt Nam các giai đoạn trước Họ vẫn là

các nhà nho mang ý thức hệ Nho giáo nên nhân sinh quan dĩ nhiên cũng bi chi

phối bởi quan niệm của Nho giáo Tuy nhiên, khi các nhà Nho ấy xây dựnghình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ đến từ phương Tây trong các sáng tác của mìnhthì không chỉ dừng lại ở sự phê phán đạo đức dựa trên quan điểm nhân sinh màcòn là sự phê phán trên quan điểm chính trị Vì vậy, các tác giả giai đoạn nàytrong dong văn học yêu nước chống Pháp thường tập trung đả kích thực dân va

bè lũ tay sai bán nước Về thành phần văn học, tác giả chỉ ra vẫn tồn tại cả thành

phần văn học chữ Hán và chữ Nôm nhưng đến nửa cuối thế kỷ XIX, các sáng tác bằng chữ Nom có phan sắc sảo hon so với các sáng tác bằng chữ Hán Công

trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Lộc trong phần nói về văn học yêu nước

chống Pháp giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX cũng cũng chỉ ra một số đặc điểm nồi bật trong cách xây dựng hình tượng kẻ xâm lược, đô hộ đến từ phương Tây:

mặc dù, các tác giả trung đại vẫn bóc trần bản chất tàn bạo, thâm hiểm, xảo trá

của thực dân, cũng chủ yếu nói về tội ác và âm mưu nhưng cách tố cáo thườngkhông thông qua việc xây dựng hình tượng cụ thé, về những tên thực dân cụthé Điểm này khác biệt khá lớn so với các tác giả giai đoạn trước khi viết về

kẻ xâm lược, đô hộ đến từ phương Bắc Tác giả Nguyễn Lộc cũng có những lí

giải: “có thé là do các nhà thơ yêu nước không có diéu kiện tiếp xúc với những

tên thực dan cu thể, cling co thé do yêu cầu của văn học yêu nước là nhằm cổ động, kêu gọi, cho nên cách to cáo của nó thường không thông qua việc xây dựng hình tượng cụ thể về những tên thực dân cụ thể” [24 tr 647] Và dé thé

Trang 12

hiện sự căm thù sâu sắc, các tác giả cua văn học giai đoạn này thường gọi thực

dân Pháp là “chó dê”, là “quân Tây mọi rợ”.

Bên cạnh những công trình nghiên cứu về cảm hứng yêu nước trong vănhọc Việt Nam theo các giai đoạn cụ thể, hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ cũng

được nhiều tác giả nhắc đến trong những công trình nghiên cứu về sử học như Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Lịch sử Việt Nam từ nguồn sốc đến thế

kỷ XIX của Đào Duy Anh hay trong các nghiên cứu về các tác giả (Nguyễn Trãi,

Nguyễn Đình Chiều, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xuong, ) cùng các tác phẩm

cụ thé (Dai Việt sử kí toàn thư, Quân trung từ mệnh tập, Hoàng Lê nhất thong

chi, ) Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của Nho

giáo và sự khác biệt trong tư tưởng văn hóa Đông - Tây cũng đã đề cập đếnviệc phân tích, lí giải sự thể hiện hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ trong văn họcViệt Nam trung đại nói chung và văn học Việt Nam thế kỉ XV - XIX nói riêng

Tác giả Trần Thị Hồng Thúy trong công trình nghiên cứu về Anh hưởng

của Nho giáo đối với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thong đã chỉ ra:

“Trong suốt lịch sử chống phương Bắc xâm lược, dân tộc ta bao giờ cũng ở thé lấy yếu danh mạnh, lấy it địch nhiêu Về số lượng, sự chênh lệch giữa ta và giặt là hết sức lớn, khác kiểu tương quan lực lượng trong các cuộc chiến tranh giữa các nước thời Xuân Thu chiến Quốc của Trung Quốc cổ” [52, tr 21] Tác

giả cũng khăng định: “Càng với tưởng “trọng vương khinh bá” trong đối

nội, tư trởng “nội hạ ngoại di” về đối ngoại của Phương Bắc cũng là tư tưởng

gây tác hại không nhỏ cho cả giai cấp phong kiến Trung Quốc và Việt Nam.”

[52, tr 152] Điều đó đã ảnh hưởng đến hệ tư tưởng chính thống của triều đình

nhà Nguyễn khi thực dân Pháp xâm lược ”.

Trong cuốn Sw tiếp xúc của văn hóa Việt Nam với Pháp, tác giả Phan

Ngọc cũng có những nhận xét: “Đặc điểm của văn hóa Pháp là một chủ nghĩa

duy ly nhìn đối tượng ở khía cạnh toàn nhân loại, chống mọi giáo điều, dé cao

Trang 13

cá nhân, chấp nhận đối thoại, và đòi hỏi sự phân tích triệt đề Nó là thứ vănhóa đối lập triệt để với văn hóa truyền thong của Việt Nam và TrungQuốc ”.[31, tr 105] Đặc biệt, van đề “đối choi” giữa văn hóa phương Đông vàphương Tây cũng đã xuất hiện trong bài viết “Nhà Nguyễn và vấn dé giao lưu

văn hóa Đông - Tây” khi tác giả Nguyễn Hào Hải đã “?hử phác qua sự đụng

độ, đối chọi này ở Việt Nam khi thực dân Pháp đến xâm lược ” [14, tr 48] Bên

cạnh đó, những nhận định của Giáo su Trần Nho Thìn trong cuốn Van học trung

đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa cũng đã gợi mở cho chúng tôi những khám

phá, lí giải về hình ảnh ké xâm lược, đô hộ khi khảo sát các tác phẩm cụ thé của

văn học Việt Nam trung đại giai đoạn thế kỷ XV-XIX.

Từ việc khảo sát các công trình nghiên cứu đã có dé cập đến van dé theohướng nghiên cứu về cảm hứng, về giai đoạn văn học, về lịch sử, về tác giả và

về văn hóa, chúng tôi mong muốn luận văn sẽ đi sâu vào văn học Việt Nam

trung đại từ thế kỷ XV đến thé ky XIX, tập trung vào một số tác giả tiêu biểu

dé có cái nhìn toàn diện, thấy được sự bất biến và vận động trong hình anh ké xâm lược, đô hộ từ phương Bắc đến phương Tây dưới ngòi bút của các tác giả

là những nhà nho trung đại, ít nhiều còn chịu ảnh hưởng của những hệ tư tưởng,

văn hóa đương thời Bởi vậy, qua việc nhận ra được những đặc trưng cơ bản,

những điểm tương đồng và khác biệt giữa kẻ xâm lược, đô hộ từ phương Bắc

với kẻ xâm lược, đô hộ từ phương Tây, luận văn còn hướng đến lí giải quan

niệm, cách nhìn nhận, đánh giá của các nhà nho trung đại - những con người

đại diện cho tiếng nói của thời đại từ việc thể hiện hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ

trong các tác phẩm.

3 Mục đích nghiên cứu

Với đề tài “Hinh ảnh kẻ xâm lược, đô hộ trong văn học Việt Nam thé kỷ

XV - XIX qua sáng tác cua mot số tác giả tiêu biểu ”, trước hết, chúng tôi hy vọng đóng góp được một cái nhìn tương đối bao quát, toàn diện về hình ảnh kẻ

Trang 14

xâm lược, đô hộ trong văn học Việt Nam giai đoạn thể ky XV - XIX nói riêng

va văn hoc Việt Nam nói chung Nhận diện sự bat biến và vận động trong cáchthé hiện hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ đến từ phương Bắc và từ phương Tây dé

thấy được phần nào quan niệm, tư tưởng, văn hóa của con người Việt Nam

trong bối cảnh văn hóa thời đại cùng tầm tư tưởng của các tác giả

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ trong văn học Việt

Nam thời trung đại thế kỷ XV - XIX (quân Minh, quân Thanh, quân Pháp)

Không phân tích toàn bộ các tác phẩm của giai đoạn này, chúng tôi chỉ

tập trung xem xét các góc độ trên ở một số sáng tác của các tác giả tiêu biểu.

