1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Tác giả Nghiệm Đức Anh Quân
Người hướng dẫn TS. Tạ Thị Bớch Ngọc
Trường học Khoa học quản lý
Chuyên ngành Khoa học quản lý
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 4,76 MB

Nội dung

Giới thiệu về chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dong bào dân tộc thiểu số, miễn núi và các chính sách liên quan .... Giới thiệu về chính sách tín dung hỗ trợ ph

Trang 1

TIỂU LUẬN CUOI KI MÔN:

CHÍNH SÁCH GIAM NGHEO BEN VỮNG

Tên đề tài:

CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG HO TRỢ PHÁT TRIEN KINH TE - XA

HỘI VÙNG ĐÒNG BÀO DÂN TỘC THIẾU SÓ VÀ MIÈN NÚI

Giảng viên: TS Tạ Thị Bích Ngọc

Sinh viên: Nghiêm Đức Anh Quân

Lớp: K65A Khoa học quản lý

Khoa: Khoa học quản lý

Mã sinh viên: 20032694

Trang 2

MỤC LỤC CHUONG I TONG QUAT VE CHÍNH SÁCH TÍN DUNG HỖ TRỢ PHAT

TRIEN KINH TE - XA HOI VUNG DONG BAO DAN TOC THIEU SO VA

MIEN NÚI 2-22 2S SEEEEEESEEEEE1EE12112711211711211711211211 71.11.1111 3

1.1 Giới thiệu về chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng

dong bào dân tộc thiểu số, miễn núi và các chính sách liên quan 3

1.2 Nội dung cơ bản của chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng

đồng bào dân tộc thiêu số VÀ MIEN NUT cv hEteirksseerseeererseers 4

CHƯƠNG II THUC TRẠNG THUC THI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG HO

TRỢ PHÁT TRIÊN KINH TE - XÃ HOI VUNG DONG BAO DÂN TỘC

THIẾU SO VÀ MIEN NÚI HIỆN NAY TẠI KON TUM . - 6

2.1 Thực trạng thực thi chính sách tại Kon tum hiện nay: « - 6

2.1.1 Thành tựu -¿- 5£ ©s+2+£+EE+EESEEEEEEEE1E21171121171121171 1121.111 6 2.1.2 Har 1 ::Œ1 7

2.1.3 Nguyên nhân - - - -G c1 119 1n TH HH ng ngư, 8 2.2 Đánh giá tác dộng CUA chính sách: -«-s- «+ +s se ++sk+sexeexss 10

2.2.1 Dương tínhh - 2 ©2<SE+E£+EE2EEEEEE2E1E71121171121171111 21111 11 1ee 10

2.2.2 Am tinh 08 11

2.2.3 Ngoại DIG ceeccesscessesssesseessesssessesssessesssessesssessesssessesssessesssesssessessseeseee 12

CHUONG III DE XUAT GIAI PHAP DE KHAC PHUC HAN CHE VA

PHAT HUY CÁC THÀNH TUU CUA CHÍNH SÁCH HIỆN NAY 13

3.1 Giải pháp khắc phục hạn Chế -¿- + + +seSkeEEEk‡EEEEEEEEEEErkerkerkerkeree 13

3.2 Giải pháp để phát huy các thành tw eecescccscsseescessessessessessesssessessessessessesees 15

KET LUAN 075 =1 17

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO ¿2 - St +k+E+E£EE+EeEeErvzkerereea 18

Trang 3

CHUONG I TONG QUAT VE CHÍNH SÁCH TÍN DUNG HO TRỢ

PHAT TRIEN KINH TE - XA HOI VUNG DONG BAO DAN TOC THIEU

SO VA MIEN NUI 1.1 Giới thiệu về chính sách tín dung hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dong bào dân tộc thiểu số, miền núi và các chính sách liên quan

Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành theo nghị định 28/2022/NĐ-CP Dé nâng cao hiệu quả triển khai nghị định này, UBND tỉnh Kon Tum ban hành văn bản số 2645/UBND-KTTH nhằm

rà soát và phê duyệt danh sách các đối tượng thụ hưởng chính sách Nghị định 28/2022/NĐ-CP được ban hành nhằm mục tiêu hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

và miền núi phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sông vật chat, tinh than,

góp phần giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa vùng đồng bào dân tộc

thiểu số và miền núi với vùng đồng bằng.