Những tác phẩm của các tác giả được lựa chọn là những thành tựu xuất sắc củavăn học giai đoạn đó về cả phương diện nội dung và nghệ thuật, đủ để mang

đến một cái nhìn tương đối toàn diện, bao quát về cách thé hiện hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ trong cả giai đoạn Đồng thời, các tác phâm đó cũng tiêu biểu

nhất trong việc thé hiện hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ đến từ phương Bắc và

phương Tây Nhất là khi, dù số lượng tác giả - tác phẩm tiêu biểu của văn học giai đoạn này tương đối lớn song không có quá nhiều các sáng tác đề cập một cách trực tiếp đến hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ mà chủ yếu chỉ khắc họa hình

anh “quân ta” Do đó, phạm vi nghiên cứu cua chúng tôi là: Đại Việt sử kí toàn

thư (Ngô Sĩ Liên), Quân trung từ mệnh tập và Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi),

Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Đại Việt quốc thư (Quang

Trung),

Trong quá trình khảo cứu, chúng tôi cũng có đề cập đến hình ảnh kẻ xâmlược, đô hộ trong văn học Việt Nam trung đại từ trước thế ky XV dé có những

so sánh, đối chiếu, liên hệ làm nồi bật đặc trưng cơ bản của đối tượng chính mà

luận văn nghiên cứu.

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 15

Phương pháp tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu văn học được sử dụngchủ yếu trong luận văn bởi ưu thế của phương pháp này khi có thể giúp người

nghiên cứu định vị được vi trí của tác giả trong dòng chảy lich sử văn hóa - văn

học của dân tộc Việc xác định chủ thể sáng tác là các nhà Nho trong suốt chặng đường dài của văn học trung đại Việt Nam suốt mười thế kỷ, chịu ảnh hưởng

rõ nét bởi quan niệm của Nho giáo Đó cũng là một hướng tiếp cận quan trọng

dé người nghiên cứu có thé lí giải được cách thé hiện hình ảnh kẻ xâm lược, đô

hộ trong văn học Việt Nam thé kỷ XV-XIX qua sáng tác của một số tác giả tiêubiểu; đồng thời lí giải sự vận động trong cách thé hiện hình ảnh kẻ xâm lược,

đô hộ từ phương Bắc đến kẻ xâm lược, đô hộ từ phương Tây khi các tác phẩm

văn học thời kì này có chịu ảnh hưởng của Nho giáo cũng như sự khác biệt

trong văn hóa Đông - Tây Với việc sử dụng phương pháp tiếp cận văn hóa

trong nghiên cứu văn học, chúng tôi không chỉ đặt ra mục tiêu lí giải một cách

hiệu quả sự vận động của hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ nước ta từ phương Bắc đến phương Tây trong văn học Việt Nam trung đại mà còn từ chính những lí giải ấy để hiểu về đời sống văn hóa, tinh thần, tư tưởng, quan niệm của con

người Việt Nam đương thời thông qua chính văn học.

Trong quá trình tìm hiéu tư tưởng của tác giả và thời đại, chúng tôi còn

sử dụng phương pháp xã hội học, loại hình học kết hợp với việc phân tích những

góc độ thi pháp của các tác phẩm

Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng các thao tác so sánh, phân tích, thống

kê, tong hợp để làm rõ hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ trong văn học Việt Nam

thé ky XV - XIX qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu.

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn bao gồm:

Chương 1: Tổng quan về hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ trong văn học Việt

Trang 16

Nam trung đại và hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ trong văn học Việt Nam thế kỷ

Trang 17

Chương 1: TONG QUAN VE HÌNH ANH KE XÂM LƯỢC, ĐÔ HO TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI VÀ HÌNH ANH KE XÂM LƯỢC,

ĐÔ HỘ TRONG VAN HỌC VIỆT NAM THE KỶ X - XIV

Nghiên cứu về hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ trong văn học Việt Nam nóichung và văn học Việt Nam trung đại nói riêng trước hết cần phải làm rõ về

quan niệm kẻ xâm lược, đô hộ dé xác lập ranh giới tương đối giữa ta và kẻ khác Điều đó ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của các tác giả trong việc thể hiện hình

ảnh của kẻ xâm lược, đô hộ trong các tác phẩm văn học cũng như việc tiếp nhậncủa con người trong bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội đương thời Bên cạnh đó,

quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học Việt Nam trung đại cũng có

sự ảnh hưởng lớn đến cách thể hiện hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ Những “conngười ấy” đứng ở phía kẻ khác nên tất yếu sẽ được xây dựng bởi nghệ thuậtkhắc họa kiều nhân vật phản diện trong tác phẩm văn học Việc tìm hiểu những

quan niệm trên và một số đặc điểm khái quát của hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ

trong văn học Việt Nam thế kỷ X - XIV được làm rõ trong chương | của luận

văn là cơ sở quan trọng để khảo cứu, so sánh qua các sáng tác của các tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam từ thé kỷ XV - XIX trong các chương 2 và

chương 3.

1.1 Giới thuyết về quan niệm ké xâm lược, đô hộ trong văn học Việt

Nam trung đại

Khối cộng đồng người Việt trước kia vốn đã khá chặt chẽ từ thời VănLang - Âu Lạc, lại càng được củng cô một cách vững chắc khi trải qua thời kì

dau tranh rat dài chong ách thống trị của phong kiến phương Bắc Cũng vì vậy,

kể từ chiến thang Bạch Đăng của Ngô Quyền năm 938, sau khi giành được độc

lập thì ý thức về một đất nước thống nhất đã được thể hiện khá rõ.

Theo chúng tôi, van đề về ké xâm lược, đô hộ chỉ có thé được hình dung

Trang 18

Từ thời xa xưa, trong các huyền thoại của văn học dân gian, chúng ta cóthé thấy khái niệm quốc gia hay dân tộc chưa xuất hiện mà chỉ có sự hình thànhcủa các fộc người Tác giả Lu Thị Thanh Lê dựa vào từ điển Britannica trong

bài viết Giá tri của các huyện thoại về nguôn gốc tộc người trong việc củng cố cộng đồng tộc người và cộng đồng quốc gia ở Việt Nam đăng trên Tạp chí Khoa

hoc và Công nghệ Việt Nam thang 12 năm 2016 đã định nghĩa fôc người (ethnic

group) là một nhóm xã hội hoặc một cộng đồng dân cư được phân biệt với cácnhóm khác trong một xã hội lớn hơn và gắn bó mật thiết với nhau vì những sựgần gũi về chủng tộc, ngôn ngữ, hoặc văn hóa Tộc người thường mang tính

huyết thống Những người thuộc cùng một tộc thì có một tổ tiên chung, dù tổ

tiên đó có thực hay hư cấu Người Việt khang định niềm tin vào gốc gác là concháu vua Hùng của mình và nguồn gốc con rồng cháu tiên vốn chỉ là một huyềnthoại của người Việt lại trở thành đại diện chung cho nguồn gốc của toàn thê

dan tộc Việt Nam.

Về sự phát triển từ cộng đồng rộc người đến cộng đồng quốc gia, trong bài viết “Moi quan hệ giữa tộc người và cộng đồng quốc gia dân tộc trong lịch sử”, Đặng Nghiêm Vạn cho răng, lịch sử nhân loại đã chứng kiến sự diễn tiến của các cộng đồng, từ cộng đồng thị tộc bộ lạc, tới cộng đồng của quốc gia một tộc người và quốc gia đa tộc người; “cấu thành của quốc gia là sự hợp nhất

của những nhóm người có nguồn gốc khác nhau, được hình thành trên một lãnh

tho nhất định ” [54, tr 7] Cũng theo tác giả bài viết, Việt Nam đã có sự hình

thành của các cộng đồng tộc người thời nguyên thủy và tới khoảng trước thế

kỷ XIX, quốc gia Việt Nam đa tộc người đã được hình thành và các tộc ngườiđều chịu sự chi phối của một quốc gia với tư cách một tô chức chính trị - xã hội

Vi vậy, khi khái niệm toc người, dân tộc hay quốc gia được hình thành thì tinh chất của nó chắc chăn sẽ mang nghĩa phân biệt giữa ta với kẻ khác, thé

hiện quan hệ so sánh giữa ta với kẻ khác, giữa những người tự xem mình là một

Trang 19

cộng đồng với nhiều điểm chung và lại có sự khác biệt với nhóm người khác.Trong cộng đồng người với niềm tin rằng có nhiều điểm chung ấy sẽ hình thànhtình cảm hay tinh thần dân tộc; là tình cảm trung thành, tình yêu, sự gắn bó vớidân tộc mình Tình cảm này được hình thành nhờ những yếu tố chung như

nguôồn gốc và đặc điểm nhân chủng, lịch sử chung, cùng khu vực cư trú, ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo Đó là những yếu tố khiến các cá nhân cảm thấy giống nhau, gắn bó với nhau trong cộng đồng Tinh cảm dân tộc có thé được nhận

thay thông qua quá trình cố kết dân tộc và quốc gia thành những cộng đồngkhác nhau, thông qua những mối quan hệ khác nhau giữa người cùng dân tộc

với người khác dân tộc và thông qua bản sắc dân tộc Từ đó, hình thành những

tư tưởng về quyên tự quyết, quyền tự trị, quyền bảo vệ bản sắc và các giá tririêng của mỗi dân tộc Có thể nói, quá trình thống nhất quốc gia gắn liền với

các tên tuéi của các nhân vat lịch sử, chống lại sự bành trướng của Trung Quốc hay đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, dé quốc cũng từng xuất hiện trong văn

học Việt Nam đã một lần nữa củng cô niềm tin về tỉnh thần dân tộc của nhân dân ta

Benedict Anderson trong cuốn Những cộng dong tưởng tượng - Suy nghĩ

về nguồn góc và sự lan truyén của chủ nghĩa dân tộc đã đưa ra khái niệm dan tộc là một cộng dong tưởng tượng, không phải là một dan tộc không có thực, bia đặt; mà là một quốc gia thường được xây dựng trong một quá trình phổ

biến, thông qua đó, công dân của quốc gia đó cùng nhau chia sẻ niềm tin, thái

độ, nhận thức về một cộng đồng quốc gia dân tộc chung, một quốc tịch chung,

mặc dù họ có thé không hề gặp nhau, không biết mặt nhau

Từ van dé sự hình thành của /ôc người, dân tộc hay quốc gia, chúng ta

có thể hiểu ké xâm lược là nhóm người thuộc cộng đồng của kẻ khác, không có

chung niềm tin, không có sự gan gũi về chủng tộc, ngôn ngữ, hoặc văn hóa; không thuộc cùng một vùng lãnh thé (chủ yếu được phân định ranh giới bằng niềm tin về những điểm chung giữa một cộng động người) nhưng kẻ khác ay

Trang 20

lại thực hiện âm mưu bảnh trướng, mở rộng lãnh thổ của họ bằng việc đemquân lính được trang bị vũ khí để cướp đất đai vốn không phải của mình theo

sự phân chia về ranh giới; can thiệp vào quyền tự chủ, tự trị, tự quyết của dântộc; thậm chí thực hiện hành vi chém giết Con người bằng nhiều cách thức khác

nhau với mục đích cướp bóc, vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động của con người ở dân tộc bị xâm lược, đô hộ.

Đặc biệt, dựa trên bao lực và xâm chiếm lãnh thé, kẻ xâm lược, đô hộ

thực hiện việc cwdng bức van hóa, áp đặt phong tục, buộc dan téc bị xâm chiếmphải sử dung văn hóa của nước đi xâm lược dé thay thé văn hóa gốc, nhằm đi

đến đồng hóa văn hóa Sau khi xâm /ược được quốc gia khác, kẻ xâm lược sẽ

thực hiện chính sách đó hộ - tức là cai trị, bóc lột sức lao động, vơ vét tai nguyên, tàn sát áp bức con người, cưỡng bức văn hóa, mở rộng phạm vi ảnh

hưởng của nước mình đến các nước vừa chiếm được: “Ban chất của quá trình đồng hóa thé hiện đặc biệt rõ khi các nhóm cư dân khác nhau về nguồn gốc, ngôn ngữ và văn hóa tiếp xúc với nhau từng là đại biểu hay từng nhóm của một tộc người nào đó (có khi là toàn bộ tộc người) sống giữa một tộc người khác;

do tiếp xúc lâu dài với tộc người khác đó mà mat dan những đặc điểm của minh trong lĩnh vực sinh hoạt của văn hóa tộc người, du nhập dân văn hóa của tộc người khác kia, tiếp thu ngôn ngữ của họ và không còn coi mình thuộc về cộng

dong tộc người cũ nữa [25, tr 73]

Nếu như lãnh thé quốc gia là sự tồn tại hữu hình của dân tộc, cho phépchúng ta nhìn thấy vị trí địa lý của một dân tộc nảy trong tương quan với các

dân tộc khác với những đường biên giới như là hàng rào phân cách giữa các

quốc gia-dân tộc, minh định ranh giới giữa cộng đồng này với cộng đồng khác

thì văn hóa là sự tồn tại vô hình của mỗi quốc gia-dân tộc, là sự phản ánh dân tộc trên phương diện tinh thần Những người sống trong mỗi cộng đồng khác nhau (dân tộc) không chỉ tự nhận thức mình là cư dân của một vùng đất xác

Trang 21

định mà là tự nhận thức mình là người được sinh ra, được nuôi dưỡng và thuộc

về một nền văn hóa riêng của cộng đồng dân tộc mình Nếu như biên giới làmột hàng rào hữu hình phân định lãnh thổ các quốc gia-dân tộc thì văn hóa,

thông qua ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lối sống gắn liền với mỗi con người,

tạo nên một hàng rào vô hình phân định dân tộc này với dân tộc khác Do đó,

bảo vệ độc lập quốc gia-dân tộc không chỉ là sự bảo toàn nguyên vẹn lãnh thổ

và chủ quyền mà còn là bảo toàn sự độc lập và tính đặc sắc văn hóa của dân tộc

mình “Quá trình hình thành quốc gia-dân tộc gắn liền với quá trình tạo dựngnên các ý niệm, nhận thức vỀ sự tôn tại của quốc gia-dân tộc đó, trong đó lịch

sự của mỗi dân tộc được viết lại, lưu giữ và truyền tải trong cộng đồng, qua

các thế hệ Đối với một quốc gia-dân tộc thì vấn đề bản sắc văn hóa chiếm một

vị trí quan trọng, là dấu hiệu phân biệt quốc gia-dân tộc này với quốc gia dân

tộc khác ” [22 tr 201]

1.2 Sự chỉ phối của quan niệm nghệ thuật về con người đến sự thể

hiện hình ảnh kể xâm lược, đô hộ trong văn học Việt Nam trung đại

“Quan niệm nghệ thuật VỀ con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy

con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể

hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các

hình tượng nhân vật trong đó ” [41, tr 41]

Dù thé hiện bat cứ đối tượng nào, cuối cùng văn học đều hướng đến việc

thê hiện con người và qua đó tất yếu sẽ làm nổi bật quan niệm của người thê

hiện với đối tượng ấy Hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ được thể hiện trong vănhọc Việt Nam trung đại cũng không năm ngoài quy luật ấy nên tất yếu cũng

chịu sự chi phối từ quan niệm nghệ thuật về con người, đặc biệt là quan niệm

nghệ thuật về con người theo tư tưởng của thời trung đại GS.Trần Đình Sử đã

nhận xét: “Van học trung đại là một loại hình văn học, sản phẩm của xã hội

xây dựng trên nên tảng các quan hệ phong kiến [ ] nhìn chung con người

Trang 22

trong nên văn học này có một số đặc điểm loại hình sau: mang dau ấn dangcấp, dau ấn của hệ tư tưởng, của sáng tác dân gian” [4I, tr 53] Vì vậy, việctìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học Việt Nam thời trung

đại có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc khám phá hình ảnh kẻ xâm

lược, đô hộ trong văn học Việt Nam nói chung và văn học Việt Nam thời trung

đại nói riêng.

Thứ nhất, con người trong văn học trung đại thường được xây dựng trongmối quan hệ mật thiết với tự nhiên “Ở phương Đồng với văn học Trung Quốc,

Việt Nam, do ảnh hưởng hoặc mô hình vũ trụ thiên, địa, nhân, hoặc quan niệm

thiên nhiên tương cảm có từ cổ xưa, và cũng do cuộc sống dựa vào nén tảng

nông nghiệp, người ta quan niệm con người là một cá thé vũ trụ, mang dấu ấncủa vũ trụ, thiên nhiên Vũ trụ đây là đất trời, mây nước, mặt trăng, mặt trời,

sắm chớp, mưa, gió, cây cỏ, muông thú, với cái đạo vững bên, sâu thắm của no” [41, tr 53] Bởi vậy, để ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn hay hình thức của con người, văn học trung đại thường đặt trong thế đối sánh với tự nhiên hay dùng

chính thiên nhiên dé thé hiện vẻ đẹp của nhân vật Cho nên, quan niệm “Thiên

- Địa - Nhân” hay “Thiên Nhân tương cảm” cô xưa ấy đã chi phối nhiều đến sự biểu hiện trong tác phẩm nghệ thuật Và chính thiên nhiên vũ trụ rộng lớn ấy

cũng được sử dụng đề so sánh với tội ác của kẻ xâm lược, đô hộ khi xây dựngnhân vật; ngoài ra kẻ xâm lược, đô hộ còn hiện lên với đặc điểm: đi ngược lạivới ý trời, mệnh trời, phá hủy thế giới tự nhiên nên việc phải gánh lay hậu quả

là điều tất yếu

Thứ hai, con người thời trung đại thường được nhìn dưới góc độ đạo đức trong sự ảnh hưởng của các tôn giáo như: Nho giáo (nhân nghĩa), Phật giáo (từ

bi, bác ái) và tư tưởng Lão - Trang (vô vi - không làm gi trái với quy luật của

tự nhiên; nếu không thuận theo tự nhiên, đem ý chí, dục vọng của con người cưỡng ép vạn vật là trái với đạo vô vi, tất nhiên sẽ thất bại) Triết lí nhà Phật

Trang 23

quan niệm: “con người là một tiểu vũ trụ năm trong vũ trụ vĩnh cửu, bất biến,trong mối tương quan “thiên, địa, nhân hợp nhất”, “vạn vật nhất thể”, trong

đó, con người là một bản thể tự nhiên như một sự vật hòa với sự vật, tuân theo

và chan hòa với tu nhiên ” [19, tr 38] Bởi vậy, hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ

hiện lên trong những tác phẩm văn học thời kì này thường đi ngược lại với tất

cả các chuẩn mực đạo đức ay: vô đạo, không thuận theo tự nhiên.