Nghị định 28/2022/NĐ-CP quy định về việc cung cấp các khoản vay vốn cho

đồng bào dân tộc thiêu số, miền núi với lãi suất ưu đãi, điều này giúp các hộ nghèo

nói chung tại vùng dân tộc thiểu số có cơ hội dé phát triển kinh tế - xã hội của

vùng, đồng thời làm giảm áp lực về tài chính đặt lên vai những người dân miền núI.

Nghị định này quy định một loạt các chính sách tín dụng ưu đãi, bao gồm việc hỗ trợ dat ở, nhà ở, đất sản xuất và chuyên đổi nghề, đầu tư và phát triển vùng

trồng dược liệu quý, cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị Các chính sách này được thiết kế dé đáp ứng nhu cầu và khó khăn cụ thé của đối tượng

là hộ nghèo, hộ cận nghéo, gia đình chính sách xã hội đồng bào dân tộc thiêu số, giúp họ có động lực để vươn lên chính mình, nâng cao chất lượng cuộc sống và

kinh tê - xã hội vùng đông bào dân tộc thiêu sô và miên núi.

Trang 4

1.2 Nội dung cơ bản của chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dong bào dân tộc thiểu số và miền núi

e — Đối tượng được hỗ trợ:

1 Khách hàng vay vốn theo quy định tại Nghị định này bao gồm:

a) Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghẻo quy định trong từng thời kỳ, thuộc đối tượng được vay vốn theo quy định tại Nghị định này

b) Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ gia đình và các tô chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có sử dụng lao động là người dân tộc thiêu số, thuộc đối tượng được vay vốn theo quy định tại Nghị định này.

2 Các bộ, ngành, Uy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tô chức, cá nhân liên quan tham gia tô chức thực hiện các chính sách quy định

tại Nghị định này.

3 Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay theo quy định tại Nghị

định này.

e Để được vay vốn, các đối tượng cần đáp ứng các điều kiện quy định

tại Nghị định, cụ thé như:

- Có hộ khâu thường trú hoặc tạm trú tại địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiêu

số và miền núi;

- Có nhu cầu vay vốn đề thực hiện các mục đích theo quy định tại Nghị định;

- Có phương án sử dụng vốn vay khả thi, hiệu quả;

- Có khả năng trả nợ.

e Mir hỗ trợ, lãi suất: Mức vốn và lãi suất cho vay tuỳ thuộc vào từng mục đích khác nhau dựa trên các mục đích dưới đây:

- Cho vay hỗ trợ đất ở

- Cho vay hỗ trợ nhà ở

- Cho vay hỗ tro đất sản xuất, chuyền đổi nghề

- Cho vay đầu tư, hỗ trợ phát trién vùng trồng dược liệu quý

- Cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Trang 5

e Thủ tục vay vốn:

- Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/DTTS)

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc giấy

tờ có giá trị tương đương của người vay vốn

- Ban sao số hộ khẩu hoặc số tạm trú của người vay vốn

- Bản sao giấy tờ chứng minh đối tượng vay vốn (đối với các đối tượng ưu

tiên)

- Phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 02/DTTS)

- Giây xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị tran nơi người vay vốn

cư trú về việc người vay vốn có khả năng trả nợ

Cá nhân hoặc hộ gia đình nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định tại Ngân hàng Chính sách Xã hội cấp huyện nơi có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.

Trang 6

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THỰC THỊ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG HỖ TRỢ PHAT TRIEN KINH TE - XÃ HỘI VUNG DONG BAO DAN TOC

THIEU SO VA MIEN NUI HIEN NAY TAI KON TUM

2.1 Thực trang thực thi chính sách tai Kon tum hiện nay:

2.1.1 Thanh tựu

Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Nghị định số 28/2022/NĐ-CP đã được triển khai tại Kon Tum từ ngày 20 tháng 5 năm 2022 Nghị định số 28/2022/NĐ-CP quy định cụ thể

về cho vay hỗ trợ đất ở, nhà ở; cho vay hỗ trợ phát trién vùng trồng được liệu quý; cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyên đổi nghề và cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị Trong đó, đối tượng vay vốn hỗ trợ đất ở, nhà ở bao gồm: Hộ

nghèo dân tộc thiểu số; hộ nghèo dân tộc Kinh cư trú hợp pháp ở xã đặc biệt khó

khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vay vốn

dé sử dụng vào việc trang trai chi phí dé có đất ở, chi phí xây mới hoặc sửa chữa,

cải tạo nhà ở.