Thứ ba, trong văn học Việt Nam trung đại, quan niệm con người đẳng

bậc cũng có chi phối khá lớn đến các tác giả khi khắc họa hình tượng nhân vậtcủa mình Quan niệm ấy sẽ chi phối đến việc các tác giả thường dùng những

lời trang trọng, bút pháp ước lệ để miêu tả những “dang bậc” đáng trọng còn

những kẻ vô lại như kẻ xâm lược, đô hộ thì sẽ dùng bút pháp tả thực để phơi

bày chúng.

Thứ tư, với quan niệm về con người “bữu ngã” và “vô ngã” trong văn

học trung đại, tiếng nói cá nhân con người chỉ thực sự đậm nét ở khoảng thé ky

XVIII trở đi, hình tượng con người cá nhân thường ít được thé hiện trong vănhọc thời kì này Tuy nhiên, hình ảnh ké xâm lược, đô hộ trong các tác phẩm văn

học Việt Nam trung đại lại được gọi tên cụ thể (tên những tướng giặc) tạo sự chân thực, sinh động, một lần nữa khăng định ý thức dân tộc sâu sắc khi tạo ra thé đối lập giữa chúng với hình ảnh của những anh hùng cụ thé của dân tộc ta.

1.3 Sự chỉ phối của quan niệm về kiểu nhân vật phản diện trong

phân loại nhân vật văn học đến sự thể hiện hình ảnh ké xâm lược, đô hộ

trong văn học Việt Nam trung đại

“Nhân vat văn hoc là khái niệm dùng đề chỉ hình tượng các cá thể con nguoi trong các tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng cua nghệ thuật ngôn tir” [42, tr 73] Nhân vat văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thé

Trang 24

phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những

vấn đề của hiện thực và quan niệm của người viết được thể hiện qua nhân vật

Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc

sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình

mô tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là

cần thiết bộc lộ được quan niệm của mình về con người và cuộc sống Xét từ

mối quan hệ thuận hay nghịch giữa nhân vật với lí tưởng xã hội hay lí tưởng

thâm mĩ mà nha văn muốn khang định, có thé chia ra thành nhân vật chính diện

và nhân vật phản diện.

Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong

xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ Khi nhân vật chính diện được xây dựng vớinhững phẩm chất hoàn hảo, có tinh chat tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp,

một dân tộc, một thời đại, có thê được coi là nhân vật lí tưởng Còn nhân vật

phản diện là nhân vat đại diện cho lực lượng phi nghĩa, cho cái ac, cái lạc hậu,

phản động, cần bị lên án “Nhdn vật chính diện và nhân vật phản diện là những

phạm trù lịch sử Việc miêu tả và đối lập chúng với nhau chỉ diễn ra khi trong

xã hội đã có sự đối kháng giai cấp và khi nhà văn đã xác định rõ lập trường chi đứng về một phía nhất định của minh” [42, tr 8$].

Văn học Việt Nam trung dai do đặc thù chịu ảnh hưởng đậm nét của lịch

sử xã hội phong kiến Việt Nam, chủ yếu là lịch sử đấu tranh chống ngoại xâmnên việc xây dựng kiểu nhân vật kẻ xâm lược, đô hộ chắc chăn cũng chịu sựchi phối của quan niệm về ta và ho mà chúng tôi đã nhắc đến trong phan 1.1.Bởi vậy, hình ảnh quân ta sẽ thuộc về kiêu nhân vật chính diện còn kẻ xâm

lược, đô hộ sẽ được xây dựng theo kiểu nhân vật phản diện trong văn học.

1.4 Khái quát về hình ảnh ké xâm lược, đô hộ trong văn học Việt Nam thế kỷ X - XIV

Thời trung đại, ở phạm vi rộng của khái nệm “văn học ” sẽ bao gôm tat

Trang 25

cả những tác phẩm (sáng tác, trước tác) được làm bởi văn tự, giữ vị trí khácnhau trong các lĩnh vực, các quan hệ xã hội có liên quan đến lịch sử, con người.

Nó bao gồm nhiều hệ thống văn bản có nội dung, chức năng thuộc nhiều hìnhthái ý thức xã hội khác nhau như: triết học, lịch sử, chính trị, đạo đức, văn

chương, Thời kì này còn có hiện tượng: một số tác phẩm vừa thuộc văn học

chức năng, vừa là văn học nghệ thuật.

Nghiên cứu về hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ trong văn học Việt Nam

trung đại phải đặc biệt quan tâm đến hiện tượng văn - sử - triết bất phân trong

văn học thời kì này Đây cũng là đặc trưng của văn hóa trung đại nói chung khi

mà một lượng tri thức của xã hội chưa phong phú tới độ phải có sự phân ngành

thật thật rạch ròi Ở nước ta, trong thời trung đại, nho sĩ là người trí thức mangtính chất hỗn hợp Hiện tượng văn - sử - triết bất phân trước hết được thể hiệntrong hệ thống thể loại của văn học trung đại gồm hai loại hình chính là vănvan và văn xuôi Nhìn chung, hiện tượng này thể hiện ở phạm vi văn xuôi rõ

nét hơn văn van Bởi bản chat trữ tình vốn là thuộc tính nỗi trội của loại hình văn van nên tự nó đã có khả năng hạn chế sự xâm 14n của sử và triết nếu có so sánh tương đối với loại hình văn xuôi.

Nghiên cứu về hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ trong văn học Việt Nam trung đại nói chung và từng giai đoạn cụ thé nói riêng, do đặc thù đó, tất yếu

phải dựa trên những tác phẩm văn học chức năng là đa số Hình ảnh kẻ xâm

lược, đô hộ văn học thời kì này sẽ được thé hiện rõ qua phần lớn các tác phẩm

văn học chức năng như thế

Nhìn vào tổng quan của nên văn học Việt Nam, có thé thấy bên cạnh bộ

phận văn học dân gian với đặc trưng nồi bat là tính truyền miệng thì còn phải

kế đến bộ phận văn học viết mà tác giả chủ yếu là các tang lớp trí thức trong xã hội cũ Văn học viết ở nước ta dù có thể đã xuất hiện từ trước đó nhưng vẫn phải khăng định: văn học viết của chúng ta chỉ thực sự được công nhận trở

Trang 26

thành một bộ phận văn học cùng với bộ phận văn học dân gian khi bên cạnh

việc sử dụng chữ viết dé sáng tác văn học thì còn phải có sự ra đời của nhànước phong kiến độc lập Sự ton tại của một nhà nước phong kiến độc lập tự

chủ ở nước ta do một số đặc thù luôn phải đối mặt với kẻ xâm lược, đồ hộ Bởi

vậy, cùng với một loạt các tác pham ra đời với nội dung thé hiện chủ nghĩa yêunước, chủ nghĩa nhân nhân đạo và cảm hứng thế sự trong văn học Việt Nam

trung đại chắc chắn cũng không khó để tìm kiếm sự thể hiện của hình ảnh kẻ

xâm lược, đô hộ trong các tác phẩm đó trong suốt hành trình của văn học thời

kì này.

“Nên văn hóa yêu nước, chong xâm lược của Việt Nam chính là bắt

nguồn từ một cuộc chiến đấu bên bỉ, kiên cường cua dan tộc và nhân dân tachống lại sự xâm lược tàn bạo của nước ngoài, đặc biệt là bọn phong kiến

Trung Quốc hàng mấy nghìn năm ” [59, tr 16] Dat nước ta trong nghìn năm Bắc thuộc, đã biết bao lần bị chia thành các quận huyện cùng rất nhiều các cuộc

khởi nghĩa né ra va rất nhiều cuộc khởi nghĩa đã phải chịu thất bại Tuy nhiên,chính quá trình miệt mài đấu tranh chống sự đô hộ ấy của phương Bắc đã dần

hun đúc cho nhân dân ta một ý chí kiên quyết đấu tranh giành độc lập và đề cao tỉnh thần dân tộc.

Trong quá trình hình thành tinh thần dân tộc that sự đầy đủ dé làm nảy

sinh mối quan hệ giữa dan tộc ta với kẻ xâm lược, đô hộ thì ý thức về dân tộc

tự chủ đã chớm nở từ những cuộc đấu tranh tự vệ của các bộ tộc, bộ lạc có quan

hệ huyết thống hay dia lí với nhau, trước sự xâm lăng của ngoại địch nói chung.

Tinh thần ấy đã được nảy mầm ngay từ cuộc kháng chiến của người LạcViệt chống quan Tan ở thé ky III - trước Công nguyên Nước Âu Lac do An

Dương Vương xây dựng chỉ tồn tại được thời gian ngăn rồi bị rơi vào tay Triệu

Đà, vua nước Nam Việt Theo sử cũ và truyền thuyết của ta, Triệu Đà dùng binh lực để đánh An Dương Vương không được, phải vờ xin hòa rồi cho con

Trang 27

trai Đà là Trọng Thủy cầu hôn, làm rễ An Dương Vương dé đánh tráo lẩy ndthan, nhờ thé mà mới đánh được An Dương Vương dé chiếm Âu Lạc.

Về sau, nước Nam Việt của Triệu Đà lại bị nhà Hán chinh phục, thế là

người Lạc Việt từ dưới ách thong tri cua nha Triéu, chuyén sang nha Han Tiép

đó, dưới thời Bac thuộc, dưới sự thống tri của các triều đại phong kiến Trung

Quốc, nhân dân ta đã nhiều lần nổi dậy chống lại nhưng đều thất bại cho đến

khi Ngô Quyền thành công

Văn học giai đoạn này phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: dântộc ta giành được quyền độc lập tự chủ vào cuối thế kỷ X, lập nhiều kì tích

trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược (chống quân Tống, chống quân

Mông - Nguyên) Sau những cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là công cuộc xâydựng đất nước trong hoà bình Chế độ phong kiến Việt Nam nhìn chung đang

ở thời kì phát triển.

Về phương diện nội dung, xét trên những nét lớn, văn học thế kỷ X - thé

kỷ XIV mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng Các tác phẩm vănhọc giai đoạn này khi thể hiện hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ cũng thể hiện rõ

quan điểm về kết cục that bại sẽ phải tự chuốc lay như một lẽ tất yếu của chúng.

Sự thất bai và dễ dàng mắc bay của ké xâm lược được làm nồi bật trong thé đối sánh với chiến thắng lớn của quân ta nhờ tài mưu lược của người cầm quân và

sự ủng hộ của troi đất

1.4.1 Quân Tổng

Có thể khăng định, văn học thời Lí đã mở đầu những truyền thống lớn

của dòng văn học viết, trong đó có chủ nghĩa yêu nước, song song cùng với

việc khang định chủ quyền của dân tộc đã làm nôi bật được bộ mặt của kẻ xâm lược

Trong bai Phat Tổng lộ bố văn, Lí Thường Kiệt đã phê phán kẻ cầm đầu nhà Tống, đã phơi bày bộ mặt của kẻ xâm lược: “Nay nghe vua Tổng ngu hen, chang tuân theo khuôn pháp thánh nhân, lại tin kế tham tà của Vuong An

Trang 28

Thạch, bày những phép “thanh miêu”, “tro dich” [60, tr 320] Nắm được âmmưu của nhà Tống khi cô ý mở rộng biên cương xuống phía Nam theo kế sách

“đánh nước yếu dé dọa nước mạnh”, Li Thường Kiệt đã dự đoán nếu quân Tống

vào Đại Việt bằng đường bộ, chúng phải qua Ung Châu Nếu vào băng đường thủy, chúng phải qua các cửa biên Kham Châu, Liêm Châu Xét thay đánh trước

sẽ có lợi, Lí Thường Kiệt đã chỉ đạo quân sĩ quyết tâm phá trước các cứ điểm

này Cuối năm 1075, Lý Thường Kiệt mang khoảng mười vạn quân tiến vào

đất Tống Dé danh chính ngôn thuận trong việc Bắc phạt, ông đã soạn bài PhatTong lộ bố văn dé công bố cho dân Trung Quốc ở những vùng Đại Việt đi qua

được biết, cho người dân vùng biên giới thấy rõ bản chất của triều đình nhà

Tống; bởi nhà Tống âm mưu xâm chiếm Đại Việt nên nhà Lý mới phải đemquân sang đánh Bên cạnh đó, trong bài văn lộ bố này, Ly Thường Kiệt cũng

kể tội nhà Tống qua những chính sách không hợp lòng dân như “thanh miêu”,

“trợ dịch” Lý Thường Kiệt đã hạ được Ung Châu như dự kiến có đóng góp

đáng kê của Phat Tong lộ bố văn.

Có thê thấy từ Phạt Tổng lộ bố văn đến Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lý Thường Kiét), tác giả vẫn khang định bộ mặt phi nghĩa của kẻ xâm lược

và kết cục phải chuốc lại là lẽ tat yếu Việc phân biệt rạch ròi về ranh giới lãnh thô cũng đã được Nam quốc sơn hà một lần nữa khang định:

“Nam quốc sơn hà Nam để cư

Tiệt nhiên định phán tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư ” [60, tr 321]

Việc vua tôi nhà Tống không chịu thừa nhận sự that về việc nước ta là

một nước độc lập và muốn xóa bỏ cương giới thiêng liêng đã được “(hiên thư” định rõ, âm mưu thôn tính nước ta thì kết quả bị đánh “toi bởi” là tất yếu.

Bên cạnh đó, cũng phải kê đên văn học Thiên tông với một vi trí nhât

Trang 29

định trong văn học thời kì nay Theo sách Thiển uyén tập anh, khi giặc Tốngsang xâm lược, nhà vua mời nhà sư vào hỏi về lẽ thắng hay bại, nhà sư nói:

“Chỉ ba bảy (ham mốt) ngày giặc tất thua chạy” Trong Văn bia tháp Sting

Thiện Diên Linh, Nguyễn Công Bật bên cạnh việc ca ngợi chính sách của vua

Lí Nhân Tông đã cho thấy hình ảnh kẻ xám lược trong sự nghiệp đánh giặc giữ

nước bằng lời văn hào hùng: “giặc đến sông Như Nguyệt, hàng trăm vạn tan

rã như băng giá bị mặt trời hun, đó là do tướng ở ngoài cửa khổn tự làm, há

cân đến cơ mưu từ trong cung vua quyết định” [18, tr 62]

1.4.2 Quân Mông - Nguyên

Trong công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc, không thé không kể đến

ké xâm lược Mông Cô Dưới thời nhà Tran, chúng ta bị người Mông Cổ xâmlược ba lần Đào Duy Anh trong cuén Lich sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thé

kỷ XIX đã chỉ ra: “Chiến thuật của chúng là khi muốn chỉnh phục một nước nào thì sẽ tìm đủ mọi cách đề dò hiểu tình hình nội bộ của nước ấy, chưa hiểu rõ tình hình thì quyết không mạo hiểm tiến công Chúng lợi dụng những thành phan dau hàng và tìm biết nhược điểm của đối phương Trước hết chúng dua thu dụ hàng và doi cong nộp Cách ấy không thành thì mới chia quân tan công mãnh liệt Chúng đốt phá, giết chóc miễn thôn quê để cô lập các thành thị, đóng đồn ở ngoài thành để bao vay, roi lai du hang, néu không được thì lai tiễn công

mãnh liệt và thang tay giết và cướp” [1, tr 212]

Tiếp theo, chúng mượn cớ đi đánh Chiêm Thanh dé xâm lược nước talần hai Quân giặc cũng cướp phá ác liệt Bắt được quân ta, chúng thấy hai chữ