Gói chính sách tín dụng theo Nghị định số 28 quy định mức vay tối đa đối

với đất ở không quá 50 triệu đồng, nhà ở không quá 40 triệu đồng với mức lãi suất

ưu đãi 3%/nam Vay hỗ trợ đất sản xuất tối đa 77,5 triệu đồng/hộ; vay hỗ trợ

chuyên đổi nghề tối đa bằng mức cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh đối với hộ

nghèo (hiện nay là 100 triệu đồng/hộ) với lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo (lãi suất cho vay hộ nghèo hiện nay là 6,6%/năm)

Trong năm 2022 doanh số cho vay đạt gần 71 tỷ đồng, với 1.500 hộ được tiếp cận nguồn vốn; doanh số thu nợ 80 triệu đồng Dư nợ đến 31/12/2022 đạt gần 7ltỷ đồng, với hơn 1.500 hộ đang còn dư nợ Trong đó, cho vay hỗ trợ đất ở 03

tỷ đồng; cho vay hỗ trợ nhà ở hơn 48 tỷ đồng; cho vay hỗ trợ đất sản xuất gần 06

tỷ đồng; cho vay hỗ trợ chuyền đổi nghề hơn 13 tỷ đồng Tính tới tháng 1, năm

2023, doanh số cho vay đạt 320 triệu đồng, với 08 lượt hộ vay vốn Dư nợ đến

31/01/2023 đạt hơn 71 tỷ đồng, với hơn 1.500 hộ đang còn dư nợ

Trang 7

Có thê thấy Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ chính là “Phao cứu sinh” đem lại hiệu quả thiết thực, giúp cho đồng bào dân tộc

thiểu số trên địa bàn tỉnh có vốn đề đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh

tế, làm nhà ở, vươn lên thoát nghèo, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội

từng bước nâng cao đời sông của đông bào dân tộc thiêu sô.

2.1.2 Hạn chế Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc

thiểu số và miền núi tại Nghị định số 28/2022/NĐ-CP triển khai tại tinh Kon Tum đem lại nhiều thành tự to lớn về việc phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như sau:

Đầu tiên, thủ tục vay vốn theo chính sách tín dụng ưu đãi hiện nay còn khá

phức tạp, thủ tục rườm rà, mat nhiều thời gian Điều này khiến cho nhiều hộ gia

đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiêu số gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay,

bỏ lỡ cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thứ hai, công tác kiểm tra và giám sát vẫn còn lỏng lẻo Một số trường hợp

vay vốn không tuân thủ đúng đối tượng và mục đích, dẫn đến việc sử dụng vốn không hiệu quả Tinh trạng này có thé tạo ra những hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng đến chính sách, quyền lợi của các hộ gia đình và cá nhân thuộc đồng bào dân tộc

thiểu số đang đối mặt với khó khăn

Tiếp theo, hiệu quả sử dụng vốn vay từ chính sách chưa cao Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum, tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản

vay theo chính sách tín dụng ưu đãi đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

trên địa bàn tỉnh là 0,9% Tỷ lệ này tuy không cao, tuy nhiên vẫn cần được tiếp tục kiêm soát dé đảm bảo an toàn tín dụng Ngoài ra, hiệu quả sử dụng vốn vay của một số hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiêu số còn chưa cao, dẫn đến tình trạng vay vốn không đúng mục đích, không hiệu quả, không trả được nợ

Trang 8

Với những số liệu về độ hiệu quả của chính sách như vậy là chưa rõ ràng,

đầy đủ Chính sách mới chỉ được đánh giá về thành tựu trong việc cung cấp nguồn vốn, chưa có sự đánh giá toàn diện về hiệu quả thực tế trong việc sử dụng vốn và ảnh hưởng của chính sách đối với các hộ gia đình thuộc đồng bào dân tộc thiểu

số Thiếu sót này làm cho quá trình đánh giá hiệu quả thực thi chính sách trở nên

không chính xác, không thể tận dụng hết những tác động tích cực của chính sách.