“Sát Thát” ở cánh tay, chúng tức giận đem giết hết Quân giặc vào thành Thăng

Long, thấy cung thất kho tàng đều trống rỗng, chỉ còn sót lại một ít giấy má

Trong khi chuẩn bi bỏ Thăng Long, triều đình đã cho phá hủy tat cả những của cải lương thực, không dé cho lọt vào tay giặc Quân giặc đi đến đâu cũng cướp giết rất tàn ngược Sự đại bại của quân Nguyên đã được thê hiện rõ qua các chỉ

Trang 30

tiết nói về: Toa Đô (bị phục binh ta đánh chết), Ô Mã Nhi (chạy ra biển, xuống

một chiếc thuyền nhỏ trốn thoát về nước), quân Nguyên bị bắt có đến mấy vạnngười Quốc Tuan kéo đại binh lên bùng Bắc Giang dé đánh Thoát Hoan Nghetin Toa Đô tử trận, tướng sĩ Nguyên hết sức ngã lòng Đương tiết mùa hè, khinăng khi mưa, khí trời rất độc, quân giặc đau ốm và chết chóc rất nhiều, chưa

kế còn bị de doa bởi nạn thiếu lương Sau cuộc đại thắng quân Nguyên lần thứ

hai, triều đình trở về Thăng Long, Trần Quang Khải có thơ mừng thắng trậnrằng:

“Doat sáo Chương Duong độ

Cam Hồ Ham Tử quan

Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san” [61, tr 424]

Có thé nói, văn chương chống kẻ xâm lược giai đoạn Li - Trần còn phải

kể đến: cuộc chiến đấu chống quân Mông - Nguyên gian khổ nhưng vẻ vang

đã tôi luyện thêm ý thức dân tộc và truyền thống yêu nước của nhân dân đồng thời cho thấy rõ bộ mặt của kẻ xdm lược thé hiện ở nhiều tác phẩm ở thời Tran.

Vua Trần Nhân Tông có một mảng văn chữ Hán mà cho đến nay chưa được công bồ và nghiên cứu chưa day đủ Đó là 22 lá thư gửi cho vua quan nhà Nguyên được tác giả Lê Mạnh That tông hợp trong Toàn tap Trân Nhân Tông.

Đọc những lá thư này, điểm đầu tiên dễ nhận thấy nhất là quan điểm trước saunhư một của vua Trần Nhân Tông:

Quan điểm không chịu đầu hàng giặc, không chấp nhận đánh mat chủ

quyên quốc gia băng cách thỏa mãn đòi hỏi của Hốt Tắt Liệt, yêu cầu vua phải

đích thân vào châu tại Đại Đô ở Trung Quốc Hốt Tat Liệt đã dùng nhiều mánh

khóe lý luận khác nhau, từ lời dụ dỗ đường mật về quan tước mà y hứa ban cho, cho tới những lời đe dọa dùng vũ lực, và trên thực tế y đã hai lần dùng vũ lực

đê thực hiện ý đô của mình, nhưng hoan toan thảm bại trước sức chiên dau

Trang 31

ngoan cường của quân và dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của vua Trần NhânTông Không những thế, vua Trần Nhân Tông còn vạch trần bộ mặt giả nhângiả nghĩa của những lý lẽ mà Hét Tat Liệt đưa ra.

Hai mươi hai lá thư vua Trần Nhân Tông viết cho vua quan nhà Nguyên,

do thế, là một tập văn đáng cho chúng ta đọc dé thấy cuộc đấu tranh ngoại giao

và tư tưởng đầy cam go và thử thách giữa ta và kẻ thù Chúng thê hiện ý chí sắt

đá không chỉ của vua Trần Nhân Tông, mà của cả dân tộc ta trong việc bảo vệ

chủ quyền quốc gia, cương quyết không nhượng bộ kẻ thù bất cứ dưới hìnhthức nào Chúng vì vậy, có thé coi như mở đường cho sự ra đời của loại văn

phục vụ trực tiếp sự nghiệp dau tranh chính trị và quân sự, mà sau này Nguyễn

Trãi nhân danh Lê Lợi đã thực hiện trong Quân trung từ mệnh tập.

Những lá thu này không chi dùng lý luận dé khuất phục kẻ thù, mà còn

tố cáo tội ác của chúng đối với nhân dân Đại Việt Trong lá thư số 8 gửi cho vua Nguyên vào năm 1288, vua Trần Nhân Tông đã kể những hành động tàn bạo cướp của giết người đốt nhà phá chùa của Ô Mã Nhi: “Đến mùa đông năm Chí Nguyên 24 (1287) lại thấy đại quân thủy bộ cùng tiến, thiêu đốt chùa chiên khắp nước, đào bới mô mả tổ tiên, bắt giết người dân già trẻ, đập phá sản

nghiệp trăm họ, các việc tàn ngược không gì là không làm ( ) Tham chính Ô

Mã Nhi lâu nắm quân thuyén, riêng ra ngoài biển, bắt hết biên dân vùng biển,

lớn thì giết, nhỏ thì bắt di, đến nổi treo trói mồ xẻ, thân một nơi dau một ngả ”

[47, tr 522] Đây có thé nói là bản cáo trạng đầu tiên về tội ác chiến tranh do

những tên xâm lược hiếu chiến gây ra, và nhất định chúng phải bị nhân dân ta

trùng phat đích dang, mà lá thư năm 1288 gửi cho vua Nguyên đã chỉ ra.

Bởi vậy, những lá thư vua Trần Nhân Tông viết cho vua quan nhà

Nguyên, như thế có một vị trí văn học nhất định Đặc biệt chúng đã đi đầu, tạo nên thé loại văn học mà sau này Quân trung từ mệnh tập đã kế thừa va phát huy tới đỉnh cao hiệu lực của nó trong sự nghiệp đấu tranh với quân thù Không

Trang 32

chỉ có thế, những hình ảnh vua Trần Nhân Tông dùng trong văn thơ ngoại giaonày bộc lộ ít nhiều quan điểm đánh giá của vua đối với Hốt Tất Liệt Trongnhững lá thư, ta đọc thấy vua tự xưng mình là “bề tôi nhỏ bé” của Hốt Tat Liệt,nhưng hình ảnh mà vua dùng dé có vẻ ca ngợi Hốt Tắt Liệt thì hóa ra đó là một

hình ảnh chê bai bóng gió.

Trần Quốc Tuấn trong Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn) đã vạch

rõ tội ác và sự hỗn xược của kẻ xâm lược dé khích lệ lòng tự hào dân tộc của

tướng sĩ: “Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điểm nhiênkhông biết rửa nhục, không lo trừ hung, không day quân si; chang khác nào

quay mũi giáo mà chịu dau hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc” (61, tr.

392].

Trong cuộc đời làm tướng, bí quyết thành công của Hung Dao DaiVương Trần Quốc Tuấn là biết quy tụ quân mình một đội ngũ nhân kiệt trung

thành, dốc hết trí tuệ và xương máu cho cuộc kháng chiến Một trong những

môn khách nổi tiếng nhất của Tran Hưng Dao là Trương Hán Siêu - là người

đã từng đề xuất với Hưng Đạo vương kế sách “thanh dã” vườn không nhà trồng,

áp dụng rất thành công cho việc đuôi giặc ngoại xâm Và, khi nhac đến tên ông

là người ta nhắc đến Bach Dang giang phú - một ang văn chứa chan niềm yêu

nước và lòng tự hào dân tộc Bài phú được sáng tác khoảng 50 năm sau cuộc

kháng chiến chống Mông - Nguyên thang lợi (1288 -1350) khi Trương HánSiêu dạo chơi trên sông Bạch Đăng Bài phú cũng đã cho thấy rõ kết cục của

kẻ xâm lược qua lời của các bô lão kê với “khách” về những chiến công lịch

sử trên sông Bach Dang:

“Hỏi ta sở cau

Có kẻ gậy lê chống trước,

Có người thuyén nhẹ bơi sau.

Vái ta mà thưa rằng:

Trang 33

“Đây là chiến địa budi trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã,Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao”.

[ ]

Kia:

Tat Liệt thé cường,

Luu Cung chước doi.

Những tưởng gieo roi mot lan,

Quét sạch Nam bang bốn cõi

Thế nhưng:

Trời cũng chiéu người,

Hung đô hết li

Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay,

Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi

Đến nay sông nước tuy chảy hoài,

Mà nhục quân thù khôn rửa nổi.