2.1.3 Nguyên nhân

Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc

thiểu số và miền núi là một chính sách vô cùng quan trọng được Đảng và Nhà nước đưa ra Chính sách giúp những hộ nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

có cơ hội chuyền mình, thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ cũng

như phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tuy nhiên việc thực hiện chính sách còn một số hạn chế như đã nêu, dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới những thách

thức và hạn chế đó:

Nguyên nhân đầu tiên là về công tác tuyên truyền trong việc thực hiện chính

sách tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

và miền núi Trước hết, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách chưa được

thực hiện đầy đủ, hiệu quả Do đó cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền

núi thường thiếu thông tin và hiểu biết đầy đủ về chính sách tín dụng ưu đãi Thiếu thông tin chính xác và chỉ tiết về quy trình đăng ký, điều kiện vay, và lợi ích của

chính sách có thé dẫn đến hiểu lầm và giảm động lực tham gia Chất lượng của công tác tuyên truyền chưa được dạng hóa về hình thức, nội dung, chưa phù hợp

với từng đối tượng thụ hưởng Nếu không chất lượng, không sâu sắc, và không phản ánh được ngôn ngữ và văn hóa đặc trưng của cộng đồng, thông điệp về chính sách có thé không được hiểu rõ Điều này có thé dẫn đến sự hiéu lầm và thiếu lòng tin từ cộng đồng Sự thiếu hỗ trợ và tương tác có thé làm giảm kha năng hiểu rõ chính sách Nếu không có cơ hội để cộng đồng đặt câu hỏi, đưa ra ý kiến hoặc

nhận sự hỗ trợ, họ có thể cảm thay bi cô lập và không hỗ trợ trong quá trình tham

gia.

Trang 9

Nguyên nhân tiếp theo là còn thiếu nguồn lực và đào tạo cho địa phương.

Điều này đang tạo ra những thách thức đáng ké trong việc thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miễn núi Nguồn nhân sự đào tạo chuyên môn là một van dé đáng chú ý Van dé thiếu nhân sự có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực tài chính, quản lý dự án, và quan

lý rủi ro tạo ra khó khăn trong việc thực hiện và theo dõi chính sách Sự thiếu hụt này còn phản ánh vào khả năng quản lý dự án của địa phương, khiến cho việc triển khai chính sách trở nên không hiệu quả Hơn nữa, khả năng quản lý dự án hạn chế cũng là một nguyên nhân gây khó khăn Nếu cơ quan quản lý địa phương không có khả năng quản lý dự án hiệu quả, việc triển khai chính sách tín dụng có

thé trở nên lộn xôn và không đạt được kết quả mong đợi

Việc thiếu đánh giá toàn diện về hiệu quả của chính sách tín dụng hỗ trợ cũng

là nguyên nhân đáng chú ý Trước hết, các chính sách mới chỉ được đánh giá dựa

trên khả năng cung cấp nguồn vốn và đạt được mục tiêu tiếp cận vốn Điều này tập trung chủ yếu vào kết quả ngắn hạn mà có thê làm mắt khỏi tầm nhìn đánh giá

đầy đủ về cách mà vốn được sử dụng và ảnh hưởng thực sự đến cuộc sống của

cộng đồng Thứ hai, một nguyên nhân khác đến từ việc hệ thống đánh giá không

được xây dựng một cách chặt chẽ hoặc không đủ đa chiều dé bao quát toàn bộ

hiệu quả của chính sách Thiếu một cấu trúc đánh giá đúng cách có thé dẫn đến

việc bỏ qua các khía cạnh quan trọng của ảnh hưởng và hiệu quả thực sự Ngoài

ra, thiểu nguồn lực cho quá trình đánh giá là một vấn đề quan trọng Việc thực

hiện đánh giá toàn diện đòi hỏi nguồn lực lớn, bao gồm cả tài chính và nhân sự có

kỹ năng chuyên sâu Trong điều kiện nguồn lực hạn chế, việc thiếu nguồn lực có thé làm cho quá trình đánh giá trở nên không day đủ và chỉ tiết Cuối cùng, việc thiếu sự liên tục và thường xuyên trong quá trình đánh giá cũng là một vấn đề.