Tái tạo công lao, Nghin xưa ca ngợi” [61, tr 741-743]

Hình ảnh kẻ xâm lược được Trương Hán Siêu khắc họa rõ nét Những

kẻ xâm lược trước sau đều cậy thế mạnh, ngạo mạn tưởng rằng chỉ một trận

đánh là dep được bốn cõi Thế nhưng, tat cả bọn “hung đồ” đều phải lãnh nhận

kết cục thảm bại khi bị dồn đuổi đến đường cùng - “hết lối!” Hình ảnh “Zan

tác tro bay”, “hoàn toàn chết trui” đã thê hiện rõ kết cục của kẻ xâm lược

Dòng nước “tuy chảy hoài” nhưng thất bại và nỗi nhục nhã của quân phương

Bắc thì mãi “khôn rửa noi”, cũng là bài học đắt giá cảnh tỉnh kẻ xâm lược đến

muôn đời.

Nhìn chung, hình ảnh những kẻ xám lược, đô hộ đầu tiên trong lịch sử của của xã hội phong kiến nước ta giai đoạn thế kỷ X - XIV đến từ phương Bắc

Trang 34

đã được thê hiện với một số đặc điểm chung: vơ vét, cướp bóc tàn bạo với dãtâm xâm lược, “bảnh /rướng ” mở rộng bờ cõi Từ thời Ngô Quyền phá HoangThao cho đến thời nhà Lý chống quân Tống, cơ bản giặc thất bại trên những

trận địa thủy chiến do ta giăng bẫy Đến ba lần chống quân xâm lược Mông

-Nguyên, ta có thể thấy giặc tiếp tục hiện lên với hành động giết, cướp tàn bạo,sách nhiễu vô lí, đòi cống nạp với nhiều lời xảo tra Nhưng qua các tác pham

văn học sử, chúng ta đều có thé thấy kẻ xdm lược đều phải chuốc lay một kết

cục thất bại, tổn thất nặng nề Giặc chủ yếu trông vào cướp bóc nên khi quân

ta thực hiện kế “vườn không nhà trống” thì chúng dễ bị thiếu lương, đặc biệt là

quân Mông - Nguyên Mặc dù lực lượng của kẻ xâm lược thường áp đảo so với

ta, khi tan công thì tiễn vào 6 ạt làm cho quân ta không chống nỗi, lần nao cũng

phải rút lui Khi kẻ xám lược còn mạnh thì ta không cho chúng có cơ hội đánh,

quân ta hòa hoãn làm chúng muốn đánh cũng không được, ta nhử chúng vào sâu, chờ có điều kiện thuận lợi mới phản công Bên cạnh đó, kẻ xám lược tuy

mạnh nhưng do từ phương xa đến, chủ yếu trông vào cướp bóc dé nuôi quân,

nếu không thực hiện được mưu ay thi dé lâm vào cảnh khốn đốn vì thiếu lương.

Kẻ xâm lược là người phương Bắc nên không hợp với thủy thổ nước ta Đặc biệt, đại đa số trong lực lượng của quân Mông - Nguyên là người Trung Hoa bị chinh phục nên không có mấy tinh thần chiến dau, hé gặp khó khăn thì dé nan.

Điều đó lại trái ngược với tinh thần đoàn kết dân tộc, trên đưới một lòng của

quân ta.

Hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ của phương Bắc qua nhiều triều đại cũng

đã được thể hiện khá rõ nét qua sử sách mà do điều kiện hạn chế của luận văn, chúng tôi chưa có điều kiện nêu ra ở đây nhưng có thể thấy: ngay từ thời xa xưa, trong văn học Việt Nam trung đại thế ky X - XIV, kẻ xâm lược, đô hộ đến

từ phương Bắc đã hiện lên với dã tâm, tham vọng bàn? /rướng, mở mang thêm lãnh thé bằng ngoại xâm, thực hiện cướp bóc, bóc lột, đòi cống nạp, âm mưu

Trang 35

đồng hóa về văn hóa,

Những đặc điểm đó của kẻ xâm lược, đô hộ phương Bắc sẽ còn được tiếptục thê hiện trong văn học Việt Nam trung đại từ thế ky XV Hình ảnh kẻ xâm

lược, đô hộ trong văn học Việt Nam trung đại thế kỷ XV - XIX sẽ được chúng tôi làm rõ qua một số trường hợp tác giả - tác phẩm cụ thé ở chương 2 của luận văn Tuy nhiên, một số đặc điểm cơ bản của hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ trong văn học Việt Nam trung đại từ trước thế ky XV được khái quát trong phần 1.4

sẽ là cơ sở để lí giải sự vận động trong cách thé hiện hình ảnh ké xâm lược, đô

hộ trong văn học Việt Nam trung đại từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV, sang giai

đoạn thé kỷ XV - XIX khi vẫn là kẻ xâm lược, đô hộ đến từ phương Bắc - Trung

Quốc (quân Minh - Thanh) và sự xuất hiện của kẻ xâm lược, độ hộ mới đến từ

phương Tây (quân Pháp).

Tiểu kết Chương 1Trong chương này, chúng tôi đã giới thuyết về quan niệm kẻ xâm lược,

đô hộ trong mối quan hệ với khái niệm về quốc gia, dân tộc với sự tồn tại cảhữu hình lẫn vô hình dé đi đến xác lập ranh giới giữa ta và kẻ khác mà kẻ xâm

lược, đô hộ thuộc kẻ khác ay.

Xác định hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ trong văn học Việt Nam trung đại

nói chung và văn học Việt Nam thế kỷ XV-XIX nói riêng cũng là con người

trong đời sống, là một kiểu nhân vật trong tác phẩm văn học nên chương đầu

của luận văn cũng đi làm rõ sự chi phối của các quan niệm như: quan niệm

nghệ thuật về con người, quan niệm về kiểu nhân vật phản diện trong phân loại

nhân vật văn học để tạo cơ sở cho những phân tích, đánh giá, lí giải về hình

tượng nhân vật, là những con người cá nhân hay tập thé thuộc kẻ khác - kẻ xâm

lược, đô hộ cụ thể được xây dựng trong văn học Việt Nam thế ky XV - XIX qua một số tác phẩm của những tác giả tiêu biểu ở hai chương tiếp theo.

Nghiên cứu hình ảnh ké xâm lược, đô hộ trong văn học Việt Nam thé kỷ

Trang 36

XV - XIX cũng cần lưu ý đến hiện tượng văn - sử - triết bat phân trong toàn bộtiễn trình của văn học Việt Nam trung đại Chúng tôi đã khái quát một số đặctrưng của hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ đến từ phương Bắc trong văn học ViệtNam thé kỷ X - XIV là quân Tống và quân Mông - Nguyên dé chỉ ra điểmgiống nhau và khác nhau của những kẻ khác cũng đến từ phương Bắc là quânMinh và quân Thanh trong văn học Việt Nam thế kỷ XV - XIX qua một số tác

giả tiêu biểu nhưng cơ bản có thé tổng kết với một số nét nổi bật: mang dã tâm,

tham vọng bành trướng, thực hiện cướp bóc, bóc lột nhân dân ta; thường bắtcông nạp và âm mưu đồng hóa về văn hóa nhưng trước khí thế của quân và dân

ta thời đại Lí - Trần, kẻ xâm lược, đô hộ đến từ phương Bắc dù đều có lực lượng

áp đảo mà vẫn phải khốn đốn, gặp nhiều khó khăn, tôn that

Trang 37

Chương 2: HINH ANH KE XÂM LƯỢC, ĐÔ HỘ DEN TỪ PHƯƠNG BAC

TRONG VAN HỌC VIET NAM THE KỶ XV - DAU THE KỶ XIX QUA

SANG TAC CUA MOT SO TAC GIA TIEU BIEU

Chương 2 của luận văn sẽ khái quát các đặc điểm cơ bản của hình ảnh

kẻ xâm lược, đô hộ đến từ phương Bắc là quân Minh, quân Thanh qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu của văn học giai đoạn từ thé kỷ XV dé nhận thay được điểm tương đồng và khác biệt của quân Minh, quân Thanh với những kẻ

đã đến từ phương Bắc trước đó trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta từtrước đó như quân Tống hay Mông - Nguyên Đó cũng là cơ sở đề nhận diện

sự bất biến và vận động trong cách thé hiện hình ảnh kẻ xâm lược, đô hộ đến

từ phương Bắc sang kẻ xâm lược, đô hộ đến từ phương Tây trong chương 3 của

luận văn.

2.1 Hình ảnh quân Minh trong văn học Việt Nam thế kỷ XV - XVII

Về hoàn cảnh lịch sử, nhân dân ta tiếp tục làm nên kì tích trong cudc

kháng chiến chống quân Minh ở nửa đầu thế kỷ XV, đưa chế độ phong kiến

Việt Nam đạt tới đỉnh cao cực thịnh ở nửa cuối thế kỷ đó Bước sang thế kỷ XVI, tuy chế độ phong kiến đã có những biểu hiện khủng hoảng dẫn đến nội chiến và đất nước bị chia cắt, song nhìn chung tình hình xã hội vẫn ồn định Văn học giai đoạn này có bước phát triển mới, trong đó nổi bật nhất là những

thành tựu nghệ thuật cua văn học chữ Nôm về phương diện nội dung, văn họcthế kỷ XV - thế kỷ XVII đi từ nội dung yêu nước mang âm hưởng ngợi ca đếnnội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến Văn học thời khởi

nghĩa Lam Sơn mà tiêu biéu là các sáng tác của Nguyễn Trãi như Quân trung

từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo là sự kết tinh thành tựu văn học yêu nước của

năm thế kỷ trước đó.

Ở giai đoạn này, các tác phẩm chủ yếu làm rõ hình anh kẻ xâm lược, đô

hộ đến từ phương Bắc là giặc Minh Minh Thái tổ là Chu Nguyên Chương chết,

Trang 38

dé ngôi cho con trưởng là Chu Doãn Man Năm 1403, Chu Đệ cướp ngôi củaanh, tin dùng bọn hoạn quan dé đàn áp các phan tử phản đối Chu Đệ quyếtđịnh mượn cớ đánh nhà Hồ giúp nhà Trần khôi phục dé xâm lược nước ta Hồ

Quý Ly cự tuyệt yêu sách của nhà Minh, quân Minh đã tiễn công xâm lược

nước ta Quân Minh rất mạnh cả về lực lượng lẫn mưu lược Nhiều công trình

nghiên cứu về lịch sử sau này đã có những tổng kết: “Chiến thuật của Trương Phụ là phải tìm nơi thuận tiện dé qua sông Hồng Nếu đến thang Gia Lâm mà

qua sông thì khó, vì một mặt chúng không có thuyền bè, một mặt quân ta bốphòng ở phía nam sông rất chặt chẽ Trương Phụ bèn dùng mưu cho quân du

ky thắng đến miễn Gia Lâm, ban đêm đốt đuốc bắn súng âm lên để cho ta tưởng

rằng giặc muốn qua sông ở đó, rồi tiễn quân ngâm về phía thượng lưu dé hộivới quân của Mộc Thanh ” [1, tr 255] Chúng biết lợi dụng tình hình chính

sự rối ren trong nước ta bay giờ dé chia rẽ long dân: “vì biết trong nhân dân có

nhiễu phan tử vẫn không thích họ Ho, chúng sai lấy những thẻ gỗ để viết bảng văn chúng đã dự bị dé kể tội họ Hồ và thác cớ muốn lập con cháu họ Trân, cho thả sông cho nước chảy xuống; quân ta ở hạ lưu vớt được các thẻ ấy, nhiễu

người nan long” (1, tr 256].

Hình ảnh quân Minh được khắc họa khá rõ nét về tội ác dã man trong

lịch sử “Ngày 14, giặc chiếm được Đông Đô, đóng quân ở phía Đông Nam

của thành Giặc cho quân cướp bóc và hãm hiếp phụ nữ, rồi tính toán kho tàng,

đặt quan coi việc và chiêu an nhân dân, định kế đóng lâu dài”, “Trương Phụ đắc thế, đi đến đâu là tàn sát lương dân đến đó, hoặc chất thây lên thành cồn, hoặc rút ruột người treo lên cây, hoặc nấu thịt người lấy dâu, hoặc chặt người

có thai ra làm hai mảnh, hoặc nướng người sống dé làm trò chơi” [1, tr 256].

Có thé thấy, mặc dù Hồ Quý Ly thua giặc Minh nhưng dù giặc Minh có chiếm được nước ta, thì việc bình định của chúng cũng không hé dé dàng Chúng phải tìm cách dé mua chuộc lòng dân và phát huy tối da vai trò bọn tay

Trang 39

sai, nhà Minh có lệnh tha sưu dịch và đình việc thu thuế trong ba năm Chúng

ra sức tìm những kẻ an dat, những kẻ gọi là tài đức, học rộng, viết lách tính

toán thông thạo, nói năng lanh lợi cùng những người tướng mạo khôi ngô, thân

thê khỏe mạnh, những thầy tướng, thầy số thầy thuốc được huấn luyện rồi ban cho quan chức thả về cho làm quan các phủ châu huyện.

Khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Thanh Hóa, quân Minh đã thình lình đánh úp,

bắt được nhiều quân lính, tướng sĩ cùng thân thuộc, vợ con của Lê Lợi, đào mả

tổ phụ của Lê Lợi T hé giặc rất mạnh, được nhận nhiều sự chi viện nhưng cuốicùng cũng thất bại dưới tay của Lê Lợi và sức mạnh đoàn kết của quân tướng -

việc “cưỡng bức văn hóa ” Sự thất bại của kẻ xâm lược nhà Minh còn được thê hiện băng sự hèn hạ và lật lọng của các tướng giặc: thấy nguy khốn, xin bãi binh; nghe thất thế, vội bỏ chạy, đưa thư xin hòa.

2.1.1 Trong Đại Việt sử kí toàn thu của Ngô Sĩ Liên

Trong lich sử văn học thế ky XV, không thé không ké dé cập tới những

giá trị văn học trong Đại Việt sứ kí toàn thư Tác phẩm được viết lại trên cơ sở

Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên đời Trần Là người từng thamgia khởi nghĩa Lam Sơn, hiểu được sự tàn phá của giặc Minh giày xéo nền vănhóa dân tộc, nên vào năm Hồng Đức thứ 10 (1479), trong biéu dang sach Dai

Việt sử ki toàn thư, Ngô Si Liên có nhắc đến cảnh tượng quân Minh triệt phá nền văn hóa Đại Việt mà ông tận mắt chứng kiến cũng như ý đồ ông muốn làm

Trang 40

là giặc Minh cuong bạo, sách vở cả nước déu trở thành một đồng tro tan ”

Du đứng trên quan điểm khách quan, trung thực của người viết sử, nhưngcũng có những đoạn bình luận của Ngô Sĩ Liên cho thấy tác giả cũng đứng trên

cương vi cua một người thuộc phía ta dé bình luận về kẻ khác khi đến xâm lược lãnh thé, áp bức, bóc lột, tàn sát người của ta.

Kẻ xâm lược, đô hộ hiện lên với chính sách cai trị thâm hiểm, dùng người

Việt dé trị người Việt như trong tác phẩm, Ngô Sĩ Liên đã viết: “Người Minhlùng tìm những người an dat ở rừng núi, người có tài có đức, thông mình chínhtrực, giỏi giang xuất chúng, thông kinh giỏi văn, học rộng có tài, quen thuộc

việc quan, chữ dep tính giỏi, nói năng hoạt bái, hiếu để lực điền, tướng mạo

khôi ngô, khỏe mạnh dũng cảm, quen nghề đi biển, khéo các nghé nung gạch,làm hương lục tục đưa dân bản thân họ về Kim Lăng, trao cho quan chức,

roi cho về nước lam quan phủ, châu, huyện Những người có tiếng tăm một chút đều hưởng ứng ” (17, tr 312] Qua cách ghi chép khách quan của tác giả,

sự nham hiểm của nhà Minh trong chính sách cai tri được thể hiện rõ ràng, bằng

moi cách dé bóc lột, vơ vét có hiệu quả nhất.

Ngoài ra, “Nhà Minh sai quan mang sắc chỉ cho các thổ quan như sau:

“Các ngươi tài năng khôi kiệt, tư chất đôn hậu, sáng suốt nhìn xa, trước đã thành tâm gắng sức, tận trung với triều đình, nghĩ tới công lao của các ngươi,

đặc ân thăng cho chức vụ vinh hiển Nay nghe các ngươi biết làm tròn nghĩa

vụ, dốc sức lập công, bắt giết bọn phản nghịch, giữ vững đất đai, nghĩ đến lòng

trung thành dy, xiết nỗi vui mừng khen ngợi hiện nay, bọn giặc còn sót chưa

đẹp yên hết, các ngươi hãy lập thêm nhiều công, ra sức quét sạch bọn chúng

để tiếp nói công tích trước đây Ta đặc cách sai người sang úy lạo ban thưởng.

Các ngươi hãy kính can phục tùng mệnh lệnh ân sung này ”” (17, tr 317 - 318]

Với việc ban “ẩn súng” ấy cùng những lời lẽ dé cao những tay sai người Việt, quân Minh đã mua chuộc được nhiều thé quan, phục vụ đắc lực cho quá trình cai trị nước ta.

Ngày đăng: 08/10/2024, 02:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w