Chính sách có thê không được theo dõi và đánh giá đều đặn, khiến cho các thay đổi cần thiết không được thực hiện kịp thời

Trang 10

2.2 Đánh giá tác dộng của chính sách:

2.2.1 Dương tính

Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tại Kon Tum đã và dang mang lại những kết quả tích cực,

góp một phần không nhỏ vào việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiêu số và miễn núi.

Thành tựu đáng chú ý nhất được kê đến đó là về tỷ lệ các hộ nghèo thuộc vùng đồng bào dân tộc thiêu số tiếp cận được nguồn vốn từ chính sách cao Theo công thông tin điện tử tinh Kon Tum đã thông báo, trong năm 2022 doanh số cho

vay của chính sách đạt gần 71 tỷ đồng, với 1.500 hộ được tiếp cận nguồn vốn; doanh số thu nợ 80 triệu đồng Dư nợ đến 31/12/2022 đạt gần 71 tỷ đồng, với hơn

1.500 hộ đang còn dư nợ Điều này thể hiện rõ rang chính sách của Đảng và Nha

nước như chiếc "Phao cứu sinh" giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn

tỉnh có vốn dé đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, làm nhà ở, vươn lên thoát nghèo, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội từng bước nâng cao đời

sống của đồng bào dân tộc thiéu số

Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc

thiểu số và miền núi tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận nguồn vốn một

cách dễ dàng hơn, mở ra cơ hội sở hữu nhà cửa Qua chính sách hỗ trợ tài chính,

nhiều người đã có khả năng mua đất ở và xây dựng những ngôi nhà an cư Điều này không chỉ giúp gia tăng số lượng nhà cửa mà còn nâng cao điều kiện sống,

tạo ra một môi trường ôn định và an ninh cho cộng đồng.

Chính sách cũng đặt trọng điểm vào việc phát triển sản xuất và kinh doanh. Bằng cách hỗ trợ về nguồn vốn, người dân, đặc biệt là hộ nghèo và hộ cận nghèo,

có thêm khả năng đầu tư vào sản xuất, đổi mới và cải thiện chất lượng cuộc sông Điều này đồng thời thúc đây sự đa dạng hóa kinh tế cộng đồng dân tộc thiêu số tại Kon Tum và tăng cường sức bền vững cho kinh tế địa phương

Ngày đăng: 08/10/2024, 00:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Thanh Hung. 28/09/2023. Có lúc, câu chuyện thoát nghèo cua gia đình A Tincho tôi cảm giác mới xem một bộ phim ngắn, vui có buôn có. Điều quan trọng là cái kết của “bộ phim” có hậu. Trang thông tin điện tử Ngân hàng chính sách xã Sách, tạp chí
Tiêu đề: bộ phim
3.Lê Hang. 16/03/2023. Nâng cao hiệu qua triển khai Nghị định số 28/2022/ND-CP trên dia ban tỉnh Công thông tin điện tử tỉnh Kon Tum.https://www.kontum.gov.vn/pages/detail/46955/Nang-cao-hieu-qua-trien-khai-Nghi-dinh-so-282022ND-CP-tren-dia-ban-tinh.html Link
4. Mỹ Hanh. 29/04/2022. Chính sách tin dung uu đãi thực hiện Chương trình mụctiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đông bào dân tộc thiểu số và miễn núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trang thôngtin điện tử Ban dân tộc tỉnh Kon Tum. https://www.bandantoc.kontum.gov.vn/tin-quoc-gia-phat-trien-kinh-te--xa-hoi-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-va-mien- Link
1. Nghị định 28/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2022 về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miễn núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025 Khác
2. Văn bản số 2645/UBND-KTTH của tỉnh Kon Tum ngày 15 tháng 8 năm 2022, V/v rà soát và phê duyệt danh sách các đối tượng thụ hưởng chính sách cho vay hỗ trợ dat 6, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề theo Nghị định số 28/2022/ND-CP Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w